Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Cấu tạo gỗ, công dụng của gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.82 KB, 6 trang )

[sửa] Công dụng của gỗ







Sơ bộ thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 ngành dùng gỗ làm
nguyên, vật liệu với trên 22.000 công việc khác nhau và sản xuất ra hơn 20.000
loại sản phẩm.
Gỗ là nguyên, vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi, là một trong
những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
Trong các văn kiện chính thức từ trước tới nay, chính phủ Việt Nam vẫn xếp gỗ
đứng hàng thứ ba sau điện và than.
Gỗ được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,
kiến trúc, xây dựng, khai khoáng.
Ngoài ra gỗ còn được dùng làm văn phòng phẩm, nhạc cụ, dụng cụ thể dục thể
thao, đóng toa tầu, thùng xe, thuyền, phà, cầu cống, bàn ghế và dụng cụ học sinh,
đồ dùng trong gia đình, công sở và chuyên dùng như bệnh viện, thư viện...

[sửa] Ưu, nhược điểm của gỗ và cách khắc phục
[sửa] Ưu điểm của gỗ







Cách nhiệt, cách điện, ngăn ẩm tốt, nhiệt dãn nở bé.


Mềm nên có thể dùng các máy móc, dụng cụ để cưa, xẻ, bào, khoan, tách chẻ với
vận tốc cao.
Dễ nối ghép bằng đinh, mộng, keo dán.
Có vân thớ đẹp, dễ nhuộm màu, dễ trang sức bề mặt.
Dễ phân ly bằng hóa chất dùng sản xuất giấy và tơ nhân tạo.
Là nguyên liệu tự nhiên, chỉ cần trồng, chăm sóc và dùng máy móc đơn giản để
khai thác và chế biến là có được.

[sửa] Nhược điểm và biện pháp khắc phục
Gỗ bị gây hại bởi sinh vật hại gỗ
• Sinh trưởng chậm, đường kính có hạn, có nhiều khuyết tật tự nhiên. Cần sử dụng
các biện pháp kỹ thuật lâm - sinh hợp lý trong công tác trồng và chăm sóc rừng.
• Dễ mục, dễ bị sinh vật (mối, mọt,...) phá hoại. Cần phun tẩm các hóa chất chống
mối mọt.
• Đàn hồi thấp. Cần biến tính gỗ bằng phương pháp ép hoặc ngâm hóa chất.
• Trong khi phơi sấy thường dễ nứt nẻ, cong vênh, biến hình. Cần có phương án
cưa xẻ, bóc lớp thích hợp.
• Trong thân thường có các chất chiết xuất, thường gây khó khăn cho công việc
trang sức bề mặt sản phẩm, hoặc ăn mòn các công cụ cắt gọt.
• Tỷ lệ co dãn cao, sản phẩm thường chịu tác động lớn của độ ẩm, nhiệt độ môi
trường. Cần loại bổ các yếu tố gây co dãn này:


Ngâm tẩm hóa chất nhằm thay thế các gốc (-OH) trong gỗ







Sấy gỗ để loại bỏ nước tự do và nước thấm khỏi gỗ. Sấy ở nhiệt độ
103±2oC

Dễ bắt lửa, dễ cháy. Cần ngâm tẩm hoặc sơn phủ các chất chống bắt lửa

[sửa] Mặt cắt gỗ
Trong nghiên cứu cấu tạo của gỗ người ta thường nghiên cứu trên 3mặt cắt điển hình:




Mặt cắt ngang: Là mặt cắt có phương vuông góc với trục dọc thân cây.
Mặt cắt xuyên tâm: Là mặt cắt nghiên cứu có phương song song với trục dọc
thân cây và đi qua tâm (lõi) thân cây.
Mặt cắt tiếp tuyến: Mặt cắt gỗ có phương song song với trục dọc thân cây và
vuông góc với một trong các đường thẳng xuyên tâm.

