Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tinh su pham cho mot bai giang ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.71 KB, 9 trang )

TÍNH SƯ PHẠM CHO MỘT BÀI GIẢNG BẰNG POWERPOINT
Hiện nay, việc dùng phần mềm PowerPoint (PPt) là khá phổ biến ở các cuộc hội họp, các
cuộc Hội thảo chuyên môn, các lớp huấn luyện nghề của các đơn vị kinh tế…Đã có những
cán bộ giảng Nghị quyết của Đảng cũng dùng PP. Điều này cho thấy tính ưu việt gần như
tuyệt đối hiện nay của máy tính với phần mềm PP về mọi phương diện cho một bài báo cáo
hoặc bài giảng. Tuy nhiên, tính ưu việt đó còn phụ thuộc rất nhiều vào người báo cáo và
đặc biệt là vào sự chuẩn bị các trang trình chiếu. Đối với nghề dạy học, tiêu chí của bài học
không giống như những bài thuyết trình, những bản báo cáo. Đối tượng dạy học lại hoàn
toàn không như các đối tượng Hội nghị, Hội thảo. Cho nên, việc chuẩn bị một bài giảng
bằng PPt cần đảm bảo không những tính nội dung (khoa học) mà còn phải đặt mạnh tiêu
chí về tính sư phạm. Tính sư phạm ở đây bao gồm: sự phù hợp về mặt tâm sinh lí học sinh
(HS), sinh viên (SV), tnhs thẩm mĩ của trang trình chiếu, sự thể hiện nhuần nhuyễn các
nguyên tắc dạy học và các phương pháp dạy học (PPDH). Vì vậy, người giáo viên (GV)
muốn sử dụng PPt để dạy học có hiệu quả thì không những phải có kiến thức tối thiểu về
phần mềm này (không phải chỉ đơn thuần là “viết” chữ lên các trang trình chiếu) mà còn
cần phải có ý thức sư phạm, kiến thức về lí luận dạy học và về các PPDH tích cực, sau đó
mới là sự linh hoạt và sáng tạo trong thiết kế các trang trình chiếu sao cho hấp dẫn một
cách có ý nghĩa.
1.Những vấn đề chung:
Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi PPDH trong nhà trường
chúng ta hiện nay, trong đó, việc giảng bằng các trang trình chiếu PPt đang được các giảng
viên đại học, thầm chí nhiều GV trường THPT bắt đầu thực hiện. Đương nhiên, không
phải và cũng không cần thiết biến mọi tiết dạy trở thành giờ học bằng máy tính, cho dù ở
trường nào đó có đủ khả năng về cơ sở vật chất cũng như các kĩ năng thích hợp cho công
việc. Mỗi giáo viên cần chọn tiết học sao cho nếu đưa nó lên trang trình chiếu PP thì sẽ tận
dụng được tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin cho người học,
về tính hấp dẫn của của bài giảng, chí ít cũng có hiệu quả hơn bài giảng với bảng viết
thông thường. Cần tránh việc chạy theo phong trào để rồi bài giảng thiếu chất lượng, lạm
dụng các hiệu ứng trong phần mềm PPt làm người học bị phân tán sự chú ý. Cũng không
nên tầm thường hoá việc dạy bằng PPt. Nhiều người quan niệm trang trình chiếu chẳng qua
là thay bảng đen, thậm chí không bằng bảng đen (vì họ không được viết xóa thoải mái như


dùng bảng đen). Cái “lí” của họ cũng có thể đúng, bởi vì thực tế, một số GV dạy bằng PPt
nhưng cuối cùng HS chẳng ghi được gì vào tập, không thu nhận được kiến thức gì quan
trọng ngoài sự “thú vị” một cách chung chung!
Như vậy có nghĩa là, sử dụng máy tính để dạy học phải đạt được yêu cầu cao nhất là: hiệu
quả giờ học. Trước hết ta hãy nói đế thực trạng của vấn đề này hiện nay.
a/ Khái quát các ưu, nhược điểm của việc sử dụng bài giảng bằng PPt
* Phần mềm PPt có những ưu điểm cơ bản sau:
- Các hiệu ứng, màu sắc, kiểu chữ..rất tiện lợi cho một xử lí một bài giảng linh hoạt, hấp
dẫn và sư phạm.
- Khả năng sử dụng hiệu quả các hình ảnh,.phim, các tư liệu dạy học nhanh chóng và chất
lượng
- Tiết kiệm nhiều thời gian viết, vẽ trên lớp
- Thuận lợi cho việc sử dụng các PPDH tích cực.
