Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Bước đầu nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái theo các đai độ cao ở khu vực dãy hoàng liên sơn phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------------

Tạ Thị Yến

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰU THAY ĐỔI MỘT SÓ NHÂN TỐ SINH
THÁI THEO CÁC ĐAI ĐỘ CAO Ở KHU VỰC DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
(THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH LÀO CAI) PHỤC VỤ BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN XUÂN HUẤN
Hà Nội - 2012


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Quy trình chuyển hóa các chất hữu cơ........................................................22
Hình 2: Biến trình năm của nhiệt độ .....................................................................492
Hình 3: Biến trình ngày đêm của nhiệt độ ............................................................ 513
Hình 4 : Biến trình năm của số giờ nắng ............................................................... 536
Hình 5: Biên độ ngày đêm cƣờng độ ánh sáng theo đai độ cao ............................. 557
Hình 6: Biến trình năm của độ ẩm ........................................................................ 568
Hình 7: Biến trình ngày đêm của độ ẩm ................................................................ 580
Hình 8: Biến trình năm của lƣợng mƣa .................................................................602
Hình 9: Biến trình ngày đêm của vận tốc gió ........................................................ 613
Hình10: Chỉ số pHKCl của đất rừng theo các đai cao .............................................. 701


Hình 11: Chỉ số độ mùn của đất theo các đai cao (%)............................................ 723
Hình 12: Chỉ số hàm lƣợng lân tổng số theo các đai (%)....................................... 745
Hình 13: Chỉ số Lân dễ tiêu theo các đai độ cao (%)............................................. 767
Hình 14: Chỉ số Kali tổng số theo các đai độ cao (mg/kg) ......................................69
Hình 15: Chỉ số Kali dễ tiêu theo các đai độ cao(mgđl/100g) ............................... 801
Hình 16: Chỉ số Nito tổng số theo các đai cao(%) ................................................. 823
Hình 17: Chỉ số Nito dễ tiêu theo các đai độ cao(mgđl/100g) ............................... 845
Hình 18: Chỉ số hàm lƣợng sắt theo các đai cao(mg/kg) ....................................... 867
Hình 19: Chỉ số hàm lƣợng nhôm theo các đai độ cao(mg/kg) ................................79


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Một số đặc tính đất có liên quan đến thành phần cơ giới đất. .....................19
Bảng 2 : Xác định thành phần cơ giới theo phƣơng pháp ngoài đồng ruộng .......... 403
Bảng 3 : Các chỉ số pHKCl theo đai độ cao. ......................................................... 690
Bảng 4: Các chỉ số về hàm lƣợng mùn theo đai độ cao ......................................... 712
Bảng 5: Chỉ số Lân tổng số theo các đai độ cao .................................................... 734
Bảng 6: Chỉ số về hàm lƣợng photpho dễ tiêu theo đai độ cao .............................. 756
Bảng 7: Chỉ số về hàm lƣợng kali tổng sô theo đai độ cao ....................................778
Bảng 8 : Chỉ số hàm lƣợng Kali dễ tiêu theo đai độ cao ........................................ 790
Bảng 9: Chỉ số Nito tổng số theo đai độ cao ......................................................... 812
Bảng 10: Chỉ số Nito dễ tiêu theo đai độ cao ........................................................ 834
Bảng 11: Chỉ số hàm lƣợng Sắt theo đai độ cao .................................................... 856
Bảng 12: Chỉ số hàm lƣợng Nhôm theo đai độ cao ............................................... 878
Bảng13. Sự biến đổi trạng thái của thảm thực vật theo độ cao ............................. 945


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ĐDSH


: Đa dạng sinh học

ĐHKHTN

: Đại học Khoa học Tự nhiên

ĐHQGHN

: Đại học Quốc gia Hà Nội

FAO

: Tổ chức Lƣơng nông Liên hiệp quốc

HST

: Hệ sinh thái

PTN

: Phòng thí nghiệm

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc.

RNĐTX

: Rừng nhiệt đới thƣờng xanh


WWF

: Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG9
1.1.1. Đa dạng sinh học ........................................................................................ 9
1.1.2 Bảo tồn đa dạng sinh học trong mối quan hệ với phát triển bền vững. ....... 11
1.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI PHỤC VỤ
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. .................. 13
1.2.1. Vi khí hậu ................................................................................................. 13
1.2.2. Đất ........................................................................................................... 18
1.2.3. Thảm thực vật ........................................................................................... 24
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI Ở DÃY
HOÀNG LIÊN SƠN ............................................................................................ 26
1.3.1. Vi khí hậu ................................................................................................. 26
1.3.2. Đất ........................................................................................................... 27
1.3.3. Thảm thực vật ........................................................................................... 28
1.4.TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 29
1.4.1. Điều kiện tự nhiên Dãy Hoàng Liên .......................................................... 29
1.4.2.Điều kiện kinh tế - xã hội VQG Hoàng Liên ............................................... 34
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 37

2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 37

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 37
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 37
2.3.1. Phương pháp kế thừa ................................................................................ 37
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu thực địa ..................................................... 38
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ................ 436


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................ 39

3.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÂN ĐAI Ở DÃY HOÀNG LIÊN ................................. 39
3.2. SỰ THAY ĐỔI VI KHÍ HẬU THEO ĐAI ĐỘ CAO Ở DÃY HOÀNG LIÊN48
3.2.1. Nhiệt độ .................................................................................................... 49
3.2.2. Chế độ bức xạ ........................................................................................... 53
3.2.3. Độ ẩm ....................................................................................................... 56
3.2.4. Lượng mưa ............................................................................................... 60
3.2.5. Biến trình ngày đêm của vận tốc gió theo đai độ cao ................................ 61
3.3. SỰ THAY ĐỔI TÍNH CHẤT TRONG ĐẤT THEO ĐAI ĐỘ CAO Ở VQG
HOÀNG LIÊN ..................................................................................................... 62
3.3.1. Phẫu diện đất............................................................................................ 62
3.3.2.Phân tích các chỉ số hóa học trong đất ...................................................... 69
3.4. THỰC VẬT .................................................................................................. 79
3.5. NHẬN XÉT MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI THEO ĐAI ĐỘ
CAO. ................................................................................................................... 96
3.6. ĐỊNH HƢỚNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG TẠI DÃY HOÀNG LIÊN ....................................................................... 88
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 90
KIẾN NGHỊ: .................................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 102



