Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Sử dụng di sản văn hóa dan ca quan họ bắc ninh trong dạy học lịch sử việt nam ở trường THPT huyện thuận thành tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA
DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN THUẬN THÀNH
TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA
DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN THUẬN THÀNH
TỈNH BẮC NINH
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy

THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
thực hiện cùng với sự dẫn dắt nhiệt tình của PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy, trong
thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2020.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu
khác nhau, các nguồn thông tin được tổng hợp, khái quát đưa vào luận văn một
cách hợp lý và đúng quy định.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn là khách
quan, trung thực và chưa từng được công bố, sử dụng trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung của luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Hà Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn
và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên,
Khoa Lịch sử và Phòng Đào tạo (Sau đại học) của trường đã tạo mọi điều kiện cho tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Lịch sử Trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu làm luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Lịch
sử của các trường THPT trên địa bàn Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là trường
THPT Thuận Thành số 2 đã tạo điều kiện cho tôi thực nghiệm sư phạm và hoàn thành
luận văn này.
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 9
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................... 9
6. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 10
7. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn những đóng góp của luận văn .......................... 10
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 11
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG DI SẢN VĂN
HÓA DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT ........................................ 12
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 12
1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa ........................................................................ 12
1.1.2. Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh .............................................. 14
1.1.3. Đặc điểm của kiến thức lịch sử ở trường phổ thông ............................... 17
1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh
trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông .................................................. 19
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 22
1.2.1. Thực tiễn sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong
dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. ...................................................... 22
1.2.2. Những vấn đề rút ra từ thực tiễn .............................................................. 31
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 32
Chương 2. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA DÂN CA
QUAN HỌ BẮC NINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT
NAM Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH
BẮC NINH ............................................................................................. 34
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam
ở trường THPT ........................................................................................ 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.1.1. Vị trí ......................................................................................................... 34
2.1.2. Mục tiêu ................................................................................................... 35
2.1.3. Nội dung cơ bản....................................................................................... 36
2.2. Tài liệu về Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh khai thác trong
dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT ............................................. 38
2.2.1. Những nội dung Lịch sử Việt Nam sử dụng Di sản văn hóa Dân ca
Quan họ Bắc Ninh ................................................................................... 38
2.2.2. Các tài liệu về Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh khai thác
trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT ................................... 40
2.2.3. Yêu cầu khi sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong
dạy học Lịch sử ở trường THPT.............................................................. 46
2.3. Biện pháp sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong
dạy học Lịch sử ở trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. .... 49
2.3.1. Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong thiết kế chủ
đề dạy học ................................................................................................ 49
2.3.2. Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh dạy bài nội khóa .... 52
2.3.3. Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh dạy bài lịch sử địa phương
................................................................................................................. 58
2.2.4. Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh để tổ chức hoạt động
trải nghiệm ................................................................................................ 63
2.4. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................. 69
2.4.1. Mục đích, đối tượng, địa bàn và nội dung thực nghiệm.......................... 69
2.4.2. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 70
2.4.3. Kết quả thực nghiệm................................................................................ 73
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 76

KẾT LUẬN....................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 81
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DHLS

:

Dạy học lịch sử

DSVH

:

Di sản văn hóa

GDTX

:

Giáo dục thường xuyên

GV


:

Giáo viên

HĐTN

:

Hoạt động trải nghiệm

HS

:

Học sinh

THPT

:

Trung học phổ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.


Kết quả điều tra học sinh ............................................................... 29

Bảng 2.1.

Kế hoạch thực hiện dự án .............................................................. 60

Bảng 2.2.

Phiếu đánh giá điểm nhóm ............................................................ 62

Bảng 2.3.

Kết quả kiểm tra tại lớp thực nghiệm và đối chứng ...................... 73

Bảng 2.4.

Kết quả khảo sát học sinh sau thực nghiệm .................................. 75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế tạo nên nhiều cơ
hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó có thách thức về
giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Luật Di sản văn hoá đã xác định: “Di
sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và