* Những nhược điểm khi sử dụng phần mềm :
- Tốn khá nhiều kinh phí để đào tạo GV sử dụng máy tính, cán bộ kĩ thuật đảm bảo cho
việc thực hiện của GV thông suốt, máy móc không bị hư hỏng một cách vô lí và mua sắm
máy móc trang bị cho các đơn vị giáo dục.
- Vấn đề kĩ thuật sử dụng máy tính, máy chiếu còn là một khó khăn chưa thể vượt qua ở
nhiều GV.
- Nếu không có ý thức sử dụng PPt tốt thì các ưu thế của phần mềm này có thể sẽ trở thành
nhược điểm lớn và cơ bản: HS thích học vì mới lạ nhưng tâm lí bị phân tán, không theo dõi
được bài học, không ghi được nội dung cơ bản của bài….
b/ Những điểm mạnh và yếu của giáo viên khi thiết kế bài giảng bằng PPt:
Nhiều năm trở lại đây, chúng tôi đã theo sát các hoạt động sử dụng máy tính của GV ở các
tỉnh thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và khái quát có những nhận xét sau (chỉ ở
những GV đã sử dụng thành thạo máy tính trong dạy học):
* Mặt mạnh của giáo viên sử dụng PPt:
- Thiết kế màn hình đẹp, da dạng
- Đã sử dụng nhiều các phần mềm chuyên dụng làm các thí nghiệm ảo, lồng ghép phim ảnh
minh họa

- Rất chịu khó thu thập tư liệu cho môn học.
Những thế mạnh này là rất cơ bản nhưng chưa đủ cho việc dạy học bằng máy tính theo
nghĩa đích thực của nó.
*Những điểm yếu của giáo viên sử dung PPt:
– Sử dụng màn hình không hợp lí trong việc bố trí chữ (viết quá nhiều – dư, viết quá ít –
phải lật trang liên tục), kích cỡ chữ, nội dung viết cũng như tính nhất quán trong trình bày
(đau là nội dung cho HS ghi chép, đau là điều khiển của GV..)
- Lạm dụng các hiều ứng làm HS mất tập trung vào bài giảng.
- Lạm dụng màu sắc, âm thanh hoặc sử dụng chúng không hợp lí, không nhất quán..
-Cỡ chữ, kiểu chữ không được qui định thống nhất làm cho bài giảng lôn xôn, khó theo dõi
Để sử dụng có hiệu quả phần mềm PPt, có lẽ cần qui định một số vấn đề sau:
c/ Các yêu cầu cơ bản để đảm bảo một bài giảng bằng PPt đạt chất lượng:
* Về nội dung trang trình chiếu
Cần:
- Đủ nội dung cơ bản của bài học
- Phải được mở rộng, cập nhật
- Nhiều thông tin có ý nghĩa và được chọn lọc.
- Trên các trang trình chiếu phải thể hiện được cả tính phương pháp.
Tránh:
- Nội dung nghèo nàn, chỉ nhằm thay thế chiếc bảng đen
- Quá nhiều thông tin làm HS bị “nhiễu”
- Sai sót các loại lỗi chính tả, lỗi văn bản
* Về hình thức trang trình chiếu:
Cần:
- Bố cục các trang trình chiếu sao cho HS dễ theo dõi, ghi được bài
- Các trang trình chiếu phải mang tính thẩm mĩ để kích thích sự hứng thú học tập,vừa giáo
dục được HS
- Cỡ chữ phù hợp với số lượng người học, quá lớn thì loãng thông tin, quá nhỏ thì người
cuối lớp không nhìn thấy. Thông thường dùng cỡ chữ 24 hoặc 28 là vừa.
- Cố gắng tận dụng kĩ thuật trong phần mềm (nhưng không cần thiết cầu kì) để thể hiện

tính sư phạm của bài giảng
Tránh:
- Lạm dụng các hiệu ứng (effect) tới mức không cần thiết
- Lạm dụng màu và dùng các màu chõi nhau trên cùng một trang (xem mục 3.1).
