Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.13 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN QUỐC ĐỊNH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN QUỐC ĐỊNH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành:
Chính sách công Mã số: 60340402

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐINH CÔNG KHẢI

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017





i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều khách quan, trung thực và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, cũng như của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright hay bất
kỳ tổ chức nào.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm
2017
Tác giả

Nguyễn Quốc Định


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn Thầy Đinh Công Khải đã nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện luận
văn này. Một sự tình cờ thú vị khi Thầy cũng là giáo viên định hướng tâm lý cho tôi vào
đầu năm học. Lời cảm ơn của tôi cũng được gửi tới Thầy Lê Vũ Quân vì đã kiên trì trả lời
nhiều câu hỏi và gợi mở ý tưởng cho tôi. Tôi vẫn nhớ cuộc gọi điện thoại trao đổi với Thầy
Cao Hào Thi từ lúc 20h30 tới hơn 21h chỉ để trả lời vài câu hỏi cỏn con của tôi về cách
chạy mô hình. Tôi cũng muốn gửi tình cảm của mình tới Thầy Huỳnh Thế Du, Thầy Vũ
Thành Tự Anh, Thầy Nguyễn Xuân Thành, Thầy Lê Việt Phú đã cho tôi lời khuyên về luận
văn bằng cách này hay cách khác. Tôi cảm ơn các Thầy Cô ở Chương trình Giảng dạy
Kinh tế Fulbright, các Thầy Cô thỉnh giảng, các anh chị trợ giảng… những người đã truyền

cảm hứng nghiên cứu và học tập cho tôi. Cảm ơn tập thể anh chị nhân viên trong Trường
đã hỗ trợ tôi trong suốt 2 năm học vừa qua. Mọi người là một phần không thể thiếu trong
ký ức của tôi về ngôi trường này.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam Bộ và Trung
tâm Tư vấn Phát triển nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể
dành thời gian học tập trung 2 năm ở Chương trình này. Cảm ơn anh Tam Giang đã cung
cấp cho tôi nhiều tài liệu hay và cho tôi nhiều lời khuyên bổ ích. Cảm ơn các bạn MPP8 vì
đã làm giàu thêm những kỷ niệm cuộc sống trong tôi.
Và trên hết, tôi muốn nói lời cảm ơn tới Bố Mẹ và Gia đình của tôi. Tôi tự hào vì được là
một thành viên trong Gia đình này.


iii

TÓM TẮT
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là động lực quan trọng để phát triển kinh tế Việt Nam,
góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam
đang giảm quy mô lao động, hệ quả của tốc độ tăng trưởng lao động thấp hơn tốc độ tăng
doanh nghiệp. Chính vì vậy mà cần tìm ra các nguyên nhân và giải pháp từ môi trường
kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng để Việt Nam
hưởng lợi khi tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế.
Sử dụng dữ liệu Khảo sát doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới trong 2 năm 2009 và 2015
và ứng dụng mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố Tiếp
cận tín dụng, Chi phí không chính thức, Thời gian xử lý các quy định của Chính phủ và Số
lần doanh nghiệp tiếp xúc với thanh tra thuế có ý nghĩa thống kê tới tốc độ tăng trưởng lao
động của doanh nghiệp trong giai đoạn 2009-2015, là tiêu chí để đo lường sự phát triển của
doanh nghiệp Việt Nam.
Tham nhũng là nguyên nhân chính tạo nên chi phí không chính thức, làm ảnh hưởng tiêu
cực tới tốc độ tăng trưởng lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Tham nhũng
đang làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn so với các nước ASEAN.

Nghiên cứu đã chỉ ra các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu rủi ro tham nhũng cao hơn so
với các doanh nghiệp ở các nước Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia.
Hệ thống pháp luật phức tạp, không minh bạch cũng đang cản trợ việc mở rộng quy mô
doanh nghiệp, trong đó nghiêm trọng nhất là tình trạng lạm phát điều kiện kinh doanh,
khiến cho doanh nghiệp phải tốn nhiều nguồn lực để khắc phục, thay vì đưa những công
sức ấy vào các hoạt động sản xuất. Điều kiện kinh doanh còn gây thất thu thuế cho Nhà
nước vì các doanh nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh phải lui vào hoạt
động phi chính thức hoặc đóng cửa khiến cho người lao động mất việc làm. Điều kiện kinh
doanh còn là rào cản khiến các doanh nghiệp nhỏ không thể tham gia thị trường, tạo nên sự
cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
Sự phát triển của doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các vấn đề liên quan tới thuế.
Không chỉ phải đối diện với mức thuế suất cao so với các nước trong khu vực, doanh


iv

nghiệp Việt Nam phải dành nguồn lực thời gian và tiền bạc để đối phó với các cuộc thanh
tra hoặc tiếp xúc với cán bộ thuế.
Để cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ sự phát triển doanh nghiệp, nghiên cứu đưa ra
các khuyến nghị: (i) tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan công vụ; (ii) giảm tiếp xúc
trực tiếp giữa cán bộ thuế và doanh nghiệp; (iii) nâng cao chất lượng các quy định pháp
luật; (iv) cải cách tiền lương trong khu vực công; và (v) doanh nghiệp cũng tự giác tuân thủ
đúng các quy định của pháp luật.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................

TÓM TẮT........................................................................................................................
MỤC LỤC ........................................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................
DANH MỤC HỘP .........................................................................................................
Chương 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................................
1.1

Bối cảnh nghiên cứu ............................................................

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................