MỞ ĐẦU
Dãy Hoàng Liên Sơn có chiều dài 280 km chạy từ Phong Thổ (Lai Châu) về đến
tỉnh Hoà Bình, bề ngang chân núi ở đoạn rộng nhất lên tới 75km và đoạn hẹp nhất là
45km. Dãy đƣợc hình thành từ 3 khối núi lớn là khối Bạch Mộc Lƣơng Tử, khối PhanXi-Păng và khối Pu Luông cho nên Hoàng Liên Sơn đƣợc mệnh danh là nóc nhà của Tổ
quốc . Ngoài ra, nơi đây còn đƣợc biết đến nhƣ một trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất
tại Việt Nam . Thực vậy, Hoàng Liên chứa đựng đa dạng nguồn gen về động thực vật rất
phong phú. Ƣớc tính có khoảng 25% loài thực vật đặc hữu và khoảng 50% các loài lƣỡng
cƣ xác định ở Việt Nam đƣợc tìm thấy ở Hoàng Liên. Ngoài ra, dãy Hoàng Liên còn biết
đến với hàng ngàn những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ . Trong đó, khu vực dãy Hoàng
Liên Sơn thuộc địa phận tỉnh Lào cai là nơi tập trung nhiều khu du lịch nhất, là điểm đến
lý tƣởng cho khách du lịch khám phá : VQG Hoàng Liên, đỉnh Phan Xi Păng, vƣợt đèo Ô
Quy Hồ, khám phá văn hóa các dân tộc thiểu số sinh sống trong vùng đệm của
vƣờn,…Chính vì những ƣu ái của thiên nhiên nhƣ vậy, mà dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa
phận tỉnh Lào cai đƣợc biết đến nhƣ là khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng tuyệt vời.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, khi mà con
ngƣời chƣa chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học, đề cao lợi nhuận kinh tế đã khai thác, chặt
phá rừng bừa bãi và sự phát triển không kiểm soát của du lịch. Dẫn đến nguồn tài nguyên
thiên nhiên bị phá hủy tới mức không thể tự phục hồi. Đặc biệt, một số loài cây quý hiếm,
nhất là cây dƣợc liệu bản địa tại khu vực Hoàng Liên Sơn, đang có dấu hiệu suy giảm,
đẩy nhiều loài vào nguy cơ tuyệt chủng. Hơn nữa, khi không có những cánh rừng giữ
nƣớc, thì với địa hình đặc trƣng nhiều dốc đứng nhƣ nơi đây, thì rất dễ xẩy ra lũ lụt, xói
mòn đất,…,và hàng loạt những phụ hệ khác sẽ đẩy con ngƣời vào những nguy cơ phải
chịu thiên tai nặng nề. Vậy khi những cánh rừng không đƣợc đề cao bảo vệ đúng mức, thì
chính cuộc sống, sức khỏe, kinh tế,… của con ngƣời sẽ suy giảm trầm trọng.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển
bền vững tại khu vực Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận tỉnh Lào Cai, đã có nhiều nghiên


cứu đƣợc thực hiện. Bởi chúng ta nhận thấy rằng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển
bền vững chính là đích tới cho sự phát triển kinh tế cân bằng với tự nhiên . Đồng nghĩa,

đó là đem lại cho con ngƣời sức khỏe, cuộc sống tốt và nguồn lợi kinh tế bền vững,...Và
để định hƣớng bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững thì chúng ta phải hiểu rõ
các yếu tố sinh thái nơi đây. Chính vì lý do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “
Bước đầu nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái theo các đai độ cao ở khu
vực dãy Hoàng Liên Sơn (thuộc địa phận tỉnh Lào Cai) phục vụ bảo tồn đa dạng sinh
học và phát triển bền vững” với các mục tiêu đề ra:
1. Bƣớc đầu tiếp cận với những nghiên cứu về một số nhân tố sinh thái ở Việt Nam
và tại dãy Hoàng Liên Sơn (thuộc địa phận tỉnh Lào Cai).
2. Đánh giá sự biến đổi một số nhân tố sinh thái theo đai độ cao địa hình.
3. Bƣớc đầu đề ra một số định hƣớng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát
triển bền vững ở khu vực dãy Hoàng Liên (thuộc địa phận tỉnh Lào Cai).


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
1.1.1. Đa dạng sinh học
Thuật ngữ đa dạng sinh học (biodiversity) đƣợc đƣa ra lần đầu tiên bởi 2 nhà khoa
học Norse và McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai yếu tố có liên quan
với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng
sinh thái (số lƣợng các loài trong một quần xã sinh vật). Cho đến nay đã có hơn 25 định
nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học" này. Trong đó, định nghĩa của tổ chức Lƣơng
nông Liên hiệp quốc (FAO) cho rằng: "đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dƣới
mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ
sinh thái"[15].
Tính đa dạng có thể hiểu là một số lƣợng xác định các đối tƣợng khác nhau và tần
số xuất hiện tƣơng đối của chúng. Đối với đa dạng sinh học, những đối tƣợng này đƣợc tổ
chức ở nhiều cấp độ, từ các hệ sinh thái phức tạp đến các cấu trúc hoá học là cơ sở phân
tử của vật chất di truyền. Do đó, thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, các gen
khác nhau và sự phong phú tƣơng đối của chúng .

