Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.69 KB, 6 trang )

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
những nguyên nhân phát sinh

Rủi ro là điều không ai mong đợi nhưng phải chấp nhận “sống chung”.
Nhận diện được rủi ro, có giải pháp phòng tránh, biến hạn chế tổn thất khi
có rủi ro, đó là giải pháp tích cực thay vì “mũ ni che tai” hoặc lạc quan tếu,
kinh doanh liều lĩnh.
Vậy thì "rủi ro” là gì? Đã có nhiều định nghĩa về rủi ro, tựu trung lại, có hai
điểm chủ yếu : thứ nhất đó là các sự kiện bất ngờ, không mong đợi; thứ hai
là khi xảy ra, rủi ro gây tổn thất cho con người, xã hội. Hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp rất đa dạng. Về lý thuyết, các hoạt động đó luôn có
những rủi ro rình rập. Thay vì thống kê các rủi ro (là điều khó khăn), tiếp
cận vấn đề từ việc nhận dạng các nguyên nhân gây rủi ro sẽ giúp các doanh
nghiệp chủ động phòng tránh tốt hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây
rủi ro phổ biến, thông dụng mà các doanh nghiệp thường gặp phải.

8 nguyên nhân chính gây rủi ro
Thứ nhất nguyên nhân từ môi trường tự nhiên, như bão, lũ lụt, hạn hán,
động đất, núi lửa, sóng thần, nước biển dâng, trái đất “nóng” lên,... Các rủi
ro này thường có hai đặc điểm chung: khả năng dự báo, dự đoán thấp, xảy ra
bất ngờ, thứ hai là gây thiệt hại trên quy mô lớn; không chỉ cho một vùng
miền, một ngành hàng, một cộng đồng mà cho cả một nền kinh tế, một số
quốc gia hoặc cả thế giới. Trong bốn tai họa "thủy, hỏa, đạo, tặc", ông bà ta
đã xếp thủy là tai họa số một. Nói dự đoán, dự báo là khó nhưng các hiện
tượng thiên nhiên này cũng hoạt động theo quy luật, do đó, các doanh
nghiệp cũng có thể chủ động phòng tránh hoặc lựa chọn giải pháp thích hợp.
Thứ hai là các rủi ro từ môi trường xã hội, từ cấu trúc xã hội, dân số, dân
cư. Đó là sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, các thang giá
trị trong xã hội, các đặc xã hội... Một xã hội bao cấp về kinh tế, bao biện
trong quản lý một xã hội “ít trọng thương”, loay hoay trong việc định thang
giá trị “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”, hai xếp hạng


đơn giản theo kiểu "sĩ, nông, công, thương”, một xã hội với cộng đồng dân
cư đông nhưng không mạnh, chất lượng dân số thấp, sức mua kém, tỉ lệ dân
số trẻ thấp,... đều có thể là nguồn gốc rủi ro cho các hoạt động thương mại,
đầu tư của doanh nghiệp. Ngược lại, một xã hội biết khuyến khích nuôi
dưỡng các giá trị sáng tạo, các cảm hứng đầu tư, chắc chắn sẽ là lá chắn bảo
vệ tốt cho các doanh nghiệp.
Thứ ba là các rủi ro đến từ nơi có môi trường thấp kém về văn hóa, tha hóa
về đạo đức... Một xã hội nơi có dân trí thấp, các chuẩn mực văn hóa thiếu,
đạo đức không được đề cao, làm sao có thể thực thi pháp luật tốt được? Một
khi pháp luật không được thực thi hiệu quả thì ngàn vạn rủi ro có thể xảy ra.
Ở đó, sẽ có sự lộng quyền của chính trị, sự lộng hành của các loại tội phạm
như trộm cắp, cướp bóc, bạo loạn, lừa đảo kinh tế ngầm, bội ước hợp đồng,
hàng giả, hàng nhái, kích động tôn giáo, sắc tộc, hận thù... Các giá trị "chân,
thiện, mỹ”, như là chuẩn mực của văn hóa, đạo đức một khi đã bị chà đạp thì
làm sao kinh doanh chân chính, đầu tư bền vững có chỗ đứng lâu dài được ?
Hệ quả sẽ là các loại kinh doanh chụp giật, lừa đảo, dối trá... sẽ thống trị.
Thứ tư là các rủi ro từ môi trường chính trị, nơi thiếu các thiết chế để bảo vệ
quyền tự do, dân chủ, quyền sở hữu tài sản của người dân nói chung, doanh
nghiệp nói riêng. Môi trường
chính trị bao gồm sự ổn định
về chính trị, an ninh, an toàn
cho doanh nghiệp, người dân.
Một quốc gia thường xuyên
thay đổi chính sách, thường
xuyên có đảo chính, chiến
tranh, bạo loạn, xung đột sắc
tộc, tôn giáo, bãi công. đình
công, thường xuyên có sự ca
thiệp thiếu chuẩn mực vào
trường, chính sách bị các nhóm lợi ích mờ ám chi phối, phân biệt đối xử,