là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [29]. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá
VIII) đã chỉ rõ: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là
cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn
hoá” [20]. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của các dân tộc là
chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, trong đó giáo dục giữ vai trò quan
trọng.
Bắc Ninh là tỉnh nằm ở cùng châu thổ sông Hồng, một trong những địa
phương có bề dày văn hiến và truyền thống lịch sử lâu đời. Bắc Ninh ngày nay
là một phần của vùng Kinh Bắc xưa, là địa bàn cư trú của người Việt Cổ từ hàng
ngàn năm trước. Với những điều kiện thuận lợi Bắc Ninh đã từng được chọn làm
thủ phủ của nước ta dưới thời Bắc thuộc, là đất phên dậu phía Bắc của thành
Thăng Long xưa, là nơi ghi dấu bao chiến công hiển hách của quân và dân ta
trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nơi đây còn nổi tiếng là trung tâm
Phật giáo, vương quốc của các lễ hội, nơi kết tụ tài hoa các làng nghề, là vùng
đất của học hành, khoa cử, với nhiều danh nhân có đóng góp quan trọng cho lịch
sử và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam... Tất cả những yếu tố đó, đã tạo nên
một kho tàng di sản văn hóa đa dạng, độc đáo, giàu giá trị còn được lưu truyền
đến ngày nay. Trong kho tàng di sản văn hóa đó không thể không kể đến Dân ca
Quan họ - loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa “xứ Kinh Bắc"
ngàn năm văn hiến. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban
liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Dân ca
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Quan họ đã được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều đó,
đã khẳng định giá trị của Dân ca Quan họ, mặt khác cũng đặt ra trách nhiệm lớn

lao trong việc bảo tồn và phát huy loại hình dân ca - sản phẩm tinh thần quý báu
này.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chương trình giáo dục di sản từ năm học
2007-2008. Từ năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch đã có hướng dẫn về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học tại các
trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên. Đây là hoạt động nhằm
góp phần giáo dục toàn diện học sinh, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn
hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tại Bắc Ninh, để
bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh, góp phần bồi
đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa quý
báu của quê hương, từ năm học 2011- 2012, tỉnh Bắc Ninh đưa Dân ca Quan họ
vào giảng dạy tại các trường học cho các em học sinh từ mầm non cho đến phổ
thông. Khẳng định trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận
thức cho học sinh về di sản văn hóa, vừa có trách nhiệm sử dụng di sản văn hóa
để dạy học. Việc làm này sẽ nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh đối
với di sản văn hóa. Sử dụng DSVH trong dạy học cho học sinh ở nhà trường
nhằm hình thành ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn
hóa. Đồng thời rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học
tập theo hướng tích cực. Qua đó bài học trở nên sinh động hấp dẫn và giúp học
sinh hứng thú, tiếp thu bài tốt hơn. Đặc biệt là, hiện nay đa phần các em học sinh
đang thiếu kiến thức thực tế, vì vậy, việc sử dụng DSVH trong dạy học sẽ là sợi
dây gắn kết trách nhiệm và tình cảm của nhà trường với gia đình và xã hội. Đồng
thời sử dụng di sản Dân ca Quan họ trong dạy học còn góp phần phát hiện, bồi
dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh…Tuy nhiên, qua ghi nhận, việc giáo dục
DSVH nói chung và Dân ca Quan họ nói riêng trong nhà trường còn nhiều hạn
chế, chưa phát huy hết được vai trò, giá trị của DSVH trong giáo dục Lịch sử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về các DSVH, nghiên cứu về Dân ca
Quan họ Bắc Ninh tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, có
tính hệ thống về việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong dạy học nói chung
và dạy học Lịch sử nói riêng. Điều đó cho thấy tính cấp thiết của vấn đề nghiên
cứu. Do vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc
Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT huyện Thuận Thành
tỉnh Bắc Ninh” làm nội dung nghiên cứu luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề cập đến DSVH Dân ca quan họ Bắc Ninh, việc giáo dục di sản, sử dụng
di sản trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng cũng như sử dụng DSVH Dân
ca quan họ trong DHLS đã có nhiều công trình nghiên cứu.
2.1. Tài liệu nước ngoài
Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” của Đairi. N.G, NXB
Giáo dục, Hà Nội năm 1973 đã khẳng định “toàn bộ công tác dạy học sẽ vô cùng
có lợi, nếu thầy giáo hiểu môn học trên cơ sở tất cả những nguồn tư liệu có liên
quan đến sự kiện”[9]. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của việc sử dụng tư
liệu trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Qua sử dụng tư liệu sẽ
xây dựng nên một bức tranh toàn diện, trọn vẹn, rõ ràng, có hình ảnh, gợi cảm
về một biến cố lịch sử hoặc về một quá trình lịch sử.
Tác giả IF. Kharlamop cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế
nào” (1979) NXB Giáo dục, đã trình bày lí luận và biện pháp nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh trong đó khẳng định cần tăng cường tính tích cực tư
duy của học sinh khi giáo viên trình bày kiến thức bằng lời có kết hợp với trực
quan, với trần thuật và miêu tả... [12].
Theo “Hiến chương Quốc tế” về bảo tồn và trùng tu di tích và di chỉ (1964),
Đại hội quốc tế lần thứ hai các kiến trúc sư và kĩ thuật gia về di tích lịch sử,
Venice, 1964, được ICOMOS chấp nhận năm 1965 đã coi di tích lịch sử của các

