Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.12 KB, 15 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
I. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC:
1. Khái niệm:
Chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp là sự lựa chọn, phối hợp các biện
pháp (sức mạnh của Doanh nghiệp) với thời gian (thời cơ), không gian (lĩnh vực hoạt
động) theo sự phân tích môi trường và khả năng nguồn lực của Doanh nghiệp như
thế nào để đạt được mục tiêu phù hợp với khuynh hướng phát triển của Doanh
nghiệp.
Qua một số khái niệm của các nhà kinh tế học vào giữa thế kỉ 20 ta nhận thấy
rằng đó là những khái niệm khá trừu trượng, các quan niệm đó không hoàn toàn giống
nhau, khái niệm chiến lược chỉ tồn tại trong đầu óc, trong suy nghĩ của những ai thật sự
có quan tâm đến chiến lược, đó là những phát minh sáng tạo của nhà chiến lược về cách
thức, biện pháp hành động trong tương lai của Doanh nghiệp nhằm đạt được những mục
tiêu quan trọng nhất, cơ bản nhất một cách có hiệu quả và thiết thực nhất trong việc kinh
doanh.
Tóm lại, chiến lược là một kế hoạch trong đó phải bao gồm các yếu tố sau:
- Mục tiêu cần phải đạt được trong tương lai dài hoặc tương đối dài (3 năm, 5
năm..)
- Các quyết định về biện pháp thực hiện chiến lược, đó là cách thức chủ yếu để đạt
được mục tiêu.
- Những chính sách chủ yếu để thu hút các nguồn lực, phân bổ và sử dụng tối ưu
các nguồn lực sẵn có.
- Tất cả các nội dung trên phải được xây dựng trong khuôn khổ môi trường cạnh
tranh sôi động và các yếu tố bên ngoài đã được dự kiến trước.
- Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho Doanh nghiệp phát triển liên
tục vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. Tuy nhiên viêc
kết hợp mục tiêu chiến lược và mục tiêu tình thế trong quản trị chiến lược là yêu cầu
thật sự cần thiết để đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh.
- Các quyết định chiến lược phải được tập trung về cấp lãnh đạo cao nhất của
Doanh nghiệp, mới có thể đảm bảo tính chuẩn xác của quyết định dài hạn (về sản phẩm,
thị trường, đầu tư, đào tạo,…) và sự bí mật về thông tin và cạnh tranh trên thị trường.


- Chiến lược luôn có tư tưởng tiến công để dành ưu thế trên thương trường.
- Chiến lược phải được hoạch định và thực thi trên sự phát hiện các cơ hội kinh
doanh và nhận thức được lợi thế so sánh của Doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả
kinh doanh cao nhất.
2.Vai trò của chiến lược
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gây gắt, một Doanh nghiệp muốn
thành công phải có một chiến lược kinh doanh cụ thể, các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp
phải nắm bắt được xu thế đang thay đổi trên thị trường, tìm ra được nhân tố then chốt
cho thành công, biết khai thác những ưu thế sẵn có của Doanh nghiệp, hiểu được điểm
yếu còn tồn tại của Doanh nghiệp, hiểu được đối thủ cạnh tranh, biết được mong muốn
của khách hàng, biết cách tiếp cận với thị trường từ đó mới đưa ra được những quyết
định đầy sáng tạo nhằm triển khai các hoạt động hoặc cắt giảm bớt hoạt động ở những
thời điểm và địa bàn nhất định. Chính những cố gắng trên để nhằm đưa ra được những
chiến lược kinh doanh tối ưu, nó có tác dụng cụ thể đến các chức năng cơ bản của kinh
doanh là :
- Cung cấp cho Doanh nghiệp một phương hướng kinh doanh cụ thể, có hiệu quả,
làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động chức năng của Doanh nghiệp. Giúp cho Doanh
nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng cường sức mạnh cho Doanh nghiệp, phát triển
thêm thị phần.
- Giúp cho Doanh nghiệp hạn chế được nhũng bất trắc rủi ro đến mức thấp nhất, tạo
điều kiện cho Doanh nghiệp kinh doanh ổn định lâu dài và phát triển không ngừng.
II. CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC:
Sự hình thành các loại chiến lược theo căn cứ này trong thực tế rất đa dạng và
phong phú tùy theo trạng thái của mỗi Doanh nghiệp mà triển khai chiến lược của mình.
Tuy nhiên các chiến lược này thường được xây dựng và mô phỏng theo các chiến lược
chuẩn. Hiện nay có các loại chiến lược chuẩn sau:
Bảng 1.1: Các loại chiến lược phổ biến
CHIẾN
LƯỢC
CÁC YẾU TỐ LỰA CHỌN

Sản phẩm Thị trường
Ngành sản
xuất
Cấp độ
ngành Công nghệ
Hiện
tại Mới
Hiện
tại Mới
Hiện
tại Mới
Hiện
tại Mới
Hiện
tại Mới
1. Tăng
trưởng tập
trung

- Thâm nhập thị
trường
X X X X X
- Phát triển thị
trường
X X X X X
- Phát triển sản
phẩm
X X

X X X











2. Phát triển
hội nhập

- Hội nhập dọc
ngược chiều
X X X X X
- Hội nhập dọc
thuận chiều
X X X X X
- Hội nhập
ngang
X X X X X






3. Phát triển
đa dạng hóa


- Đa dạng hóa
đồng tâm
X X X X X
- Đa dạng hóa
ngang
X X X X X X X X
- Đa dạng hóa
hỗn hợp
X X X X X

