Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.21 KB, 23 trang )

Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
1.1 Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Hiện nay, cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến, bao
gồm cả cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong nền kinh tế nói riêng. Khái
niệm cạnh tranh được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, ngành, một quốc
gia hay một khu vực, một nhóm liên quốc gia; sự khác biệt đó là đối với đối
tượng sử dụng khác nhau thì mục tiêu khác nhau. Đối với doanh nghiệp thì mục
tiêu của cạnh tranh chính là tìm kiếm lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường còn với
quốc gia đó chính là sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao mức sống của người
dân và gia tăng phúc lợi xã hội.
Trong các hoạt động kinh tế, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu như
sau: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham
gia sản xuất, kinh doanh với nhau nhằm giành được điều kiện thuận lợi trong
sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ nhằm thu được nhiều lợi ích
nhất cho mình”
1.1.2 Các loại hình cạnh tranh
Cạnh tranh có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên
các tiêu thức sau:
♦ Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
Cạnh tranh giữa người mua và người bán: loại hình cạnh tranh này hình
thành dựa trên cở sơ thoả thuận giá cả của hàng hoá. Trong đó, người mua muốn
mua được hàng hoá với giá thấp nhất, còn người bán thì mong muốn có thể bán
với giá cao nhất.
Cạnh tranh giữa người mua với nhau: loại hình cạnh tranh này được hình
thành dựa vào quan hệ cung-cầu trên thị trường. Trong trường hợp khi cung
thấp hơn cầu rất nhiều thì cạnh tranh diễn ra càng gay gắt, giá hàng hoá sẽ tăng
cao do người mua phải chấp nhận giá để có thể mua được hàng.
Cạnh tranh giữa người bán với nhau: là cuộc cạnh tranh giữa những
người cung cấp hàng hoá nhằm giành được khách hàng và thị trường. Cuộc


cạnh tranh này sẽ dẫn đến giá cả hàng hoá hạ xuống và chất lượng, mẫu mã của
hàng hoá không ngừng được cải tiến theo thị hiếu của người tiêu dùng. Người
bán nào không đủ năng lực sẽ bị đào thải khỏi thị trường.
♦ Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh diễn ra giữa các doanh
nghiệp, công ty trong một ngành. Các doanh nghiệp này cùng sản xuất ra một
loại sản phẩm như nhau, và kết quả của cạnh tranh sẽ dẫn đến sự phát triển của
kỹ thuật sản xuất
Cạnh tranh giữa các ngành: diễn ra giữa các doanh nghiệp trong các
ngành kinh tế khác nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Quá trình này sẽ
dẫn đến sự phân bổ lại vốn đầu tư giữa các ngành, các dòng vốn sẽ di chuyển từ
những ngành có lợi nhuận thấp sang những ngành có lợi nhuận cao.
♦ Căn cứ vào tình chất cạnh tranh
Cạnh tranh hoàn hảo: là cạnh tranh mà trên thị trường có nhiều người
bán khác nhau, trong đó không có người bán nào có đủ sức mạnh để khống chế
giá cả của thị trường. Các sản phẩm được bán ra tương đồng với nhau. Do đó để
cạnh tranh với các đối thủ khác thì người bán phải tìm cách giảm chi phí, nâng
cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, tạo ra được sự khác biệt so với
những người bán khác nhằm chiếm lĩnh thị trường.
Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh giữa những người
bán có sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm sẽ gắn liền với hình
ảnh và tên tuổi công ty. Do đó để có thể tiêu thụ được sản phẩm thì nguời bán
cần phải tiến hành các biện pháp như quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ
kèm theo, ưa đãi về giá cả.
Cạnh tranh độc quyền: trong trưòng hợp này giá cả trên thị trường sẽ
không được quyết định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Sản phẩm sẽ chỉ
do một hoặc một ít người bán và họ sẽ khống chế giá cả.
♦ Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh
Cạnh tranh lành mạnh: là cạnh tranh phù hợp với luật pháp, với đạo đức
kinh doanh, với các chuẩn mực xã hội. Các biện pháp cạnh tranh được xã hội

