MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ÐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY
4.1. MA TRẬN SWOT:
4.1.1. Điểm Mạnh: (Strengts)
Để đạt được sự tăng trưởng cao là kết quả của chiến lược kinh doanh đúng
đắn, sự năng động trong tổ chức hành động và nổ lực vượt bật của toàn thể
CBCNV dưới sự lãnh đạo của BGĐ Công ty. Tập thể CBCNV trong Công ty đã
đạt được sự tiến bộ đáng kể trong các mặt:
- Sản xuất, thị trường, năng động trong tổ chức, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và
đầu tư với phương châm: " đa dạng hóa thị trường và mặt hàng, cụ thể hóa hành
động ". Bên cạnh đó, ưu điểm của Công ty là quan hệ với khách hàng, từng bước
uy tín của Công ty được nâng cao và ngày càng hoàn thiện.
- Công ty nằm ở vị trí thuận lợi cho việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm của
Công ty được thông thoáng và nhanh chóng hơn. Máy móc thiết bị được đầu tư
mới qua các năm và thông thương cả đường sông lẫn đường bộ.
- Công ty đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, đặc biệt tăng tốc độ về phát
triển về doanh thu năm 2003 đạt được 198 tỷ đồng, sau khi được cổ phần hóa
doanh nghiệp được 2 năm tăng 34,69 % so với năm 2001 ( trước khi thực hiện cổ
phần hóa doanh nghiệp ).
- Trước khi cổ phần hóa doanh nghiệp ( trước năm 2002 ), khi còn là doanh
nghiệp nhà nước, được Nhà nước ưu đãi đầu tư nên miễn thuế TNDN để dùng số
tiền đó nâng cấp nhà xưởng, máy móc. Năm sau cổ phần hóa doanh nghiệp ( từ
năm 2002 trở đi ) Công ty được Nhà nước miễn thuế trong hai năm đầu và giảm
liên tiếp trong 4 năm tiếp theo.
- Bên cạnh đó Công ty còn có một đội ngũ cán bộ quản lý có rất nhiều kinh
nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề lâu năm cộng với sự quyết tâm của BGĐ
đưa Công ty ngày càng đi lên.
- Công ty đã xâm nhập và đứng vững ở các thị trường Mỹ, Hàn quốc,
Singapore, Hồng kông, Tây Ban Nha, Đài Loan,...vv. Trong những năm vừa qua
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: MAI VĂN NAM
SVTH: LÊ VIỆT ĐÔNG Trang 76
Công ty đầu tư trên 4 tỷ đồng nâng cấp điều kiện vệ sinh của Công ty để đảm bảo
đủ tiêu chuẩn về sản xuất thực phẩm cho những thị trường khó tính như: Châu
Âu. Công ty đã nhận Code xuất hàng đi Châu Âu đạt tiêu chuẩn loại A.
4.1.2. Điểm Yếu:( Weak)
- Nguồn vốn của Công ty còn hạn chế, giới hạn.
- Hạn chế về mặt Marketing, cập nhập thông tin về thị trường còn chậm.
- Sự phối hợp các bộ phận chức năng chưa đồng bộ nên có lúc giao hàng
không kịp tiến độ nên phải thương lượng giao hàng trễ cho khách hàng.
- Khả năng kiểm soát nồng độ chất kháng sinh chưa cao.
- Chất lượng sản phẩm chưa được hoàn thiện, cần phải nâng cao hơn nữa
công tác quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm.
- Vấn đề thương hiệu chưa có phổ biến lắm, chưa chú trọng vào vấn đề này.
- Chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển ( R&D). Vì qui mô sản xuất của
Doanh nghiệp vừa và nhỏ và mặt khác hạn chế về vốn nên Công ty chưa có bộ
phận R&D. Thường các Công ty thành công khi sử dụng chiến lược R&D để
ràng buộc những điểm mạnh bên trong với các cơ hội bên ngoài và chiến lược
R&D được liên kết với các mục tiêu của Công ty. Các chính sách nghiên cứu và
phát triển làm cho các cơ hội của thị trường phù hợp với khả năng bên trong của
Công ty.
