Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.04 KB, 21 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH
HẢI DƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển
Quan điểm chung về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn từ nay đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Hải Dương:
Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, hiệu quả cao trên cơ sở phát huy
mọi nguồn lực, trước hết là nguồn nhân lực, khai thác hiệu quả nguồn lực tự
nhiên – xã hội. Xây dựng nền kinh tế có công nghệ tiên tiến, hiện đại, cơ cấu
hợp lý, năng lực sản xuất có khả năng cạnh tranh cao; phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại. Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá với quy mô giá trị
ngày càng lớn.
Phát huy vai trò của một tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, đi đầu trong
một số lĩnh vực then chốt, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá
và hội nhập quốc tế. Đầu tư có trọng điểm vào các lĩnh vực công nghiệp và
dịch vụ chất lượng cao, tạo bước đột phá tiếp theo. Phát triển hệ thống đô thị,
khu dân cư nông thôn theo hướng hiện đại.
Phát triển theo hướng bền vững: kết hợp phát triển kinh tế với phát
triển xã hội (đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá, đảm bảo
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái). Gắn
hiệu quả trước mắt với phát triển lâu dài, đảm bảo phát triển hài hoà giữa
thành thị và nông thôn, giảm dần sự chênh lệch giữa các vùng, các huyện
trong tỉnh.
Đến năm 2020, Hải Dương muốn trở thành một tỉnh có nền kinh tế
phát triển, trong đó công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh
tế, có nền văn hoá tiên tiến thì cần phải thực hiện được những mục tiêu cụ thể
như sau:
1
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


1
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Về kinh tế:
- Tăng nhanh mức GDP/ người, đạt khoảng 16.5 triệu đồng giá hiện
hành, tương đương với 900-920 USD năm 2010; vào năm 2020: trên 60 triệu
đồng giá hiện hành, tương đương với 2300-2500 USD.
- Nhịp độ tăng tổng sản phẩm GDP được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Dự báo Sự chuyển dịch cơ cấu tỉnh Hải Dương trong thời gian tới:
đơn vị: %
Chỉ tiêu Giai đoạn
2006-2010
Giai đoạn 2011-
2015
Giai đoạn 2016- 2020
Tổng sản phẩm GDP 11 11.5 11.1
Giá trị sản xuất nông nghiệp-
thuỷ sản
4 – 4.5 3.5-3.7 3.2-3.
Giá trị sản xuất công nghiệp và
xây dựng
17.4 15-16 15-16
Giá trị sản xuất dịch vụ 12- 13 11.5-12.5 13-14

Qua bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các
ngành nông nghiệp và công nghiệp tăng với xu thế giảm dần, song quy mô
công nghiệp lớn nên giá trị tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng nhanh, đồng thời tăng
trưởng ngành dịch vụ gia tăng giảm dần nhưng ở mức tương đối cao. Kết quả
là tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế tăng ở mức cao hơn giai đoạn trước
đó và tương đối ổn định.

- Cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp
và dịch vụ: Năm 2010: nông nghiệp và thuỷ sản đạt 21 %, công nghiệp 46%,
dịch vụ 33 %, năm 2020 với cơ cấu: Nông nghiệp, thuỷ sản 16%, công nghiệp
47% và dịch vụ 37%.
- Tỷ trọng huy động GDP vào ngân sách nhà nước năm 2010: 14 –
15%/ GDP; năm 2020 : 20-22%.
2
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
2
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, giai đoạn đến năm 2010: tăng
trưởng tổng kinh ngạch xuất khẩu: 25%/ năm và giai đoạn tiếp theo tăng 25-
30%; thu hút nguồn vốn bên ngoài cho phát triển đạt khoảng 36-39% tổng
vốn đầu tư (bao gồm cả FDI)
- Phát triển từng bứơc đô thị theo hướng hiện đại. Hoàn chỉnh cơ bản
và hiện đại hoá hệ thống giao thông nội thị trong thành phố và các đô thị nộ
tỉnh. Tăng tỷ lệ đô thị hoá từ 20% hiện nay lên khoảng 25% năm 2010; 40-
42% vào năm 2020.
Về mặt xã hội
-
Giảm tỷ lệ sinh hằng năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 0.8-
0.9%/ năm
-
Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 35-40 % năm 2010 và 75-80% năm
2020.
-
Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2%/năm
-
100% hộ dân được sử dụng nước máy, 90% hộ dân nông thôn sử