[sửa] Gỗ sớm, gỗ muộn




Gỗ sớm là phần gỗ sinh ra trong 1 chu kỳ sinh trưởng ở điều kiện sinh trưởng
thuận lợi (ở Việt nam thường là mùa xuân hạ). Gỗ sớm thường có màu sáng hơn.
Các tế bào gỗ sớm thường có vách mỏng, ruột lớn. Khả năng chịu các lực cơ học
là thấp hơn.
Gỗ muộn là phần gỗ sinh ra trong một chu kỳ sinh trưởng của cây gỗ ở điều kiện
sinh trưởng không thuận lợi (ở Việt nam thường là mùa thu đông). Gỗ muộn
thường có màu thẫm. Tế bào gỗ muộn vách dầy, ruột nhỏ, khả năng chịu tác động
cơ học tốt.


[sửa] Gỗ giác, gỗ lõi

Gỗ giác, gỗ lõi
Gỗ lõi là do gỗ giác hình thành nên. Đây là một quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hóa
học rất phức tạp. Trước hết tế bào chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ xuất hiện:
nhựa cây, chất màu, tanin, tinh dầu,... Ở trong ruột tế bào thấm lên vách tế bào làm cho
gỗ lõi có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu, nấm,
mối, mọt hơn gỗ giác.


Trên mặt cắt ngang gỗ lõi có màu sẫm hơn so với gỗ giác. Ở một vài loài, thường xuất
hiện hiện tượng gỗ lõi bị rỗng. Không có mối quan hệ nào giữa tăng trường đường kính
thân cây và thể tích gỗ giác, gỗ lõi. Có loài không hình thành gỗ lõi, có loài gỗ lõi hình
thành từ rất sớm, khiến bề dày của gỗ giác rất mỏng (ví dụ gỗ cây họ Dẻ, họ Dâu tằm).

[sửa] Vòng năm
Là vòng gỗ do tầng phát sinh phân sinh ra thường là 1 năm (tuỳ theo vị trí địa lý, ví dụ ở
Việt Nam thì vòng tăng trưởng trùng với một năm). Độ rộng của vòng năm phản ảnh tốc
độ sinh trưởng của một cây. Số lượng vòng năm cho ta biết tuổi cây. Trên mặt cắt ngang,
vòng năm là những đường tròn đồng tâm, trên mặt cắt xuyên tâm chúng là những đường
thẳng song song với nhau và có thể song song với trục dọc thân cây. Tùy từng đặc điểm
sinh học của loài, đặc điểm thời tiết, điều kiện dinh dưỡng mà vòng năm có thể là dễ
nhận biết hoặc khó nhận biết.

[sửa] Gỗ lá kim
Gỗ lá kim là sản phẩm gỗ tự nhiên khai thác từ các loài cây lá kim. Cấu tạo gỗ lá kim rất
đơn giản, thành phần cấu tạo chủ yếu gồm có quản bào vòng, quản bào dọc, tia gỗ, tế bào
mô mềm xếp dọc thân cây, ống dẫn nhựa.
Thành phần hóa học của gỗ lá kim chủ yếu gồm: xenlulo chiếm 43-52%, hemixellulo

chiếm 15-20%, lignhin chiếm 23-34%, ngoài ra còn 1 số chất phụ khác như chât màu,
tinh dầu,...chiếm tỷ lệ rất ít.
Đặc điểm chung của gỗ lá kim là vòng năm rõ, gỗ sớm gỗ muộn phân biệt rõ. Tia gỗ nhỏ
và ít. Thớ gỗ thẳng, ít khi nghiêng thớ.