thế hệ con người luôn thấm được những thông điệp từ quá khứ, đến nay đó vẫn
là những nhân chứng sống của những truyền thống lâu đời cổ xưa. Nhân loại
đang ngày càng nhận thức rõ ràng tính thống nhất của giá trị các di tích và coi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




các di tích cổ như là một di sản chung. Nhất thiết phải bảo tồn và phát huy được
giá trị của những di sản đó [27].
Trong “Công ước về bảo vệ di sản tự nhiên và di sản văn hóa” (1972) đã
nêu: “di sản văn hóa được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời
hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn
trọng đối với sự đa dạng về văn hóa và tính sáng tạo của con người” [38].
Trong báo cáo về vấn đề “Các nhà sử học và việc gìn giữ các di sản văn
hóa nhân loại” được trình bày tại Hội nghị quốc tế các khoa học lịch sử lần thứ
XVII ở Madrit (Tây Ban Nha), từ ngày 26/8 đến ngày 2/9/1990 đã khẳng định:
“Di tích lịch sử - văn hóa là những di sản văn hóa quý hiếm của nhân loại, cần
được bảo vệ và sử dụng đúng đắn”. Từ đó, nhấn mạnh “khả năng sử dụng các
di tích lịch sử thể hiện trình độ văn minh của xã hội đương thời” [1].
Như vậy, các tác giả dù tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau nhưng đều
nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng các tài liệu về di sản văn hóa trong dạy
học ở trường phổ thông. Các tác giả cùng đều khẳng định nếu các nguồn tài liệu
được sử dụng hợp lý, khai thác tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giờ học. Qua
đó, các công trình nghiên cứu cũng cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn quý
báu cho việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học nói chung.
2.2. Tài liệu trong nước
Tài liệu về phương pháp dạy học
Cuốn “Sơ thảo phương pháp giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông cấp
II, III” xuất bản năm 1961, các tác giả Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều, Hoàng Trọng

Hanh đã đề cập đến hoạt động ngoại khóa và hoạt động thực hành trong bộ môn
Lịch sử qua đó khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa và thực
hành lịch sử trong giáo dục lịch sử [21].
Cuốn “Phương pháp giảng dạy Lịch sử” tập II, xuất bản năm 1966 của
Trần Văn Trị chủ biên, ở chương II “Các phương châm giảng dạy lịch sử ở
trường phổ thông” khẳng định: “Dạy học lịch sử cần gắn liền với cuộc sống và
cần phải liên hệ tri thức lịch sử trong sách vở với cuộc sống, liên hệ lịch sử toàn
quốc với lịch sử địa phương” [37].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử” của Trịnh Đình Tùng
(chủ biên) của nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2014 có đề cập đến bài
viết “Dạy học Lịch sử thông qua các di sản”của tác giả Phan Mai Hùng. Tác giả
đã chỉ ra những tiềm năng của di sản văn hóa Việt Nam, đồng thời đưa ra những
lưu ý trong việc giáo dục lịch sử qua các di sản, khẳng định giáo dục qua di sản
văn hóa là trách nhiệm của toàn xã hội. Việc sử dụng phương pháp dạy và học
thông qua các di sản như một phương pháp hỗ trợ tích cực nhằm củng cố và mở
rộng kiến thức cho học sinh. Tác giả nhấn mạnh: Dạy học thông qua di sản hay
giáo dục thông qua các di sản là phương thức tối ưu không chỉ giúp học sinh củng
cố, mở rộng các kiến thức đã được truyền thụ trên lớp mà còn bồi dưỡng trực tiếp
cho các em năng lực cảm nhận cái hay, cái đẹp qua các di tích lịch sử, các làn điệu
dân ca… Đồng thời giúp học sinh tích lũy vốn sống, kĩ năng lao động, kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng ứng xử, tôn trọng quá khứ để vững tin bước vào tương lai. Trong
cuốn sách này cũng đề cập đến bài viết “Đổi mới dạy học Lịch sử địa phương với
các hình thức ngoại khóa thông qua di sản” của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt
có đề cập đến vấn đề giáo dục di sản cho học sinh trong đó khẳng định: Trong dạy
học Lịch sử địa phương giáo dục di sản chính là phương thức giáo dục truyền

thống từ thực tế địa phương góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của
con người [33].
Tài liệu về Di sản văn hóa Dân ca quan họ Bắc Ninh.
Cuốn “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” xuất bản năm 1962 của Nguyễn Văn Phú,
Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm có thể xem là một nghiên cứu tổng hợp đầu tiên
giới thiệu về Dân ca Quan họ một cách tương đối đầy đủ về nguồn gốc, quá trình
hình thành và phát triển, giá trị nội dung và nghệ thuật của Dân ca Quan họ Bắc
Ninh, qua đó toát lên vẻ đẹp văn hóa của mảnh đất ngàn năm văn hiến [28].
Cuốn “Không gian Văn hóa Quan họ”, xuất bản năm 2006, tiếp tục được
tái bản năm 2011 do nhà nghiên cứu Lê Danh Khiêm làm chủ biên và là tác giả
chính. Đây được xem là công trình nghiên cứu khoa học có tính thuyết phục, khảo
cứu một cách cụ thể và toàn diện tất cả các lĩnh vực của Văn hóa Quan họ. Đây
cũng là “tập sách đầu tiên đưa ra những luận cứ và kiến giải khoa học về nguồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