4.1.3. Cơ Hội:( Opportunities )
- Do có chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với Công ty sau khi thực
hiện khoảng 90 % doanh thu cho hàng bán ngoài nước, đã được hưởng mức thuế
xuất VAT là 0 % và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho hàng mua trôi nổi,
không có hóa đơn nên được Nhà nước hoàn thuế một lượng thuế khá nhiều.
- Sản phẩm thủy hải sản được nhu cầu Thế giới rất ưa chuộng, đặc biệt là
khách hàng nước ngoài đa số là các nước TBCN có mức thu nhập rất cao so với
khách hàng nội địa và do tỷ giá tăng cao nên Công ty xuất ra nước ngoài mang
về ngoại tệ rất lớn.
- Cơ cấu xuất khẩu được thông thoáng: Công ty thực hiện việc tiêu thụ qua
các phương thức như: trực tiếp xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu, nhận hợp đồng ủy
thác xuất khẩu cho các đơn vị khác.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: MAI VĂN NAM
SVTH: LÊ VIỆT ĐÔNG Trang 77
- Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu trong nước rất dồi dào, thuận lợi cho việc
thu mua và chế biến xuất khẩu của Công ty.
- Một cơ hội trong tương lai sắp tới đối với mọi doanh nghiệp nói chung và
đối với Công ty Cổ Phần Thủy Sản MeKong nói riêng đó là tiến trình hội nhập
AFTA, WTO,...
4.1.4. Đe Dọa:( Threats )
- Nguồn nguyên liệu thường xuyên biến động lớn, do nghịch vụ kéo dài bất
thường như: Bạch tuộc khang hiếm suốt hơn 4 tháng ( từ tháng 7 đến tháng 10,
riêng Cá Tra nghịch vụ kéo dài 2 tháng ( từ tháng 3 đến tháng 4), thường xuyên
xảy ra khang hiếm ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất và thời gian giao hàng của
Công ty.
- Khách hàng thường xuyên thay đổi cơ cấu hàng xuất, yêu cầu kích cỡ
khan hiếm so với cơ cấu tự nhiên phổ biến của nguyên liệu nên có lúc giao hàng
không kịp tiến độ.
- Đối thủ cạnh tranh nhiều trên thị trường hiện nay. Trong sự cạnh tranh
cho đầu ra của sản phẩm, Công ty phải đối đầu với những đối thủ mạnh như:
CAFATEX, FIMEX, CAMIMEX, KIM ANH,.... đây là những doanh nghiệp có
qui mô lớn và thị phần tương đối lớn trên thị trường quốc tế về hàng thủy hải sản,
hơn nữa họ là những doanh nghiệp mạnh
- Thị trường thủy sản Thế giới luôn biến động về giá cả, giá cả ở đây bao
gồm giá thu mua nguyên liệu và giá sản phẩm bán ra.
- Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác thủy sản ở Mỹ đã kiện Việt Nam bán
phá giá vào thị trường này. Vì vậy làm ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu của
doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và đối với Công ty nói riêng khi xuất khẩu
vào thị này đang biến động.
Trên cơ sở phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của Công ty
cũng như tác động từ bên ngoài thì ta có thể đưa ra một ma trận SWOT, ma trận
chứa các yếu tố cơ bản và nổi bật được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Từ ma trận
này ta tiến hành so sánh, và kết hợp các nhân tố đó. Cuối cùng là các phương án,
chiến lược cho sự kết hợp đó.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: MAI VĂN NAM
SVTH: LÊ VIỆT ĐÔNG Trang 78
Sơ đồ 03: Sơ đồ SWOT Phân tích Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội, Đe Dọa
và hướng giải quyết cho Công ty Cổ Phần Thủy Sản MêKong
BÊN TRONG
ĐIỂM MẠNH (S) ĐIỂM YẾU (W)
1. Năng động trong tổ chức.
2. Đủ tiêu chuẩn về an toàn
vệ sinh thực phẩm.
3. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ.