2. Để tập trung sự chú ý của HS trong giờ dạy bằng PowerPoint:
Vì phong trào sử dụng PPt để dạy học đang phát triển mạnh ở Trường Phổ thông, cho nên
trong bài viết này chúng tôi cũng nói cho một bài giảng ở trường Phổ thông. Khác với bài
giảng ở Trường Đại học, một bài giảng trước HS phổ thông có những yêu cầu nghiêm ngặt
riêng của nó về nội dung bài học, về ghi chép trên bảng, về PPDH. Mỗi bài giảng, thậm chí
mỗi trang trình chiếu đều có sự hướng đích khác nhau, thể hiện ở sự bố trí thông tin, bố
cục, màu sắc… Tuy nhiên, mọi hướng đích đều có một mục đích chung, đó là chuyển tải
được thông tin một cách có hiệu quả và thuyết phục người nghe. Vì vậy, thu hút sự chú ý
có nghĩa (chúng tôi nhấn mạnh từ này- xem đoạn e) là làm cho HS phải theo dõi bài giảng
một cách tự nguyện. Đó cũng là là nghệ thuật sư phạm của người giảng và người thiết kế
các trang trình chiếu mà trong bài này chúng tôi muốn đề cập tới.
Thông thường, trong một giờ giảng, người nghe sẽ khá tập trung chú ý ở thời điểm bắt đầu.
Tuy nhiên, sự tập trung ấy sẽ giảm dần rất nhanh. Vào cuối bài bài giảng, nếu chúng ta cho
HS biết rằng bài học sắp kết thúc, họ sẽ chú ý trở lại(biểu đồ hình 1), trong khi nội dung
chính của bài giảng lại nằm ở khoảng “giữa”. Vậy làm thế nào để thu hút sự chú ý của
người nghe trong suốt quá trình bài giảng? Bản thân các trang trình chiếu bằng PPt (nếu
soạn hợp lí) đã có một sức hút lớn đối với học sinh. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng tính ưu
việt đó thì đôi khi bài giảng sẽ có tác dụng ngược. Đó là tư tưởng chính của chúng tôi trong
bài này. Nghệ thuật sư phạm của người thiết kế bài giảng PPt sẽ có một sức hút riêng đối
với HS trong giờ học. Có một số thủ thuật cần thiết cho việc thiết kế bài giảng bằng PPt
như sau:
Nội dung
a/ Thay vì mở đầu bằng lời (kể chuyện dẫn dắt, ra một bài tập nhỏ..) ta kèm theo đó là một
trang hình phù hợp với nội dung nói, thậm chí có thể là một đoạn trích, một câu hỏi thảo
luận đầu giờ, một hình ảnh có ý nghĩa, một đoạn phim…
b/ Hãy dành một trang nêu tên bài học (sau mở đầu) cùng các đề mục (dàn bài) và cũng

nên giới thiệu sơ qua các phần đó đề cập đến vấn đề gì, HS sẽ dễ dàng có một tổng quan về
bài giảng, gây tâm lí chờ đợi những thông tin thú vị phía sau.
c/ Mỗi nội dung nhỏ (mục) cần có “điểm nhấn” hấp dẫn: một câu chuyện để chuyển tiếp
giữa các mục, hình ảnh, một đoạn phim, một nhiệm vụ học tập cho hS làm nhanh, một câu
trích dẫn có ý nghĩa, có thể pha một ít tính hài hước …để lôi kéo người nghe trở về bài
giảng, đôi khi có ai đó bị mất tập trung (hình 2).
d/ Hãy giữ liên tục nội dung bài giảng (phần dành cho HS ghi) từ trang này sang trang khác
như một chiếc “bảng kéo”. Muốn làm điều này, cần chú ý:
- Hãy sử dụng cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ thống nhất theo từng loại đề mục của bài học. Cỡ
chữ ghi nội dung cụ thể nhỏ hơn các đề mục. Sự thống nhất này phải giữ từ đầu đến cuối
bài giảng, cho dù nội dung bài học phải chuyển sang trang tiếp.
- Cố gắng sắp xếp nội dung một hoặc một số mục nằm gọn trong trang, trừ trường hợp bất
khả kháng.
- Mọi nội dung khác không nhằm cho HS ghi hoặc vẽ theo, chỉ dùng tạm thời để mở rộng
hoặc làm “điểm nhấn” cho bài giảng (chuyển tiếp giữa các mục, minh họa hình ảnh, câu
hỏi thảo luận, nhiệm vụ khám phá..) đều phải dùng kĩ thuật “chèn”các ô cửa sổ có hình
hoặc chữ, sử dụng xong thoát ra, không lưu lại (dùng các hiệu ứng xuất hiện rồi biến mất),
hoặc dùng thuật Hyperlink (trong Insert)…, sao cho tồn tại từ trang đầu đến trang cuối vẫn
là nội dung chính của bài giảng (xem 3.4).