X





















(Nguồn: Tạp chí phát triển kinh tế)
 Chiến lược tăng trưởng tập trung: là các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào
việc cải thiện các sản phẩm, dịch vụ hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ
yếu tố nào khác. Khi theo đuổi chiến lược này Doanh nghiệp cần hết sức cố gắng để
khai thác mọi cơ hội có được về các sản phẩm hiện đang sản xuất hoặc các thị trường
hiện đang tiêu thụ bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc mà họ đang tiến hành. Lợi
thế của chiến lược tăng trưởng tập trung là cho phép Doanh nghiệp tập hợp được mọi
nguồn lực vào các hoạt động sở trường và truyền thống của mình để khai thác điểm
mạnh. Chiến lược tăng trưởng tập trung có thể triển khai theo 3 hướng sau:
+ Chiến lược thâm nhập thị trường: là tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện
đang sản xuất trong khi vẫn giữ nguyên thị trường hiện đang tiêu thụ và công nghệ hiện
đại. Chiến lược này đòi hỏi Doanh nghiệp phải thông qua các nỗ lực mạnh mẽ về
marketing như chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách khuyến mãi nhằm tăng
sức mua của khách hàng hiện có và tăng thêm khách hàng mới.
Tuy nhiên, chiến lược này chỉ áp dụng đạt kết quả khi thị trường hiện tại chưa bão
hòa, thị phần của các đối thủ cạnh tranh đang giảm sút và Doanh nghiệp hiện đang có
được một lợi thế cạnh tranh, đồng thời tốc độ của doanh thu phải cao hơn tốc độ tăng
chi phí tối thiểu. Với chiến lược này có thể giúp Doanh nghiệp tăng sức mua sản phẩm
của khách hàng hoặc lôi kéo khách hàng của các đối thủ cạnh tranh.
+ Chiến lược phát triển thị trường: là tìm cách tăng trưởng bằng con đường thâm
nhập vào các thị trường mới để tiêu thụ các sản phẩm hiện đang sản xuất tại Doanh
nghiệp. Hướng chiến lược này đòi hỏi Doanh nghiệp phải có được một hệ thống kênh
phân phối năng động và thật sự đạt hiệu quả, đặc biệt là phải có đầy đủ các nguồn lực
để đẩy mạnh hoạt động này như vốn, nhân lực, kinh nghiệm…, đồng thời Doanh
nghiệp cũng phải có điều kiện năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường
mới.
+ Chiến lược phát triển sản phẩm: là tìm cách tăng trưởng thông qua phát triển
các sản phẩm mới để tiêu thụ trong các thị trường mà Doanh nghiệp đang hoạt động,

các sản phẩm mới này có thể do Doanh nghiệp tự sản xuất hoặc sản xuất theo hợp đồng,
hoặc Doanh nghiệp nhập từ bên ngoài bằng cách sáp nhập hoặc mua lại mô hình của
một hãng khác. Chiến lược này đòi hỏi Doanh nghiệp phải có khả năng mạnh về nghiên
cứu và công nghệ phát triển trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật, các sản phẩm thường có chu kỳ ngắn do sản phẩm mới do các Công
ty đầu tư nhanh chóng xuất hiện, do vậy hướng chiến lược này cho phép Doanh nghiệp
tạo ra được thị trường mới ngay trong thị trường hiện tại.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC:
Hình 1.2: Sơ đồ các bước xây dựng và thực hiện chiến lược
Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược
Phân tích môi trường
Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu
Thực hiện chiến lược
Đánh giá kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược

Các bước của tiến trình xây dựng chiến lược có ảnh hưởng lẫn nhau và có thể diễn
ra đồng thời một lúc. Khi các nhà quản trị tập trung vào một bước cấu thành cụ thể nào
đó thì tất cả các thành phần khác phải được xem xét trước khi quyết định.
1. Phân tích môi trường:
Phân tích môi trường sẽ cho một cách nhìn bao quát về các điều kiện khách quan có
thể đưa đến những khó khăn, thuận lợi gì cho công việc kinh doanh của Doanh nghiệp.
Vì vậy, các yếu tố môi trường có ảnh hưởng sâu rộng đến việc xây dựng chiến lược.
Môi trường tổng quát mà tổ chức gặp phải có thể chia thành ba mức độ, có liên hệ với
nhau, đó là môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và hoàn cảnh tác nghiệp, được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3: Mối liên hệ giữa các mức độ của môi trường tổng quát
Môi trường vĩ mô:
(Gồm các yếu tố nằm ở bên ngoài
tổ chức, định hình và có ảnh hưởng đến các môi trường tác nghiệp và nội bộ, tạo ra các
cơ hội và nguy cơ đối với tổ chức)

- Các yếu tố kinh tế
- Chính phủ và chính trị
- Các yếu tố xã hội
- Các yếu tố tự nhiên
- Các yếu tố công nghệ
Môi trường tác nghiệp:
(Gồm các yếu tố nằm ở bên ngoài
tổ chức, định hình và có ảnh hưởng đến các môi trường tác nghiệp và nội bộ, tạo ra các
cơ hội và nguy cơ đối với tổ chức)
- Đối thủ cạnh tranh
- Người cung ứng
- Đối thủ tiềm ẩn
- Hàng thay thế
Hoàn cảnh tác nghiệp:
(Gồm các nguồn lực của tổ chức)
- Nhân lực sản xuất
- Nghiên cứu và phát triển
- Tài chính, kế toán
- Marketing
- Nề nếp tổ chức

×