4. Đội ngủ nhân viên thông
thạo nghiệp vụ và am hiểu
thị trường.
5. Quan hệ tốt với khách
hàng.
6. Uy tín của Công Ty.
7. Máy móc được đầu tư
mới.
8. Vị trí của Công Ty thuận
lợi.
1. Hạn chế về mặt tiếp thị.
2. Phối hợp các bộ phận chức
năng chưa đồng bộ.
3. Nguồn vốn còn giới hạn.
4. Khả năng kiểm soát nồng
độ chất kháng sinh chưa cao.
5. Sản phẩm chưa được đa
dạng.
6. Vấn đề thương hiệu.
7. Chưa có bộ phận R & D.
CƠ HỘI (O) KẾT HỢP (S+O) KẾT HỢP (W+O)
1. Tiềm năng thị trường XK lớn.
2. Nhà Nước khuyến khích đầu tư
chế biến XK thủy sản.
3. Lãi vay ngân hàng ngày càng
giảm.
4. Tiến trình hội nhập AFTA,
WTO,..
5. Sản phẩm được ưa chuộng.
6. Cơ chế XK được thông thoáng.
7. Nguồn nguyên liệu dồi dào
- S4,5,6 + O1,2,4,5
Tăng cường công tác
XK, tăng nhanh thị phần.
- S1,3,5,6,8 + O1,2,3,7
Mở rộng quy mô sản
xuất.
- W1,3,,5,7 + O2,3,5,7
Mở rộng hệ thống thu
mua NVL, đầu tư mở rộng
nâng cao thiết bị công nghệ
nhằm nâng cao chất lượng
SP.
W6,7 + O2,4,5
Đẩy mạnh chiến lược
chiêu thị ra nước ngoài.
ĐE DỌA (T) KẾT HỢP (S+T) KẾT HỢP (W+T)
BÊN
NGOÀI
1. Nguồn nguyên liệu thường
xuyên biến đổi.
2. KH thường thay đổi cơ cấu
hàng xuất, yêu cầu kích cỡ.
3. Đối thủ cạnh tranh nhiều.
4. Hiệp hội khai thác thủy sản ở
Mỹ kiện Việt Nam.
5. Thị trường thủy sản luôn biến
động.
S1,2,3,4,7
+ T3
Duy trì chất lượng và
giá cạnh tranh với đối thủ.
S2,4,6 + T3,4,5
Mở rộng thị trường XK,
tìm kiếm thị trường mới.
W2,4 + T2,5
Không ngừng đào tạo
đội ngủ NV mạnh, nâng cao
chất lượng.
W1,6,7 + T2,5
Cần đạt được chiến lược
Marketing đề ra.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: MAI VĂN NAM
SVTH: LÊ VIỆT ĐÔNG Trang 79
Chiến lược 1: Chiến lược tăng cường xuất khẩu, tăng nhanh thị phần.
Hoạt động xuất khẩu của Công Ty hiện nay chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp,
ủy thác xuất khẩu và nhận hợp đồng xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu của Công
Ty chủ yếu là tự sản xuất và gia công chế biến xuất khẩu. Ngày nay khách hàng
ngày càng khó tính và thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn giữa các
công ty trong nước và nước ngoài. Do đó muốn giữ vững thị trường truyền thống
và thâm nhập thị trường mới, khó tính thì Công Ty cần phải có kế hoạch để đảm
bảo sản phẩm của mình đủ tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm; cần có
những lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhân viên thông thạo những nghiệp vụ và
am hiểu thị trường, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và từng bước nâng
cao uy tín của Công Ty trên trường quốc tế.
Đây là chiến lược quan trọng và cấp bách trong bất kỳ giai đoạn nào, hoàn
cảnh và điều kiện nào cũng phải theo đuổi cho bằng được, giữ vững khách hàng
và thị trường truyền thống là yếu tố quyết định cho việc giữ vững thị phần mà
Công Ty đã có. Giữ vững được thị trường truyền thống có nghĩa là giữ vững tốc
độ tăng thị phần của Công ty. Công ty cần đáp ứng thỏa đáng về quyền lợi và yêu
cầu, dịch vụ trong thương mại cho khách hàng, những khách hàng đã gắn bó với
Công Ty qua thời gian, qua nhiều khó khăn trở ngại đã được khẳng định..