Đa dạng sinh học còn là sự đa dạng của các sinh vật trên trái đất, bao gồm cả sự đa
dạng về di truyền của chúng và các dạng tổ hợp. Đây là một thuật ngữ khái quát về sự
phong phú của sinh vật tự nhiên, hỗ trợ cho cuộc sống và sức khoẻ của con ngƣời . Khái
niệm này bao hàm mối tƣơng tác qua lại giữa các gen, các loài và các hệ sinh thái (nhƣ
quan niệm của Reid & Miller, 1989)
Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Rio de Janerio ngày 05/06/1992, với sự thông qua cảu
157 quốc gia và vùng lãnh thổ, công ƣớc về ĐDSH đã đƣợc thông qua. Theo công ƣớc
ĐDSH thì “ ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong HST


trên cạn, trong đại dƣơng và các hệ sinh thái thuỷ vực khác cũng nhƣ các phức hệ sinh
thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Từ đó thuật ngữ này trở lên phổ biến[15].
Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF,1989) quan niệm ĐDSH là
sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật,
là những gen chứa đựng trong các loài và những HST vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong
môi trƣờng”. Do vậy, ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng
HST. Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến
các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, ĐDSH bao gồm cả sự khác
biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng
nhƣ sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. ĐDSH còn bao
gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, các HST nơi mà các
loài cũng nhƣ các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tƣơng tác giữa
chúng với nhau[15].
ĐDSH có ý nghĩa rất to lớn với sự tồn tại của sự sống trên trái đất. Cụ thể:
Giá trị bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm: ĐDSH đƣợc thể hiện với sự đa
dạng về các loài động và thực vật, trong đó có các loài rất có giá trị. Chính vì vậy nếu gìn
giữ đƣợc đa dạng sinh học chúng ta có thể lƣu giữ đƣợc nguồn gen này cho các thể hệ
tƣơng lai.
Bảo vệ tài nguyên đất và nước, giảm thiểu xói mòn và làm điều hòa khí hậu: Các
quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những

HST vùng đệm, giảm nhẹ mức độ lũ lụt và hạn hán cũng nhƣ duy trì chất lƣợng nƣớc.
Tán cây và các lớp lá rụng dƣới đất ngăn cản sức rơi của những giọt mƣa làm giảm tác
động của mƣa lên đất; rễ cây và các vi sinh vật đất làm thông thoáng không khí trong đất
và giảm bớt khả năng xảy ra lũ lụt khi có mƣa lớn và làm cho dòng chảy chậm lại đến
hàng ngày, hàng tuần sau khi mƣa. Quần xã thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc
điều hoà khí hậu địa phƣơng, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.


Cung cấp các nguồn lợi kinh tế có giá trị: ĐDSH trực tiếp phục vụ đời sống của
con ngƣời góp phần xoá đói, giảm nghèo… .
Với vai trò quan trọng của ĐDSH nhƣ vậy nên tính cấp bách của việc bảo tồn đa
dạng phải đƣợc đề cao. Bởi nếu bị hủy hoại thì cuộc sống của sinh vật sẽ bị phá hủy,
trong đó có cuộc sống của con ngƣời. Chính vì vậy, việc duy trì ĐDSH chính là trách
nhiệm của con ngƣời nếu muốn tồn tại. Các phƣơng án bảo vệ gìn giữ ĐDSH thực tế phải
đƣợc đặt ra và đƣợc thực hiện trên phạm vi toàn cầu.
1.1.2 Bảo tồn đa dạng sinh học trong mối quan hệ với phát triển bền vững.
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con
ngƣời với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ
hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các
thế hệ tƣơng lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh
học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện
đang đối mặt và từ đó xây dựng các phƣơng pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác
động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó
trong tƣơng lai.
Dƣới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều kiện môi trƣờng
đã khuyến khích tính thích nghi của loài đƣợc thể hiện. Đặt các quần thể bảo tồn trong
quá trình chọn lọc tự nhiên và trong quá trình tiến hóa theo các hƣớng khác biệt chuẩn bị
cho việc thích nghi rộng hơn của loài đối với các điều kiện môi trƣờng khác nhau.
Ủy Ban Môi Trƣờng và Phát Triển Thế Giới ( Elliott, 1994) đã định nghĩa phát
triển bền vững nhƣ sau : “ Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu

hiện tại mà không ảnh hƣởng đến khả năng phát triển của các thế hệ tƣơng lai”[4][13].
Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt
của sự phát triển, bao gồm:
-

Phát triển kinh tế

-

Phát triển xã hội


-

Bảo vệ môi trƣờng:

Một yêu cầu đặt ra với phát triển bền vững đó là làm sao phát triển đƣợc nền kinh
tế xã hội trong khi vẫn có thể giữ gìn, bảo vệ đƣợc thiên nhiên. Bảo tồn là để liên kết
đƣợc việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc thù với những nhu cầu phát triển có
thể chấp nhận đƣợc của một bộ phận dân cƣ mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc khai
thác tài nguyên đó [13, 15].
Để đảm bảo sự phát triển bền vững phải bảo tồn ĐDSH và biết cách sử dụng nó
một cách hợp lý. Đối với các loại tài nguyên sinh học, là dạng tài nguyên có khả năng tái
tạo đƣợc, điều quan trọng là tạo đƣợc sản lƣợng ổn định tối đa mà không làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên cơ sở. Sản lƣợng này hoàn toàn có hạn và không thể khai thác quá khả
năng chịu đựng, nếu không muốn làm giảm năng suất trong tƣơng lai. Vấn đề là phải biết
kiềm chế, biết cách sử dụng một cách khôn khéo, và làm ổn định nhu cầu trong giới hạn
cho phép bằng cách sớm ổn định dân số, nâng cao nhận thức của cộng đồng về ĐDSH, và
tăng quyền chủ động của họ trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào đó.

Mục tiêu của bảo tồn, quản lý ĐDSH và sử dụng bền vững các tài nguyên sinh học
là „nhằm giữ đƣợc sự cân bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên và tăng
cƣờng chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời‟. Để có thể thực hiện đƣợc mục tiêu nói trên,
các chính phủ và mọi công dân, các tổ chức quốc tế, các tổ chức kinh doanh và các tổ
chức phi chính phủ cần phải cộng tác chặt chẽ với nhau để tìm ra con đƣờng phát triển mà
không làm đảo lộn các quá trình cơ bản của hành tinh và bảo tồn đƣợc sự ĐDSH. Mục
tiêu quan trọng nhất của chiến lƣợc phát triển bền vững là càng bảo tồn ĐDSH đƣợc càng
nhiều càng tốt (Holdgate, 1994)[15].
Bảo tồn và quản lý ĐDSH là sự cố gắng của loài ngƣời trong việc hoạch định và
thực thi một số mục tiêu sau đây:


-

Gìn giữ và sử dụng hợp lý ĐDSH, các nguồn tài nguyên sinh học, và bảo đảm
sự phân chia một cách công bằng lợi ích thu đƣợc từ các nguồn tài nguyên
trên;

-

Phát triển khả năng con ngƣời, nguồn tài chính, cơ sở hạ tầng và thể chế để
thực hiện đƣợc các mong muốn trên;

-

Tạo lập đựơc các thể chế phù hợp để thúc đẩy đƣợc sự cộng tác cần thiết giữa
các tổ chức chính phủ, các cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các cơ sở
kinh doanh và các cá nhân có hƣởng lợi từ các nguồn tài nguyên nói trên.