gốc sinh hoạt Văn hóa Quan họ qua đó thấy được quan niệm về cuộc sống, con
người, thấy được cốt cách và tài năng của người Quan họ” [13].
Trong cuốn “Truyện cổ ca dao tục ngữ các làng Quan họ” của Trung Tâm
văn hóa tỉnh Bắc Ninh, xuất bản năm 2008 đã nêu lên những đặc điểm chính của
“truyện cổ- ca dao- tục ngữ, trình bày các câu truyện cổ ở các làng Quan họ gốc
qua đó phản ánh cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, cuộc chiến đấu chống
ngoại xâm, cuộc sống sinh hoạt muôn màu muôn vẻ của cư dân vùng Quan họ”
[15].
Ngoài ra vấn đề này còn được nghiên cứu qua các văn bản hướng dẫn
luận văn, luận án, các tạp chí như:
Năm 2011, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Bắc Ninh đã biên soạn “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy hát Dân ca

Quan họ trong các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015”.
Tài liệu giới thiệu những bài Quan họ cổ về văn hóa Quan họ nhằm góp phần giáo
dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Quan họ [26].
Ngày 16/1 /2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã ban hành văn bản số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về việc “Hướng dẫn
sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường
xuyên”. Văn bản nêu rõ: “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ
thông, trung tâm GDTX được triển khai thực hiện hàng năm ở tất cả các cấp học
giáo dục phổ thông và GDTX; Phương thức tổ chức dạy học các nội dung di sản
văn hóa trong trường phổ thông, trung tâm GDTX bao gồm: Lồng ghép nội dung
dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình
giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa); Xây dựng kế hoạch và tổ chức
dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan
đến di sản có tính chất điển hình và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác
các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức chăm
sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích; Lựa chọn hình thức tổ chức dạy
học phù hợp: Dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà
trường, dạy học tại nơi có di sản văn hóa, tổ chức tham quan - trải nghiệm di
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




sản văn hóa; dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện;…
lựa chọn những phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, khai thác các giá
trị của di sản văn hóa” [5].
Trong luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục “Sử dụng di sản văn hóa địa
phương trong dạy học Lịch sử lớp 10 THPT tỉnh Bắc Ninh” năm 2013, trường
Đại học sư phạm Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Thanh Liễu; Luận văn Thạc sĩ

sư phạm Lịch sử của tác giả Nguyễn Tiến Dũng viết về: “Sử dụng tài liệu di sản
văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT tỉnh
Hải Dương”, và luận văn “Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở địa phương
trong dạy học Lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
THPT tỉnh Nam Định” của tác giả Bùi Thị Nhung, Đại học Quốc gia Hà Nội năm
2014. Các luận văn đều đề cập đến việc khai thác và sử dụng di sản văn hóa ở
địa phương trong dạy học lịch sử và coi đó như một biện pháp đề nâng cao chất
lượng dạy học lịch sử ở trường THPT.
Bên cạnh đó còn hàng loạt các bài viết trên các tạp chí như:
Tác giả Hoàng Thanh Hải với bài viết “Giáo dục ý thức tôn trọng và bảo
vệ phát huy giá trị các di sản văn hóa cho HS qua môn Lịch sử” tại Tạp chí
Nghiên cứu giáo dục số 5, năm 1997 đã đề cập đến hình thức và biện pháp sử
dụng di tích lịch sử- văn hóa trong DHLS.
Tác giả Trần Văn Thụ viết trong Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 11 năm
1996 đã nêu ra “Phương pháp giảng dạy nội dung văn hóa môn Lịch sử ở trường
THPT”. Các bài viết “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” đăng trên
Tạp chí Cộng sản, số 777 năm 2007 của tác giả Chu Thái Thành; Bài viết “Tổ
chức hoạt động trải nghiệm tại di tích lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử
ở trường trung học cơ sở” được đăng trong số đặc biệt, Tạp chí Giáo dục năm
2017 của Phan Thị Hiền; Bài viết “Sử dụng Di sản văn hóa phi vật thể tại địa
phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử Việt Nam trong chương trình
lịch sử 11 vùng Đồng bằng sông Cửu Long” số 375 kì 1- tháng 2 năm 2016 Tạp
chí Giáo dục và “Tích hợp giáo dục ý thức bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở các trường THPT thành phố Cần Thơ” tập 54,
số 3C năm 2018, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ đều của tác giả

