Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kế hoạch xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực ở nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.62 KB, 4 trang )

PHÒNG GD – ĐT ĐẦM DƠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 04/KH – HT
KẾ HOẠCH
Về việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
----------------------
I. CƠ SỞ LẬP KẾ HOẠCH:
- Văn cứ kế hoạch số 1474 của Giám đốc Sở GD&ĐT Tỉnh Cà Mau về triển khai phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường mầm non, phổ thông
trong năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
- Căn cứ vào kế hoạch số 419 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 – 2009, ké hoạch số 420
về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường mầm non, phổ thông năm học 2008 – 2009và giai đoạn 2008 – 2013 của trưởng phòng GD
%ĐT Đầm Dơi.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của trường THCS Tân Tiến
II. NHIỆM VỤ CHUNG:
- Tổ chức tuyên truyền nội dung, yêu cầu cơ bản của “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
đến các thành viên trong HĐSP và toàn thể học sinh của trường.
- Thông qua các kì Đại hội cha mẹ học sinh toàn trường để quán triệt cho các bậc phụ huynh hiểu
được ý nghĩa thiết thực của phong trào, từ đó có ý thức hợp tác với nhà trường trong việc thực hiện
nhiệm vụ này.
- Kết hợp với các ban ngành Đoàn thể của xã, chính quyền địa phương các ấp để nhờ họ cộng
đồng trách nhiệm, nhất là động viên con em trên địa bàn tham gia học tập, rèn luyện tốt, tích cực,
chủ động học tập, sinh hoạt vui chơi lành mạnh để hình thành kỷ năng ứng xử tốt, hoàn thiện nhân
cách.
- Xây dựng các chương trình hành động cụ thể phù hợp với tình hình thực té của nhà trường và địa
phương để thực hiện các tiêu chí về “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Giữ vững và phát huy các nội dung về “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tranh thủ sự
ủng hộ của các lực lượng xã hội để xây dựng khu vui chơi, giải trí lành mạnh phù hợp với lứa tuổi
nhằm hoàn thiện các tiêu chí trong giai đoạn 2008 – 2013.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:


Để từng bước thực hiện có hiệu quả thật sự phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”. Ban chỉ đạo đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng thời điểm như sau:
1) Năm học 2008 – 2009:
Tiếp thu văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục về “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tự
nghiên cứu và đề ra kế hoạch thực hiện.
- Tháng 09 /2008:
+ Triển khai yêu cầu của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến
toàn thể CB – GV – NV và học sinh trong HĐSP. Tổ chức lễ kí kết thực hiện phong trào trên với
cuộc vận đọng “Hai không” nhân ngày khai giảng. Trương khẩu hiệu để tuyên truyền ý thức ban đầu
cho học sinh.
+ Phối hợp với UBND xã và các ban ngành đoàn thể cấp xã để thông qua nội dung của phong
trào, nhờ họ tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong CB và nhân dân trên địa bàn các ấp để cùng phối
hợp thực hiện.
+ Thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện phong trào này, đề ra kế hoạch thực hiện từng tiêu chí
theo mốc thời gian thích hợp.
+ Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục trong CB – GV – NV và học sinh toàn trường
yêu cầu của nội dung để hình thành ý thức trong đội ngũ này.
+ Chỉ đạo cho các chi Đội, chi Đoàn và Tổng phụ trách kết hợp với GVCN thực hiện làm sạch
trường lớp mỗi ngày. Bắt đàu thực hiện “3 phút làm sạch trường, lớp” và duy trì tốt khẩu hiệu hành
động này suốt năm học và những năm học tiếp theo.
+ Tổ chức trồng cây lưu niệm nhân ngày khai giảng. Tổng phụ trách có kế hoạch giao cho mỗi
chi Đội nhận chăm sóc 1 cây xanh hiện có trong khuôn viên của trường, tròng hoa dưới tán cây xanh
để tang thẩm mĩ, giữ ẩm cho cây. Trồng cây dương ở bồn hoa giữa sân trường, chăm sóc cây và hoa
trong khu vực này để sau khi cây lớn tỉa lấy dáng tạo cảnh quan cho khuôn viên. Duy trì việc nhổ cỏ,
tưới cây, vun phân cho cây hàng ngày, hàng tuần và lâu dài.
+ Tham mưu với Ban đại diện cha mẹ học sinh phát động trong phụ huynh hỗ trợ tài chính để
thuê người làm vệ sinh 2 khu đảm bảo sạch sẽ, ngăn nắp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cá nhân
cho CB – GV – NV và học sinh.
+ Tổng phụ trách xây dựng đội tự quản của lớp, của trường để thường xuyên kiểm tra việc
chuẩn bị bài, làm bài ở nhà của học sinh, việc thực hiện vệ sinh lớp học và phần sân đã định vị hàng

ngày, đánh giá cho điểm để tổng kết thi đua hàng tuần.
+ Ban giám hiệu tổ chức quán triệt cho giáo viên toàn trường việc tạo điều kiện để học sinh
phát huy tính tích cực chủ động của mình trong học tập và sinh hoạt nhất là các tiết hoạt động ngoài
giờ và sinh hoạt chủ nhiệm. Cố gắng bước đầu thực hiện tiêu chí 1. Tổ chức sơ kết tháng 9, rút kinh
nghiệm và đề ra kế hoạch thực hiện tiếp theo trong tháng 10/2008.
- Tháng 10 – 12/2008:
+ Tổ chức sơ kết việc thực hiện các nội dung đã làm được, chưa được trong tháng 9, phát huy
việc làm được, tốt. Tìm biện pháp khắc phục, thực hiện các nội dung chưa được, chưa tốt, đề ra các
nội dung thực hiện trong tháng 10/2008.
+ Bước đầu vận dụng có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học để khuyến khích học sinh
tích cực và sáng tạo.
+ Giáo dục ý thức rèn luyện sức khoẻ, bảo vệ của công, phòng chống tai nạn.
+ Liên hệ với các Đoàn thể cấp xã, nhất là Ban thương binh xã hội, Chính quyền địa phương và
Hội người cao tuổi các ấp: Thuận Tạo, Thuận Thành, Thuận Long A để: Khảo sát khu nhà bia liệt sĩ
và mộ song thân của anh hùng Nguyễn Trung Trực tại ấp Tân Long A để chuẩn bị cho việc dọn dẹp
vệ sinh định kỳ hàng tháng. Phối hợp với Chính quyền địa phương và Hội người cao tuổiở các ấp
nói trên đến gia đình để tìm hiểu thông tin của các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước nhằm cho học sinh hiểu được truyền thống của anh hùng của địa phương, qua đó giáo
dục lòng tự hào, kính trọng đối với những người có công, rèn luyện tư tưởng, tình cảm đúng, phấn
đấu học tập và rèn luyện tốt để xứng đáng với xã anh hùng.
+ Nhận chăm só khu di tích nói trên, hàng tháng BGH chỉ đạo cho Tổng phụ trách và các giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên dạy lịch sử tổ chức cho 1 khối lớp đến làm vệ sinh tại điểm trên, sau đó tổ
chức giới thiệu cho các em gương 1 liệt sĩ đã tìm hiểu (nếu trong tháng có ngày liệt sĩ õ hy sinh thì
chọn đúng ngày đó để tăng thêm ý nghĩa).
+ Giao nhiệm vụ cho 2 giáo viên dạy môn lịch sử sưu tầm tài liệu lịch sử để có thêm thông tin
cơ bản về ông Nguyễn Cao Thân avf bà Hoàng Thị Hồnglà song thân của Nguyễn Trung Trực,
người lập nên chiến công vang dội ở làng Nhật Tảo trong thời kì chống Pháp để học sinh tìm hiểu.
+ Tổ chức kể chuyện Lịch sử (có sử dụng tranh minh hoạ) cho các khối lớp tại địa điểm nói
trên về Nguyễn Trung Trực và chiến công làng Nhật Tảo. Sau khâu kể chuyện Lịch sử, tổ chức cho
học sinh tự phát biểu cảm nghĩ của mình về nội dung trên nhằm mục đích giáo dục tình cảm, tập cho

các em thói quen tự tin khi trình bày trước tập thể đông người.
+ Giao cho giáo viên dạy văn – sử thành lập đội “ Hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi” tổ chức
cho các em tìm hiểu những thông tin cơ bản về truyền thống anh hùng của quân dân xã Tân Tiến
trong 2 thời kì chống Pháp, Mĩ, tập cho các em đóng vai người hướng dẫn viên du lịch thuyết minh
với khách về truyền thống của quê hương mình. Mục đích là tập cho các em kỹ năng diễn đạt, ứng
xử có văn hoá với mọi người và quan trọng hơn là lòng tự hào về quê hương xứ sở. Cố gắng thực
hiện đựoc bước đầu các nội dung nói trên (Tiêu chí 5).
- Từ tháng 01 – 5/2009:
+ Tổ chức sơ kết các nội dung đã thực hiện để rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ xung các nội
dung thiếu, chưa đạt (nếu có).
+ Củng cố việc sinh hoạt tập thể nhân các ngày giáo dục truyền thống cho học sinh.
+ Tăng cường việc đổi mới phương pháp dạy học nhất là các tiết học văn hoá. Giáo viên bộ
môn chủ động, sáng tạo tìm ra phương pháp mới để kích thích tính tích cực của học sinh, tạo điều
kiện cho các em vươn lên học tập tốt. Thường xuyên tổ chức hướng dẫn cho các em tự học tập ở
nhà. Qua việc tự học khuyễn khích học sinh ghi chép những điều mình chưa hiểu hoặc hiểu không
rỏ để nhờ giáo viên giải thích hoặc đặt ra trước lớp để cùng thảo luận làm sáng tỏ vấn đề.
+ Tổng phụ trách Đội kết hợp với GVCN và các cán sự bộ môn ở các lớp thành lập nhóm học
bộ môn hoặc câu lạc bộ bộ môn. Bước đầu tổ chức cho các nhóm này tích cực, chủ động trong việc
học tập bộ môn, hình thức cụ thể là: Tổ chức cho các em sinh hoạt 15 phút đầu giờ để giải đáp thắc
mắc hoặc hướng dẫn cho các thành viên đối với bộ môn mình lựa chọn và tham gia, cũng có thể tổ
chức hoạt động trái buổi theo nhóm để cùng học tập.
+ Khuyến khích trong đội ngũ giáo viên soạn bài bằng máy vi tính đặc biệt là tìm tòi nãy
sinhcác phương pháp dạy học mới phù hợp với đối tượng và có hiệu quả, lấy việc sáng tạo ra
phương pháp dạy học mới, có hiệu quả làm thước đo, đánh giá xếp loại tay nghề trong năm học.
+ Cố gắng xây dựng tốt sự cộng tác giữa Thầy – Trò trong các giờ học, dần dần rèn luyện cho
các em tính tích cực, chủ động trong học tập và học tập có hiệu quả.
+ Thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ và giáo dục công dân, giáo viên chủ nhiệm và giáo
viên dạy GDCD cố gắng xây dựng để hình thành kỷ năng ứng xử ban đầu cho học sinh trong cuộc
sống trước mắt là việc ứng xử có văn hoá với thầy cô giáo , các bạn và những người thân trong gia
đình. Tập cho các em dần có thói quen tự học theo thời gian biểu do mình đặt ra, từ đó hình thành

tính kỷ luật trong công việc. Đối với hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên chủ nhiệm tổ chức xây
dựng xây dựng cho các cán bộ lớp thực hiện theo từng chủ đề để sau đó các em tự tổ chức (thời gian
đầu cần có sự hướng dẫn của GVCN thường xuyên).
+ Duy trì tốt việc thể dục giưa giờ để các em đựoc thư giản sau 2 tiết học. Hàng tuần trong buổi
sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt chủ nhiệm , Tổng phụ trách và GVCN thường xuyên nhắc nhỡ học
sinh giữ vệ sinh cá nhân, sách vở sạch đẹp. Tổ chức thi vở sạch chử đẹp nhân dịp 26/3. Tuyên
truyền luật giao thông đường thuỷ nội địa và đường bộ để các em có ý thức thực hiện. Tổng phụ
trách kết hợp với giáo viên dạy GDCD tổ chức thi tìm hiểu luật giao thông cho các em thông qua các
biển báo và các quy định cơ bản để củng cố ý thức và rèn luyện thái độ ứng xử trong cuộc sống.
+ Thường xuyên nhắc nhỡ học sinh các hình thức vui chơi nhẹ, tránh chạy, nhãy, xô đẩy để
xãy ra tai nạn, thương tích. Khuyến khích chơi các trò chơi dân gian nhẹ như: bịt mắt bắt dê, đá cầu,
rồng rắn lên mây…
+ Xây dựng đội tự quản để theo dõi, nhắc nhỡ việc học tập và rèn luyện của học sinh. Chú ý
việc học sinh phát biểu thô tục, thiếu văn hoá hoặc ứng xử thô bạo với bạn bè, phát hiện kịp thời các
vụ việc vi phạm để xử lí triệt để. Giúp các em có lối sống chan hoà, kỷ luật cùng bạn bè trong lớp,
trong trường.
+ Phòng chống tuyệt đối không để các tệ nạn xã hội sảy ra trong trường học, nhất là số đề, ma
tuý, mê tín di đoan…
+ Kết hợp với xã Đoàn để xây dựng chương trình vui chơi giải trí cho học sinh. Tổ chức tập
luyện các tiết mục văn nghệ để phục vụ cho các ngày lễ, tuyển chọn thành lập đội tuyển để tham gia
“Tiếng hát hoa phượng đỏ”. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các em tham gia vui chơi vào chiều
thứ 7.
+ Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, BGH sẽ tổ chức cho tất cả giáo viên, học sinh cung tham
gia các trò chơi dân gian như: múa sạp, múa mới, kéo co…Qua đó tạo ấn tượng đẹp trong học sinh,
giúp các em gắng bó với trường hơn nhằm hạn chế việc bỏ học trong hè.
+ Trước khi nghĩ hè, BGH, Tổng phụ trách Đội, GVCN hướng dẫn cụ thể cho các em kế hoạch
nghĩ hè và những việc làm trong hè, động viên các em nghĩ hè bổ ích, tiết kiệm và đừng quên ôn tập,
chuẩn bị tốt mọi điều kiện để tựu trường vào đầu tháng 8/2009.
Cố gắng thực hiện thành công bước đầu các tiêu chí 2, 3, 4.
Tổng kết 1 năm thực hiện phong trào này (khoảng gần cuối tháng 6/2009)

×