1.3

Câu hỏi chính sách ..............................................................

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................

1.5

Phương pháp nghiên cứu......................................................

1.6

Cấu trúc luận văn .................................................................


Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................
2.1

Cơ sở lý thuyết ....................................................................

2.1.1

Lý thuyết về chi phí giao dịch .......................

2.1.2

Lý thuyết về thể chế ......................................

2.2

Khái niệm ............................................................................

2.2.1

Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa ...........

2.2.2

Hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và lợi thế của

2.2.3

Tiêu chí đo lường sự phát triển của doanh ngh


2.2.4

Khái niệm môi trường kinh doanh ................


vi

2.2.5

Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động t

Chương 3 : MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH ...........................
3.1

Mô tả dữ liệu .......................................................................

3.2

Mô hình nghiên cứu và mô tả biến ......................................

3.2.1

Mô hình nghiên cứu ......................................

3.2.2

Biến phụ thuộc ..............................................

3.2.3


Dấu kỳ vọng các biến giải thích và các giả th

3.3

Chiến lược ước lượng mô hình ...........................................

Chương 4 : PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA DNNVV VIỆT NAM......................................................................

4.1Tăng trưởng việc làm của DNNVV Việt Nam giai đoạn 20

4.2Kết quả hồi quy đa biến .......................................................

4.3Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệ
4.3.1

Chi phí không chính thức ở Việt Nam ..........

4.3.1.1 Chi phí không chính thức trong hoạt động hải quan ..........................................
4.3.2

Thời gian xử lý các quy định của Chính phủ

4.3.3

Ảnh hưởng của Thuế đối với doanh nghiệp ..

Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................
5.1


Kết luận ...............................................................................

5.2

Khuyến nghị chính sách ......................................................

5.3

Hạn chế của nghiên cứu ......................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................
PHỤ LỤC .......................................................................................................................


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DNNVV
GTGT
ECM
FEM
GIFT

REM
VIF
CIEM
VCCI

Graft Index for Firm
Transaction



viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Số lượng doanh nghiệp hoạt động giai đoạn 2007-2015...................................1
Biểu đồ 1.2: Quy mô lao động bình quân trong các doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015......2
Biểu đồ 4.1: Xác suất tham nhũng trong khu vực công ở một số quốc gia ASEAN...........26
Biểu đồ 4.2: Xác suất tham nhũng ở sáu dịch vụ công của một số nước ASEAN...............27
Biểu đồ 4.3: Xác suất tham nhũng khi sử dụng dịch vụ công ở Việt Nam.......................... 28
Biểu đồ 4.4: Khó khăn lớn nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp.................................33

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp............................................................................7
Bảng 2.2: Tóm tắt tác động của các nhân tố môi trường kinh doanh tới sự phát triển của
doanh nghiệp........................................................................................................................ 14
Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp qua 2 cuộc khảo sát 2009 và 2015................................15
Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp khảo sát lặp lại theo quy mô doanh nghiệp năm 2015 . 16

Bảng 3.3: Tóm tắt mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập..................................20
Bảng 4.1: Thống kê việc làm bình quân theo quy mô doanh nghiệp..................................22
Bảng 4.2: Ma trận chuyển dịch quy mô doanh nghiệp........................................................23
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy dữ liệu bảng mô hình các ảnh hưởng cố định..........................25
Bảng 4.4: Một số khoản chi lót tay khi làm thủ tục nhập khẩu...........................................30
Bảng 4.5: Số lượng các cuộc tiếp xúc/thanh tra thuế..........................................................34

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Phỏng vấn một doanh nghiệp vận tải ở Tp. Hồ Chí Minh.................................... 31
Hộp 4.2: Phỏng vấn một số cán bộ thuế ở Tp.Hồ Chí Minh................................................34



1

Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc
gia: giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh
tế xã hội, hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tăng kim ngạch
xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo
việc làm, xóa đói, giảm nghèo (Ngân hàng Thế giới, 2003). Báo cáo của Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, tính đến cuối năm 2015, DNNVV chiếm
95% số lượng doanh nghiệp, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và
chiếm khoảng 35% vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, thu hút hơn 5 triệu
lao động và đóng góp xấp xỉ 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của quốc gia.
Tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi, nuôi dưỡng sự phát triển của doanh nghiệp
đã và đang được Chính phủ quan tâm. Trong báo cáo Môi trường kinh doanh 2014, Ngân
hàng Thế giới ghi nhận Việt Nam đã nỗ lực thực hiện 21 cải cách kể từ năm 2005, nhiều
nhất trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, giúp cho môi trường kinh doanh dần cải
thiện, các giải pháp Chính phủ đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đi đúng
hướng (CIEM, 2015). Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy số lượng doanh nghiệp giai
đoạn 2007-2015 đã tăng 2,9 lần, từ khoảng 149.000 doanh nghiệp hoạt động năm 2007 lên
436.000 doanh nghiệp năm 2015, trong đó ấn tượng nhất là tốc độ tăng trưởng doanh
nghiệp giai đoạn 2007-2011 đạt bình quân 20%/năm, và 7% giai đoạn 2012-2015.
Biểu đồ 1.1: Số lượng doanh nghiệp hoạt động giai đoạn 2007-2015


