Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của Chi nhánh thành phố Hà Nội - Ngân hàng TMCPCT.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.57 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Nhận xét của giáo viên chấm báo cáo thực tập
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
...........................................................................
Đỗ Thị Ánh Hồng – A11321
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................4
Phần I : Quá trình phát triển Chi nhánh thành phố Hà Nội – Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam....................................................................................................................5
I – Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ..........................................5
II - Giới thiệu về Chi nhánh thành phố Hà Nội – Ngân hàng TMCP Công Thương VN. .6


III - Hệ thống tổ chức quản lý của VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội............................7
1 - Sơ đồ ..........................................................................................................................7
2 - Chức năng của các phòng ban....................................................................................8
Phần II : Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thành phố Hà Nội – Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam............................................................................................10
I - Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu tại Chi nhánh thành phố Hà Nội – Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam.........................................................................................11
II – Quy trình nghiệp vụ tín dụng .....................................................................................12
III - Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của Chi nhánh thành phố Hà Nội - Ngân
hàng TMCPCT...................................................................................................................15
1 – Công tác huy động vốn............................................................................................15
Bất kỳ một cá nhân hay doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất đều cần phải có
vốn. Với ngân hàng cũng vậy, nhưng đặc biệt hơn khi hàng hoá kinh doanh của ngân
hàng lại là tiền tệ. Đi vay để cho vay là đặc trưng cơ bản của hệ thống ngân hàng
thương mại nên hoạt động huy động vốn là cơ sở, nền tảng cho các hoạt động kinh
doanh khác. Điều đó có nghĩa công tác huy động vốn có tác động đến toàn bộ hoạt
động của ngân hàng. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo chi nhánh thành phố Hà Nội rất chủ
động, tích cực quan tâm đến công tác phát triển nguồn vốn.........................................15
Chi nhánh thành phố Hà Nội đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm thu hút nguồn
vốn nhàn rỗi từ mọi đối tượng. Nghiệp vụ huy động vốn được thực hiện dưới nhiều
hình thức đa dạng...........................................................................................................16
Bảng 1 : Tình hình huy động vốn của Chi nhánh thành phố Hà Nội...........................16
Đơn vị : Tỷ đồng......................................16
( Nguồn: Chi nhánh thành phố Hà Nội – Ngân hàng TMCP Công Thương VN ).......16
Nhìn vào bảng 1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh, tháng 06/2010 tổng
nguồn vốn huy động lên tới 31,138 tỷ đồng, tăng so với tháng 12/2009 là 15,280 tỷ
đồng tương đương 96.3%..............................................................................................16
Về cơ cấu vốn thì tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi TCTD chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng nguồn vốn huy động. Tháng 12/2009 TGDN đạt 7,246 tỷ đồng chiếm 45.7%
tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi TCTD đạt 5,414 tỷ đồng chiếm 34.1% tổng nguồn