Những công việc trên còn phải được kết hợp linh hoạt với nghệ thuật trình bày của GV. Ví
dụ: Thay vì chuyển tiếp sang mục khác thì GV có thể tóm lược những ý chính của mục vừa
mới giảng. Nhờ vậy mà người nghe sẽ bắt kịp tiến độ bài giảng, nếu vì lí do gì đó mà HS
bị mất tập trung.
e/ Mỗi trang sau cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc quay về các trang trước để nội dung
bài giảng được liên tục (đôi khi cần nhắc lại cái vừa mới học ở trang trước). Muốn vậy, cần
lập File riêng cho từng trang (nhưng bỏ hết các hiệu ứng của trang này) – chúng tôi gọi đó
là “trang sạch” (xem 3.4-b) – rồi cho vào tệp của bài giảng (Folder). Đến một chỗ nào đó
trong bài giảng cần nhắc lại trang trước thì dùng Hyper Link cho xuất hiện ngay trang đó.
f/ Một nghịch lí về sự “chú ý” thường xảy ra trong dạy học bằng các trang trình chiếu, nhất
là đối với những người mới sử dụng PPt lần đầu là: Sự lạm dụng màu hoặc lạm dụng các

effect sẽ có thể tập trung được sự chú ý của HS, song sự chú ý đó lại không hướng vào nội
dung bài học mà là vào sự sặc sỡ của màn hình, vào những sự “nhảy múa” đủ kiểu của chữ
và hình trong trang trình chiếu. Có nghĩa là, HS vẫn chú ý, vẫn thích thú bài học nhưng khi
kết thúc giờ học thì bài học cũng biến mất trong trong đầu các em. Điều này thật dễ hiểu
đối với tâm lí của HS.
Hình 4: Chọn màn hình đơn sắc
(Các kiểu chèn tư liệu minh họa sẽ được trình bày ở mục 3.4.)
3. Cụ thể một số nguyên tắc thiết kế trang trình chiếu:
Trong phần này, chúng tôi tập trung vào những vấn đề vừa mới đề cập ở trên về hình thức
trình bày trang trình chiếu. Những ý kiến dưới đây chúng tôi đưa ra từ thực tế sử dụng và
từ tham khảo một số tài liệu, không hề có ý định ghép chúng vào thành nguyên tắc cho tất
cả, bởi vì khả năng sáng tạo trong việc sử dụng PPt là rất rộng và đa dạng cho những ai
ham thích nó.
3.1. Sử dụng màu sắc trong các trang trình chiếu:
Phối màu linh hoạt, phong phú và dễ làm là ưu việt dễ thấy ở máy tính nói chung, ở các
trang trình chiếu PPt, nói riêng. Song sử dụng màu sắc thế nào cho hợp lí thì không phải ai
cũng làm được.
a) Màu sắc phản ánh nội dung:
Để có những trang trình chiếu thu hút và ấn tượng, ngoài nội dung khoa học ra, chúng ta
phải biết sử dụng màu sắc hợp lí: chọn màu, phối màu giữa nền và chữ, phối màu giữa các
dòng văn bản.
- Có 3 cách chọn màu nền:
. Màu và hình nền mặc định đã được soạn sẵn trong phầm mềm PPt (Design) nói chung là
đủ để sử dụng. Kiểu màn hình mặc định có ưu điểm là màu chữ cũng măc định, tương
phản tốt với màu nền. Tuy nhiên, Font chữ định sẵn cho từng màn hình đôi khi không theo
ý muốn. Nếu chọn kiểu màn hình nào thì mặc nhiên các trang khác cũng được chọn Font
chữ như vậy. Trường hợp muốn có màn hình màu khác xen kẽ vào dãy các trang mặc
nhiên đã chọn thì thiết kế theo hai cách dưới đây.
. Có thể chọn màu nền theo ý muốn (đơn sắc): chọn trang màu trắng, sau đó chọn
Format→ Backround. Trường hợp này chỉ có màu đơn sắc cho toàn màn hình. Theo kiểu

này, người thiết kế có thể dễ dàng thay đổi màu cho các trang khác nhau. Chú ý, nếu chọn
màu xong, quyết định Apply, nghĩa là chỉ có màn hình đó có màu theo ý muốn, nếu click
Apply to All, nghĩa là các màn hình trong File đó cũng cùng màu chọn.
Điều này rất quan trọng, bởi vì khi cần xen kẽ một màn hình khác vào trong dãy màn hình
mặc nhiên mà chọn Apply to All thì mọi màn hình trong dãy đều thay đổi màu, đồng nghĩa
với việc ta phải đổi lại màu chữ trong các màn hình mặc nhiên cho phù hợp. Đôi khi sự
trộn màu mặc nhiên và màu đơn sắc lại không vừa ý người thiết kế. Trường hợp xen kẽ
như vậy, ta phải click Apply.
. Trường hợp nói trên (trộn màu đơn sắc và màu màn hình mặc nhiên) gợi ý cho ta kiểu
chọn màn hình phối hợp: màn hình mặc nhiên và màu đơn sắc. Kiểu này có lợi ở chỗ, ta
lấy được hình nền mặc nhiên (trong thư mục Design)theo sở thích và màu trộn vừa ý .
(Còn có cách tự thiết kế màn hình riêng cho minh nhưng phức tạp hơn.)
Theo các công trình nghiên cứu, mỗi màu nền có mang ý nghĩa riêng của nội dung và đối
tượng nghe. Chẳng hạn, những màu trung tính như màu xám và những màu tối hơn sẽ tạo
một không khí nghề nghiệp (tất nhiên không ai chọn nền đen); màu cam và những màu lân
cận trong dãy quang phổ như vàng, hồng nhạt, nâu nhạt sẽ tạo không khí thân thiện (màu
đỏ không nên chọn vì quá chói mắt); màu tím nhạt và hồng có thể dùng cho lứa tuổi cấp
tiểu học; để tạo một bầu không khí vui tươi, chào đón ta có thể dùng màu vàng và màu hổ
phách; màu xanh nước biển và xanh lá cây thì nhã nhặn (Nguyen, H – 2000), màu trắng rất
nghiêm túc song nếu bản báo cáo có chữ viết không được chuẩn bị kĩ trên nền trắng hoặc
dùng nền trắng trong suốt bài giảng sẽ tạo cho HS một cảm giác một bài giảng sơ sài, thiếu
chuẩn bị.
Những ý nghĩa của màu nền như trên có thể dùng để tham khảo. Các hình đã cho sẵn trong
các nền ở Design cũng ảnh hưởng nhất định đối với nội dung trang trình chiếu. Hơn nữa,
việc chọn nền còn phụ thuộc nhiều vào sở thích của người thiết kế. Cần kết hợp tất cả các
yếu tố này để có một bài soạn tốt về hình thức trang trình chiếu.
b) Màu sắc và sự tiếp nhận của mắt:
Màu chữ và hình sẽ là công cụ đắc lực phục vụ cho bài giảng nếu ta sử dụng nó hợp lí.
Ngược lại, bài giảng sẽ dễ dàng trở thành một buổi biểu diễn màu sắc loè loẹt nhưng nhạt
nhẽo, thậm chí còn gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Để đảm bảo việc sử dụng màu

sắc hiệu quả, có một số nguyên tắc sau:
- Sử dụng nhiều nhất là 5 màu trong mỗi trang bài giảng
Nếu chữ viết trong một trang chỉ có một màu duy nhất, người đọc sẽ rất nhàm chán.
(Ngoại trừ trường hợp, trên trang đó chỉ chứa một loại nội dung duy nhất, như, nội dung
của một mục, một đoạn trích, một câu hỏi thảo luận hay nhiệm vụ khám phá.). Ngược lại,
sử dụng quá nhiều màu sắc trong một trang hoặc trong một bài giảng sẽ làm cho HS hoặc
cảm giác đẹp sặc sỡ, thích thú với màu mà không tập trung vào nội dung bài học, hoặc có
cảm giác khó chịu, dẫn đến phản tác dụng. Theo Marcus (1992), nên dùng từ 2 đến tối đa 5
màu, phân phối hợp lí thì trang trình chiếu sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Ví dụ: Dùng một màu
chính xuyên suốt cho nội dung khoa học của bài học, một vài màu nổi hơn cho các đề mục
và một màu khác để làm nổi bật các ý quan trọng. Chú ý, các đề mục có vai trò ngang nhau
thì phải có màu giống nhau (cỡ chữ, kiểu chữ cũng giống nhau). Thế nhưng nên dùng màu
nào để làm nổi bật các ý quan trọng? Thông thường, người ta dùng màu đỏ (nhưng không
được để trên nền xanh và tím).
- Màu đỏ được mắt tiếp nhận tốt nhất trong số các màu cơ bản
Con người có thể thấy được màu là nhờ và các tế bào thần kinh ở võng mạc của mắt. Khoa
học đã chứng minh rằng trong 3 màu cơ bản thì số tế bào thần kinh cảm nhận màu đỏ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×