Tải bản đầy đủ (.pptx) (32 trang)

Bài giảng điện tử - An toàn lao động - Kỹ thuật an toàn trong cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.58 KB, 32 trang )

Chương II: KỸ THUẬT AN TOÀN
LAO ĐỘNG
Kỹ thuật an toàn trong cơ khí


I.  Những  nguyên  nhân  gây  ra  tai  nạn  khi  sử  dụng 
máy móc thiết bị. 
a.Nguyên nhân về kỹ thuật
­Máy, trang bị sản xuất, quá trình công nghệ (bụi, khí 
độc, nổ, ồn rung, bức xạ nhiệt, điện áp nguy hiểm)
­Độ bền các chi tiết máy không đảm bảo.
­Thiếu thiết bị che chắn cho các bộ phận chuyển động.
­Thiếu  hệ  thống  phát  tín  hiệu  an  toàn  (van  an  toàn, 
phanh hãm, cơ cấu khống chế hành trình)
­Không thực hiện đúng quy cách về kỹ thuật an toàn.


b.Nguyên nhân về tổ chức
­Tổ chức chỗ làm việc không hợp lí: chật hẹp, tư 
thế thao tác khó khăn.
­Bố  trí,  trang  bị  máy  sai  nguyên  tắc,  sự  cố  máy 
này có thể gây nguy hiểm cho máy khác.
­Không tổ chức hoạc huấn luyện, giáo dục BHLĐ 
không dạt yêu cầu.


c. Các nguyên nhân về vệ sinh lao động
­Vi phạm về các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp khi thiết 
kế  nhà  máy  hay  phân  xưởng  (bố  trí  các  nguồn  phát 
sinh hơi, khí, bụi độc, sai hướng gió hoặc thải hơi độc 
ra môi trường.


­Rò rỉ thiết bị chứa khí độc
­Điều kiện vi khí hậu xấu, vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
­Chiếu sáng nơi làm việc không hợp lí.
­Trang bị bảo hộ lao động không đảm bảo
­ Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu vệ sinh cá 
nhân.


II. Những biện pháp để đảm bảo an toàn trong 
sản xuất cơ khí.
a.Con người.
­Thao tác nâng vác vật nặng đúng nguyên tắc an 
toàn.
­Đảm bảo điều kiện lao động thị giác, thính giác, 
xúc giác
­Đảm bảo tâm lý phù hợp.





b.Thiết bị che chắn an toàn.
­Thiết  bị  che  chắn  các  bộ  phận,  cơ  cấu  chuyển 
động.
­Thiết  bị  che  chắn  vùng  văn  bắn  của  các  mảnh 
dụng cụ, của vật liệu gia công.
­Thiết bị che chắn bộ phận dẫn điện
­Thiết bị che chắn nguồn bức xạ có hại
­Thiết  bị  che  chắn  tạm  thời,  hoặc  che  chắn  cố 
định



c.Thiết bị cơ cấu phòng ngừa
Mục đích:
Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình 
sản  xuất  như  quá  tải,  chuyển  động  vượt  quá 
giới hạn, nhiệt độ chưa đạt yêu cầu
­Nhiệm  vụ:  Tự  điều  chỉnh  hoặc  ngắt  máy,  thiết 
bị,  bộ  phận  của  máy  có  một  thông  số  nào  đó 
vượt quá giá trị cho phép.


­Các hệ thống phòng ngừa phải thay thế cái mới 
(cầu chì, chốt cắt, then cắt)


Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng 
tay (rơ le đóng ngắt điện, cầu dao điện)


Theo chủng loại phòng ngừa người ta chia ra:
­Phòng ngừa quá tải cho thiết bị chịu áp lực


Theo chủng loại phòng ngừa người ta chia ra:
­Phòng ngừa quá tải của máy động lực
­Phòng ngừa sự dịch chuyển của các bộ phận khi 
vượt quá giới hạn cho phép.
­Phòng ngừa cháy nổ



d.Cơ khí hóa, tự động hóa và điều khiển từ 
xa.
Nút mở, đóng máy


­Hệ thống tay gạt, vô lăng điều khiển
­Phanh hãm
­Khóa liên động (dùng điện, cơ khí, thủy lực, 
điện cơ kệt hợp tế bào quang điện)
­Điều khiển từ xa 


e.Tín hiệu an toàn và biện pháp phòng ngừa:
Mục  đích:  báo  cho  người  lao  động  những  nguy 
hiểm có thể xảy ra.
­Hướng dẫn thao tác
­Nhận  biết  về  quy  định  kỹ  thuật  và  kỹ  thuật  an 
toàn
Các yêu cầu đối với tín hiệu an toàn và biển báo 
phòng ngừa
­Dễ nhận biết, thực hiện
­khả năng nhầm lẫn thấp


+ Các loại tín hiệu an toàn
­Màu sắc: đỏ, vàng, xanh
­Am thanh: còi, chuông, kẻng
­Màu sơn, hình vẽ, chữ viết
­Đồng hồ, dụng cụ đo lường



+ Các loại biển báo phòng ngừa:
­Bảng  biển  báo  hiệu  “nguy  hiểm  chết  người” 
“STOP”
­Bảng cấm “khu vực cao áp, cấm đến gần”
“cấm  đóng  điện  khi  đang  sửa  chữa”,  “cấm  hút 
thuốc lá”


f.Phương tiện bảo vệ cá nhân:
­ Trang bi bảo vệ mắt 
­ Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp (khẩu trang, 
mặt nạ phòng độc, mặt nạ có pin lọc)
­ Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác (nút bít tai, 
bao úp tai)
­ Trang bi bảo vệ đầu


Phương tiện bảo vệ tay chân


III.Các quy tắc an toàn đối với dụng cụ thủ công
­    Đối  với  dụng  cụ  thủ  công  như  đục,  dùi  cần  sửa  khi 
phần  cán  bị toè,  hoặc  thay mới  khi  lưỡi  bị hỏng,  lung 
lay. 
­  Sau khi sử dụng nên bảo quản dụng cụ ở nơi quy định . 
­    Khi  bảo  quản  cần  bịt  phần  lưỡi  dùi,  đục  và  xếp  vào 
hòm các dụng cụ có đầu sắc nhọn. 
­  Sử  dụng  kính  bảo  hộ  khi  làm  việc  ở  nơi  có  vật  văng, 

bắn  


IV. Kỹ thuật an toàn khi lắp rắp, sửa chữa máy và 
thử máy.
­An toàn khi di chuyển, tháo lắp
­Chỉ  những  người  được  đào  tạo  cơ  điện  mới  được 
sữa chữa, điều chỉnh máy móc
­Sữa  chữa  máy  quá  cao  phải  có  giàn  giáo,  sàn  làm 
việc, cầu thang lên xuống và tay vịn chắc chắn.
­Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay bằng khí nén phải 
kiểm tra các đầu nối phải chắc chắn không để rò 
khí.
­Khi  sửa  xong  phải  kiểm  tra  lai  toàn  bộ  mới  được 
thử máy 


V. An toàn làm việc với xe nâng:
a. Các yếu tố nguy hiểm khi làm việc với xe nâng.
­ Do tiếp xúc giữa người và xe
+ Chạy quá nhanh ở đường hẹp.
+ Khi chạy lùi.
­ Nguy hiểm do hàng rơi
+ Hàng để chênh vênh.
+ Xuất phát, dừng, vòng đột ngột.
­ Nguy hiểm do xe bị đổ lật.
+ Quay xe với tốc độ cao.
+ Nền, sàn nhà bị nghiêng



b. Phương pháp vận hành an toàn.
­Không chất hàng hóa quá trọng tải với xe.
­Duy trì sự ổn định khi chạy và khi tải.
­Giữ đúng tốc độ giới hạn cho phép khi lái xe.
­Không quay xe đột ngột.
­Không chạy hoặc quay xe khi đưa hàng lên cao.
­Sử dụng tay nâng, thanh chèn thích hợp với từng loại 
hàng.


×