2

Mặc dù vậy, Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (2016) cho thấy môi
trường kinh doanh của Việt Nam vẫn thuộc nhóm trung bình thấp, xếp hạng 82 trên 189

nền kinh tế được khảo sát dựa trên 11 tiêu chí đánh giá, trong đó có những tiêu chí được
đánh giá rất thấp như thành lập doanh nghiệp (hạng 121), nộp thuế (hạng 167), thủ tục phá
sản (hạng 125). Việt Nam đang dần chậm nhịp so với tốc độ cải cách của các nước trong
khu vực; không tính đến Singapore, các nước ASEAN-4 đều được xếp vào nhóm những
nền kinh tế tiến bộ nhất vì đã có những cải cách mạnh mẽ để tăng sức cạnh tranh cho môi
trường kinh doanh của họ (Báo cáo Môi trường kinh doanh, 2014).
Chất lượng Môi trường kinh doanh đã ảnh hưởng tới tăng trưởng của doanh nghiệp (CIEM,
2013; Ngân hàng Thế giới, 2016). Mặc dù số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam tăng cao, tạo
ra nhiều việc làm, từ 7,2 triệu (2007) lên 12,8 triệu việc làm (2015) nhưng tốc độ tăng
trưởng lao động bình quân chỉ đạt khoảng 7,4%/ năm, bằng một nửa so với tốc độ tăng
trưởng số lượng doanh nghiệp trong cùng thời kỳ, dẫn đến thực tế là các doanh nghiệp có
quy mô ngày càng nhỏ (VCCI, 2015).
Trong khi nhiều doanh nghiệp Nhà nước chiếm nguồn lực khá lớn nhưng lại hoạt động
kém hiệu quả, đóng góp khiêm tốn vào sự phát triển đất nước (Vũ Thành Tự Anh, 2015b),
các doanh nghiệp khu vực tư nhân vốn là động lực cho tăng trưởng lại đang ngày càng thu
nhỏ. Các doanh nghiệp đang chứng kiến sự thu hẹp về quy mô lao động, giảm từ trung
bình 49 lao động năm 2007 xuống còn 29 lao động trong năm 2015, đặc biệt là sự thu hẹp
của khu vực tư nhân, giảm từ 27 lao động (2007) xuống còn 18 lao động năm 2015, tương
ứng với doanh nghiệp nhỏ (VCCI, 2015).
Biểu đồ 1.2: Quy mô lao động bình quân trong các doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015


3

Tình trạng thiếu vắng doanh nghiệp vừa (Missing the Middle), sự xuất hiện của một số ít
doanh nghiệp lớn nhưng lại nở rộ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang là thách thức của
Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hạn chế về quy mô khiến cho doanh
nghiệp Việt Nam mới chỉ đảm nhận những vai trò có giá trị gia tăng thấp như gia công, lắp
ráp. Giấc mơ về một vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu khó có thể hiện thực
được với quy mô doanh nghiệp nhỏ như hiện nay. Điều này lý giải tại sao đã hơn 30 năm

Đổi mới, Việt Nam vẫn đang ở dưới đáy “đường cong nụ cười” (Vũ Thành Tự Anh, 2016).
Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 6% trong giai đoạn vừa qua.
Tuy nhiên, những rủi ro từ năng suất lao động thấp, già hóa dân số và biến đổi khí hậu sẽ
khiến cho Việt Nam tụt giảm chất lượng tăng trưởng, gây ra những bất ổn xã hội. Điều này
sẽ được giảm nhẹ nếu có những cải cách thể chế mạnh mẽ để phát triển khu vực tư nhân.
Xác định những nhân tố trong môi trường kinh doanh làm sụt giảm tốc độ tăng trưởng lao
động của doanh nghiệp (chỉ số dùng để đánh giá sự phát triển DNNVV) giai đoạn 20092015 là việc làm hết sức cần thiết. Đây là cơ sở để có những khuyến nghị chính sách cải
thiện môi trường kinh doanh trong nước, giúp gia tăng quy mô doanh nghiệp, không chỉ
phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam nói chung mà còn mang lại sự ổn định về
kinh tế và xã hội ở nước ta.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm phát hiện những nhân tố trong môi trường kinh doanh có ảnh hưởng tới
sự phát triển của DNNVV giai đoạn 2009-2015, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính
sách cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy sự phát triển DNNVV ở Việt Nam.
1.3 Câu hỏi chính sách
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu trả lời hai câu hỏi chính sách:
(i) Những nhân tố nào trong môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới sự phát triển doanh
nghiệp thông qua tốc độ tăng trưởng lao động của doanh nghiệp giai đoạn 2009-2015?
(ii)

Chính phủ cần phải làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh trong thời gian tới?


4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tìm hiểu những nhân tố trong môi trường kinh doanh
ảnh hưởng tới sự phát triển của DNNVV giai đoạn 2009-2015.
Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu về các DNNVV khu vực tư nhân giai đoạn 2009-2015.
1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để tìm hiểu tác động của môi trường
kinh doanh tới sự phát triển của DNNVV Việt Nam giai đoạn 2009-2015. Nghiên cứu cũng
sẽ tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng (doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp
logistic, cán bộ thuế, hải quan) để bổ sung và làm rõ hơn các kết quả nghiên cứu định
lượng. Ngoài ra, tác giả cũng sẽ tham khảo các nguồn tài liệu thứ cấp từ Tổng cục Thống
kê, VCCI, CIEM, các nghiên cứu trong và ngoài nước.
1.6 Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia làm 5 chương. Chương 1: Giới thiệu chung, bao gồm các nội dung bối
cảnh chính sách; câu hỏi và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết, tập
trung làm rõ các khái niệm; các chỉ báo đo lường sự phát triển của doanh nghiệp và các lý
thuyết sử dụng. Chương này cũng tóm lược kết quả chính của các nghiên cứu trong và
ngoài nước để tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố trong môi trường kinh doanh tới sự phát
triển của DNNVV. Chương 3: Mô hình nghiên cứu và ước lượng mô hình: mô tả dữ liệu,
mô tả biến, các chiến lược lựa chọn mô hình và khung phân tích. Chương 4: Các yếu tố
ảnh hưởng tới sự phát triển của DNNVV Việt Nam giai đoạn 2009-2015. Chương này tiến
hành xử lý số liệu, phân tích và giải thích kết quả nghiên cứu dựa trên khung phân tích đã
được đề cập ở Chương 3. Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.


