Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những chiến lược marketing độc nhất vô nhị.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.17 KB, 3 trang )

Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com
Những chiến lược marketing độc nhất vô nhị


Có rất nhiều chiến lược marketing khác nhau, nhưng có lẽ chỉ những chiến
lược marketing độc đáo nhất mới phát huy hết vai trò thực sự trong việc thu
hút khách hàng. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nhân cần có sự phân tích,
nghiên cứu kỹ thị trường và điều quan trọng là có chút ít “sự thông minh”.

1/ Phỏng theo các món ăn hoàng đế đã ăn

Đó là cách mà nhà hàng Hasvey nằm tại bang Califonia, Mỹ, do một người
Trung Quốc làm chủ đã thực hiện hàng chục năm nay. Các món ăn ở đây
kinh doanh hoàn toàn phỏng theo phương pháp làm các món ăn trong cung
đình của các hoàng đế Trung Quốc. Ở nhà hàng này luôn chú ý đến tâm lý
khách hàng. Khách hàng luôn có tình cảm thần bí, ngưỡng mộ, bắt chước
nào đó đối với các hoàng đế. Đặc biệt là những người dân phương Tây, họ
rất có hứng thú đối với các món ăn hoàng đế Trung Quốc đã từng ăn. Thậm
chí để tăng thêm cảm giác thần bí của các món ăn trong cung đình, nhà hàng
còn sưu tầm thêm rất nhiều truyền thuyết về các món ăn cung đình, tập hợp
thành những câu chuyện hấp dẫn ly kỳ, sau đó các nhân viên nhà hàng lại
giới thiệu mỗi khi phục vụ khiến cho khách hàng nghe xong cảm thấy thêm
phần hứng thú.

Mới đây, thị trưởng thành phố Washington, Mỹ đã tổ chức buổi tiệc tại nhà
hàng này. Các nhân viên phục vụ bê lên một đĩa thức ăn và không quên giới
thiệu rằng: “Có một lần Từ Hy Thái Hậu trong giấc ngủ mơ thấy ăn bánh
nướng thịt băm. Sáng sớm hôm sau cũng vừa vặn người đầu bếp cũng chuẩn
bị bánh nướng thịt băm. Hoàng hậu nghĩ rằng đây là điềm lành may mắn
như ý. Món bánh nướng mà hôm nay các vị ăn chính là món bánh nướng thịt
băm ấy đấy. Mong cho mọi người ăn món này vạn sự như ý, luôn luôn may


mắn”. Lời cô phục vụ vừa dứt đã dẫn đến những tràng vỗ tay không ngớt
khiến ông thị trưởng Washington và quan khách rất xúc động. Vị thị trưởng
vui mừng bày tỏ rằng: “Lần sau nếu đến Califonia tôi nguyện sẽ lại đến chỗ
các bạn”.

Chính cách kinh doanh tuyệt với đó đã khiến cho nhà hàng tiếng tăm lừng
lẫy, khách từ nhiều nơi đổ về đây để thưởng thức.

Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com
2/ Đồng tiền gặp may

Từ lâu không chỉ ở Châu Á mà ở cả các nước Anh, Mỹ, người ta tin rằng
nếu bỏ một số đồng tiền vào ví tiền mới thì sẽ gặp may. Lợi dụng khia cạnh
này, một cửa hàng bán lẻ của Mỹ đã thường xuyên bỏ vào mỗi ví và túi xách
của cửa hàng mình một đồng 6 cent, đồng thời in thêm dòng chữ sau đây vào
danh thiếp “có lẽ cách làm của chúng tôi hơi cổ lỗ những cầu chúc bạn gặp
nhiều may mắn”. Chi phí cho việc quảng cáo này chẳng đáng là bao nhiêu,
nhưng túi xách, ví tiền đã bán chạy nhanh chóng khiến cho cửa hàng trở nên
nổi tiếng. Còn vị trưởng quầy đó lập tức được thăng chức vụ cao hơn.

