Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.93 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
Ngô Thủy Ngân – QLVH K3

Câu 1 : Khái niệm về QLNN về văn hóa? Đặc điểm của QLNN về văn hóa ?
Lĩnh vực, phương thức QLNN về văn hóa ?
 Khái niệm : Quản lý Nhà nước về văn hóa là hoạt động quản lý của các cơ
quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương đối với lĩnh vực văn
hóa , là hoạt động thực thi quan điểm , đường lối , hóa của Đảng và các văn bản
pháp luật về lĩnh vực này do cơ quan lập ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong lĩnh vực văn hóa . Đồng thời , bằng việc xây dựng và ban
hành các văn bản pháp quy , các cơ an hành chính Nhà nước từ trung ương đến
địa phương tác động các tổ chức và điều chỉnh trên cơ sở quyền lực Nhà nước
đối với các quá trình xã hội , hành vi hoạt động của con người nhằm thực hiện
chức năng và nhiệm vụ quản lý hoạt động của Nhà nước trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tố quốc xã hội chủ nghĩa.
 Đặc điểm:
-Thứ nhất, QLNN về văn hóa không chỉ là sự quản lý theo chiều từ trên xuống
dưới mà còn là sự điều chỉnh quá trình tự quản lý của từng người, từng gia đình,
tập thể, làng xóm,…theo chuẩn mực chung của Nhà nước hướng từ dưới lên.
-Thứ hai, văn hóa có cơ sở là kinh tế xã hội và luôn luôn gắn liền với kinh tế xã hội
-Thứ ba, giá trị các hoạt động văn hóa không chỉ ở căn cứ số lượng thành phẩm mà
chủ yếu ở tính sáng tạo, ở cái mới bồi đắp cho tâm hồn con người, giúp cho con
người vươn lên trước những đòi hỏi mới của XH.
-Thứ tư, văn hóa là sự sáng tạo của quần chúng nhân dân và được thực hiện thông
qua các đại biểu của mình là văn nghệ sĩ. Các thành phảm sáng tạo của họ thể hiện
những nguyện vọng, tình cảm chung của mọi người.
-Thứ năm, văn hóa là sự phản ánh của sự phát triển XH nhưng không phải lúc nào
giữa KT và văn hóa cũng phát triển theo cùng một chiều hướng.


 Phương thức QLNN về văn hóa :


-Thứ nhất, Nhà nước quản lý văn hóa bằng pháp luật
-Thứ hai, Nhà nước quản lý văn hóa bằng chính sách (chương trình, kế hoạch quốc
gia) về phát triển văn hóa
-Thứ ba, Nhà nước quản lý văn hóa bằng đầu tư tài chính
-Thứ tư, Nhà nước quản lý văn hóa bằng việc củng cố tổ chức, tăng cường đào tạo
cán bộ, đổi mới hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn
hóa .
-Thứ năm, Nhà nước quản lý văn hóa bằng công tác kiểm tra, thanh tra của Nhà
nước.
 Lĩnh vực:
-VHNT : Âm nhạc, hội họa, văn học, sân khấu…
-Văn hóa XH : lễ hội, phong tục tập quán, bảo tồn bảo tàng, danh lam thắng cảnh,..
-Văn hóa thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản,…
-Giao lưu hợp tác văn hóa với nước ngoài.
Câu 2: Phân tích nội dung cơ bản của QLNN trong lĩnh vực ĐIỆN ẢNH
 Nhận thức chung về điện ảnh, cơ cở điện ảnh
-Điện ảnh là loại hình NT tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm
thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, bang từ, đĩa từ và các loại hình ghi hình
khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật
-Tác phẩm điện ảnh : là sản phẩm NT được biểu diễn bằng hình ảnh động kết hợp
với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh
-Phim là tác phẩm điện ảnh : + Phim truyện
+ Phim tài liệu
+ Phim khoa học