5

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết về chi phí giao dịch
Lý thuyết Tân cổ điển cho rằng doanh nghiệp là một hộp đen, trong đó các hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp được vận hành trong một môi trường chân không và được quyết
định bởi hàm sản xuất Cobb-Douglas.
Tuy nhiên, lý thuyết về chi phí giao dịch của Ronald Coase (1937) cho thấy lý do chính để
thành lập doanh nghiệp là do có các chi phí giao dịch khi sử dụng cơ chế giá cả. Hay nói
cách khác, doanh nghiệp hoạt động trong môi trường luôn có sự tương tác của các chủ thể

khác ngoài doanh nghiệp, và những sự tương tác này tạo ra chi phí, trong khi doanh nghiệp
là tổ chức có khả năng làm giảm các chi phí đó. Doanh nghiệp sẽ gánh chịu các chi phí nội
bộ nhưng sẽ tăng trưởng nếu chi phí nội bộ thấp hơn chi phí giao dịch bên ngoài. Như vậy,
doanh nghiệp bao gồm một hệ thống các mối quan hệ, ra đời khi sự điều động các nguồn
lực phụ thuộc vào một nhà doanh nghiệp (Coase, 1937).
Sự vận hành của thị trường tạo ra chi phí, và những chi phí giao dịch bao gồm: chi phí tìm
kiếm thông tin, chi phí phân tích và lựa chọn mức giá thích hợp, chi phí thương lượng, kí
kết, chế tài hợp đồng. Ngoài ra, các yếu tố bất định của môi trường kinh doanh, hợp đồng
không hoàn chỉnh, cũng như các chính sách của nhà nước, sự phân công lao động cũng là
lý do để tồn tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi có chi phí giao dịch, các thất bại của thị
trường, bao gồm: độc quyền, bất cân xứng thông tin, hàng hóa công, và ngoại tác, sẽ làm
cho: (i) thị trường không tồn tại; (ii) thị trường không hiệu quả và phân bổ sai nguồn lực;
(iii) nhà nước can thiệp, nhưng không hiệu quả (Nguyễn Xuân Thành, 2014). Như vậy, để
phát triển doanh nghiệp cần giảm thiểu chi phí giao dịch bên ngoài, bằng cách thiết lập một
thể chế hỗ trợ thị trường một cách hiệu quả.
2.1.2 Lý thuyết về thể chế
Mặc dù có nhiều định nghĩa về thể chế nhưng nghiên cứu này sử dụng định nghĩa thể chế
của North (1990). Thể chế là các quy tắc trò chơi trong xã hội, là những giới hạn được
vạch ra trong phạm vi khả năng và hiểu biết của con người, hình thành nên mối quan hệ
qua lại giữa con người. Thể chế bao gồm ba hợp phần quan trọng: thể chế chính thức, thể


6

chế không chính thức,và các cơ chế và biện pháp chế tài (thực thi từ bên trong và từ bên
ngoài tổ chức). Nghiên cứu này chỉ tìm hiểu những thể chế chính thức trong môi trường
kinh doanh ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp như hệ thống pháp luật, cơ chế
thực thi giám sát.
Nếu như doanh nghiệp hoạt động không có sự tương tác với các tác nhân khác, nghĩa là
không có chi phí giao dịch thì theo North, thể chế không cần tồn tại. Nhưng trên thực tế,

chi phí giao dịch luôn tồn tại ở nhiều hoạt động khác nhau (như tìm kiếm thị trường, chi
phí quản lý, chi phí không chính thức), là nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường, và là cơ
sở để nhà nước can thiệp bằng các chính sách không phù hợp khiến cho thị trường bị bóp
méo thêm. Điều này đòi hỏi sự ra đời của các thể chế để hỗ trợ thị trường hữu hiệu. Các
nghiên cứu cho thấy các thể chế kém phát triển đã ràng buộc các doanh nghiệp khiến họ
không thể tăng trưởng đến qui mô hiệu quả (Kumar và cộng sự, 2001), hay nói cách khác
quy mô doanh nghiệp là hình ảnh thể hiện cho chất lượng thể chế của quốc gia đó (Beck và
cộng sự, 2005).
Tựu chung lại, thiết lập một thể chế hữu hiệu sẽ giúp thị trường hiệu quả thông qua các
phương thức:
- Tạo tín hiệu tốt cho thị trường và giải phóng thị trường;
- Nâng cao sức cạnh tranh cho thị trường;
- Giảm thiểu chi phí giao dịch;
- Phân bổ nguồn lực hiệu quả và nâng đỡ các chủ thể tham gia thị trường.
2.2 Khái niệm
2.2.1 Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nghiên cứu này dựa trên định nghĩa của Ngân
hàng Thế giới về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Qua đó doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ có
không quá 10 lao động, doanh nghiệp nhỏ có từ 10 tới 50 lao động, doanh nghiệp vừa có từ
50 tới 300 lao động và từ trên 300 lao động là doanh nghiệp lớn. Ngoài tiêu chí về lao động
toàn thời gian, Ngân hàng Thế giới cũng sử dụng tiêu chí về tài sản hoặc doanh thu của
doanh nghiệp. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tập trung vào số lượng lao động toàn thời gian
để phân loại quy mô của doanh nghiệp.