Một số ảnh hƣởng của các khu bảo tồn tới phát triển bền vững:

-

Bảo tồn hổ trợ phát triển cộng đồng xoá đói giảm nghèo.

-

Cung cấp và điều tiết nguồn tài nguyên nƣớc.

-

Góp phần phát triển nông nghiệp.

-

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản

-

Phát triển du lịch

-

Bảo vệ môi trƣờng: các KBT là những bể hấp thụ CO2 có hiệu quả để góp
phần làm giảm hiệu ứng khí nhà kính...

1.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI PHỤC VỤ
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
1.2.1. Vi khí hậu
Theo I.A Golsberg ( ”Khí hậu nông nghiệp”, 1773), Vi khí hậu là khí hậu của lãnh
thổ nhỏ, xuất hiện do ảnh hƣởng về sự khác biệt của địa hình, thực vật, trạng thái thổ

nhƣỡng, hoặc do ảnh hƣởng của hồ nƣớc, của các công trình xây dựng và các đặc điểm
khác của mặt đệm. Ví dụ xuất hiện vi khí hậu của một ki ruộng, của sƣờn đồi, của trảng
rừng, của một vùng đầm lầy đã đƣợc rút cạn nƣớc, của một thành phố,...Quan điểm này
đƣợc trích dẫn trong cuốn Vi khí hậu của Lê Văn Mai (2001)[24].
Theo “ Từ điển đa dạng sinh học & phát triển bền vững” của Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trƣờng ( NXB Khoa học và kỹ thuật, 2001) thuật ngữ “Microclimate – vi khí


hậu” là điều kiện khí hậu đƣợc xác lập trong một không gian tƣơng đối hẹp với giới hạn
vài mét phía trên và phía dƣới cách khỏi mặt đất hoặc dƣới tán của thảm thực vật. Thảm
thực vật, điều kiện đất đai, địa hình hẹp và những hoạt động công nghiệp có thể tạo nên
sự khác nhau về vi khí hậu [ 4].
Ngoài ra, hiểu một cách ngắn gọn thì vi khí hậu là khí hậu khu vực nhỏ và hình
thành chủ yếu do đặc điểm của địa hình và mặt trải dƣới, trong đó có mặt đất, lớp phủ
thực vật, mặt nƣớc thuỷ vực. Vi khí hậu có quy mô ngang và quy mô thẳng đứng nhỏ.
Việc nghiên cứu về vi khí hậu của một lãnh thổ có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn:
-

Về mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp, việc khảo sát vi khí hậu có thể chỉ ra
khu vực thuận lợi nhất về mặt vi khí hậu đối với các loại thực vật phục vụ cho
việc đề xuất biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

-

Việc khảo sát chi tiết vi khí hậu của một khu vực giúp chúng ta lập đƣợc sơ
đồ phân vùng vi khí hậu địa phƣơng trên phạm vi lãnh thổ đó. Từ đó có những
giải pháp quy hoạch và phát triển nông lâm nghiệp.

Trên thế giới, việc nghiên cứu và đánh giá ảnh hƣởng của khí hậu đến thảm thực
vật tự nhiên và cây trồng đƣợc các tác giả tiến hành khá lâu và đã đạt đƣợc những kết quả

nhất định:
Năm 1900, W.Koppen (nhà khí hậu học ngƣời Đức) căn cứ vào bản đồ thực vật
của Griesebach xây dựng để phân chia thế giới thành 6 đới khí hậu và 24 loại hình khí
hậu. Ông đã dùng các chỉ tiêu: nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất,
lƣợng mƣa ít nhất để phân chia và đánh giá tác động của khí hậu đến cây trồng. Ông đã
gắn tên gọi các đới, các loại hình khí hậu của mình với các thảm thực vật [24].
Năm 1936, W.Koppen đã cải tiến cách phân loại của mình. Ông vẫn dùng chỉ tiêu
nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và lƣợng mƣa năm để phân chia thế giới thành 5 đới
khí hậu chính phù hợp với 5 lớp phủ thực vật chính trên Trái Đất. Trong các đới khí hậu
ông lại dùng chỉ tiêu mùa khô, mùa rét lạnh cũng nhƣ thời gian xuất hiện để chia thành 11


loại khí hậu khác nhau từ đới khí hậu nhiệt đới mƣa nhiều đến đới khí hậu băng tuyết
[24].
Năm 1948, nhà khí hậu học Ivanôp đã dùng hệ số ẩm ƣớt K =r/E 0 (r là lƣợng mƣa
năm, E0 là lƣợng bốc hơi năm) để phân chia ra 6 loại khí hậu cơ bản sau:
-

Khu vực rất ẩm ƣớt (K ≥ 1,5) tƣơng ứng với kiểu thảm thực vật

-

rừng nhiệt đới và á nhiệt đới xanh quanh năm, rừng ẩm ƣớt và đài nguyên ẩm ƣớt ở ôn
đới.

-

Khu vực khá ẩm ƣớt (1 ≤ K ≤ 1,49) với kiểu thảm thực vật là rừng rụng lá về mùa khô
ở nhiệt đới, rừng lá kim và lá rộng ôn đới.


-

Khu vực ẩm ƣớt trung bình (0,6 ≤ K ≤ 0,99). Ở nhiệt đới có thảo nguyên, rừng thƣa
nhiệt đới; ở á nhiệt đới có rừng lá cứng; ở ôn đới có thảo nguyên rừng.

-

Khu vực hơi ẩm (0,3 ≤ K ≤ 0,59) với kiểu thảm là thảo nguyên rừng thƣa nhiệt đới
khô ráo, rừng mọc ở vùng khô nhiệt đới thảo nguyên và đất cỏ ở á nhiệt đới.

-

Khu vực thiếu ẩm ƣớt (0,13 ≤ K ≤ 0,29) vùng bán hoang mạc và vùng quán mộc nơi
khô có nhiều gai.