dụng nước máy và hợp vệ sinh vào năm 2010 và 100% vào năm
2020.
-
Tăng tuổi thọ bình quân lên: 72 tuổi vào 2010 và 74 tuổi vào 2020.
-
Phấn đấu chỉ số HDI đạt khoảng 0.75 -0.78 vào 2020; duy trì thứ tự
xếp hạng cao trong số 10 tỉnh thành phố có chỉ số HDI cao nhất cả
nước.
2.2. Định hướng đầu tư phát triển tỉnh Hải Dưong trong thời gian tới.
Hải Dương huy động tối đa các nguồn lực của thành phần kinh tế trong
và ngoài nước đầu tư thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội năm 2009, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-
2010.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên cho những lĩnh vực,
3
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
3
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
dự án trọng điểm, cấp bách. Tiếp tục triển khai những công trình lớn đã được
ghi trong kế hoạch 5 năm 2006-2010.
Về công tác quy hoạch: Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, vùng; quy hoạch chi tiết
các khu, cụm CN và làng nghề làm cơ sở cho công tác xây dựng KH và thu
hút, bố trí dự án đầu tư. Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra
thực hiện theo quy hoạch; khắc phục tình trạng mất cân đối, chồng chéo, mâu
thuẫn giữa các quy hoạch, giữa quy hoạch và kế hoạch hàng năm.
Vốn đầu tư XDCB: bố trí theo nguyên tắc ưu tiên theo thứ tự: thanh toán
nợ cho các công trình XDCB hoàn thành đã có quyết toán được phê duyệt,
các công trình trọng điểm của tỉnh, công trình chuyển tiếp sẽ hoàn thành trong

năm 2008 - 2009, vốn đối ứng của dự án ODA, chương trình MTQG, vốn
chuẩn bị đầu tư. Đối với các công trình đầu tư mới chỉ bố trí cho các dự án
quan trọng, cấp bách, có hiệu quả KT-XH cao. Bố trí cơ cấu vốn đầu tư phù
hợp với nhóm công trình nhằm tránh nợ đọng kéo dài. Chỉ đạo, đôn đốc tháo
gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án,
nhất là các dự án quan trọng. Nâng cao trách nhiệm của chính

quyền cơ sở,
tạo chuyển biến rõ nét trong công tác giải phóng mặt bằng giao cho các dự án.
Nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư, tích cực thu hút đầu tư từ các
nguồn vốn. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, vốn Chương trình mục
tiêu Quốc gia cho phát triển các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, phòng chống
tội phạm, giải quyết việc làm, phúc lợi xã hội.
Bảng 2.2: Kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2009:
Đơn vị: Triệu đồng
4
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kế hoạch đầu tư XDCB năm 2009
TT Danh mục
I Vốn Ngân sách ĐP quản lý 694.660
1 * Vốn Ngân sách 292.060
* Vốn xây dựng cơ bản tập trung 288.280
Vốn hỗ trợ doanh nghiệp 3.780
2 Cân đối từ nguồn thu sử dụng đất 300.000
3 Vốn Trung ương hỗ trợ 102.600
* Vốn trương trình mục tiêu Quốc gia 25.500
* Vốn hỗ trợ công trình quan trọng 47.100

* Vốn nước ngoài (ODA) 30.000
II Dự kiến phân bổ 694.660
a Tỉnh phân bổ 592.060
b TW phân bổ 102.600
Chi tiết tỉnh phân bổ
1 Huyện, thành phố quản lý 220.000
a NS cấp huyện theo QĐ 210 30.000
b Thu sử dụng đất 190.000
2 Tỉnh quản lý 372.060
XDCB tập trung 258.280
Thu từ sử dụng đất (30%) 110.000
Hỗ trợ doanh nghiệp 3.780
III Phân bổ vốn NS do tỉnh quản lý 372.060
A Tổng hợp chung 372.060
1 Vốn QH+CBĐT, đối ứng vốn TW, ODA 73.000
2 Vốn hỗ trợ doanh nghiệp 3.780
3 Chưa phân bổ (thu từ đất) 20.000
4 Phân bổ đợt này 275.280
4.1 Thanh toán KLHT+trả nợ 137.640
4.2 CT chuyển tiếp 123.876
4.3 CT mới khởi công 13.764
B Phân bố cụ thể 372.060
5
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
5
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
I
Vốn QH đối ứng vốn trung ương, ODA,
WB, ADB 73.000