7

Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp
Quy mô DN
Siêu nhỏ

Nhỏ
Vừa
Nguồn: Ngân hàng Thế giới 2003
Định nghĩa này được Chính phủ Việt Nam thừa nhận và có sự điều chỉnh khi đưa vào Nghị
định số 90/2001/NĐ-CP về Trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, sau đó là Nghị định số
56/2009/NĐ-CP (CIEM, 2015). Theo đó, doanh nghiệp siêu nhỏ có dưới 10 lao động,
doanh nghiệp nhỏ có từ 10 đến 200 lao động, doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao
động, riêng trong ngành thương mại và dịch vụ thì quy mô nhỏ có từ 10 đến 50 lao động,
quy mô vừa có từ 50 đến 100 lao động.
Nghiên cứu này sẽ sử dụng định nghĩa và tiêu chí về lao động của Ngân hàng Thế giới để
phân biệt quy mô doanh nghiệp, riêng các ngành dịch vụ thì sẽ sử dụng tiêu chuẩn phân
loại của Việt Nam để phù hợp với quy mô ngành dịch vụ ở Việt Nam hiện nay.
2.2.2 Hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và lợi thế của doanh nghiệp lớn
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một đặc điểm của các nền kinh tế tăng trưởng nhanh
(Beck và cộng sự, 2005). Tuy nhiên có nhiều quan điểm khác nhau về quy mô của doanh
nghiệp. “Nhỏ mới đẹp” (Small is beautiful) là quan điểm phổ biến vào những năm 1970
dựa trên tư tưởng ban đầu của Leopold Kohr và được Fritz Schumacher kế thừa. Quan
điểm này cho rằng doanh nghiệp chỉ nên sản xuất vừa đủ (enoughness) để đáp ứng nhu cầu
bản thân và chính phủ các quốc gia không nên ủng hộ doanh nghiệp mở rộng quy mô vì
như vậy sẽ phải đẩy mạnh khai thác nguồn lực tự nhiên, ảnh hưởng tới sự phát triển bền
vững của một quốc gia. Đây là quan điểm chủ đạo hình thành nên Kinh tế học Phật giáo
(Buddhist economics) và được phổ biến nhất trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng năm
1973 và các thách thức nổi lên của toàn cầu hóa.
Một số ý kiến ủng hộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì lợi thế của chúng, đó là khả năng đổi
mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm và chi phí quản lý thấp giúp doanh nghiệp hoạt


8

động hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò như “cỗ

máy tăng trưởng” chịu trách nhiệm tạo đa số việc làm mới.
Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra sai lầm của quan điểm “nhỏ mới đẹp”.
Pincus (2012) cho rằng hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp thâm dụng lao động phụ
thuộc vào chi phí tương đối giữa lao động và vốn và khả năng thay thế giữa 2 yếu tố sản
xuất này. Việc chuyển đổi công nghệ hiện đại ở doanh nghiệp lớn sang công nghệ lạc hậu
và thâm dụng lao động ở doanh nghiệp nhỏ sẽ tạo ra một tổn thất ròng về sản lượng cho xã
hội, cũng như làm tăng chi phí cơ hội của người lao động ở doanh nghiệp nhỏ. Pincus sử
dụng kết quả của Ian Little, Dipak Mazumdar và John Page (1987) để minh họa cho lập
luận của mình. Nghiên cứu này cho thấy (i) sự thâm dụng vốn và năng suất lao động tăng
theo quy mô doanh nghiệp (tính theo số đo lao động); (ii) vốn được sử dụng hiệu quả hơn
ở các doanh nghiệp lớn, theo các phát hiện ở Hàn Quốc, Thái Lan và Ấn Độ; (iii) các
doanh nghiệp nhỏ không nhất thiết hoạt động trong các ngành thâm dụng lao động, nhưng
có thể thâm dụng vốn do sử dụng công nghệ tốn kém được vận hành bởi số ít công nhân.

góc độ tạo ra việc làm cho xã hội, các doanh nghiệp nhỏ cũng không tạo ra nhiều
việc
làm ròng hơn so với doanh nghiệp lớn vì doanh nghiệp nhỏ dễ phá sản dẫn đến thất nghiệp
cho người lao động. Nghiên cứu của Kelly (2007) cho thấy, mặc dù doanh nghiệp nhỏ ở
Hòa Kỳ tạo ra 36% tổng số công việc mới (gross new jobs) trong giai đoạn 1990-2004,
tương đương 1,8 triệu công việc mỗi năm nhưng lại làm mất đi 1,6 triệu công việc do
doanh nghiệp đóng cửa. Như vậy các doanh nghiệp nhỏ chỉ tạo ra khoảng 13% công việc
ròng mới cho Hoa Kỳ trong hơn 10 năm. Kết quả này nhất quán với nghiên cứu trước đó
của Little (1987) khi ông nhận thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thâm dụng
lao động hơn, mà cũng chẳng tốt hơn trong việc tạo ra việc làm so với doanh nghiệp lớn.
Chất lượng việc làm ở các doanh nghiệp nhỏ cũng thiếu sự ổn định so với các doanh
nghiệp lớn. Pincus cho rằng doanh nghiệp lớn với yêu cầu cao hơn về tay nghề sẽ có mức
đãi ngộ tốt hơn so với doanh nghiệp nhỏ, vốn thường sử dụng lao động bán thời gian, ít kỹ
năng chuyên môn. Quan điểm này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Brown, Medoff và
Hamilton (1990) và Rosenzweig (1988). Điều này đặc biệt quan trọng ở Việt Nam khi mà
tỷ lệ nợ lương, bảo hiểm xã hội chủ yếu ở các doanh nghiệp nhỏ.