vốn huy động. Tháng 06/2010 thì TGDN chỉ tăng 1072 tỷ tương đương tăng 14.8% so
với tháng 12/2009 và chỉ chiếm 26.7% tổng nguồn vốn huy động. Trong khi đó, tiền
gửi TCTD tăng mạnh đạt 18,387 tỷ đồng tăng 12,973 tỷ đồng tương đương tăng
239% so với tháng 12/2009 và chiếm 59% tổng nguồn vốn huy động. Điều này khá
thuận lợi cho ngân hàng do các khoản tiền gửi này hầu như là các khoản tiền gửi
thanh toán với lãi suất thấp nên nó là một nguồn khá rẻ. Do đó nó cũng tạo điều kiện
Đỗ Thị Ánh Hồng – A11321
2
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
cho chi nhánh thành phố Hà Nội trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh, mở rộng
phạm vi hoạt động..........................................................................................................16
Mặt khác, ta thấy tiền gửi bằng đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng cao và tiền gửi bằng
ngoại tệ chiếm tỷ lệ thấp. Tháng 12/2009, tiền gửi VND chiếm 66.3% và tiền gửi
ngoại tệ chiếm 33.7% tổng nguồn vốn huy động. Tháng 06/2010, tỷ trọng tiền gửi
VND tăng lên 79.4% và tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ chỉ chiếm 21.6% tổng nguồn vốn
huy động. Điều này cho thấy các khách hàng vẫn thích dùng đồng Việt Nam hơn và
chủ yếu là các giao dịch trong nước..............................................................................17
2 – Đầu tư và cho vay ...................................................................................................17
Theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về nâng cao chất lượng
hiệu quả an toàn với phương châm “ Phát triển an toàn - Hiệu quả - Bền vững ”, tăng
trưởng tín dụng phải gắn liền với chất lượng tín dụng.Thực hiện chỉ đạo này, Chi
nhánh thành phố Hà Nội luôn duy trì dư nợ cho vay trong tầm kiểm soát của mình...17
Bảng 2 : Dư nợ cho vay.................................................................................................17
Đơn vị : Tỷ đồng......................................................17
( Nguồn: Chi nhánh thành phố Hà Nội – Ngân hàng TMCP Công Thương VN ).......18
Qua đây, ta thấy rằng tổng dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định. Tháng 06/2010 tổng
dư nợ cho vay đạt 7,773 tỷ tăng 1,830 tỷ tương đương tăng 30.8% so với tháng
12/2009...........................................................................................................................18
Đi sâu vào phân tích ta thấy, dư nợ cho vay đối với các Tập đoàn, các Công ty lớn của
nhà nước ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Một viễn cảnh hoàn toàn

ngược lại đối với dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tháng 12/2009, dư nợ
DNNN chiếm 66.8% tổng dư nợ. Trong khi đó dư nợ NQD chỉ chiếm 33.2% tổng dư
nợ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây chi nhánh đã chú trọng nhiều hơn đến việc cho
vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Cụ thể, tháng 06/2010, dư nợ
DNNN chiếm 56.1% và dư nợ NQD đã chiếm 43.9% tổng dư nợ.Dư nợ NQD tăng
mạnh và tăng 73% so với tháng 12/2009......................................................................18
Mặt khác, dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ cho
vay dài hạn. Tháng 12/2009, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 53.5% và dư nợ cho vay
trung dài hạn chiếm 46.5% tổng dư nợ. Trong thời gian gần đây thì dư nợ cho vay
ngắn hạn ngày càng tăng. Cụ thể, tháng 06/2010 dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm
58.1% và dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 41.9% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay
ngắn hạn của tháng 06/2010 đạt 4,517 tỷ đồng tăng 1338 tỷ đồng tương đương tăng
42% so với tháng 12/2009. Dư nợ cho vay trung dài hạn của tháng 06/2010 chỉ tăng
492 tỷ đồng tương đương tăng 17.8% so với tháng 12/2009. Chi nhánh thành phố Hà
Nội chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn để vừa đảm bảo sinh lời vừa giảm thiểu rủi ro
cho mình.........................................................................................................................18
Thêm vào đó, dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo ngày càng tăng. Trong tháng
12/2009 dư nợ cho vay có TSĐB chiếm 42% và cho vay không có TSĐB chiếm 58%
tổng dư nợ. Tháng 06/2010, dư nợ cho vay có TSĐB chiếm 38.9% và dư nợ cho vay
không có TSĐB chiếm 61.1% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay có TSĐB trong 06/2009
tăng 20.9% và dư nợ không có TSĐB tăng 37.9% so với tháng 12/2009. Như vậy, dư
nợ cho vay có TSĐB vừa tăng chậm hơn dư nợ cho vay không có TSĐB, vừa chiếm
tỷ trọng ít hơn trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy chi nhánh thành phố Hà Nội đang
tập trung cho vay đối với những khách hàng trung thành và có hoạt động kinh doanh
Đỗ Thị Ánh Hồng – A11321
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
có hiệu quả. Tuy nhiên, chi nhánh thành phố Hà Nội cũng cần theo dõi chặt chẽ
những khoản vay này để tránh rủi ro có thể xảy ra đối với chi nhánh mình................18
3 – Tài sản .....................................................................................................................19