a Các DA đầu tư từ nguồn thu SD đất 9.000
b Vốn đối ứng 54.000
b.1 Nước sạch nông thôn 5.000
b.2 Vốn ADB 3.000
b.3 Dự án điện nông thôn Re2 5.000
b.4 GTNT WB2-4 4.000
b.5 Chương trình y tế (phòng chống HIV) 2.000
b.6 Chương trình Văn Hoá 2.000
b.7 Xã hội (Trung tâm giáo lao động xã hội) 4.000
b.8 Vốn ODA, WB 29.000
* CB rác Tây Ban Nha 7.000
* Hệ thống thoát nước thành phố Hải Dương 8.000
* Cấp nước TP Hải Dương GĐ2 10.000
* Cấp nước WB 4.000
c Quy hoạch 10.000
II Chưa phân bổ 20.000
III Vốn hỗ trợ doanh nghiệp 3.780
Nguồn: Chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2009 (Sở KH&ĐT)
6
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án sử dụng vốn ngân
sách trên địa bàn tỉnh Hải Dương tại Sở KH& ĐT
2.3.1. Nâng cao nhận thức đối với công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở
KH&ĐT tỉnh Hải Dương.
Thẩm định dự án đầu tư là cần thiết bắt nguồn từ vai trò quản lý vĩ mô của
nhà nước đối với các hoạt động đầu tư. Nhà nước với chức năng công quyền
của mình sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn các dự án đầu tư .

Chủ đầu tư muốn khẳng định quyết định đầu tư của mình là đúng đắn, các
tổ chức tài chính tiền tệ muốn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, để ngăn
chặn sự đổ bể, lãng phí vốn đầu tư, thì cần kiểm tra lại tính hiệu quả, tính khả
thi và tính hiện thực của dự án.
Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều
phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước. Bởi vậy trước khi ra quyết
định đầu tư hay cho phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước
cần biết xem dự án đó có góp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay
không, nếu có thì bằng cách nào và đến mức độ nào.
Một dự án đầu tư dù được tiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng vẫn
mang tính chủ quan của người soạn thảo. Vì vậy để đảm bảo tính khách quan
của dự án , cần thiết phải thẩm định. Các nhà thẩm định thường có cách nhìn
rộng trong việc đánh giá dự án. Họ xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội,
toàn cộng đồng để xem xét các lợi ích kinh tế- xã hội mà dự án đem lại. Mặt
khác, khi soạn thảo dự án có thể có những sai sót, các ý kiến có thể mâu
thuẫn, không logic, thậm chí có thể có những sơ hở gây ra tranh chấp giữa các
đối tác tham gia đầu tư. Thẩm định dự án là cần thiết. Nó là một bộ phận của
công tác quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả.
7
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
7
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.3.2. Về căn cứ và phương tiện thẩm định dự án
Thông tin là một yếu tố rất quan trọng để tiến hành công tác thẩm định và
là điều kiện tiên quyết để lựa chọn được những dự án đầu tư có chất lượng tốt.
Đặc biệt trong công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn Ngân sách nhà
nước, đây là một hoạt động phức tạp, liên quan đến thẩm quyền và trách
nhiệm của những cơ quan quản lý khác nhau. Vì vậy để tạo được nguồn thông
tin tốt cho công tác thẩm định cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan

nhà nước ở các cấp. Vấn đề then chốt là nhằm đảm bảo duy trì chế độ báo cáo
định kỳ theo quy định. Ngoài chế độ báo cáo thống kê theo quy định chung
của nhà nước, Sở kế hoạch và đầu tư cần có báo cáo và thông tin nhanh về
tình hình đầu tư trên địa bàn để Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời nắm bắt và
xử lý các vấn đề phát sinh.
Sở KH& ĐT cần phải nhận thức và nâng cao khả năng nắm bắt, xử lý
thông tin của cán bộ thẩm định trong quá trình phân tích, đánh giá dự án. Để
khai thác tốt các nguồn thông tin phục vụ cho công việc của sở trong thời gian
tới Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng cần thiết lập quan hệ với các cơ quan quản lý
nhà nước về đầu tư của các tỉnh trong cả nước để trao đổi thông tin, kinh
nghiệm, đẩy mạnh quan hệ với các công ty tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn để
có nguồn thông tin và có sự trợ giúp trong công tác xây dựng luật và vận động
đầu tư. Bên cạnh đó, thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu dài với các đối tác có
thể trợ giúp cũng là một trong những giải pháp không kém phần hiệu quả để
giải quyết vấn đề thiếu hụt thông tin. Việc thiết lập được mối quan hệ lâu dài
sẽ giảm chi phí và thời gian thu thập thông tin, chưa kể đến thông tin thu thập
được chắc chắn sẽ có tính chính xác cao hơn.
Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thuận tiện, hiện đại, đảm bảo tính
chính xác của thông tin, truy cập thông tin một cách nhanh chóng. Tổ chức hệ
thống thu thập, xử lý, lưu trữ và quản lý thông tin nhằm cung cấp thông tin
8
Nguyễn Thị Thúy Lớp: Kinh tế đầu tư 47B
8

×