9

Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam chưa đủ để cho thấy rõ về mối quan hệ của quy
mô doanh nghiệp và các yếu tố như sáng tạo-đổi mới, chất lượng lao động. Tuy nhiên,
những bất lợi của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu
đã được thể hiện rõ trong những năm qua. Do hạn chế về nguồn lực tài chính, mức độ tinh
vi trong hoạt động nên DNNVV có khả năng chịu rủi ro cao hơn trong việc rời khỏi thị
trường. Báo cáo kết quả điều tra DNNVV năm 2013 của CIEM cho thấy tỉ lệ rời khỏi thị
trường cao nhất thuộc các DNNVV hoạt động trên 6 năm. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Davies và Kerr (2015). Một trong những nguyên nhân lý giải cho điều này là phần
lớn DNNVV Việt Nam hoạt động tương đối chuyên môn hóa nhưng ít đổi mới sản phẩm,
trong khi đó đa dạng hóa sản phẩm được kỳ vọng giúp doanh nghiệp chịu tổn thương tốt
hơn trước các cú sốc, do đó có thể tăng khả năng sống sót (CIEM, 2013).
Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với việc tham gia nhiều hiệp định thương
mại, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm cơ hội. Mặc dù lực
lượng doanh nghiệp tư nhân đông đảo, nhưng doanh nghiệp lớn chỉ chiếm chưa đầy 2%,
doanh nghiệp vừa chiếm 2%, còn lại là 96% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (VCCI, 2015).
Với quy mô nhỏ, tính chất phi chính thức lớn, nguồn lực hạn chế nên các doanh nghiệp
Việt Nam khó tiếp cận công nghệ mới, làm cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
không cao, khiến cho doanh nghiệp Việt khó tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc
hàng công nghệ cao đã chiếm 27% giá trị xuất khẩu năm 2015 nhưng Việt Nam vẫn nằm ở
đáy của “đường cong nụ cười” vì giá trị gia tăng thấp của hàng công nghệ cao (Vũ Thành
Tự Anh 2017). Ngoài ra, các doanh nghiệp quy mô nhỏ khó đạt năng suất cao do không
hiệu quả về kinh tế theo quy mô và chuyên môn hóa (Vũ Thành Tự Anh, 2015a).
2.2.3 Tiêu chí đo lường sự phát triển của doanh nghiệp
Sự phát triển của doanh nghiệp có thể được hiểu là sự tăng lên về doanh thu, thị phần,
nguồn vốn, lợi nhuận hoặc số lượng lao động. Nghiên cứu của Soini và Veseli (2011) đã sử
dụng tiêu chí lao động và doanh thu để đo lường sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra,

tiêu chí giá trị gia tăng có thể được sử dụng cho trường hợp các doanh nghiệp ở các nước
đang phát triển. Quan điểm lao động và doanh thu được ủng hộ bởi nghiên cứu của Sharu
và Guyo (2015). Tuy nhiên, các tiêu chí liên quan tới tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi lạm
phát, tỷ giá và việc so sánh doanh thu giữa các ngành công nghiệp cũng khá khó khăn.


10

Nghiên cứu này sử dụng tiêu chí tăng trưởng lao động để đo lường sự phát triển của doanh
nghiệp vì số lượng lao động của doanh nghiệp dễ dàng được cung cấp và có độ tin cậy cao;
trong khi các tiêu chí tài chính rất khó tiếp cận và có thể không chính xác vì các vấn đề về
lạm phát và thuế. Ngoài ra, các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu hoạt động trong các lĩnh
vực thâm dụng lao động nên trong bối cảnh năng suất lao động của Việt Nam đang giảm
thì việc phát triển doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất được hiểu như việc tuyển thêm
nhân viên lao động. Tiêu chí tăng trưởng lao động cũng được sử dụng trong nhiều nghiên
cứu khác như Evans (1987), Aterido và Hallward-Driemeier (2009), Correa và cộng sự
(2010), Seker và Correa (2010).
2.2.4 Khái niệm môi trường kinh doanh
Theo Jauch và Gluech (1988), môi trường kinh doanh là tập hợp những điều kiện bên trong
và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đều định nghĩa môi trường kinh doanh
chỉ bao gồm những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, như trong nghiên cứu của Robin Wood
(2000). Ông cho rằng môi trường kinh doanh là một tập hợp các yếu tố chính trị, kinh tế,
xã hội, công nghệ và được gọi là phân tích PEST (Political, Economic, Socio-cultural,
Technology). Một số nghiên cứu đã cố gắng thu hẹp khái niệm môi trường kinh doanh hơn
nữa khi cho rằng môi trường kinh doanh chủ yếu là chính sách và quy định mà chính phủ
áp dụng để điều tiết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (VCCI 2008), hay môi
trường kinh doanh của một quốc gia là kết quả tích lũy của các chính sách nhà nước ở các
cấp khác nhau (Porter 2010).
Ngân hàng Thế giới (2003) cũng đưa ra định nghĩa về môi trường kinh doanh bao gồm

