MỤC LỤC
Lời mở đầu
Nội dung
I. Khái quát chung về những thuận lợi địa lý kinh tế Việt Nam hiện
nay
II. Những thuận lợi về kinh tế xã hội của Việt Nam đã khai thác
được
III. Những thuận lợi về kinh tế xã hội của Việt Nam chưa khai thác
được
IV. Đề xuất hướng giải quyết
Kết luận
Tài liệu tham khảo
1
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất bao gồm
các nền kinh tế khu vực và quốc gia rất đa dạng, phát triển không đều, chứa
đựng nhiều mâu thuẫn. Theo trình độ phát triển của lý luận sản xuất và phân
công lao động xã hội, có thể phân các nước trên thế giới thành các nhóm:
nước phát triển, nước đang phát triển và nước chậm phát triển. Trong đó, Việt
Nam là một nước đang phát triển. Với vị trí địa lý : Nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa, ở ngã tư nơi gặp gỡ của những luồng gió xuất phát từ các trung
tâm lớn bao quanh. Nằm phía Đông của bán đảo Đông Dương gần trung tâm
Đông Nam Á, nên đã trở thành một đầu mối giao thông quan trọng đi từ Ấn
Độ Dương sang Thái Bình Dương và Châu Úc Đại Dương hoặc ngược lại, có
vùng biển chủ quyền rộng lớn và giàu tiềm năng. Đặc biệt, Việt Nam nằm
trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới trước
ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore đã
trở thành "4 con Rồng" Châu Á cũng đang có những chuyển động mới đáng
kể trong phát triển kinh tế. Nhìn chung các nước ASEAN đang ngày càng
chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế của khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương cũng như của thế giới. Như tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của thế
giới là 3-5%, thì trong khu vự đã đạt được tốc độ bình quân là 6-9%.
Với vị trí địa lý như trên và với thực trạng nền kinh tế của các nước
trong khu vực đã và đang tạo ra cho Việt Nam nhưng lợi thế quan trọng và cơ
hội lớn trong việc hợp tác và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu về phát
triển kinh tế- xã hội. Đồng thời tranh thủ tối đa nguồn vốn, kỹ thuật – công
nghệ tiên tiến và hiện đại từ các nước trong khu vực, xuất nhập khẩu nhiều
loại hàng hóa thế mạnh của nước ta.
2
NỘI DUNG
I- Khái quát chung về những thuận lợi địa lý kinh tế Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một đất nước đầy tiềm năng, dân số trẻ, sức tiêu thụ ngày
một tăng. Mặc dù bị tụt hậu do chiến tranh nhưng VN giờ đây là một trong
những nơi dễ tiếp cận nhất để mở rộng kinh doanh ở châu Á. Đáng chú ý là
thị trường bán lẻ ở VN tăng trưởng tới 30% mỗi năm trong hơn một thập niên
qua và tiếng tăm toàn cầu của Việt Nam đã mở ra những cơ hội lớn trong các
lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trường học, sân bay, hải cảng và các lĩnh vực khác.
Trong thời gian qua, VN có nhiều thay đổi về môi trường pháp lý, góp
phần cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh, nâng cao mức độ thuận lợi
trong kinh doanh và thu hẹp khoảng cách với các quốc gia đứng đầu trong
khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. VN đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
doanh nghiệp tiếp cận tín dụng bằng việc mở rộng phạm vi tài sản có thể sử
dụng để thế chấp.Và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác đầu tư, nhất
là trên các lĩnh vực mà các nước bạn có thế mạnh và VN có nhu cầu như giao
thông, xây dựng, y tế, hóa chất...Các mối quan hệ hợp tác này cùng có lợi,
phù hợp với tiềm năng, lợi thế của mỗi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng
hóa của mỗi nước thâm nhập vào thị trường của nhau.
Với những thế mạnh về nhân lực và chính sách trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các công ty phần mềm trên thế
giới muốn tìm kiếm nguồn lực ở bên ngoài. Và với môi trường thông thoáng,
hợp lý tạo điều kiện cho các nước có nền giáo dục tiên tiến tham gia và hỗ trợ
VN thực hiện đổi mới giáo dục đại học trong các lĩnh vực quản trị đại học,
đổi mới tài chính giáo dục đại học, đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ...
nhằm đưa giáo dục đại học Việt Nam vươn lên vị thế mới.