[sửa] Gỗ lá rộng
Gỗ lá rộng là các sản phẩm gỗ tự nhiên khai thác từ thực vật lá rộng. Gỗ lá rộng có cấu
tạo phức tạp hơn gỗ lá kim, các thành phần cấu tạo chủ yếu: mạch gỗ, tế bào mô mềm
xếp dọc thân cây, tia gỗ, sợi gỗ, quản bào dọc, ống dẫn nhựa, cấu tạo lớp.
Thành phần hóa học của gỗ lá rộng gồm: xenlulo chiếm 41-49%, hemixellulo chiếm 2030%, lignhin chiếm 16-25%, ngoài ra còn có mặt của một số chất chiết xuất. Thành phần
các nguyên tố là sắp xỉ nhau, tương tự gỗ lá kim không phụ thuộc vào loài cây: C 4950%; O 43-44%; H ≈ 6%; N ≈1%.
Một đề tài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa thiết thực
17:36', 21/3/ 2003 (GMT+7)

Đó là đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm nhân giống một số cây trồng rừng bằng phương pháp nuôi
cấy mô”. Đề tài này vừa được Hội đồng khoa học chuyên ngành tỉnh Bình Định nghiệm thu và xếp
loại xuất sắc. Đề tài do thạc sỹ Lê Thị Kim Đào cùng các cộng sự ở Trung tâm ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật Bình Định thực hiện từ tháng 11.2001 đến tháng 12.2002. Có thể nói, đây là


một đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung thiết thực, tính thuyết phục, tính thực tiễn cao, gắn
liền với các dự án trồng rừng của tỉnh.
Công nghệ sinh học là một trong những ngành khoa học được Đảng và Nhà nước ưu tiên phát
triển. Công nghệ sinh học gắn với nhiều ngành kinh tế và có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Một trong những thành tựu nổi bật của công nghệ sinh học là lĩnh vực nhân giống và phục tráng
giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô, tạo ra hàng loạt giống cây trồng mới có năng
suất cao hơn, phẩm chất tốt hơn các giống cây trồng hiện có.
Triển khai Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Định thực hiện Nghị quyết ĐH IX của Đảng
và Nghị quyết ĐH XVI Đảng bộ tỉnh, năm 2001, Sở KHCN và MT tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt
một số đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công tác

giống cây trồng, trong đó có đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm nhân giống một số cây trồng rừng
bằng phương pháp nuôi cấy mô” do Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHKT tỉnh thực hiện.
Đề tài được tiến hành nhằm nghiên cứu quy trình nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô một số
cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao và có nhu cầu cây giống với số lượng lớn mà các phương
pháp nhân giống khác không đáp ứng được. Đó là các cây: bạch đàn Urophylla, hông, trầm
hương và giổi xanh. Mục tiêu của đề tài, trước mắt là xây dựng và hoàn thiện quy trình nhân
giống các giống cây bạch đàn Urophylla, hông, trầm hương và giổi xanh bằng phương pháp nuôi
cấy mô, và về lâu dài sẽ triển khai nhân giống đại trà các giống cây này theo quy trình nhân giống
đã được nghiên cứu hoàn thiện để phục vụ cho các chương trình trồng rừng của tỉnh.
Như đã nêu, đối tượng nghiên cứu của đề tài là 4 loại cây trồng rừng có nhu cầu lớn về cây giống
mà bằng các phương pháp khác không đủ để cung cấp cho nhu cầu trồng rừng ngày càng cao.
Cây bạch đàn Urophylla là một giống bạch đàn mới, có ưu điểm phát triển sinh khối nhanh, ít hại
đất, đã được trồng thành công ở Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh-Phú Thọ,
Công ty giấy Đồng Nai, và tại Gia Lai. Theo kế hoạch, Bình Định sẽ đưa vào trồng đại trà loại cây
này đối với rừng nguyên liệu giấy chất lượng cao. Việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp nuối
cấy mô để sản xuất cây giống đầu dòng bạch đàn Urophylla nhằm cung cấp cho các đơn vị, cơ
sở nhân giống trồng rừng trong tỉnh là rất cần thiết.
Cây hông (Paulownia fortunei) là loại cây phân bố tự nhiên ở vùng rừng núi thuộc các tỉnh phía
Bắc (như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn), nhưng chưa phát triển thành rừng và
việc thu thập hạt giống loại cây này trong tự nhiên chưa thực hiện được. Thời gian gần đây, giống
cây hông mới được nhập vào nước ta và được triển khai trồng thử nghiệm ở một số tỉnh. Kết quả
ban đầu cho thấy: cây sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng phát triển mạnh ở nước ta. Cây
hông nổi bật với các đặc điểm: sinh trưởng nhanh, thời gian thu hoạch ngắn, chất lượng gỗ tốt,
bền, nhẹ, cách nhiệt, cách điện, giá trị kinh tế cao. Hiện nay, nhu cầu về giống cây hông rất lớn,
nhưng phương pháp nhân giống bằng gieo hạt còn nhiều hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu.
Để duy trì các đặc điểm nổi bật của cây đầu dòng đã được chọn lựa và có thể cung cấp một
lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn thì phương pháp nuôi cấy mô là ưu việt nhất.
Cây trầm hương (Aquilaria crassna) còn gọi là cây Dó bầu, là một loại cây rừng có giá trị kinh tế
cao. Trong tự nhiên, khi cây trưởng thành sẽ cho trầm hương là một loại lâm đặc sản quý hiếm,
có giá trị kinh tế cao. Ở Bình Định, từng đã có đề tài nghiên cứu di thực cây trầm hương về huyện