Chiến lược mở rộng qui mô sản xuất.
Theo bộ thủy sản, ưu tiên hàng đầu là đầu tư chuyển mạnh sang nuôi trồng
thủy sản ( Cá tra và Cá ba sa ). Năm 2003 đề ra mục tiêu phải đạt chỉ tiêu là 2,3
tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản ( Trong đó Cá tra và Cá ba sa khoảng 98,9
triệu USD ). Tăng cường vốn đầu tư của Nhà nước vào việc nuôi cá sẽ được tập
trung cho các lĩnh vực như: Xây dựng qui hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng ( hệ
thống thủy lợi ), đóng bè nuôi cá, cung cấp giống. Những hộ nuôi cá cần có
những giấy phép của các cơ quan có chức năng, tránh tình trạng ồ ạt đổ xô vào
nuôi làm cho lượng cung > cầu. Mặt khác giao cho các cơ quan có chức năng của
ngành thủy sản tăng cường khả năng thanh tra, tránh triệt để đưa hóa chất vào
khâu nuôi trồng, bảo quản và chế biến thủy sản, ban hành các doanh mục các chế
phẩm cần sử dụng, nhằm ngày càng nâng cao chất lượng ngành thủy sản Việt
Nam. Trước những điều kiện thuận lợi trên công ty cần có kế hoạch đầu tư máy
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: MAI VĂN NAM
SVTH: LÊ VIỆT ĐÔNG Trang 80
móc mở rộng qui mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng
lớn.
Chiến lược 2: Chiến lược tăng trưởng bằng con đường kết hợp - hội
nhập:
Phương án này lợi dụng cơ hội nhu cầu thủy sản được ưa chuộng trên Thế
giới ngày càng tăng và mạnh dạn hơn khả năng vay vốn Ngân hàng dễ dàng và
khắc phục những hạn chế của Công ty về những mặt hạn chế như: tiếp thị,
Marketing, nguồn vốn hạn chế, sản phẩm chưa được đa dạng, vấn đề thương hiệu
và Công ty chưa có bộ phận R&D vì vậy Công ty cần khắc phục hạn chế này và
Công ty tận dụng những cơ hội có sẳn từ bên ngoài như: Nhà nước khuyến khích
đầu tư sản xuất kinh doanh xuất khẩu thủy sản và tiến trình hội nhập quốc tế, sản
phẩm được ưa chuộng. Do đó Công ty cần mở rộng hệ thống thu mua nguyên
liệu, đầu tư mở rộng nâng cao thiết bị công nghệ, kết hợp cải tiến mẫu mã bao bì
thiết bị, kết hợp đa dạng hóa mặt hàng thủy hải sản, nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm để đáp ứng thị hiếu đa dạng khách hàng. Công ty cần khắc phục những
mặt yếu và tận dụng những cơ hội có sẳn về nhu cầu thị trường, hổ trợ của Nhà
nước đối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản bằng cách: liên kết - hội nhập để mở
rộng mạng lưới thu mua và tiêu thụ sản phẩm.
Chiến lược 3: chiến lược tăng trưởng theo hướng phát triển sản phẩm.
Phương án này đề nghị Công ty tận dụng quan hệ tốt sẳn có với khách
hàng, sản phẩm đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và uy tín của Công ty
đã được tạo dựng mấy năm qua và kết hợp cải tiến mẫu mã bao bì, đa dạng hóa
mặt hàng thủy hải sản để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, do đó cần
duy trì chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh với các đối thủ trong cùng
ngành. Nhằm chiếm thêm và giữ vững thị trường truyền thống.