Để thu hút được nhiều vốn đầu tư, đó là nhờ yếu tố con người, chất lượng
nguồn nhân lực, sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong số 11
3
nước Đông Nam Á, VN được coi là nước có môi trường đầu tư thuận lợi nhất
ở khía cạnh ổn định chính trị và xã hội. Con người luôn có thái độ hợp tác
chân thành và muốn làm bạn với tất cả các nước. Đó là điều cơ bản và then
chốt để rạo niềm tin hợp tác với nước ta. Mặt khác nước ta có nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trong đó nhiều loại có giá trị kinh
tế lớn nhưng chưa được khai thác hoặc mới khai thác ở mức độ thấp, việc sử
dụng cũng chưa thật hợp lý. Đây là những nguồn lực bên trong để phát triển
kinh tế, đồng thời là đối tượng đầu tư của Tư bản nước ngoài. Và nước ta là
một nước đang phát triển đông dân, trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá và
dịch vụ rộng lớn nên đã là tiền đề và yếu tố kích thích thu hút vốn đầu tư của
nước ngoài, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.
II. Những thuận lợi về kinh tế xã hội của VN đã khai thác được
1.Kinh tế:
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp, gồm nhiều thành phần đặc biệt
phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài, khi nền kinh tế
này càng được thị trường hóa thì sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế
vẫn còn ở mức độ cao. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng
khá nhanh và vững chắc trong thời gian 2001 – 2008. Trong thời gian 2001
– 2007, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình hằng
năm là 18.89. Do tốc độ xuất khẩu hàng hóa tăng cao đã đưa quy mô xuất
khẩu hàng hóa tăng gấp 3.35 lần trong khoảng thời gian 7 năm qua.Kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người cũng tăng nhanh. Nếu năm 2000,
kinh ngạch xuất khẩu hóa theo đầu người mới chỉ có 186 USD thì đến năm
2007 đã tăng lên mức 596 USD, tức là tăng gấp 3.05 lần. Cơ cấu hàng xuất
khẩu đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sản phẩm xuất khẩu đa dạng phong
phú hơn.
Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu:Năm 2007 chỉ riêng hai mặt hàng
dầu thô và than đá đã chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
4
Nhóm hàng nông lâm thủy sản: chỉ trong vòng 7 năm từ 2001-2007,
giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng lên gần gấp 3 lần do tình hình kinh
tế thế giới phục hồi và chi phí sản xuất gia tăng.Và do giá nông sản thế giới
đang trên đà lên giá. Đầu năm 2008, thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng
lương thực khi giá hầu hết các nông sản chính như: bắp, lúa mì, gạo đều tăng
gấp 2-3 lần trong vòng chưa đầy hai năm
Dệt may, da giày:Tình hình xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam
năm qua luôn ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may là
23%, da giày là 15,3%.
Các sản phẩm gỗ gia tăng giá trị xuất khẩu một cách đều đặn trong giai
đoạn 2001-2007. Trong vòng 7 năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 7 lần.Gia
nhập WTO mở ra những thuận lợi cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu
Ngành xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đang ngày càng
có vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu bình quân của mặt hàng này giai đoạn 2003-2007 đạt
29,4%, cao nhất trong số các mặt hàng chủ lực.
Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao gấp từ 2 đến 3 lần tốc độ tăng
trưởng GDP thời gian qua, xuất khẩu đã thực sự trở thành một động lực tăng
trưởng kinh tế VN. Thị trường xuất khẩu đã đột phá xuất khẩu thành công vào
thị trường Mỹ và duy trì được thị phần trên thị trường lớn nhất thế giới. Mặt
khác cũng đạt được chỗ đững trên các thị trường lớn khác như: Nhật Bản-
nước nhập khẩu lớn thứ 2 sau Mỹ, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật
Bản chiếm 13.2% tổng kim ngạch xuất khẩu; Trung Quốc - thị trường xuất
khẩu lớn thứ 3, chiếm 10.3 % tổng kim ngạch xuất khẩu, Xingapo - thị trường
xuất khẩu lớn thứ 4 với các mặt hàng chủ yếu là dầu thô, hàng thủy sản, điện
tử, máy tính và linh kiện, cao su, gạo. Ngoài ra,chúng ta còn ổn định được
thị phần ở thị trường Châu Á, củng cố thị trường EU, khôi phục thị trường
5
Nga và Đông Âu, mở rộng thị trường Châu Đại Dương, khai phá mạnh mẽ thị
trường Trung Đông, châu Phi và Mỹ latinh…
Về nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu năm 2001 đạt 16 tỷ USD, tăng
2,8% so với năm 2000; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 11,24 tỷ USD
(giảm 0,40%)và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,76 tỷ USD (tăng
9,3%). Hoạt động nhập khẩu đã đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị, phụ tùng,
nguyên liệu cho các ngành kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của xã hội đối với
một số mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, cũng như nhằm bảo hộ một
số ngành trong nuớc và phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới. Nhập siêu tuy còn cao nhưng đã giảm so với năm 2000. Nếu tính cả dầu
thô thì năm 2001, nhập siêu là 800 triệu USD, chiếm 5,2% giá trị xuất khẩu
(năm 2000 nhập siêu chiếm 8%). Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2.889
triệu USD, chiếm 34,5% giá trị xuất khẩu của khu vực.
Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy
tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu
vực kinh tế nhà nước được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP vào
năm 2005. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả
trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển
kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; kinh tế
hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp 6,8% GDP). Kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9%
GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông
quốc tế.
Đầu tư phát triển: Chính phủ đã thực hiện các giải pháp kích cầu đầu
tư, tăng cường huy động các nguồn vốn, bao gồm việc ứng trước kế hoạch
đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) của các năm sau, bổ sung thêm nguồn
6
vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, tín dụng
đào tạo lại cho người lao động bị mất việc làm… Với những nỗ lực đó, nguồn
vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước
tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2009 đạt 708,5 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2%
GDP, tăng 16% so với năm 2008 . Trong đó, nguồn vốn đầu tư nhà nước
(gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín
dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp
nhà nước) là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 43,3% so với năm 2008; nguồn vốn đầu
tư của tư nhân và của dân cư là 220,5 nghìn tỷ, tăng 22,5%. Những kết quả
này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn. Tuy
nhiên, trong khi các nguồn vốn đầu tư trong nước có sự gia tăng thì nguồn
vốn FDI năm 2009 lại giảm mạnh. Tổng số vốn FDI đăng ký mới và tăng
thêm ước đạt 20 tỷ USD (so với 64 tỷ USD năm 2008), vốn thực hiện ước đạt
khoảng 8 tỷ USD (so với 11,5 tỷ USD năm 2008). Tổng vốn ODA ký kết cả
năm ước đạt 5,456 tỷ USD, giải ngân đạt khoảng 3 tỷ USD.Nếu như năm
1997, chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng 8,2% với vốn đầu tư chỉ chiếm
28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như vậy năm 2007 (8,5%)
chúng ta phải đầu tư tới 43,1% GDP. Đến năm 2009, trong khi tổng mức đầu
tư toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 5,2%..
Việt Nam đã thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ 82 nước và cụ
thể trong từng ngành là công nghiệp và xây dựng: 67% số dự án và 60% tổng
giá trị FDI đăng ký. Dịch vụ là: 22,3% về số dự án và 34,3% về giá trị. Và
Việt Nam cũng đầu tư ra nước ngoài tới 37 quốc gia và lãnh thổ: 265 dự án
đầu tư ra nước ngoài, với tổng số vốn khoảng 2 tỷ dollar chủ yếu là đầu tư
vào lĩnh vực công nghiệp, tiếp theo là nông, lâm nghiệp. Đồng thời thu hút
được một khối lượng vốn lớn từ nguồn vốn ODA, nhiều dự án ODA đã dành
cho việc tăng cường hệ thống cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn; cải thiện
hệ thống thoát nước thải ở các thành phố lớn…dự án xây dựng khu liên hợp
7
sản xuất gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (Đài Loan)
đầu tư vào khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh vươn lên là địa phương thu hút
FDI cao nhất cả nước với tổng trị giá 7,8 tỷ USD, Với dự án Khu liên hợp
Lọc hóa dầu Nghi Sơn có số vốn 6,2 tỷ USD
Việt Nam đã hợp tác kinh tế song phương bằng ký hiệp định đối tác kinh
tế Việt Nam - Nhật Bản, hợp tác kinh tế đa phương bằng việc ký hiệp định gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”. VN đã là
thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, và điều
đáng nói nhất là năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ
150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
2 Xã hội
Song song với việc phát triển và tăng trưởng kinh tế, 20 năm qua, dưới
sự lãnh đạo của Đảng; việc xây dựng nền văn hoá mới và giải quyết các vấn
đề xã hội, con người luôn được quan tâm. Tăng trưởng kinh tế gắn chặt với
phát triển văn hoá, xã hội và con người. Năm 2005, chúng ta đã tạo được việc
làm cho 7,5 triệu lao động. Công cuộc xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh
và đạt kết quả đầy ấn tượng: tỷ lệ hộ đói giảm từ 30% năm 1992 xuống 7%
năm 2005, thì tỷ lệ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 28,9% năm 2002.
Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo
dục tiểu học; đến giữa năm 2004, 20 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập
trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn biết chữ đã tăng từ 88% cuối năm 1980 lên
95% năm 2004. Hầu hết xã, phường đã có trường mầm non, tiểu học và trung
học cơ sở. Các huyện và khu vực đã có trường phổ thông trung học. Các
trường đại học được mở thêm nhiều, các trường dạy nghề được khôi phục và
ngày càng phát triển. Phong trào khuyến học, khuyến tài được phát động rộng
khắp, phong trào xã hội hoá giáo dục ngày càng toả rộng và được toàn dân
tích cực hưởng ứng. Nhờ những cố gắng đó mà nguồn nhân lực xã hội được
8