3/ Cửa hàng tự động giảm giá

Trên một đường phố ở Mỹ có một toà nhà 8 tầng gắn chữ “Phrin” toà nhà
này chính là công ty bán lẻ Phrin. Ở cửa hàng này có một cách tiêu thụ đặc
biệt là tự động giảm giá cho các loại hàng hoá, phương thức là: hàng hoá của
cửa hàng này đều được tự động hạ giá theo thời gian. Sau 1 tháng có thể hạ
xuống số 0 có nghĩa là đem tặng hoặc làm từ thiện. Mỗi một thứ hàng bày
bán trong cửa hàng này bên cạnh biển giá còn có biển ghi ngày tháng bắt
đầu bán. Trong vòng 12 ngày kể từ ngày bán đầu tiên hàng được bán nguyên
giá, nếu hàng này không bán được thì từ ngày thứ 13 trở đi tự động giảm giá

25%, nếu hàng có giá trị là 200 USD thì chỉ còn 150 USD. Qua 6 ngày nữa
mà vẫn không bán được thì giảm tiếp 25 giá nữa tức là 50% so với giá bán
ban đầu, nếu hàng gốc là 100 USD thì giờ chỉ thu 50 USD. Lại qua 6 ngày
nữa hàng này vẫn không bán được thì giảm tiếp 25% giá nữa tức là 75% so
với giá bán ban đầu. Như vậy, hàng giá 100 USD giờ chỉ thu 25 USD. Lại
qua tiếp 6 ngày cuối cùng của tháng nếu vẫn chưa không có người mua thì
hàng này đem tặng cho các tổ chức từ thiện xử lý.

Chính cách bán hàng tự động hạ giá như vậy của công ty này đã chứng minh
rằng hoạt động kinh doanh của họ rất thành công.

Khách hàng đến với cửa hàng lúc nào cũng đông nườm nượp. Sẽ có vấn đề
đặt ra rằng, giả sử nếu khách hàng nào cũng chờ đến khi hạ giá mấy mức giá
mới mua thì của hàng sẽ lỗ vốn mất. Song các nhân viên cửa hàng đều giải
thích rằng: đa số khách hàng chỉ đợi giảm giá đợt 1 là đã đổ xô đến mua,
không ai dám chờ đến đợt khác, bởi vì nếu hạ giá mà không mua thì sợ
người khác sẽ mua lại mất. Vì thế không ai bảo ai, họ tranh nhau các hàng
Nguồn chia sẻ : www.vnedoc.com
hoá ở đây.

4/ Lợi dụng hiệu ứng ảnh hưởng dây chuyền

Một cửa hàng ở Pháp bán các đồ gỗ nội thất, thế nhưng suốt ba tuần kể từ
ngày khai trương cửa hàng không có khách hàng nào biết đến cửa hàng. Ông
chủ cửa hàng bèn tìm đến John Smith, một chuyên gia nổi tiếng về kiến trúc
nội thất nói rằng: Cửa hàng tôi có nhiều đồ gỗ nội thất những suốt ba tuần
qua chẳng có khách hàng nào đoái hoài đến, nay nhờ ông giúp đỡ, ông cứ đi
vài vòng xung quanh cửa hàng tôi, trước khi bỏ đi thì quay đầu nhìn lại, tôi
sẽ trả phí tổn cho ông trong các ngày đó”.


Smith đồng ý làm theo lời thỉnh cầu này của ông chủ cửa hàng. Smith vốn là
một chuyên gia nổi tiếng về nội thất gia đình, nay mọi người thấy Smith xuất
hiện mấy ngày liền cứ vòng đi vòng lại cửa hàng, nhìn nhìn, ngó ngó, trước
khi rời đi lại quay đầu lại nhìn một cách ra vẻ tiếc rẻ khiến cho lập tức ai
cũng đến xem bình phẩm đồ gỗ nội thất của cửa hàng. Lập tức cửa hàng
không những tiêu thụ mạnh sản phẩm của mình mà giá cả còn tăng lên đáng
kể.

Điều này chứng tỏ ông chủ cửa hàng là người rất giỏi thuật bán hàng, ông ta
đã biết lợi dụng ảnh hưởng của người nổi tỉếng am hiểu về đồ gỗ nội thất
trên thị trường khiến sản phẩm của cửa hàng bán được nhiều, giá lại cao.


×