+ Phim hoạt hình
-Cơ sở điện ảnh là cơ sở do tổ chức, cá nhân thành lập, hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim.
 Tổ chức và hoạt động sản xuất, phát hành, phổ biến, lưu trữ, lưu chiểu

phim
-Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất phim :
+ Thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đăng ký
+ Hợp tác , liên doanh với tổ chức , cá nhân trong nước , tổ chức , cá nhân
nước ngoài để sản xuất phim phải thực hiện đúng nội dung giấy phép của Bộ Văn
hóa , thể thao và du lịch .
+ Cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức , cá nhân trong nước , tổ chức
, cá nhân nước phải thực hiện đúng nội dung giấy phép của Bộ Văn hóa , thể thao
và du lịch .
+ Nộp lưu chiếu , nộp lưu trữ phim .
-Quyền và trách nhiệm của biên kịch , đạo diễn và các thành viên khác trong
đoàn làm phim
+ Quyền và trách nhiệm của biên kịch , đạo diễn và các thành viên khác
trong đoàn làm phim thực hiện theo nội dung hợp đồng với Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim .
+ Hợp đồng giữa biên kịch, đạo diễn và các thành viên khác trong đoàn làm
phim với Giasm đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim được ký kết
và thưc hiện trên cơ sở thỏa thuận và không trái với quy định của pháp luật.
 Quản lý hoạt động phổ biến phim
-Quản lý cơ sở chiếu phim thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đã đăng ký.
Bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của rạp chiếu phim theo quy định của Bộ Văn hóa,
Thể Thao và Du lịch.


-Quản lý hoạt động phát sóng phim trên hệ thống truyền hình phim có giấy phép
phổ biến hoặc đã có quyết định phát song của người đứng đầu đài truyền hình.
-Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cấp giấy phép phổ biến phim đối với phim sản
xuất và nhập khẩu của cơ sở điện ảnh thuộc trung ương và địa phương và cơ sở
điện ảnh tư nhân trong phạm vi cả nước.
-UBNN tỉnh cấp giấy phép phổ biến phim đối với phim tài liệu, phim khoa học,

phim hoạt hình cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu, phim
truyện theo thẩm quyền.
 Thanh tra hoạt động điện ảnh
-Thanh tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về điện ảnh :
+ Tuyên truyền Nhà nước ta, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc
+ Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc
và nhân dân trong nước
+ Kích động bạo lực, truyền bá tư tưởng phản động, ảnh có lối sống dâm ô, đồi
trụ, hành vi tội ác, các tệ nạn XH, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
 Thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về điện ảnh : Thủ tục hành
chính cấp TW
- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim .
-Cấp giấy phép cho tổ chức trong nước hợp tác , liên doanh sản xuất phim , cung
cấp dịch vụ sản xuất phim với tổ chức cá nhân nước ngoài .
-Tổ chức chiếu , giới thiệu phim nước ngoài tại Việt Nam Tổ chức những ngày
phim Việt Nam ở nước ngoài
-Cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại
Việt Nam
-Thủ tục cho phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh Việt Nam tại
nước ngoài


-Thủ tục cho phép liên hoan phim chuyên ngành , chuyên đề
-Thủ tục cấp giấy phép phổ biến phim
-Thủ tục hành chính cấp địa phương
-Thủ tục cấp giấy phép phổ biến phim
Câu 3 : Phân tích nội dung cơ bản của QLNN trong lĩnh vực QUẢNG CÁO
 Nhận thức chung về quảng cáo
-Quảng cáo là việc nhằm sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng

những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không
có mục đích sinh lợi; Tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách XH; thông tin cá nhân.
-Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo đươc thể hiện
bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, giữa lượng, màu sắc, ánh sáng và các
hình thức tương tự
 Những quy định trong quản lý nhà nước về văn hóa :
-Hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo :
+ Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ:Thuốc lá;Rượu có nồng độ
cồn từ 15 độ trở lên;Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi,
sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm
nhân tạo;Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy
thuốc;Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;Súng săn và đạn súng săn,
vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực; Các
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có
phát sinh trên thực tế.
+ Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền
quốc gia, an ninh, quốc phòng.
+ Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức,
thuần phong mỹ tục Việt Nam.
+ Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an
toàn xã hội.


+ Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc
huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo
Đảng, Nhà nước.
+ Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

+ Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
+ Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được
cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
+ Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả
năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao
bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
+ Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất
lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với cá nhân khác.
+ Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”
hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo
quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp
luật về cạnh tranh.
+ Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
+ Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức,
thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển
bình thường của trẻ em.
+ Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận
quảng cáo trái ý muốn.
+ Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín
hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
-Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo
Quyền và nghĩa vụ của người QC :
+Người QC có các quyền: QC về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ của mình; Quyền quyết định hình thức và phương thức QC. Được cơ quan có
thẩm quyền về QC của địa phương và thông tin quy hoạch QC ngoài trời đã được
phê duyệt; Yêu cầu thẩm định sản phẩm QC
+ Người quảng cáo có nghĩa vụ : Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ

quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết , trung thực , chính
xác về cơ quan , tổ chức , cá nhân , sản phẩm , hàng hóa , dịch vụ , các tài liệu liên
quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó ; đảm bảo
chất lượng sản phẩm , hàng hóa , dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo ; chịu


trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong những trường hợp trực tiếp
thực hiện quảng cáo trên các phương tiện ; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm
quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện ; cung cấp tài liệu liên quan
đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền yêu cầu .
-Phương tiện quảng cáo; yêu cầu về nội dung; điều kiện QC
+ Phương tiện quảng cáo : Báo chí ; Trang thông tin điện tử , thiết bị điện tử ,
thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác . Các sản phẩm in , bản ghi âm ,
ghi hình và các thiết bị công nghệ khác ; Bảng quảng cáo , băng rôn , biển hiệu ,
hộp đen, màn hình trên quảng cáo ; Phương tiện giao thông ; hội chợ , Hội thao ,
nghị , tổ chức sự kiện , triển lãm , chương trình văn hóa , thể thao ; Người chuyển
tải sản phẩm quảng cáo ; vật thể quảng cáo .
+ Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo : Nội dung quảng cáo phải bảo đảm
thực , chính xác , rõ ràng , không gây thiệt hại cho người sản xuất , kinh doanh và
người tiếp nhận quảng cáo
+ Điều kiện quảng cáo : Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa , phải
có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh . Quảng cáo cho các loại hàng hóa , dịch
vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn , hợp quy của sản phẩm , hàng
hóa , dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 4: Phân tích nội dung cơ bản của QLNN trong lĩnh vực DSVH
 Di sản văn hóa là : sản phẩm văn hóa, tinh thần, vật chất xã hội loài người và
các di vật tiêu biểu, vật mẫu của giới tự nhiên có giá trị lịch sử, văn hóa,khoa
học, được lưu từ thế hệ này quaa thế hệ khác.
+ Di sản văn hoá vật thể : được bảo tồn và lưu giữ dưới dạng vật thể hữu

hình mà ta có thể nhận biết được bằng xúc giác như các sản phẩm vật chất có giá
trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng
cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia...
+ Di sản văn hoá phi vật thể : được bảo tồn và lưu giữ dưới dạng phi vật
thể, vô hình mà ta không thể nhận biết được bằng xúc giác. Đó là các sản phẩm
tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết,


được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu
giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, ...
 Nguyên tắc quản lý nhà nước về DSVH :
Nhà nước thống nhất quản lí di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và
bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cả cộng đồng, sở hữu tư
nhân.
- Mọi di sản văn hóa ở trong long đất và thềm lục địa của nước CHXHCNVN
đều thuộc sở hữu toàn dân.
- Di sản văn hóa phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu
được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân.
- Mọi di sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ
nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị.
- Di sản văn hóa Việt Nam ở nước ngoài được bảo hộ theo tập quán quốc tế và
theo quy định của các điều ước quốc tế mà CHXHCNVN ký kết hoặc tham
gia.
- Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có
trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
 Quyền và nghĩa vụ tổ chức cá nhân đối với DSVH :
-Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa;
-Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;

-Tôn trọng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
-Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật , cổ vật, bảo vật quốc gia do mình
tìm được cho cơ quan nhà nước có thảm quyền nơi gần nhất ;
-Ngăn chặn hoặc đề nhị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn xử lý kịp
thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa ;
-Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa.
-Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá tị di sản văn hóa;thông báo kịp
thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hóa có nguy
cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất, gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể,
di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khẳ năng bảo vệ và phát huy


giá trị ; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu
di sản văn hóa;
 Quản lý bảo tàng: Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các tư liệu về lịch sử
tự nhiên và XH nhằm nhân cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của
quần chúng nhân dân.
-Hệ thống bảo tang : + Bảo tàng công lập
+ Bảo tàng ngoài công lập
-Tiêu chí xếp hạng bảo tang :