tham ô, hối lộ trầm trọng... đều gây nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp
khiến họ thiếu niềm tin kinh doanh, mất động lực đầu tư hoặc tệ hại hơn,
n
thị
kinh doanh theo kiểu băng đảng maphia, băng hoại nhà nước, gây hại cho cả
nền k

inh tế, xã hội.
Thứ năm là các rủi ro từ môi trường kinh tế. Một nền kinh tế khoẻ là một
nền kinh tế có sức đề kháng cao, có khả năng giải quyết khủng hoảng một
cách tốt nhất theo hướng minh bạch, chi phí thấp, tính bền vững cao. Một
môi trường kinh tế, nơi thường xuyên có khủng hoảng, lạm phát triền miên,
giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ giá thay đổi chóng mặt, hàng hóa dịch
vụ khan hiếm (thật và giả), độc quyền không kiểm soát được, cạnh tranh
công bằng chỉ nằm trên giấy... cùng với việc thiếu năng lực kỹ trị hoặc sự
công tâm của công quyền đều được coi là những rủi ro lớn cho các doanh
nghiệp. Ngoài ra, xét từ một góc độ khác, các thách thức đến từ một nền
kinh tế có sức cạnh tranh cao, sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật.
của công nghệ thông tin cũng sẽ là những rủi ro cho những doanh nghiệp
thiếu khả năng thích ứng với đổi mới.
Thứ sáu là các rủi ro có nguyên nhân từ môi trường pháp lý thiếu minh bạch
trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây cũng là hiểm họa
của kinh doanh lành mạnh. Một hệ thống văn bản pháp luật được ban hành
với sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp, theo các tiêu chí
bền vững, thống nhất, thân thiện, công bằng, dễ áp dụng; một hệ thống hành
pháp hoạt động theo phương châm hỗ trợ, thúc đẩy và phục vụ kinh doanh;
một hệ thống tư pháp đáng tin cậy, tôn trọng công lý, bảo đảm pháp luật
thực thi hiệu quả cùng với một xã hội thượng tôn đạo đức, pháp luật sẽ là
một môi trường lý tưởng để khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp.
Ngược lại, nơi pháp luật bất nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, thay đổi đột ngột,

mờ ám, thực thi pháp luật thiếu minh bạch, công khai, hiệu quả, việc áp
dụng pháp luật thiếu công bằng, khách quan, các quyền sở hữu tài sản,
quyền bảo vệ hợp đồng hoặc luôn bị xâm hại hoặc chi phí quá cao... đều là
nguồn gốc rủi ro, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.
Thứ bảy là các rủi ro đến từ các đối tác của doanh nghiệp. Họ có thể là các
nhà đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết, là bạn hàng của doanh nghiệp. Họ
đến từ đâu? Họ có đáng tin cậy về đạo đức, kỹ năng, kinh nghiệm, tài chính,
pháp luật, quản trị doanh nghiệp không? Thiết lập quan hệ với họ, dù chỉ
một lần, như lời ông bà khuyên "phải dò cho đến ngọn nguồn, lạch sông".
Hiểu và tin nhau đã rồi mới nói đến việc thương thuyết, ký kết, thực hiện
hợp đồng trong đó, mỗi công đoạn đều rình rập những rủi ro mà doanh
nghiệp cần phải tính đến như: mâu thuẫn trong các điều khoản, chọn luật,
thanh toán và thuế, chuyển quyền sở hữu và rủi ro, các biện pháp khắc phục
và xử lý vi phạm, giới hạn trách nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
và giải quyết tranh chấp hợp đồng...
Thứ tám là các rủi ro đến ngay từ chính trong nội bộ doanh nghiệp như thái
độ của doanh nghiệp đối với rủi ro, sai lầm trong chiến lược kinh doanh,
quản lý doanh nghiệp, sự yếu kém của cán bộ quản lý và nhân viên, thiếu
đạo đức và văn hóa kinh doanh, thiếu động cơ làm việc, thiếu đoàn kết nội
bộ ... Tôn Tử nói: biết mình biết người, trăm trận trăm thắng". Ba rủi ro có
thể đến: thứ nhất là chỉ biết mình mà không biết người, thứ hai là chỉ biết
người mà không biết mình và cuối cùng, không biết cả mình lẫn người. Để
"biết mình", điều quan trọng nhất là thường xuyên tự kiểm tra và kiểm tra
đối chứng hệ thống quản trị doanh nghiệp của mình có hiệu quả không, có
minh bạch không. Quản trị doanh nghiệp là toàn bộ các điều lệ, quy tắc, quy
chế, thông lệ quản lý và điều hành doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp tốt
sẽ giúp các chiến lược, quyết định của doanh nghiệp được ban hành sáng
suốt nhất, thực thi hiệu quả nhất, loại trừ được rủi ro tốt nhất. Quản trị doanh

×