Cần có bộ phận phân tích mới đối thủ cạnh tranh để có thể hiểu biết hơn về
đối thủ cạnh tranh với mình trong hiện tại và tương lai. Việc tìm hiểu được thông
tin nhận được qua việc phân tích các đối thủ nhằm giúp cho Công ty xác định
được vị trí của mình trên thị trường. Một điều rất có lợi cho Công ty là nắm bắt
được những nhận định của đối thủ cạnh tranh về Công ty và các tổ chức kinh tế
khác trong cùng ngành. Cần phải hiểu rõ chiến lược hiện nay của từng đối thủ
cạnh tranh, cho dù có nhận biết rõ ràng hay không rõ ràng, đều quan trọng là phải
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: MAI VĂN NAM
SVTH: LÊ VIỆT ĐÔNG Trang 81
biết đối thủ đang tham gia cạnh tranh như thế nào. Vì vậy cần xem xét các chính
sách chủ yếu của đối thủ cạnh tranh trong từng lĩnh vực hoạt động và xem xét họ
liên kết với các bộ phận chức năng như thế nào.
- Bên cạnh những khách hàng cũ, truyền thống, cần chú ý thâm nhập vào
mảng thị trường đầy tiềm năng ở Châu Âu, Bắc Mỹ là những nơi có nhu cầu đa
dạng về sản phẩm thủy sản, và thu nhập từ những thị trường này cũng chiếm tỷ
trọng cao, nhằm mở rộng thị phần của Công ty nhiều hơn và bên cạnh đó, Công
ty cần chú trọng thị trường nội địa ở một số tỉnh như: Cái đôi vàm, TP Hồ Chí
Minh, Nha trang, Trà Vinh,... nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Chiến lược 4: Đào tạo nhân viên và chiến lược Marketing của Công ty.
Cần nhìn nhận lại những mặt hạn chế yếu kém của Công ty như: Phối hợp
các bộ phận chức năng chưa đồng bộ và bộ phận kiểm soát nồng độ chất kháng
sinh chưa cao và tránh những đe dọa từ khách quan từ bên ngoài như khách hàng
thường xuyên không đổi cơ cấu và kích cỡ hàng xuất khẩu, thị trường thủy sản
trên Thế giới luôn biến động, vì vậy Công ty cần nhìn nhận và từng bước khắc
phục để đưa Công ty phát triển tồn tại, đứng vững trên thị trường. Cổ phần hóa
doanh nghiệp là một trong những chuyển biến quan trọng trong hình thức sở hữu.
Thông qua quyền đại hội cổ đông, cổ đông góp tiếng nói chung trong cơ chế hoạt
động của Công ty cổ phần. Tạo điều kiện cho họ thật sự được làm chủ, phát huy
tính sáng tạo trong nhận thức và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty.
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
4.2.1. Giải quyết nguyên liệu cho sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả yếu tố
sản xuất đầu vào để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
- Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tiến hành được đều
đặn, liên tục thì phải đảm bảo thường xuyên cho nó các loại nguyên vật liệu,
năng lượng đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đúng về qui cách phẩm chất.
Đây là vấn đề bắt buộc nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm tốt
được.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: MAI VĂN NAM
SVTH: LÊ VIỆT ĐÔNG Trang 82
- Doanh nghiệp sản xuất cần phải có nguyên vật liệu, năng lượng mới tồn
tại được. Vì vậy, đảm bảo nguyên vật liệu, năng lượng cho sản xuất là một yếu tố
khách quan một điều kiện chung của một quá trình sản xuất.
- Đảm bảo cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời chính xác nguyên liệu là điều
kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của
Công ty:
+ Cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời và chính xác nguyên liệu là điều kiện
có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Đảm bảo cung ứng nguyên liệu có chất lượng tốt còn là điều kiện nâng
cao chất lưọng sản phẩm, góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng
suất lao động. Còn ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính doanh nghiệp, ảnh
hưởng đến việc giảm giá thành sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng
tích lũy cho doanh nghiệp. Vì vậy, phải thường xuyên và định kỳ phân tích tình
hình cung ứng, sử dụng dự trữ nguyên liệu, để kịp thời nêu lên những ưu điểm và
nhược điểm trong công tác quản lý vật tư của doanh nghiệp.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, nhiệm vụ của phân tích tình hình cung ứng sử
dụng và dự trữ nguyên liệu bao gồm:
+ Kiểm tra tình hình thực hiện cung cấp nguyên vật liệu, đối chiếu với tình
hình sản xuất kinh doanh và tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận
thu mua có biện pháp khắc phục kịp thời.