+ Số lượng và giá trị các sưu tập
+ Chất lượng bảo quản và trưng bày sưu tâp
+ Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật
+ Mức độ chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên môn,

nghiệp vụ
-Nhiệm vụ của bảo tang :
+ Sưu tầm , kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tâp hiện vật

+ NCKH phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH
+ Tổ chức phát huy giá trị DSVH phục vụ XH
+ Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
+ Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật
+ Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật
+ Tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác.
Câu 5: QLNN về quyền tác giả
 Khái niệm : Quyền tác giả là tổng hợp các quy định pháp luật về quyền tác giả
nhằm xác nhận và bảo vệ quyền tác giả của chủ sở hữu quyền tác giả, xác định
nghĩa vụ các chủ thể trong việc sáng tạo và sử dụng các tá phẩm văn học nghệ
thuật khoa học
 Các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả :
-Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do sáng tạo của các nhân: “Công dân có quyền
nghiên cứu khoa hoc và tham gia các hoạt động văn hóa khác.Nhà nước bảo hô
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” ( Điều 60 Hiến pháp năm 1992).


-Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng, tự định đoạt của các chủ thể: “Mọi
công dân đều bình đẳng trước pháp luật”: Bằng tài năng sáng tạo, tạo nên các
tác phẩm hay công trình khoa học của mình, các tác giả của những tác phẩm trí
tuệ đó đều có các quyền về tinh thần và vật chất như nhau. Các tác giả hoàn
toàn có quyền định đoạt các quyền của mình có được từ tác phẩm.
-Nguyên tắc bảo đảm không trùng lặp tác phẩm : Tác phẩm thành quả lao động
sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định. Do đặc tính vô hình
mà tác giả cũng không thể kiểm soát được, vì vậy nguyên tắc này được thể hiện
ở những tác phẩm có tính sáng tạo, phải là bản gốc, bảo đảm tính toàn vẹn tác
phẩm
 Nội dung quyền tác giả :
-Quyền nhân thân: + Đặt tên cho tác phẩm ( Quyền này ko áp dụng với tác phẩm

dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác)
+ Tác giả có quyền đứng tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm
được công bố, sử dụng
+ Tác giả có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác
công bố tác phẩm
+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, cho hoặc không cho người
khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào.
-Quyền tài sản :
+ Làm phái sinh tác phẩm ( Là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn
ngữ khác, tác phẩm phóng túc, cải biên, chuyển thể,…)
+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng
+ Được hưởng tiền nhuận bút, được hưởng thù lao hoặc các lợi ích vật chất
khi tác phẩm được sử dụng dưới hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày,…
+ Có quyền bán tác phẩm.
+ Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm dưới dạng sao chép, tạo
các tác phẩm phái sinh như dịch, phóng tác, biên soạn,…
+ Phân phối nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính,

 Các hành vi xâm phạm quyền tác giả
-Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
-Mạo danh tác giả;
-Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;
-Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác
giả đó;


-Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương
hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
-Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

-Làm tác phẩm phát sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả
-Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả
tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật
-Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác
cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
-Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến
công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
-Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
-Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả
thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
-Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác
phẩm;
-Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê
thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật
do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm
của mình;
-Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;
-Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ
sở hữu quyền tác giả;
bảo tàng . Thủ tục thành lập , cấp giấy phép hoạt động bảo tàng : 83

Câu 6 : Phương hướng và giải pháp đổi mới QLNN về văn hóa ?
 Phương hướng:
-Văn hóa là nền tảng tinh thần của XH, vừa nhằm mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển KT-XH
-Nền văn hóa chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn
hóa dân tộc.
-Nền văn hóa VN là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân

tộc VN
-Xây dựng và phát triển nền văn hóa là sư nghiệp của toàn dân, do Đrang CSVN
lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng.


-Văn hóa là 1 mặt trận, xây dung và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu
dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.
 Giải pháp :
-Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực QLNN về văn hóa
-Tiến hành xây dựng bộ máy cơ quan QLNN về văn hóa 1 cách đồng bộ và phân
định rõ chức năng của các cơ quan từ trung ương đến cơ sở, theo tinh thần của cải
cách nền hành chính NN tránh chồng chéo lên nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ
QLNN về văn hóa
-Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động QLNN về văn hóa bằng cách xây
dựng và ban hành các văn bản pháp luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy điều
chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa 1 cách hoàn thiện, đồng bộ, kjp thời.
-Hoàn thiện cơ chế và điều kiện để đảm bảo thực hiện thuận lợi các chính sách mà
Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng CSVN khóa VIII đã chỉ ra
-Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát cơ quan QLNN đối với các hoạt động
văn hóa và dịch vụ văn hóa
-Tăng cường đầu tư tài chính cho văn hóa từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi
phát triển ngân sách khuyến khích của địa phương, các tổ chức XH và nhân dân
huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư cho phát triển văn
hóa
Câu 7 . Hành vi vi phạm trong biểu diễn NT?
 Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa là những hành vi vi
phạm các quy định của pháp luật về điện ảnh , các loại hình nghệ thuật biểu
diễn , hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ; mỹ thuật ,
triển lãm văn hóa ; thư viện ; công trình văn hóa , nghệ thuật ; xuất khẩu , nhập
khẩu sản phẩm văn hóa ; công bố phổ biến tác phẩm ra nước ngoài do tổ chức ,

cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vụ ý mà chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật là phải bị xử phạt hành chính .
-Vi phạm các quy đinh về nhân bản bang đĩa ca nhạc, sân khấu ( Điều 12)


-Vi phạm các quy định về sản xuất phát hành, dán nhãn soát băng, đĩa ca nhạc, sân
khấu. (Điều 13)
-Vi phạm các quy định về mua, bán, cho thuê băng, đĩa, ca nhạc, sân khấu (Điều
14)
-Vi phạm các quy định về tàng trữ, phổ biến băng, đĩa ca nhạc, sân khấu ( Điều 15)
-Vi phạm các quy định về biểu diễn nghệ thuật và trình diễn thời trang (Điều 16)
-Vi phạm các quy định về tổ chức thi Hoa hậu, Hoa khôi, Người đẹp (Điều 17)
 Những hành vi bị cấm trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật
-Biểu diễn và tổ chức biểu diễn chương trình tiết mục, vở diễn có nội dung :
+ Kích động nhân dân chống lại Nhà Nước CHXHCNVN
+ Xuyên tạc lịch sử, xúc phạm các vĩ nhân anh hung dân tộc.
+ Kích động bạo lực chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc.
+ Truyền bá tư tưởng phản động, văn hóa đồi trụy, hành vi tệ nạn xã hội, mê
tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục VN.
+ Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận những thành tựu cách mạng.
+ Xúc phạm danh dự, uy tín của các cá nhân.
-Biểu diễn và tổ chức biểu diễn chương trình tiết mục chưa đc cấp phép :
+ Quảng cáo mạo danh đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp; quảng cáo, giới
thiệu ko đúng chương trình , tiết mục vở diễn ko đúng người, đúng tên diễn viên
hoặc thành tích nghệ thuật, danh hiệu nghệ thuật đc Nhà Nước phong tặng,…
-Thưc hiện trong khi biểu diễn cấm các hành vi sau:
+ Thay đổi nội dung, thêm động tác diễn xuất khác với nội dung đã đc phép
biểu diễn .
+ Dùng các phương tiện kỹ thuật thay thế giọng hát của mình.
+ Sử dung trang phục hoặc hóa trang ko phù hợp với mục đích, nội dung biểu

diễn và thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa VN.
+ Lợi dụng việc giao lưu khán giả để có những hành vi phát ngôn ko đúng với
chương trình, tiết mục vở diễn đã được duyệt.
+ Thưc hiện hành vi thiếu văn hóa hoặc hành vi làm ảnh hưởng xấu đến quan
hệ nc ngoài.
-Tổ chức biểu diễn cho người đã bị cơ quan QLNN về văn hóa, thể thao và du lịch
cấm biểu diễn.
-Vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.