-

Khu vực khô ráo hoặc hoang mạc (0 < K ≤ 0,12).
Nhƣ vậy theo cách phân loại của Ivanop thì chỉ có yếu tố ẩm ƣớt đƣợc coi trọng, ít

xét đến yếu tố nhiệt. Do đó, một khu vực khí hậu có thể kéo dài từ nhiệt đới cho đến tận
ôn đới. Tuy nhiên, ông đã thấy đƣợc thảm thực vật ở các khu vực khác nhau phụ thuộc rất
nhiều vào hệ quả khí hậu.
Năm 1945, Gaussen đã tiếp thu những thành tựu của các nhà khoa học đi trƣớc,
tiến hành khái quát hoá những mối quan hệ nhiệt ẩm và xây dựng đƣợc phƣơng trình cân
bằng nƣớc cho thực vật trên cơ sở của nhiệt ẩm là nhân tố quan trọng nhất: r = 2t (r là
tổng lƣợng mƣa tháng tính bằng minimét, t là nhiệt độ trung bình tháng tính bằng 0C).
Theo ông chỉ số khô sinh khí hậu (K) đƣợc xác định nhƣ sau:
+ Tháng khô là tháng có lƣợng mƣa nhỏ hơn hai lần nhiệt độ trung bình
tháng (r < 2t).



+ Tháng hạn là tháng có lƣợng mƣa nhỏ hơn nhiệt độ trung bình tháng (r < t).
+ Tháng kiệt là tháng hầu nhƣ không có mƣa (r ≈ 0).
Chỉ số khô (K) của Gaussen đƣợc nhiều nhà thực vật công nhận khả năng ứng
dụng thực tiễn. Năm 1961, Walter và Lieth đã dùng để giải thích, mô tả sự hình thành tự
nhiên của thực vật trên thế giới. Kết quả đƣợc thể hiện bằng biểu đồ khí hậu với hai yếu
tố chính đƣợc thể hiện là nhiệt độ và lƣợng mƣa
Năm 1962, H.Walter đã tiến hành nghiên cứu sinh thái thảm thực vật rừng nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Ông cho rằng ở khu vực này lƣợng bức xạ dồi dào, nền nhiệt lƣợng
cao. Sự phân hoá quần thể hệ thực vật ở đây phụ thuộc vào chế độ khô, ẩm hơn là chế độ
nhiệt (trừ các vùng cao là nơi độ cao địa hình có tính quyết định quy luật này mới ít rõ
rệt). Ông đã đƣa ra cách phân loại về mối quan hệ giữa kiểu thảm thực vật với số tháng
khô hạn.
Nhƣ vậy, trong một thời gian khá dài đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh khí
hậu thảm thực vật nổi tiếng trên thế giới. Hầu hết trong tất cả các công trình nghiên cứu
của các tác giả đều lựa chọn phức hệ nhiệt - ẩm làm chỉ tiêu phân đới, phân loại, phân
kiểu sinh khí hậu. Với chỉ tiêu đó đã góp phần xác định bộ mặt của thảm thực vật tự nhiên
một cách rõ nét nhất. Đồng thời đây cũng là những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ
thích nghi sinh thái của khí hậu đối với cây trồng.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và đánh giá tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài
nguyên khí hậu nói riêng đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm ngay từ khi miền Bắc hoàn toàn
giải phóng (1954) và đã thu đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần vào sự nghiệp khôi
phục kinh tế và xây dựng đất nƣớc sau chiến tranh.
Trƣớc hết, phải kể đến chƣơng trình tiến bộ khoa học kĩ thuật trọng điểm cấp Nhà
nƣớc mang mã số 42A: “Đánh giá tài nguyên và điều kiện thiên nhiên về khí tƣợng thuỷ
văn phục vụ sản xuất và quốc phòng, trọng tâm là phục vụ nông nghiệp”. Với sự tham gia
của nhiều chuyên gia, nhiều nhà khoa học và đƣợc sự chỉ đạo chặt chẽ của Uỷ ban Khoa
học kĩ thuật Nhà nƣớc, đã đƣợc hoàn thành vào năm 1988.



Kết quả nghiên cứu của chƣơng trình 42A là tiền đề cho một loạt các công trình
nghiên cứu, điều tra khảo sát và đánh giá tài nguyên khí hậu tiếp theo. Các công trình tiêu
biểu phải kể đến là: “Khí hậu nông nghiệp” của Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1967);
“Khí hậu và phát triển kinh tế” của D.H.K Lee (1973); “Đánh giá và sử dụng tài nguyên
khí hậu trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế” của Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn
Trọng Hiệu (1985); “Sinh khí hậu ứng dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam” của Lâm
Công Định (1992); “Đánh giá khai thác và bảo vệ tài nguyên khí hậu và tài nguyên nƣớc
ở Việt Nam” của Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn (1993); “Khí hậu và tài nguyên khí hậu
Việt Nam” của Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004).
Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu, đánh giá tài nguyên khí hậu Việt Nam còn đƣợc đề
cập đến trong một số giáo trình về tự nhiên Việt Nam, kinh tế sinh thái, cơ sở sinh khí hậu
của các tác giả: Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập, Lê Bá Thảo, Nguyễn Pháp, Nguyễn
Khanh Vân [35].
Mặt khác, tài nguyên khí hậu rất đa dạng và phức tạp nên việc nghiên cứu và đánh
giá tài nguyên khí hậu cho một khu vực hẹp (ví dụ cấp tỉnh) mang lại ý nghĩa thực tiễn
cao. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu tại những khu vực hẹp còn ít và nhiều hạn chế.
Gần đây có một số công trình tiêu biểu nhƣ: “Đánh giá điều kiện khí hậu vùng Bắc Trung
Bộ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và du lịch” của Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Khanh
Vân; “Phân tích đánh giá diễn biến mùa nhiệt ở vùng núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ”
của Mai Trọng Thông; Nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu phục vụ cho việc bố trí một số
cây trồng thích nghi tỉnh Nghệ An của Nguyễn Văn Đông; Đánh giá tiềm năng ẩn ở
Thanh Hoá của Đặng Ngọc San.
Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có rất ít công trình nghiên cứu đánh giá cụ thể về tài
nguyên khí hậu. Trong đó, khí hậu của Lào cai đƣợc nêu khái quát trong các công trình
nghiên cứu của Vũ Tự Lập (1976) sau chuyến khảo sát Fanxipan[20]; đài khí tƣợng Lào
Cai (1986) phân chia các vùng khí hậu tỉnh Lào Cai, sự phân hóa các điều kiện khí hậu
theo đai cao phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; Đặng Kim Nhung, Nguyễn Khanh Vân