+ Phân tích tình hình dự trữ những loại nguyên vật liệu chủ yếu trong
doanh nghiệp.
+ Phân tích thường xuyên và định kỳ tình hình sử dụng các loại để có biện
pháp sử dụng vật tư tiết kiệm.
- Doanh nghiệp cần duy trì quan hệ tốt với khách hàng của mình và ngày
càng gắn bó hơn với khách hàng,...tăng cường xây dựng thêm mối quan hệ làm
ăn với các đại lý thu mua nguyên liệu ở các tỉnh thành như: Kiên Giang, Cà Mau,
Tiền Giang, Vũng Tàu,... trong đó chủ yếu là Tỉnh Kiên Giang chiếm 90 %
lượng hàng cung cấp cho Công ty. Và đối với mặt hàng thủy sản như: Cá tra và
cá ba sa thu mua chủ yếu từ các Tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ ( Quận
Ômôn, Huyện Thốt Nốt, Huyện Cờ Đỏ ).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: MAI VĂN NAM
SVTH: LÊ VIỆT ĐÔNG Trang 83
- Thực hiện phương châm huy động nguyên liệu phát huy hết công suất nhà
máy chứ không mua nguyên liệu quá nhiều làm ứ động khâu sản xuất chiến biến.
Ngược lại có những ngày nguyên liệu quá ít không đủ cung cấp cho sản xuất, để
kịp thời và chính xác về giá nguyên liệu vì vậy Công ty cần ban hành bản giá kịp
thời chính xác nhằm thực hiện công tác thu mua dễ dàng hơn.
- Mặt khác để tạo ra được sản phẩm đúng tiêu chuẩn chất lượng theo yêu
cầu của khách hàng thì phải qua rất nhiều công đoạn chế biến, những công đoạn
này phải liên kết chặt chẽ mắc xích với nhau, nếu như có một công đoạn nào
không đạt tiêu chuẩn sẽ làm cho sản phẩm hao hụt rất nhiều mất nhiều thời gian
để sản xuất lại làm cho chi phí sản xuất cao hơn. Vì vậy, nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, giảm tỉ lệ hao hụt thì công đoạn nào cũng quan trọng, cần bố trí
những công nhân lao động lành nghề, có kỹ thuật, có trình độ vào công đoạn nào
quan trọng nhất.
- Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những mục tiêu cơ bản để
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Bởi vậy việc phân tích tình hình nguyên vật liệu vào sản xuất kinh doanh
phải tiến hành một cách thường xuyên và định kỳ trên các mặt: khối lượng
nguyên liệu, định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra đơn vị sản phẩm.
Nâng cao khâu thu mua nguyên liệu:
- Để chủ động hơn công tác xuất khẩu và đảm bảo uy tín với khách hàng,
Công ty cần mở rộng liên doanh, liên kết với các nhà cung ứng nguyên liệu, tạo
mô hình kinh doanh khép kín. Thực hiện liên kết giữa 4 nhà:" Nhà nông - nhà
nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp ". Biện pháp này không những đảm
bảo cho công tác sản xuất liên tục, tận dụng triệt để công suất chế biến của Công
ty mà còn góp phần thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản trong vùng phát triển.
Đối với công tác thu mua nguyên liệu của Công ty ngoài những đại lý thu
mua, Công ty có thể thu mua theo hướng đầu tư vốn cho nông dân, họ dùng vốn
của Công ty để nuôi trồng và sau đó cung cấp nguyên liệu cho Công ty, cách
thức này vừa giúp đỡ cho nông dân sản xuất, vừa có lợi cho Công ty vì mở rộng
thị trường thu mua, đồng thời giá mua của Công ty cũng không bị biến động
nhiều.
Để thực hiện được giải pháp này Công ty có thể làm theo cách sau: