Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KHÁI QUẤT THƯ VIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.59 KB, 9 trang )

KHÁI QUẤT THƯ VIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Thư viện Hà Nội
Thư viện Hà Nội (viết tắt: TVHN) được thành lập ngày 15/10/1956 với
tên gọi ban đầu “Phòng đọc sách nhân dân”. Thư viện đã qua nhiều lần thay đổi
địa điểm (nhà Thuỷ Toạ, Lò Đúc, Mai Dịch, Văn Miếu - Quốc Tử Giám). Từ
tháng 1/1959 Thư viện chính thức đóng tại 47 Bà Triệu và mang tên “Thư viện
nhân dân Hà Nội”, nay là Thư viện Hà Nội
- Tên hành chính: Thư viện Thủ đô Hà
Nội
- Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Capital
Library
- Website: www.thuvienhanoi.org.vn
Ảnh 01: Thư viện Hà Nội trước năm
2005
Ngày 10/10/2005, TVHN khởi công xây dựng mới trên 1.347m
2
của trụ
sở cũ, trụ sở mới của TVHN được đầu tư xây dựng hiện đại, gồm 8 tầng nổi và
1 tầng hầm, cao trình 29,7m, diện tích sàn 6.161m
2
với hệ thống trang thiết bị
đồng bộ, phụ trợ tốt cho hoạt động phục vụ người đọc. Công trình được xây
dựng trong 3 năm (10/10/2005 – 10/10/2008) với tống vốn đầu tư 44 tỷ đồng.
Số lượng cán bộ trong những ngày đẩu mới thành lập chỉ có 4 người, với vốn
sách vài ngàn cuốn được chuyển từ kháng chiến về, ngoài ra là một số báo, tạp
chí. Cơ sở vật chất của Thư viện còn nghèo nàn. Cán bộ của Thư viện đã tìm
mọi cách khắc phục khó
khăn để từng bước đưa
Thư viện thành phố đi lên.

Ảnh 02 Thư viện Hà Nội từ


tháng 10/2008
Trong hoàn cảnh
hoà bình vừa lập lại, một
nửa đất nước bước vào giai
đoạn phục hồi kinh tế,
THƯ VIệN đã tập trung
sách báo phục vụ nhân dân
Thủ đô, đồng thời chú
trọng phát triển mạng lưới các thư viện cơ sở, từ một Thư viện Thành phố sau
này phát triển thêm 12 thư viện quận, huyện phục vụ nhân dân nội và ngoại
thành.
Để ghi nhận những đóng góp đáng kể của , Đảng, Nhà nước đã trao tặng
cho TVHN 03 Huân chương Lao động và Huân chương Độc lập hạng Ba.
Từ ngày 01/08/2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập tỉnh
Hà Tây và một phần địa phận các tỉnh lân cận nên hoạt động của các tổ chức
hành chính của Hà Nội, trong đó có Thư viện Hà Nội cũng thay đổi, mở rộng.
Tháng 2/2009, Thư viện tỉnh Hà Tây (thành lập năm 1957) chính thức sáp
nhập vào Thư viện Hà Nội, đổi tên gọi là “Thư viện Hà Nội Cơ sở 2”. Tên hành
chính chung của 2 cơ sở là “Thư viện Thành phố Hà Nội”.
TVHN đã tổ chức tốt mọi hoạt động tại Cơ sở 2 – Số 2 Quang Trung, Hà
Đông và luân chuyển sách xuống 79 tủ sách cơ sở.
Hiện hai cơ sở đã và đang hoạt động vừa mang tính độc lập vừa phát huy
thế mạnh tổng lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra cho Thư viện Thủ
đô.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ
1.2.1 Chức năng
TVTPHN là Trung tâm Văn hóa - Khoa học - Giáo dục quan trọng của
Thủ đô, có chức năng tàng trữ, luân chuyển sách báo kể cả các loại sách, báo,
tài liệu do địa phương xuất bản… đến với cộng đồng. Thư viện phục vụ rộng rãi
mọi đối tượng bạn đọc, bao gồm: người lao động, người cao tuổi, thanh niên,

thiếu nhi, học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, người khuyết tật, những người
nghiên cứu khoa học kỹ thuật v…v. Vì vậy, TVTPHN vừa là một Thư viện khoa
học tổng hợp, vừa có chức năng nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ thư viện cơ
sở, duy trì và phát triển văn hóa đọc trong nhân dân.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Là trung tâm nghiên cứu và hướng dẫn phương pháp hoạt động của hệ
thống thư viện, tủ sách và phong trào đọc sách của quần chúng, đề
xuất phương hướng nội dung, kế hoạch tổ chức và hoạt động của từng
loại hình thư viện, tủ sách đối với từng loại người đọc.
- Bảo quản và bổ sung các loại sách báo cũ và mới xuất bản ở trong
nước và sách báo bằng tiếng nước ngoài phù hợp với đặc điểm và
phương hướng phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương phục vụ yêu
cầu công tác nghiên cứu, góp phần nâng cao kiên thức văn hoá cho
quần chúng
- Tổ chức việc tuyên truyền giới thiệu sách báo với bạn đọc.
- Tổ chức đọc sách tại chỗ và luân chuyển cho mượn sách báo rộng rãi
trong quần chúng. bảo vệ, bảo quản kho sách báo, tài sản của thư viện.
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện quận, huyện, thị xã và các ngành...
- Hiện nay được giao thêm nhiệm vụ mới: nghiên cứu khoa học và ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Hai cơ sở có đồng cơ cấu:
- Ban Giám đốc
- Phòng Hành chính Tổ chức
- Phòng Bổ sung - Biên mục
- Phòng phục vụ bạn đọc
+ Phòng Báo - Tạp chí
+ Phòng Mượn
+ Phòng đọc Tổng hợp
+ Phòng Thiếu nhi

+ Phòng đọc tự chọn
+ Phòng khiếm thị
- Phòng Thông tin - Thư mục - Địa chí
- Phòng Nghiệp vụ - Phong trào cơ sở.
1.4. Cán bộ Thư viện
* Thư viện Hà Nội
Tổng số cán bộ: 75 người
100% cán bộ chuyên môn có trình độ cử nhân trở lên (trong đó: 01 Tiến
sĩ, 09 Thạc sĩ.)
* Thư viện Hà Nội cơ sở 2
Tổng số cán bộ: 24 người, trong đó:
Thạc sĩ Thông tin - Thư viện: 02 người
Cử nhân Thông tin - Thư viện: 20 người
Trung cấp: 02 người
1.5. Vốn tài liệu
- 674.139 tài liệu và 450 loại báo - Tạp chí. Trong đó:
- Sách Tiếng Việt: 508.929 bản
- Sách ngoại văn: 30.180 bản
- Sách Thiếu nhi: 116.525 bản
- Tài liệu địa chí: 16.505 bản
- CSDL: 8 CSDL với 210.000 biểu ghi.
Thư viện đang lưu trữ một kho tàng thư tịch khá đồ sộ của Thủ đô và
nhân loại; có phòng tra cứu địa chí về Thăng Long – Hà Nội. Trong kho sách có
vài ngàn bản tư liệu Hán – Nôm, các loại sách ngoại văn, các bản đồ cổ, ảnh Hà
Nội xưa và nay rất quý hiếm.
1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Thư viện Hà Nội
Cơ sở hạ tầng: 8 tầng nổi và 1 tầng hầm.

×