(1996, 2005) nghiên cứu phân loại sinh khí hậu phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp, du
lịch và nghỉ dƣỡng ở Sapa. Vì vậy, đây là hƣớng nghiên cứu về khí hậu ứng dụng có ý
nghĩa thực tiễn cao vào đời sống.
1.2.2. Đất
Đất là lớp vở ngoài rất mỏng của thạch quyển (litthosphere) và có thể tách thành
quyển riêng gọi là địa quyển (pedosphere). Cũng nhƣ các quyển khác, những đặc trƣng
của đất đƣợc quy định bởi các phản ứng sinh thái và mối tƣơng tác của sinh vật cũng nhƣ
của cả hệ sinh thái với các chu trình vật chất và năng lƣợng.[7]
Theo Dacutraev (1979): Đất là vật thể thiên nhiên đƣợc hình thành qua một thời
gian dài do kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và
thời gian”[7].
Đất là môi trƣờng sống của sinh vật trên cạn, đặc biệt là thực vật và các loài động
vật sống trong đất. Đất là tổ hợp của giá thể khoáng đƣợc nghiền vụn cùng với các sinh
vật trong đất và những sản phẩm hoạt động sống của chúng. Đất đƣợc xem là một trong
những hệ sinh thái quan trọng cấu trúc nên sinh quyển.
Khi nghiên cứu về đất phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học, các chỉ số thƣờng đƣợc
các nhà khoa học quan tâm đó là: Phẫu diện đất, thành phần cơ giới đất và tính chất hóa
học của đất.
+ Phẫu diện đất : là mặt cắt thẳng đứng từ bề mă ̣t cắ t thẳ ng đƣ́ng tƣ̀ bề mă ̣t đấ t
xuố ng tầ ng đá me ̣ . Các loại đất khác nhau có độ dày và đặc trƣng phẫu diện khác nhau

.

Phẫu diê ̣n đấ t là hình thái biể u hiê ̣n bên ngoài phản ánh quá trình hình thành , phát triển và
tính chấ t của đấ t . Mô ̣t phẫu diê ̣n đầ y đủ thƣờng đƣơ ̣c chia thành các lớp chin
́ h tƣ̀ trên
xuố ng dƣới nhƣ sau:


Lớp đấ t mă ̣t/ hay tầ ng mă ̣t : thƣờng đƣơ ̣c ký hiê ̣u là tầ ng A,




Lớp đấ t bên dƣới : thƣờng đƣơ ̣c ký hiê ̣u là tầ ng B



Lớp mẫu chấ t/ hay đá me ̣ đã bi ̣phân hóa phầ n nào, đƣơ ̣c ký hiê ̣u là tầ ng C.



Lớp đá me ̣ : cƣ́ng, chƣa phân hóa, đƣơ ̣c ký hiê ̣u là tầ ng D.


+ Thành phần cơ giới đất (hay chính là các thành phần các vật thể rắn vô cơ): đề
cập đến các tỷ lệ khác nhau của ba loại hạt: cát, thịt và sét trong một loại đất nào đó.
Thành phần hạt sẽ xác định kích thƣớc và số lƣợng các lỗ hổng giữa các hạt, mà sẽ là nơi
đƣợc nƣớc hoặc không khí chiếm giữ.
Theo tổ chức FAO, các loại đất tƣơng ứng với đƣờng kính (D) hạt nhƣ sau:
Sét

D < 0,002 mm

Thịt

0,002 mm < D <0,02 mm

Cát

0,02 mm < D < 2 mm


Theo USDA
Sét

D < 0,002 mm

Thịt

0,002 mm < D < 0,05 mm

Cát

0,05 mm < D < 2 mm

Thành phần cơ giới đất có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Các loại
đặc tính đất liên quan đến thành phần cơ giới đất đƣợc trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Một số đặc tính đất có liên quan đến thành phần cơ giới đất.
Đặc tính đất

Thành phần cơ giới
Cát

Thịt

Sét

rất tốt

tốt


Kém

thấp

trung bình

Cao

rất tốt

tốt

Kém

dễ dàng

trung bình

Khó khăn

nhanh

trung bình

chậm

dễ dàng

trung bình


khó khăn

Khả năng giữ nƣớc

thấp

trung bình

cao

Khả năng giữ dƣỡng đất

thấp

trung bình

cao

Thoáng khí
Trao đổi cation
Thoát nƣớc
Khả năng bị nƣớc xói mòn
Khả năng thấm nƣớc
Cày đất


Đất có thành phần cơ giới nhẹ có lƣợng cát cao, dễ cày, tốn ít năng lƣợng trong việc
chuẩn bị đất hơn lƣợng đất có lƣợng sét cao .
Nói chung, đất cát có ít các lổ hổng hơn nhƣng lổ hổng lại lớn hơn đất sét, do kích
thƣớc của các hạt lớn hơn. Do đó, sau các cơn mƣa lớn, đất sét giữ lại đƣợc nhiều nƣớc