4 – Kinh doanh ngoại tệ ................................................................................................20
Bảng 3 : Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tháng 06/2010...............................................20
( Nguồn : Chi nhánh thành phố Hà Nội – VietinBank )................................................20
Ngoài kinh doanh ba loại ngoại tệ trên ngân hàng còn kinh doanh một số loại ngoại tệ
khác như : Frăng Thụy Sỹ, Bảng Anh,..........................................................................20
Tổng lãi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ tháng 06/2010 là 12,166,465,582 đồng và
tăng 1.5% so với tháng 12/2009....................................................................................20
5 – Thanh toán quốc tế :.................................................................................................20
Thanh toán hàng nhập : trị giá 28.8 triệu USD trong đó mở 236 L/C trị giá 21.8 triệu
USD tăng 5.5% so với tháng 12/2009, thanh toán 260 bộ chứng từ trị giá 22.1 triệu
USD, chuyển tiền đi trị giá 4.7 triệu tăng 2.6% so với tháng 12/2009, nhập 77 bộ
chứng từ trị giá 2 triệu USD tăng 1.1% so với tháng 12/2009......................................20
Thanh toán hàng xuất : trị giá 9 triệu USD trong đó gửi ra nước ngoài 54 bộ chứng từ
trị giá 1.75 triệu USD tăng 1.3% so với tháng 12/2009, nước ngoài thanh toán 60 bộ
chứng từ trị giá 2.2 triệu USD, gửi ra nước ngoài 14 bộ chứng từ trị giá 154 ngàn
USD tăng 4.4% so với tháng 12/2009, chuyển tiền đến 250 món trị giá 6.7 triệu USD
giảm 1.5% so với tháng 12/2009...................................................................................20
Phí dịch vụ thu được là 28.3 tỷ tăng 0.7 tỷ đồng tương đương tăng 2.7% so với tháng
12/2009...........................................................................................................................20
6 - Hoạt động thẻ :.........................................................................................................20
IV - Kết quả hoạt động kinh doanh...................................................................................21
V – Phát triển nguồn nhân lực ..........................................................................................22
Phần III : Nhận xét và Kết luận.............................................................................................23
LỜI MỞ ĐẦU
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu cùng với việc được xem xét, tìm hiểu,
quan sát tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi
nhánh thành phố Hà Nội trong thời gian thực tập vừa qua. Đặc biệt với sự giúp đỡ,
tạo điều kiện của ban lãnh đạo Ngân hàng, các cô chú, anh chị ở các phòng ban đã
giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo của trường Đại học Thăng Long -
những người đã cung cấp cơ sở kiến thức về kinh tế và xã hội, người đã trực tiếp
hướng dẫn để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.
Đỗ Thị Ánh Hồng – A11321
4
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Do tính chất bảo mật thông tin của Ngân hàng nên một số chỉ tiêu kết quả kinh
doanh trong năm 2010 em chưa tổng hợp được hết nên trong Bản báo cáo thực tập
tổng hợp này em xin dùng những số liệu thu thập tính đến ngày 30/06/2010 để phân
tích.
Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm các phần sau :
- Phần 1 : Quá trình phát triển và mô hình tổ chức chi nhánh
- Phần 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
- Phần 3 : Nhận xét và kết luận
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ ngân
hàng vì sự giúp đỡ tận tình thời gian qua
Phần I : Quá trình phát triển Chi nhánh thành phố Hà Nội – Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam
I – Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
• Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ
năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
• Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành
Ngân hàng Việt Nam.
• Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh
và trên 800 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
Đỗ Thị Ánh Hồng – A11321
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
• Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công
ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản,

Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ
Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
• Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
• Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn
thế giới.
• Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của
Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
• Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng
Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ
chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
• Là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương
mại điện tử tại Việt Nam.
• Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát
triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
II - Giới thiệu về Chi nhánh thành phố Hà Nội – Ngân hàng TMCP Công
Thương VN
Chi nhánh thành phố Hà Nội – Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là
một chi nhánh lớn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, hoạt động như
một Ngân hàng trên địa bàn thủ đô, được thành lập ngày 01/04/1993 và là đơn vị
hạch toán phụ thuộc Hội sở chính NHCTVN. Kể từ ngày 01/01/1999 chi nhánh
được tách khỏi Hội sở chính và trở thành một trong hai sở giao dịch lớn của hệ
thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, có trụ sở chính ở số 6 Ngô
Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Đỗ Thị Ánh Hồng – A11321
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
Các giai đoạn phát triển của Chi nhánh thành phố Hà Nội – Ngân hàng TMCP
Công Thương VN :
- 1988 – 04/1993 : ngân hàng mang tên là Ngân hàng Công Thương Hà Nội
- 04/1993 – 12/1998 : mang tên Hội sở chính Ngân hàng Công Thương Việt

Nam
- 01/1999 đến 05/2009 : tách khỏi Hội sở chính và mang tên Sở Giao Dịch I -
Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
- 06/2009 : mang tên Chi nhánh thành phố Hà Nội – Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh thành phố Hà Nội – Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng
hoạt động, trở thành một Ngân hàng hiện đại và luôn dẫn đầu về kết quả kinh doanh
trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Chi nhánh có phạm
vi hoạt động rộng khắp, đa dạng các loại hình kinh doanh, phục vụ mọi tổ chức và
mọi nhu cầu của các thành phần kinh tế. Chi nhánh chiếm 20% tổng nguồn vốn của
toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chiếm tổng dư nợ lớn
nhất trong toàn hệ thống. Chi nhánh thành phố Hà Nội còn là nơi thí điểm các sản
phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
III - Hệ thống tổ chức quản lý của VietinBank – Chi nhánh TP Hà Nội
1 - Sơ đồ
Đỗ Thị Ánh Hồng – A11321
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
2 - Chức năng của các phòng ban
Giám đốc
- Là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt hoạt động của kinh doanh của
ngân hàng. Giám đốc điều hành tất cả hoạt động của Ngân hàng, thực hiện công tác
đối ngoại, ngoại giao.
Phó giám đốc
- Giúp giám đốc quản lý các bộ phận trong Ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về quyết định của mình.
- Thay mặt giám đốc điều hành công việc khi giám đốc uỷ quyền.
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong thực hiện các nghiệp vụ Ngân
hàng.

Phòng kế toán giao dịch
- Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các
dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao
Đỗ Thị Ánh Hồng – A11321
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
dịch theo quy định của Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam.
- Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền
mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng
các sản phẩm Ngân hàng.
Phòng khách hàng số 1 ( Doanh nghiệp lớn )
- Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp lớn để
khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ.
- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp
với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam.
Phòng tài trợ thương mại
- Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi
nhánh theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Phòng khách hàng số 2 ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ )
- Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp vừa
và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ.
- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp
với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam.
Phòng khách hàng cá nhân
- Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động
vốn bằng VND và ngoại tệ.
- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay.

- Quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân
hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
- Quản lý hoạt động của các Quỹ tiết kiệm.
Phòng thông tin điện toán
Đỗ Thị Ánh Hồng – A11321
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thăng Long
- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh.Bảo
trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thông mạng máy tính
của chi nhánh.
Phòng tổ chức hành chính
- Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh
theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam.
- Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi
nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh
Phòng tiền tệ kho quỹ
- Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
- Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu
chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
Phòng kiểm tra nội bộ
- Là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán
các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo
đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành .
Phòng tổng hợp tiếp thị
- Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh
doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo
cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
Phòng kế toán tài chính

- Là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và
thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước
và của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Phần II : Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thành
phố Hà Nội – Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Đỗ Thị Ánh Hồng – A11321
10

×