nhiều yếu tố cụ thể hình thành nên các cơ hội và động cơ để các công ty có thể đầu tư một
cách hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng hoạt động của mình. Các yếu tố trong môi trường
kinh doanh được chia thành 2 nhóm: Nhóm các yếu tố điều hành gồm: sự ổn định chính
trị và kinh tế vĩ mô, sức mạnh của hệ thống luật pháp, tham nhũng, các quy định, mức độ
cạnh tranh; và nhóm các yếu tố cơ sở hạ tầng gồm: cơ sở hạ tầng và các hệ thống tài
chính. Ở cấp độ doanh nghiệp, môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới chi phí sản xuất. Ở
cấp độ ngành, chất lượng môi trường kinh doanh ảnh hưởng lên cấu trúc thị trường và mức
độ cạnh tranh (Collier, 2000; dẫn lại trong Eifert và cộng sự, 2005).


11

Nghiên cứu này chỉ tập trung thảo luận một số khía cạnh của môi trường kinh doanh, bao
gồm thủ tục hành chính, tham nhũng và chi phí không chính thức, và thuế. Tất cả những
yếu tố này được xem xét trong mối quan hệ với tốc độ tăng trưởng lao động của doanh
nghiệp. Nghiên cứu này không khai thác toàn bộ các khía cạnh của môi trường kinh doanh
như kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị.
2.2.5 Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động tới sự phát triển DNNVV
Chi phí không chính thức: là khoản tiền ngoài quy định doanh nghiệp phải trả thêm cho
viên chức để họ hoàn tất công việc doanh nghiệp yêu cầu. Chi phí không chính thức là biểu
hiện cụ thể của tham nhũng. Tham nhũng là việc lạm dụng quyền lực nhà nước để mưu lợi
cá nhân (Ngân hàng Thế giới, 2000). Tuy nhiên, tác động của tham nhũng và chi phí không
chính thức không theo khuôn mẫu nhất định. Nhiều nghiên cứu cho thấy các khoản chi
không chính thức cho các dịch vụ công sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn, đặc
biệt ở các nước có thể chế yếu vì sẽ thúc đẩy viên chức tích cực làm việc, đáp ứng nhanh
các yêu cầu của doanh nghiệp, như nghiên cứu của Vial và Hanoteau (2010) tìm thấy tác
động tích cực của tham nhũng với tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp ở
Indonesia. Ngược lại, nghiên cứu của Krueger (1993) phát hiện ra chi phí bôi trơn làm
giảm đầu tư của doanh nghiệp vì chi tiền bôi trơn lần trước sẽ dẫn tới tiền bôi trơn lần sau
cao hơn; còn Mauro (1995) lại cho rằng chi phí bôi trơn làm giảm năng suất biên của vốn

đầu tư, làm giảm lợi nhuận đầu tư nên doanh nghiệp không muốn đầu tư mới. Tương tự,
Fisman và Svensson (2007) tìm thấy mối tương quan ngược giữa tham nhũng và tăng
trưởng doanh thu ở các doanh nghiệp Uganda.
Theo Beck và cộng sự (2005), tham nhũng gây nên những hệ lụy cho nền kinh tế bởi nó
bóp méo sự phát triển của các doanh nghiệp; đẩy kinh doanh vào khu vực không chính
thức với chi phí giao dịch tốn kém và không chắc chắn, gây tác động xấu đến đầu tư của
doanh nghiệp (Kato và Sato, 2014). Tuy nhiên, những nghiên cứu về chủ đề này thường
dựa trên nhận thức về tham nhũng, nhưng phần lớn nhận thức là sự phản ánh nghèo nàn về
sự phổ biến của các hành vi tham nhũng (Olken, 2007; Weber, 2007, dẫn lại trong
Gonzales và cộng sự, 2007). Ngoài ra, các phương pháp đo lường tham nhũng hiện nay
thường dựa trên khảo sát của một số chuyên gia và một số doanh nghiệp không mang tính


12

đại diện (ví dụ công ty đa quốc gia, hộ kinh doanh cá thể) vì thế không nhất thiết phản ánh
kinh nghiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa (Gonzales và cộng sự, 2007).
Để giải quyết hạn chế về dữ liệu và khác biệt trong nhận thức về tham nhũng, Gonzaléz và
cộng sự (2007) đã xây dựng chỉ số tham nhũng cho các giao dịch của doanh nghiệp, gọi tắt
là GIFT (Graft Index for Firm Transaction) từ dữ liệu Khảo sát doanh nghiệp của Ngân
hàng Thế giới:
∑6
GIFT k =