hơn đất cát.
+ Tính chất hóa học của đất
Các nguyên tố hoá học chứa chủ yếu trong phần khoáng, hữu cơ của đất. Nguồn
gốc của chúng có từ đá và khoáng tạo thành đất.
Trong đất gần một nửa là oxy (47,2%), tổng sắt nhôm là 13,0% và các nguyên tố
Ca, Na, K, Mg mỗi loại 2-3%. Các nguyên tố còn lại ở trong đất chiếm gần 1%.
Trong đất thành phần trung bình các nguyên tố hoá học khác với đất. Oxy, hydro
(thành phần H2O) lớn hơn: cacbon 20 lần, nitơ 10 lần, lớn hơn đá và chứa trong chất hữu
cơ. Đồng thời Al, Fe, Ca, K, và Mg ít hơn trong đá do đặc trƣng các nguyên tố này trong
quá trình phân hoá và tạo thành đất.
Các thành phần hoá học đất có liên quan chặt chẽ với nhau, nhất là ở giai đoạn đầu
của quá trình hình thành đất. Các giai đoạn sau của quá trình phát triển lại chịu sự chi
phối của các quá trình lý hoá sinh học và hoạt động sản xuất của con ngƣời tác động lên
môi trƣờng đất.
Tính chất hóa học của đất đƣợc thể hiện chính ở 3 đặc điểm: pH, Khả năng trao đổi
Cation, và các hợp chất dinh dƣỡng trong đất.
Độ pH đất phản ánh mức độ đất chua (acid) hay kiềm. Tính kiềm hay acid của một
dung dịch đƣợc xác định bởi nồng độ ion hydrogen của nó.
pH = -log [ H+ ]
Đa số các loại đất có ý nghĩa trong trồng trọt có giá trị pH trong khoảng 5-9. Đất ở
các vùng có lƣợng mƣa cao và phá rừng mạnh nói chung đều chua do các cation nhƣ
Ca2+, Mg2+, v.v… đã bị rửa trôi và có sự tập trung ion H+ trong các keo sét. pH của đất
không phải là một giá trị cố định, nó có thể thay đổi theo thời gian.


Độ pH (hay nồng độ H+) của đất ít khi có ảnh hƣởng trực tiếp trên sinh trƣởng cây
trồng, nhƣng quan trọng vì nó xác định sự hữu dụng của các dinh dƣỡng khoáng cho cây.
Độ pH thấp có ảnh hƣởng xấu đến sự hữu dụng của N, K, Ca, Mg. Tuy nhiên, sự hữu
dụng của các nguyên tố Fe, Mn, Bo, Cu và Zn tốt hơn trong điều kiện pH thấp. Độ chua
nhiều có thể có hậu quả là gây độc nhôm (Al).

Độ pH đất cũng đƣợc dùng nhƣ một chỉ thị cho sự xuất hiện các vấn đề của đất nhƣ
sau:


pH < 5.0 : Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây. Xuất hiện
dấu hiệu thiếu Ca và Mo.



pH < 5.5 : Xuất hiện dấu hiệu thiếu Mo, Zn, và S.



pH > 7.5 : Xuất hiện ngộ độc do Al, Zn, và Fe.



pH > 8.0 : Có sự tạo thành các Calcium Phosphate mà cây không hấp thu đƣợc.



pH > 8.5 : Lƣợng Na trên mức bình thƣờng. Ngộ độc muối. Xuất hiện dấu hiệu
thiếu Zn và Fe.

Các chất dinh dƣỡng trong đất có nguồn gốc từ tàn tích sinh vật, bao gồm xác thực
vật, động vật và vi sinh vật đất (trong đó xác thực vật chiếm tới 4/5 tổng số chất hữu cơ
của đất) và từ các sản phẩm phân giải và tổng hợp đƣợc của vi sinh vật (hình 1).
Thành phần gồm : Thành phần chính là các chất hữu cơ đã bị phân giải, phần còn
lại là các chất hữu cơ chƣa bị phân giải (còn nguyên hình thể ban đầu) nhƣ: rễ cây, thân lá
cây, xác động vật,…



Hình 1. Quy trình chuyển hóa các chất hữu cơ.
Một số chỉ tiêu về dinh dưỡng đất:
Nts( Nito tổng số) : Tất cả các dạng nitơ có trong đất
Ndt( Nito dễ tiêu) : tồn tại ở dạng NO3- và NH4+
Pts( Photo tổng số) : Tất cả các dạng photpho có trong đất
Pdt( Photo dễ tiêu) : Tồn tại ở dạng H2PO4- và HPO42Kts( Kali tổng số) : Tất cả các dạng Kali có trong đất
Kdt( Kali dễ tiêu) : K+
Khả năng trao đổi cation.
Các nguyên tố hiện diện trong đất ở dạng ion hay dạng kết hợp với nguyên tố khác.
Các ion dinh dƣỡng có điện tích âm hoặc dƣơng. Chúng có thể đƣợc các hạt keo đất (phần
rắn) giữ lại và phóng thích từ từ cho cây sử dụng, hoặc bị rửa trôi đi.
Các ion có điện tích âm đƣợc gọi là các “anion”: NO3-. Các anion không bị các hạt
keo đất hấp thu, do đó dễ dàng mất đi do nƣớc rửa trôi.
Các ion có điện tích dƣơng đƣợc gọi là các “cation”: H+, Ca2+, Mg2+, K+, …
Các nghiên cứu về Đất ở Việt nam
Trƣớc năm 1975, khoa học thổ nhƣỡng Việt Nam phát triển theo hai trƣờng phái:
miền Bắc theo trƣờng phái Liên Xô (cũ) và Miền Nam theo trƣờng phái Mỹ.


Bộ môn Nông hóa Thổ nhƣỡng Học Viện Nông lâm, kết hợp với các chuyên gia Liên Xô
V.M.Fridland xây dựng đƣợc sơ đồ thổ nhƣỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/1 triệu, kèm
theo bản chú giải (1960); Vỏ phong hóa và đất nhiệt đới ẩm ( lấy ví dụ miền Bắc Việt
Nam) (1964) [7].
Sau 1975 khoa học thổ nhƣỡng hai miền hòa nhập cùng phát triển. Năm 1978 đã
hoàn thành bản đồ đất tỷ lệ 1/1/ triệu với bản phân loại đất toàn quốc.
Ngày 08/6/1991, Hội Khoa học Đất Việt nam đã ra đời. Năm 1996, Hội khoa học
Đất Việt Nam đã hoàn thành Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1 triệu, theo phƣơng pháp phân
loại đất của FAO và UNESCO.