Hoài Ân (năm 1997), người dân đã trồng đạt kết quả, nhưng việc phát triển thành rừng gặp khó
khăn do không có cây giống. Vì vậy, việc nhân nhanh một số lượng lớn giống cây trầm hương là
cần thiết để cung cấp cây giống cho nhu cầu trồng rừng của nhân dân, đồng thời góp phần bảo
vệ nguồn gen quý hiếm này.
Cây giổi xanh (Michelia mediocris) là loại cây cho gỗ lớn, mọc nhanh, gỗ cứng, thớ mịn, có màu
vàng nhạt, lõi thẫm, ít biến dạng, không bị mối mọt. Ở Bình Định, giổi xanh mọc rải rác trong rừng
rậm với số lượng không nhiều và đang bị săn tìm để lấy gỗ làm cho số lượng ngày càng bị giảm
sút. Hiện nay, giống cây giổi xanh đang được nhân dân nhiều nơi trong tỉnh tìm mua để trồng
phân tán, nhưng lượng cây giống cung cấp rất hạn chế do nguồn hạt giống thu được rất ít. Đề tài
nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Bắt tay vào nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã tiến hành thu thập cây giống đầu dòng các loại


cây, nghiên cứu xác lập quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, nhân giống thử
nghiệm theo quy trình đã được xác lập, tổng hợp và xử lý số liệu, và hoàn thiện quy trình. Sau 14
tháng nghiên cứu thử nghiệm (từ tháng 11.2001 đến tháng 12.2002), nhóm tác giả đề tài đã hoàn
chỉnh quy trình nhân giống 4 giống cây đã nêu bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật từ khâu
vào mẫu, nhân giống trong phòng thí nghiệm đến khâu đưa ra ươm và tạo cây hoàn chỉnh ở
vườn ươm. Áp dụng quy trình nhân giống đã nghiên cứu, đề tài đã nhân được 77.000 cây bạch
đàn Urophylla và hông, giao cho các đơn vị trồng, hiện cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Dự
kiến mùa trồng rừng 2003 sẽ có cây trầm hương và cây giổi xanh đưa ra trồng rừng khảo nghiệm.
Ngoài ra, hiện Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Bình Định còn giữ 5.000 bình chồi
giống các loại.
Qua kết quả nghiên cứu thử nghiệm, nhóm tác giả đề tài kết luận: 4 loại cây nghiên cứu đều có
thể nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho chất lượng cây giống tốt, hiệu quả kinh tế
cao. Và với kết quả nghiên cứu thử nghiệm, trong thời gian tới, đề tài sẽ được áp dụng vào sản
xuất đại trà để cung cấp cây giống có chất lượng tốt phục vụ cho nhu cầu trồng rừng năng suất
cao của Bình Định và các tỉnh lân cận, góp phần gia tăng diện tích trồng rừng, phủ xanh đất trống
đồi trọc, góp phần hạ giá thành cây giống, tiết kiệm chi phí cho công tác trồng rừng.