Câu 8 : Hành vi vi phạm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn
hóa công cộng ?
 Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa là những hành vi vi
phạm các quy định của pháp luật về điện ảnh , các loại hình nghệ thuật biểu
diễn , hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ; mỹ thuật ,
triển lãm văn hóa ; thư viện ; công trình văn hóa , nghệ thuật ; xuất khẩu , nhập
khẩu sản phẩm văn hóa ; công bố phổ biến tác phẩm ra nước ngoài do tổ chức ,
cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vụ ý mà chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật là phải bị xử phạt hành chính
-Vi phạm các quy định về nếp sống văn hóa:
+ Say rượu, bia nơi công sở, nơi làm việc, nơi hoạt động văn hóa, kinh doanh
các hoạt động văn hóa, trên phương tiện giao thông và nơi công cộng khác.
+ Đốt đồ vàng mã bừa bãi nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử văn hóa, nơi công
cộng khác
+ Tổ chức các hoạt động xem bói, gọi hồn, yểm bùa…và các hoạt động mê tín dị
đoan
+ Treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không đúngq quy định
+ Lợi dụng tín ngưỡng để quyên góp tiền của, vật chất khác, lwoji dụng lễ hội
gây mất trật tự an ninh, tuyên truyền chống phá khối đại đoàn kết dân tộc.
-Vi phạm các quy định về điều kiện tổ chức hoat động văn hóa, KD dịch vụ

văn hóa công cộng :
+ Cho người dưới 18 tuổi vào khiêu vũ tại nơi hoạt động kinh doanh trường ,
không đảm bảo đủ ánh sáng theo quy định tại vũ trường , nơi khiêu vũ công cộng ,
phòng hát karaoke
+ Sử dụng người lao động làm việc tại vũ trường , nhà hàng karaoke mà không
có hợp đồng lao động theo quy định ; hoặc người dưới 18 tuổi làm việc tại vũ
trường , nhà hàng karaoke


+ Không đảm bảo đủ diện tích theo quy định của vũ trường nơi khiêu vũ công
cộng , phòng karaoke sau khi đã được cấp giấy phép .Tắt đèn hoặc chốt cửa phòng
tại vũ trường , phòng karaoke , nơi khiêu vũ công cộng khi đang họat động .
+ Phát hành vé quá số ghế , quá sức chứa hoặc quá số lượng được cơ quan có
thẩm quyền cho phép tại nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn
hóa công cộng .
+ Kinh doanh trò chơi điện tử ở địa điểm cách trường học dưới 200m hoặc quả
22 giờ đêm đến 8 giờ sáng
+ Đặt thiết bị báo động tại nhà hàng Karaoke để đối phó với hoạt động kiểm
tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .
-Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động:
+ Dùng loa phóng thanh để quảng cáo nơi công cộng mà ko có giấy phép
+ Tổ chức các sự kiện khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép
+ KD hoạt động vũ trường, karaoke ko đúng quy định, ko có giấy phép
+ Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức cho người khác để tổ chức KD các
hoạt động văn hóa.
-Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hóa và KD dịch vụ văn hóa công
cộng
+ Uống rượu và bán rượu tại phòng karaoke
+ Bán tranh, ảnh có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động, bạo lực
+ Lưu hành và sử dụng băng đĩa có nội dung xấu tại các điểm dịch vụ văn hóa

+ Dùng các phương thức phục vụ có tính khiêu dâm tại vũ trường, nơi hoạt
động văn hóa công cộng
+ Nhảy múa thoát y tại các điểm KD karaoke, vũ trường
+ Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán đồ chơi gây thiệt hại đến việc giáo dục nhân
cách, kích động bạo lực, sức khỏe của trẻ em.


-Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hóa và KD dịch vụ văn hóa
tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống
+ Treo, trưng bày tranh ảnh có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực
tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ ăn uống
+ Dùng các phương thức phục vụ có tính khiêu dâm tại các cơ sở lưu trú
+ Vi phạm các quy định về dạy âm nhạc, dạy múa, dạy khiêu vũ tại các trung
tâm, cơ sở đào tạo ngoài công lập.



×