Thời gian tiếp theo đã có rất nhiều nghiên cứu về đất của từng vùng miền của Việt
Nam đƣợc tiến hành. Ví nhƣ vào năm 1996, đã tiến hành “điều tra, đánh giá tài nguyên
đất đai theo phƣơng pháp của FAO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh (lấy
tỉnh Đồng Nai làm ví dụ)” do Vũ Cao Thái, Pham Quang Khánh và Nguyễn Văn Khiêm
chủ biên (Viện Thổ nhƣỡng Nông hóa); năm 1998 là cuộc “Điều tra, đánh giá tài nguyên
đất đai theo phƣơng pháp của FAO cho một huyện miền núi (lấy huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ làm ví dụ)” do Nguyễn Văn Bộ, Hồ Quang Đức, Lữ Quý ; hay nhƣ “Phân loại
đất và bản đồ đất tỉnh Yên Bái theo phƣơng pháp của FAO-UNESCO (có chú giải kèm
theo)” do Nguyễn Văn Lịch chủ biên, Sở Địa chính Yên Bái thực hiện năm 1998;
“Nghiên cứu phân loại đất vùng Duyên hải miền Trung (thực hiện mô hình toàn tỉnh Bình
Định) phƣơng pháp của FAO-UNESCO” do Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt thực hiện 1998;
“Phân loại đất xã Hƣơng Gián, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Ninh theo phƣơng pháp của
FAO-UNESCO” do Hồ Quang Đức thực hiện năm 1998. Những công trình này thể hiện
sự quan tâm ngày càng lớn của đất nƣớc ta với khoa học đất, chứng tỏ bƣớc phát triển về
ngành khoa học đất ngày càng đƣợc chú trọng.
Từ năm 1998 cho tới nay, đã có rất nhiều bài báo hay nghiên cứu về đất gắn liền
cho từng vùng miền hay với tác dụng liên kết giữa đất với những yếu tố khác, mục đích
chung đa phần là tìm cách sử dụng tài nguyên đất hợp lý và hiệu quả nhất.


Nhƣ vậy, khoa học thổ nhƣỡng Việt Nam tuy mới ra đời, nhƣng đã có nững bƣớc
phát triển nhanh, vững chắc, hiện nay đã có thể hòa nhập đƣợc với sự phát triển nhƣ vũ
bão của khoa học thổ nhƣỡng trên thế giới.
1.2.3. Thảm thực vật
Việt Nam là nơi có diện tích rừng bao phủ lớn, vì thế các công trình nghiên cứu về
thảm thực vật Việt nam cũng xuất hiện từ rất sớm. Trƣớc những năm 1960 các công trình
nghiên cứu về thảm thực vật chủ yếu đƣợc thực hiện bởi các tác giả ngƣời nƣớc ngoài
nhƣ: Chevalier (1918), Maurand (1943), Dƣơng Hàm Nghi (1956), Rollet...
Từ năm 1960, Loschau đƣa ra một khung phân loại rừng theo trạng thái ở Quảng
Ninh. Bảng phân loại này gồm 4 trạng thái nhƣ sau:

 Rừng loại 1: Gồm những đất đai hoang trọc, trảng cỏ và cây bụi. Trên loại hình
này cần phải trồng rừng.
 Rừng loại 2: Gồm những rừng non mới mọc cần tra dặm thêm hoặc tỉa thƣa
 Rừng loại 3: Gồm tất cả các rừng đã bị khai thác trở nên nghèo kiệt, tuy nhiên còn
có thể khai thác lấy gỗ trụ nhỏ nhƣng phải tái sinh, tu bổ và cải tạo.
 Rừng loại 4: Gồm những rừng nguyên sinh chƣa bị khai phá do đó cần phải bảo vệ
và khai thác hợp lý.
Đây là hệ thống phân loại rừng đã đƣợc áp dụng khá rộng rãi ở nƣớc ta trong việc
điều tra tái sinh rừng cũng nhƣ điều tra tài nguyên rừng theo trạng thái. Viện điều tra quy
hoạch đã áp dụng hệ thống này vào việc phân loại trạng thái rừng phục vụ công tác quy
hoạch, thiết kế kinh doanh rừng.
Năm 1962, Schmid khi nghiên cứu thảm thực vật của các dãy núi Nam Trung Bộ
và những vùng lân cận đã sử dụng hệ thống của Aubraville trong đó có bổ sung thêm các
kiểu của các tác giả khác cũng nhƣ đặt thêm những kiểu khác nhƣ rú thứ sinh, kiểu bãi
thảo nguyên cho phù hợp với thực tế của Châu Á. Các nghiên cứu của Schmid đƣợc công
bố trong Thảm thực vật Nam Trung Bộ xuất bản năm 1974. Theo tác giả, ngoài điều kiện
khí hậu với chế độ nhiệt ẩm khác nhau thì tiêu chuẩn phân biệt các quần xã là thành phần


thực vật đai cao. Tác giả xác nhận sự có mặt của các loài thuộc về hệ thực vật Malêzi ở
đai thấp dƣới 600m còn các loài thuộc hệ thực vật Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa thì ở
đai trên 1200m và từ 600 – 1200m đƣợc coi là đai chuyển tiếp. Đây là công trình nghiên
cứu đồ sộ với những am hiểu sâu sắc về sinh thái thực vật của tác giả và đến nay vẫn
đƣợc coi là một trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu về thảm thực vật ở Việt
Nam.
Trần Ngũ Phƣơng (1970, 1995) khi xây dựng bảng phân loại rừng miền bắc nƣớc
ta đã chia các đai độ cao, sau đó chia thành các kiểu dựa vào điều kiện địa hình, tính chất
sinh thái và thành phần thực vật. Tác giả cũng chú ý đến nghiên cứu quy luật diễn thế thứ
sinh, diễn thế độ phì, các tính chất vật lý, hóa học và dinh dƣỡng đất qua các giai đoạn
phát triển của rừng. Bảng phân loại của Trần Ngũ Phƣơng gồm có các đai rừng và các

kiểu rừng sau:
A. Đai rừng nhiệt đới nhiều mƣa mùa
1. Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh ngập mặn.
2. Kiểu rừng nhiệt đới mƣa mùa lá rộng thƣờng xanh
3. Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thƣờng xanh.
4. Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thung lũng.
5. Kiểu phụ rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh núi đá vôi.
B. Đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa
6. Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh
7. Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi
C. Đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa núi cao
Đến năm 1978, có công trình nổi tiếng của Thái Văn Trừng (1978), tiếp theo đó là
vào năm 1999 tác giả cho xuất bản cuốn Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới [32, 33].
Trong cuốn Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam (1976), Vũ Tự Lập đã sử dụng
độ ƣu thế của các loài cây trong ô tiêu chuẩn để xác định quần hợp, ƣu hợp và phức
hợp[20]. Theo tác giả, trong các yếu tố phát sinh thì khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu


×