=1 6 =1


=1


Trong đó i, j và k đại diện công ty i, giao dịch j ở nước k. Biến nhị phân bằng 1 nếu doanh
nghiệp i bị yêu cầu phải trả các khoản chi không chính thức khi thực hiện giao dịch j và
bằng 0 nếu không bị yêu cầu. Mẫu số là tổng các giao dịch j ở một quốc gia.
Chỉ số GIFT phản ánh xác suất mà một doanh nghiệp được yêu cầu phải trả thêm các
khoản tiền không chính thức khi muốn tiếp cận nhanh hơn, thuận tiện hơn sáu dịch vụ
công, bao gồm: tiếp cận điện, tiếp cận nước sạch, thuế, giấy phép xây dựng, giấy phép
nhập khẩu, giấy phép hoạt động. Chỉ số GIFT dựa trên đánh giá thực tế của doanh nghiệp
về tham nhũng, chứ không dựa trên nhận thức của các nhà quản lý hoặc các chuyên gia nên
phản ánh rõ mức độ tham nhũng ở một quốc gia (Gonzales và cộng sự 2007).
Chất lượng thể chế được đo lường bởi hiệu quả hoạt động của chính quyền, chất lượng của
chính sách và pháp luật, và mức độ thực thi pháp quyền. Sử dụng dữ liệu về doanh nghiệp
của hơn 15 quốc gia ở châu Âu, nghiên cứu của Kumar và cộng sự (1999) đã cho thấy mối
quan hệ thuận chiều giữa chất lượng thể chế với quy mô doanh nghiệp trong các ngành
công nghiệp ít thâm dụng vốn. Nghiên cứu của Bartlett và Bukvic (2001) cũng cho thấy thể
chế có ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Slovakia; trong đó hai tiêu
chí mà doanh nghiệp cho rằng có ảnh hưởng lớn nhất tới sự phát triển của doanh nghiệp là
mức độ quan liêu của các quy định và quá nhiều yêu cầu về giấy phép, với tỷ lệ là 39% và
37%. Nghiên cứu của Zhu và cộng sự (2012) cũng đã xác định năm trở ngại về thể chế đối
với DNVVN ở Trung Quốc là: cạnh tranh không công bằng, tiếp cận tài chính, luật lệ, thuế,
và các thể chế hỗ trợ khác.


13

Quản lý thuế: Nghiên cứu của Baurer (2005) đã cho thấy ảnh hưởng của thuế và các vấn đề
liên quan tới sự thịnh vượng (well-beings) của một quốc gia thông qua sự phát triển của
DNVVN. Ông cho rằng các doanh nghiệp tư nhân ở các nước đang phát triển gặp khó khăn
khi phải đối mặt với các chính sách thuế trừu tượng (conceived) và thiếu sự chắc chắn về
những thay đổi chính sách trong tương lai. Ngoài ra, doanh nghiệp thường bị áp lực về báo
cáo và ghi chép; bị tiến hành kiểm tra và kiểm toán quá mức; gặp phải cán bộ thuế tham

nhũng; và không được cung cấp thông tin minh bạch trong hoạt động quản lý thuế. Hậu
quả của những rắc rối này là doanh nghiệp phải tìm cách báo cáo sai lợi nhuận và doanh
thu, khai tăng số lượng nhân viên, không đăng ký hoặc nộp tờ khai thuế. Kết quả nghiên
cứu này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Ojeka và cộng sự (2012). Nhóm nghiên cứu cho
rằng DNNVV ở Nigeria nên được hưởng mức thuế suất thấp hơn để có thể dành nguồn tiền
đó tái đầu tư doanh nghiệp, cũng như có các chính sách khuyến khích về thuế tốt hơn như
miễn giảm thuế hoặc có thời gian ưu đãi thuế (tax holiday). Ngoài ra, doanh nghiệp không
nên bị làm phiền nhiều bởi các cuộc kiểm tra thuế không định kỳ.
Hệ thống tín dụng: Tiếp cận tín dụng luôn là thách thức đối với DNNVV ở các quốc gia.
Nghiên cứu của Seker và Correa (2010) ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy yêu cầu cao về tài sản thế
chấp khiến cho doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay, dẫn đến không mở rộng
hoạt động sản xuất, tiếp cận với công nghệ mới. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong
nghiên cứu của Cooley và Quadrini (2001) khi cho rằng khả năng tài chính là nền tảng để
phát triển doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp chống chọi với các cú sốc kinh tế, tuy
nhiên ngân hàng lại sợ rủi ro khi cho doanh nghiệp nhỏ vay tín dụng.
Cơ sở hạ tầng: là tổng hợp các hệ thống giao thông, điện, nước, viễn thông... nhưng nghiên
cứu này chỉ tập trung vào nguồn năng lượng điện. Năng lượng là yếu tố cần thiết để tạo ra
công việc, hoạt động sản xuất, giao thông, thương mại, phát triển doanh nghiệp và sản xuất
nông nghiệp (Liên Hiệp Quốc, 2005).
Sự thiếu hụt nguồn điện ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng
chi phí cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của Scott và cộng sự (2014) ở 4 bốn nước có thu
nhập trung bình thấp, gồm Nigeria, Uganda, Bangladesh và Nepal cho thấy mất điện nhiều
làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp do gây ra hư hỏng máy móc; ngoài ra còn


14

làm tăng giá thành sản phẩm và giảm năng suất lao động của DNNVV (Cecelski 2004,
Fjose và cộng sự, 2010)
Tóm lại, dựa trên định nghĩa của Ngân hàng Thế giới về quy mô doanh nghiệp và môi

trường kinh doanh, sử dụng tiêu chí tốc độ tăng trưởng lao động của doanh nghiệp để đo
lường sự phát triển của DNVVN ở Việt Nam, tác giả đã xác định các yếu tố trong môi
trường kinh doanh, gồm chất lượng thể chế, thuế, tiếp cận tín dụng, tiếp cận điện năng ảnh
hưởng trực tiếp tới sự phát triển của doanh nghiệp; nếu có sự cải thiện các tiêu chí này sẽ
tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với nhân tố chi phí không
chính thức thì mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp không nhất quán.
Bảng 2.2: Tóm tắt tác động của các nhân tố môi trường kinh doanh tới sự phát triển của
doanh nghiệp

STT
1
2
3
4
5
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


×