Nguyễn Đức Toàn. Hay bài viết: “Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống địa
phương cho học sinh trung học phổ thông vùng Tây Bắc thông qua một số hoạt
động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử”, Số đặc biệt, Tạp chí Giáo dục năm
2018 của tác giả Vũ Thị The. Dù các bài viết đều có những cách tiếp cận ở những
góc độ khác nhau nhưng đều đã phân tích được vai trò, ý nghĩa DSVH trong
DHLS ở trường THPT, từ đó đã đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục ý thức
bảo tồn DSVH trên địa bàn đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ
môn.
Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề sử dụng DSVH
trong dạy học. Đó là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho đề tài nghiên cứu của tôi.
Tuy nhiên, các công trình mới chỉ đề cập đến một khía cạnh về sử dụng di sản chứ
chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về sử dụng DSVH Dân ca Quan họ
Bắc Ninh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng di sản văn hóa Dân ca quan họ trong dạy học lịch ở trường
THPT tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về
việc khai thác, sử dụng tài liệu về DSVH Dân ca quan họ trọng dạy học Lịch sử
ở trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tập trung vào bài học nội khóa,
bài lịch sử địa phương và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Phạm vị điều tra: Do điều kiện, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát ở các
trường THPT trên địa bàn Huyện Thuận Thành - Tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thực nghiệm: Đề tài thực nghiệm một bài học học nội khóa, bài
lịch sử địa phương và hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Thuận Thành số 2
- Bắc Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





- Phạm vi vận dụng: Chương trình Lịch sử ở trường phổ thông (Chương
trình chuẩn lớp 10); Chương trình lịch sử địa phương; Chương trình trải nghiệm ở
trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở khẳng định ý nghĩa của việc sử dụng các DSVH trong dạy học
Lịch sử, luận văn khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng DSVH Dân ca
Quan họ trong DHLS ở trường phổ thông tỉnh Bắc Ninh.
- Lựa chọn những tài liệu về DSVH Dân ca Quan họ để khai thác sử dụng
trong DHLS và đề xuất một số hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu về DSVH
Dân ca Quan họ trong dạy học Lịch sử.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc sử dụng DSVH Dân ca
Quan họ trong DHLS ở trường phổ thông.
- Tìm hiểu những nội dung tài liệu DSVH Dân ca Quan họ có thể khai
thác, sử dụng trong DHLS.
- Khảo sát đánh giá thực trạng DHLS ở trường phổ thông nói chung, thực
trạng việc sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong DHLS nói riêng.
- Đề xuất biện pháp sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong DHLS qua đó
góp phần bảo tồn và phát huy giá trị DSVH Dân ca Quan họ.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lên Nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công
tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, công tác bảo tồn và phát huy các Di
sản văn hóa dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng, Nhà

nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương
pháp dạy học Lịch sử, các tài liệu lịch sử; tài liệu về di sản văn hóa và di sản văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




hóa Dân ca Quan họ; chương trình dạy học Lịch sử ở trường phổ thông để xác
định những nội dung có thể sử dụng di sản văn hóa Dân ca Quan họ.
- Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng việc sử dụng DSVH Dân ca
Quan họ trong DHLS ở trường phổ thông.
- Thực nghiệm sư phạm: Soạn bài, tiến hành thực nghiệm sư phạm một bài
lịch sử cụ thể, thiết kế một hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh; Sử dụng
thống kê toán học trong nghiên cứu để phân tích, xử lý các số liệu sau quá trình
thực nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên thực hiện được các yêu cầu và biện pháp sử dụng DSVH
Dân ca Quan họ trong DHLS theo như đề xuất trong luận văn sẽ đáp ứng được
mục tiêu trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng, đồng thời góp phần giáo
dục ý thức bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc.
7. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn những đóng góp của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm phong phú thêm hệ thống lí
luận và phương pháp DHLS về vấn đề sử dụng các DSVH trong DHLS.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp GV môn LS ở trường THPT
vận dụng vào thực tiễn dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.
Đồng thời kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho giảng viên, GV các trường
Cao đẳng, Đại học Sư phạm khi dạy và học môn phương pháp DHLS; là tài liệu
tham khảo cho sinh viên, học viên cao học… chuyên ngành sư phạm LS; góp
phần vào việc bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc nói chung và DSVH Dân ca
Quan họ Bắc Ninh nói riêng.

- Đóng góp của luận văn: Khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng
DSVH Dân ca Quan họ trong DHLS; đánh giá thực tiễn việc sử dụng DSVH
Dân ca Quan họ trong DHLS ở trường phổ thông tỉnh Bắc Ninh; xác định các
tài liệu về DSVH Dân ca Quan họ có thể khai thác, sử dụng trong DHLS; đề
xuất biện pháp sử dụng DSVH Dân ca Quan họ trong DHLS ở trường phổ thông
tỉnh Bắc Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng di sản văn hóa Dân ca Quan
họ Bắc Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT.
Chương 2: Các biện pháp sử dụng di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc
Ninh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT huyện Thuận Thành tỉnh
Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG
DI SẢN VĂN HÓA DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam và là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Di sản văn hóa Việt Nam là sự kết tinh từ sáng tạo văn hóa của cộng đồng
54 dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, kế thừa và tái tạo qua
nhiều thế hệ; là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa văn
minh nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể
có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy.
Theo Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10; Luật di sản văn hóa sửa đổi,
bổ sung số 32/2009/QH12 [29]:
“Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật
thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được
lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”.
Điều 4 khoản 1 quy định:
“Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa,
khoa học bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và
các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm
văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn, truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối
sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y học,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




dược học, cổ truyền, về văn hóa ẩm thục, về trang phục truyền thống dân tộc và

những tri thức dân gian khác”.
Theo Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 Điều 1, sửa đổi, bổ sung
Khoản 1, Điều 4:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc
cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình
diễn và các hình thức khác”.
Tại Điều 2, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Di sản, Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết
của các dân tộc Việt Nam; Ngữ văn dân gian, bao gồm thần thoại, tục ngữ, ngạn
ngữ, thành ngữ, câu đối, ngụ ngôn, ca dao, truyện thơ dân gian, sử thi, trường ca,
văn tế, lời khấn và các hình thức ngữ văn truyền miệng khác; Nghệ thuật trình
diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu, trò nhại, hát đối, trò chơi
và các hình thức trình diễn dân gian khác; Lối sống, nếp sống thể hiện qua khuôn
phép ứng xử- đối nhân xử thế; luật tục hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ
trong ứng xử với tổ tiên, với ông bà, cha mẹ, với thiên nhiên, ma chay, cưới xin,
lễ đặt tên, hành động, lời chào - mời và các phong tục tập quán khác; Lễ hội
truyền thống bao gồm lễ hội có nội dung đề cao tinh thần yêu nước, yêu thiên
nhiên, lòng tự hào dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm, tôn vinh các vị anh
hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, ca ngợi tinh thần cần cù lao động sáng tạo của
nhân dân, đề cao lòng nhân ái, khái vọng tự do hạnh phúc, tinh thần đoàn kết
cộng đồng; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức văn hóa dân gian bao gồm tri
thức về y học, dược học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về thiên nhiên và kinh
nghiệm sản xuất, về binh pháp, về kinh nghiệm sáng tác văn nghệ (học thuật),
trang phục truyền thống, đất nước, khí hậu, thời tiết, tài nguyên… và các tri thức
dân gian khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Sự phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối. Di sản văn hóa nói chung
và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, dù xét ở góc độ nào thì chúng cũng luôn
gắn bó chặt chẽ với đời sống con người, thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi quốc
gia dân tộc. Di sản văn hóa nói lên chiều sâu lịch sử, đặc điểm kiến trúc, đời sống
tâm hồn. Di sản văn hóa chính là những gì quá khứ để lại, vì vậy nó có ý nghĩa
to lớn, là tấm gương phản chiếu quá khứ và phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về lịch sử dân tộc.
1.1.2. Di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh
1.1.2.1. Nguồn gốc Quan họ
Nghĩa của tên gọi Quan họ có nhiều cách giải thích khác nhau, có thể chia
thành hai luồng chính: Quan niệm dân gian - cách giải thích của người vùng
Quan họ; Quan niệm của các nhà nghiên cứu Quan họ.
Theo quan niệm dân gian có ba quan niệm khác nhau về nghĩa của tên gọi
Quan họ, gắn liền với nguồn gốc ra đời của Quan họ. Đó là quan niệm cho rằng
Quan họ nghĩa là “Họ nhà quan”; Quan họ nghĩa là “Quan dừng lại” và Quan họ
nghĩa là “Quan viên hai họ”.
Theo các nhà nghiên cứu, đã có rất nhiều các bài viết, công trình nghiên
cứu về Quan họ song chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về nguồn gốc của
Quan họ. Đáng chú ý nhất là bài viết “Quan họ tên gọi và nguồn gốc” của nhà
nghiên cứu âm nhạc Quan họ Hồng Thao, đăng trên Văn nghệ Hà Bắc số 2-1990.
Tác giả cho rằng Quan họ có sớm nhất là từ thế kỉ XV, thời điểm ra đời của thơ
lục bát- dạng thơ phổ biến của lời ca Quan họ. Đồng thời, những liền anh, liền
chị gọi nhau là “Quan họ” là “để đề cao, để thi vị hóa bạn mình”.
Cho dù Quan họ được giải thích bằng nhiều cách khác nhau về nguồn gốc
ra đời, về cách giải thích tên gọi Quan họ thì tựu chung lại, Quan họ là một một
hình thức dân ca dân gian đặc trưng của một vùng Kinh Bắc xưa, đã có từ rất lâu
đời. Quan họ có nguồn gốc sâu xa từ sinh hoạt giao duyên, đối đáp nam - nữ từ
thủa xa xưa mà hầu hết các dân tộc anh em với người Việt đều có. Nó tồn tại

thường nhật, tập trung nhất và thăng hoa trong sinh hoạt lễ hội của nhân dân. Do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




đặc trưng tính chất của loại hình này là truyền miệng nên nó có sức lan tỏa và
ảnh hưởng mạnh mẽ trong cộng đồng.
1.1.2.2. Không gian văn hóa Quan họ
Di sản văn hóa dân ca Quan họ tồn tại và lan tỏa ở cả một vùng rộng lớn.
Tuy nhiên, sinh hoạt văn hóa Quan họ thực chất chỉ tồn tại ở một địa vực nhất
định, đó là 49 làng quan họ gốc. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 44 làng quan họ.
Các làng Quan họ ở Bắc Ninh được phân bố ở thành phố Bắc Ninh (14 làng),
huyện Tiên Du (11 làng), huyện Yên Phong (17 làng), huyện Từ Sơn (2 làng).
Hát Quan họ thường được tổ chức vào dịp hội xuân. Từ tháng giêng đến
tháng 3 hàng năm, bước vào thời kỳ nông nhàn, thời tiết mát mẻ, khô ráo,
thuận tiện cho việc tổ chức hội làng. Ngày hội xuân của bất cứ làng Quan họ
nào cũng sôi động với các hoạt động hát Quan họ. Ngoài ra Quan họ còn được
hát vào mùa thu, mùa hè hoặc bất cứ ngày nào trong năm trong các dịp mừng
thọ, mừng nhà mới, đám cưới…Có hai hình thức hát Quan họ ngoài trời và hát
Quan họ trong nhà.
Về hình thức trình diễn, trong quá trình tồn tại và phát triển, Dân ca Quan
họ Bắc Ninh đã hình thành nhiều hình thức ca hát. Trong đó, phổ biến cho toàn
vùng, Quan họ có 4 hình thức trình diễn khác nhau: Hát chúc, hát mừng; hát thờ
(hay còn gọi là ca Quan họ thờ); hát hội và hát canh.
Tổ chức cơ sở của Quan họ phổ biến gọi là “bọn Quan họ” (riêng ở Thị
Cầu gọi là sân Quan họ). Mỗi làng Quan họ gốc đều có bọn Quan họ Nam và
bọn Quan họ Nữ. Đứng đầu bọn Quan họ là ông Trùm và bà Trùm. Mỗi bọn
Quan họ đều có 5 liền anh hoặc 5 liền chị là những người trực tiếp đi “chơi Quan
họ”. Mỗi liền anh, liền chị đều có tên phiến chỉ theo thứ tự số lượng, từ anh Hai

đến anh Sáu, từ chị Hai đến chị Sáu. Ngoài ra mỗi bọn Quan họ đều có một người
chuyên làm nhiệm vụ sáng tác giọng Quan họ mới và bài đối. Tuy không nằm
trong tổ chức nhưng mỗi bọn đều có những người phục vụ đặc biệt là các “em
bé” mười, mười hai tuổi theo học. Đây là biện pháp đào tạo tầng lớp kế cận của
Quan họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Văn hóa Quan họ là tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó có trang phục
Quan họ. Trang phục Quan họ đóng vai trò không thể thiếu trong trình diễn văn
hóa Quan họ. Trang phục của người chơi Quan họ giản dị và mang bản sắc văn
hóa dân tộc: liền anh đội khăn xếp, mặc áo the, quần trắng, mỗi người có một
chiếc ô đen to gọi là ô lục soạn làm đạo cụ. Liền chị đội nón quai thao, mặc áo
mớ ba, mớ bảy với các màu hồng, cánh sen, đỏ, vàng, xanh, nâu, tím… ngang
lưng các liền chị thắt dải lụa đào, hòa cùng màu yếm đào trước ngực vô cùng đẹp
mắt. Trong không gian gia đình, liền chị có thể chít khăn mỏ quạ đen. Các đạo
cụ như ô, nón quai thao… của các liền anh, liền chị vừa có ý nghĩa sử dụng vừa
góp phần tạo ra vẻ duyên dáng, mềm mại khi ca hát.
Có nhiều phong tục trong giao du Quan họ tiêu biểu là tục kết bạn. Đây là
một nét đặc biệt trong sinh hoạt văn hóa Quan họ. Đã là Quan họ kết bạn phải
khác giới (âm dương tương cầu), khác làng (làng đối làng). Khi kết bạn, Quan
họ đều là anh, là chị, là em của nhau, rất ít khi Quan họ kết bạn lấy nhau làm vợ
chồng. Khi đi hội hè, các Quan họ kết bạn thường rủ nhau cùng đi. Mỗi khi làng
có hội hoặc những việc vui mừng, Quan họ kết bạn cũng thường mời nhau đến
nhà ca hát. Giữa Quan họ kết bạn với nhau luôn có sự tôn trọng, quý mến, đùm
bọc và giúp đỡ lẫn nhau.
Tục rủ bọn: Muốn đi hát quan họ phải có bọn: Bọn Quan họ Nam và bọn
Quan họ Nữ. Mỗi bọn Quan họ thường có từ 4 đến 6 người và được đặt tên từ

anh Hai, chị Hai đến anh Sáu, chị Sáu, không có chị cả, anh cả trong bọn Quan
họ. Trong bọn Quan họ, họ sống đùm bọc, yêu thương, gắn bó cùng nhau. Bọn
Quan họ thường có hoạt động “ngủ bọn” ở nhà một anh, một chị nào đó trong
bọn Quan họ để học câu, luyện giọng. Những bọn Quan họ này thường là bạn
trọn đời trong cả ca hát và đời thường.
Giao tiếp trong sinh hoạt văn hóa Quan họ đòi hỏi mọi người khi đã đến
với Quan họ đều phải lịch sự, trang nhã từ trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ khi ăn
nói, lúc đứng, ngồi… cho đến miếng trầu, chén nước. Vì vậy, giao tiếp trong ca
Quan họ là một mảng giá trị đẹp trong văn hóa lối sống, văn hóa giao tiếp xưa
và nay. Bởi thông qua những hành vi, cử chỉ tao nhã, lịch thiệp đã cho ta hiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




được phong cách, thái độ đối xử của những người chơi Quan họ với nhau. Từ
khi Dân ca Quan họ được sinh ra, bản thân nó đã mang trong mình những hình
thức sinh hoạt hay những hành vi giao tiếp trong văn hóa Quan họ rất đặc trưng
và khác biệt.
Trong các cuộc chơi Quan họ xưa, bọn Quan họ thường kết bạn với nhau
và quan hệ với nhau thường xuyên, nên họ khăng khít và gắn bó với nhau như
tình cảm ảnh em ruột thịt hay người thân trong gia đình. Bởi vậy, khi họ gặp
nhau thì hát Quan họ cũng chỉ là hát chơi chứ không phải hát để phân cao thấp.
Đặc trưng của ngôn ngữ giao tiếp và lời ca Quan họ là tính trân trọng, cung kính,
bình đẳng và đề cao lẫn nhau. Khi giao tiếp và cả khi hát, cả hai bên (nam- nữ)
đều tự xưng là “em” hoặc “chúng em” và gọi bên kia là “anh” hoặc “chị”, cho
dù đối tượng được gọi là nam hay nữ, ít tuổi hay nhiều tuổi hơn. Điều này thể
hiện tính bình đẳng trong văn hóa hành vi Quan họ.Người Quan họ lại hay dùng
ngoa dụ để nói về bạn, đề cao bạn. Người Quan họ cũng sử dụng nhiều nhã ngữ
khi giao tiếp và ca hát (là cách nói gián tiếp, tránh gọi tên trực tiếp các sự vật,

hiện tượng). Do đó, người Quan họ không bao giờ gọi tên thật của nhau mà dùng
những đại từ phiếm chủ đầy tính trân trọng như Người, Quan họ, Đương Quan
họ…
Người Quan họ luôn sử dụng một loại ngôn ngữ đặc biệt, đó là “miếng
giầu”. Trong mọi lĩnh vực sinh hoạt Quan họ đều gắn liền với miếng giầu. Quan
họ gặp nhau, việc đầu tiên là mời nhau xơi khẩu giầu, sau rồi mời ca với nhau,
mời ướm thử nhời nhau xin nên bạn nên tình. Việc mời giầu của người Quan họ
rất lịch thiệp, tao nhã thể hiện qua lời ca, qua miếng giầu têm cánh quế, giầu têm
cánh phương cầu kì như gửi gắm tấm lòng, sự trân quý của người Quan họ.
1.1.3. Đặc điểm của kiến thức lịch sử ở trường phổ thông
Kiến thức lịch sử mang những đặc điểm nổi bật đó là tính quá khứ, tính
không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống và sự thống nhất giữa sử và luận.
Tính quá khứ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×