chấp nhận và tiến hành công khai.
Cạnh tranh không lành mạnh: là cạnh tranh dựa vào các hoạt động vi
phạm pháp luật ( như buôn lậu hay trốn thuế). Đây là loại hình cạnh tranh vi
phạm vào đạo đức kinh doanh và bị lên án.
1.1.3 Các công cụ cạnh tranh
♦ Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm chính là một công cụ rất quan trọng trong cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp. Nó phản ánh sự thoả mãn các nhu cầu của khách
hàng, dẫn tới việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng chiến thắng các
đối thủ cạnh tranh khác. Trong điều kiện hiện nay, khi mà thu nhập và mức sống
của người dân càng ngày càng được nâng cao thì giá cả đã không còn là yếu tố
hàng đầu nữa mà chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quan trọng quyết định đến
khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Do
đó để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác thì doanh nghiệp phải không ngừng
thay đổi, phát triển kỹ thuật và công nghệ của mình. Trường hợp này dẫn đến sự
phát triển chung của cả ngành sản xuất và đem đến lợi ích cho người tiêu dùng
khi ngày càng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
♦ Cạnh tranh bằng giá sản phẩm
Giá cả chính là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm, nó phụ thuộc
vào các yếu tố sau:
• Các yếu tố có thể kiểm soát: là các yếu tố có thể tính được bằng tiền
như các yếu tố đầu vào, giá thành nguyên, nhiên vật liệu, chi phí bán hàng, chi
phí lưu động, tiền lương công nhân …
• Các yếu tố không thể kiểm soát: là các yếu tố như quan hệ cung cầu trên
thị trường, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước.
Giá cả của hàng hoá được các doanh nghiệp sử dụng làm công cụ cạnh
tranh thông qua các chính sách định giá bán hàng hoá của mình trên thị trường.
Các chính sách định giá mà một doanh nghiệp có thể áp dụng như sau:
– Chính sách định giá thấp

Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ đưa ra giá bán hàng hoá thấp hơn
so với giá thị trường. Tuỳ thuộc vào mục tiêu, tình hình sản xuất và các biến
động của thị trường mà có thể chia thành các cách sau:
• Định giá bán thấp hơn giá thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm,
doanh nghiệp chấp nhận một mức lãi thấp hơn. Phương pháp này thường được
áp dụng khi doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường hoặc trong các chiến
dịch cạnh tranh với đối thủ.
• Định giá bán thấp hơn giá thị trường và thấp hơn cả giá trị sản phẩm,
doanh nghiệp chấp nhận bị lỗ. Cách này được áp dụng trong trường hợp doanh
nghiệp mới khai trương hoặc nhân dịp khuyến mại. Tuy nhiên, nếu sử dụng
không thích hợp sẽ dễ dẫn đến bị kiện do bán phá giá.
– Chính sách định giá cao
Đây là mức giá cao hơn mức cân bằng trên thị trưòng và cao hơn rất
nhiều so với giá trị sản phẩm. Thường được áp dụng trong các trường hợp:
• Đây là một sản phẩm mới vừa được tung ra thị trường, chưa có sự phản
hồi từ phía khách hàng, do đó có thể áp dụng giá cao và điều chỉnh dần.
• Doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường độc quyền ( có một hoặc
một ít nhà cung cấp), áp dụng mức giá cao để thu được lợi nhuận độc quyền
siêu ngạch.
• Sản phẩm được tung ra nhằm mục đích phục vụ cho tầng lớp thượng
lưu, có nhiều đặc điểm tốt hơn so với các sản phẩm cùng loại.
• Sản phẩm không được chế tạo hàng loạt mà chỉ có số lượng rất ít hoặc
duy nhất, chỉ có thể cung cấp thông qua đặt hàng trước.
• Sản phẩm thuộc loại không khuyến khích người tiêu dùng ( ví dụ thuốc
lá), do đó áp dụng giá cao để giảm số người sử dụng và khuyến khích người tiêu
dùng sử dụng sản phẩm thay thế.
– Chính sách định giá theo giá thị trường
Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào quan hệ cung cầu của thị trường và giá cả
của các doanh nghiệp khác mà quy định giá bán sản phẩm của mình. Do không
có sự hấp dẫn về giá nên trong trường hợp này các doanh nghiệp cần phải xúc

tiến hoạt động tiếp thị, quảng cáo, tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất, tăng năng
suất lao động.
– Chính sách giá phân biệt
Cùng một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp sẽ áp dụng các mức giá
khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau:
• Phân biệt theo lượng mua: khi khách hàng mua sản phẩm với số lượng
càng lớn thì giá càng giảm hoặc mức chiết khẩu tăng.
• Phân biệt theo chất lượng sản phẩm: cùng một loại sản phẩm sẽ được
chia thành các mức chất lượng khác nhau nhằm phục vụ các tầng lớp khách
hàng khác nhau.
• Phân biệt theo phương thức thanh toán: với phương thức thanh toán
ngay giá cả sẽ thấp hơn so với trả chậm. Giữa phương thức thanh toán bằng tiền
mặt hay chuyển khoản, trả bằng hàng hoá cũng sẽ có sự khác biệt về giá.
• Phân biệt theo thời gian: đối với thời gian khác nhau, giá cả áp dụng
cho sản phẩm sẽ thay đổi.
♦ Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm
Để hỗ trợ cho hoạt động bán hàng của mình doanh nghiệp có thể tiến
hành một số hoạt động như: tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, tổ chức hội
nghị khách hàng, tham gia vào các liên kết kinh tế…
Trong môi trường kinh tế hiện nay, mỗi một doanh nghiệp không những
cần sản xuất tốt mà còn phải biết phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm của
mình tới tay người tiêu dùng. Có thể phát triển tốt mạng lưới này thị khả năng
tiêu thụ sản phẩm mới có thể gia tăng. Thông thường kênh tiêu thụ sản phẩm
của một doanh nghiệp được chia thành 4 loại như sau:
Hình 1.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp

(A)
(B)
(C)


(D)
Nguồn: www.santhuongmai.com
(A): Kênh trực tiếp ngắn, từ tay người sản xuất đến thẳng tay ngưòi tiêu
dùng.
(B): Kênh trực tiếp dài, hàng hoá qua tay người bán lẻ.
(C): Kênh gián tiếp ngắn, hàng hoá phân phối qua đại lý của doanh
nghiệp sau đó mới đến tay những người bán lẻ.
Người tiêu dùngNgười bán lẻNgười sản xuất
(Doanh nghiệp)
Người bán lẻĐại lý
Bán lẻĐại lý Bán buôn
(D): Kênh gián tiếp dài, hàng hoá thông hệ thống đại lý, qua tay hệ thống
những người bán buôn rồi mới đến hệ thống bán lẻ, phân phối tới tay người tiêu
dùng.
1.2 Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là một khái niệm còn khá mới mẻ, lần đầu tiên được
đề cập đến là ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report
(1985):”Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất
sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ
cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt
được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người
lao động và chủ doanh nghiệp”.
Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh được ra đời;
tuy nhiên vẫn chưa có một khái niệm thống nhất được sử dụng. Mặc dù vậy, có
thể thấy rằng các khái niệm này gắn kết với các quan niệm sau:
• Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Đây là một quan niệm rất phổ
biến và được sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu sử dụng. Quan niệm
này có sự hạn chế là chưa bao hàm các phương thức, các yếu tố duy trì và nâng

cao năng lực cạnh tranh, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh
của một doanh nghiệp.
• Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng chống chịu
trước sự tấn công của các doanh nghiệp khác. Quan niệm này mang tính định
tính, không thể lượng hoá các yếu tố làm thước đo năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
• Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Michael
Porter, năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Hạn chế của quan niệm này là chưa gắn với việc thực hiện các
mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
• Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với khả năng duy trì và nâng cao lợi
thế cạnh tranh. Quan điểm này được khá nhiều tác giả của Việt Nam sử dụng.
Trong cuốn sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”, tác giả Nguyễn Hữu
Thắng đưa ra khái niệm: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng
mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt
lợi ích kinh tế cao và bền vững”.
Theo quan điểm này, năng lực cạnh tranh không chỉ là một chỉ tiêu đơn
lẻ, duy nhất mà mang tính tổng hợp, bao gổm nhiều chỉ tiêu cấu thành.
1.2.2 Mô hình đo lường năng lực cạnh tranh
1.2.2.1 Mô hình kim cương
Mô hình kim cương là mô hình do Michael Porter, giáo sư của đại học
Harvard (Mỹ) sáng lập nên dùng để phân tích bản chất và đo lường năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Mô hình sử dụng các nhóm yếu tố hình thành nên
4 đỉnh của cấu trúc kim cương là
• Các điều kiện yếu tố: con người và các yếu tố vật chất, tri thức
• Các điều kiện nhu cầu: quy mô, cơ cấu và sự tinh tế của thị trường nội
địa.
• Các ngành cung cấp và ngành có liên quan: có hay không sự cạnh tranh

quốc tế đối với ngành kinh doanh hoặc các ngành liên quan.
• Hiện trạng của doanh nghiệp: chiến lược, cơ cấu của doanh nghiệp, sự
cạnh tranh nội địa.
Hình 1.2 Mô hình kim cương của Porter

Bối cảnh cạnh tranh, chiến lược doanh nghiệp và cấu trúc ngành
Các điều kiện về các yếu tố đầu vào
Các điều kiện về cầu
Lĩnh vực liên quan và hỗ trợ
Nhà nước



Nguồn: www.tbic.vn
Mô hình kim cương của Porter không chỉ đo lường năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp dựa trên khẳ năng bên trong của doanh nghiệp mà còn xét đến
các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Hiện nay, mô hình này được sử dụng khá
phổ biến.
1.2.2.2 Mô hình SWOT
SWOT là các chử viết tắt của Streng (điểm mạnh), Weaknesses (điểm
yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), là một công cụ nhằm phân
tích thực trạng, vị thế của doanh nghiệp và định hướng phát triển.
Hình 1.3 Mô hình SWOT

×