Viên Ngọc Nam và CS: Sinh khối cây keo lai (Hybrid Acacia) trồng tại phường Long Bình
- quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh (Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2007, 3, 397-400)
Keo lai (Hybrid Acacia), thuộc họ phụ trinh nữ (Mimosoideae), bộ đậu (Leguminosae), tên
thường gọi là keo lai do lai tự nhiên từ keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia
auriculiformis), cây cao từ 25 – 30m, đường kính có thể đến 60 – 80cm. Cây ưa sáng, mọc
nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, cải tạo môi trường sinh thái, góp phần hạn chế lũ
lụt. Gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt như kích
thước nhỏ làm nguyên liệu giấy. Để góp phần tìm hiểu sinh khối loài keo lai, đề tài đã tiến hành
ngiên cứu sinh khối cá thể cũng như quần thể keo lai trồng trên đất thoái hoá của khu vực
phường Long Bình - quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu cho 5,11± thấy sinh khối của keo lai trồng ở trên đất Laterit thoái hoá đạt
46,69 tấn/ha ở tuổi 5, sinh khối tăng trung bình hàng năm là 9,34 tấn/ha/năm và 82,22 19,68
tấn/ha đối với rừng 7 tuổi và lượng sinh khối tăng trung bình hàng năm± là 16,44 tấn/ha/năm.
Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mật độ rừng trồng có ảnh hưởng rõ nét đến sản
lượng rừng mà cụ thể là sinh khối và năng suất rừng. Do rừng trồng có mật độ phân bố không
đều nên sinh khối của rừng cũng có nhiều biến động. Do rừng còn quá dày nên đã hạn chế đến
sinh trưởng và phát triển của cây thông qua sinh khối chưa đạt cao so với các khu rừng trồng
khác, do đó cần áp dụng biện pháp tỉa thưa để tạo điều kiện cho rừng phát triển.

Nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến gỗ rừng trồng


Các loại gỗ rừng trồng có nhiều thế mạnh về trữ lượng ngày càng lớn song còn tồn tại nhiều
nhược điểm về đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ vật lý, tính chất công nghệ, thành phần hoá học….
Chính những nhược điểm này đã gây ra không ít khó khăn trong quá trình gia công chế biến và
sử dụng gỗ như: gỗ dễ bị nứt vỡ, cong vênh, khả năng dán dính kém, nhiều mắt mấu dẫn đến tỷ
lệ sử dụng gỗ rất thấp và chất lượng sản phẩm không cao. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu nhiệt
đới của nước ta, hầu hết các loại gỗ rừng trồng rất dễ bị côn trùng và nấm gây hại ngay sau khi
khai thác đến suốt quá trình chế biến và sử dụng. Để giảm bớt thiệt hại về lâm sản do sâu nấm
gây ra, các giải pháp xử lý bằng thuốc bảo quản được đánh giá là đạt hiệu quả hữu hiệu nhất.

Một số loại thuốc chứa các hoá chất có độ độc cao như asenic, penta chlorophenol và
pentachlorophenolat natri đã bị cấm sử dụng. Do đó, chủng loại thuốc bảo quản rất hạn chế,
trong khi nhu cầu sử dụng để bảo quản gỗ và các lâm sản ngoài gỗ ngày càng tăng, đòi hỏi cần
có nghiên cứu tạo ra các loại thuốc bảo quản lâm sản mới đảm bảo hiệu lực với sinh vật hại và
đáp ứng được tiêu chí an toàn với môi trường.



×