UBND HUYỆN CHIÊM HÓA
TRƯỜNG THCS THỔ BÌNH
Tổ: Ban Chung
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 -CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2010-2011
Môn thi : SINH HỌC 9
Thời gian làm bài thi: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang)
Câu 1: ( 2,5 điểm )
Thế nào là thường biến? Hãy phân biệt thường biến với đột biến?
Câu 2 (2,0 điểm)
Giải thích vì sao bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại
được duy trì ổn định qua các thế hệ ?
Câu 3: ( 1,5 điểm)
Hội chứng Đao là gì? Vẽ sơ đồ minh hoạ và giải thích. Vì sao phụ nữ không nên sinh
con ở độ tuổi ngoài 35
Câu 4: (2 điểm)
a. Một đứa trẻ bị mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình
thường (không mắc bệnh). Hai trẻ sinh đôi nói trên thuộc loại sinh đôi cùng trứng hay
sinh đôi khác trứng? Giải thích?
b. Nói bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới. Quan niệm như vậy có hoàn toàn
đúng không? Giải thích?
Câu 5: ( 4,0 điểm)
Có bốn gen, mỗi gen đều có 60 vòng xoắn. Các gen này đều nhân đôi một số lần bằng
nhau và đã sử dụng của môi trường 33600 nuclêôtít.
Xác định:
a. Tổng số gen con đã được tạo ra sau quá trình nhân đôi nói trên và số lần nhân
đôi của mỗi gen.
b. Chiều dài của mỗi gen.
c. Số lượng nuclêôtít có trong mỗi phân tử mARN do mỗi gen nói trên tổng
hợp.
Đề số 4
1
Câu 6: (8,0 điểm)
Ở người, tính trạng tầm vóc thấp trội hoàn toàn so với tầm vóc cao. Gen quy định tính
trạng nằm trên NST thường.
a. Trong một gia đình, mẹ có tầm vóc cao, sinh được đứa con gái có tầm vóc
thấp. Hãy giải thích và lập sơ đồ lai.
b. Trong một gia đình khác, mẹ có tầm vóc thấp, sinh được con trai có tầm vóc
cao. Hãy giải thích và lập sơ đồ lai.
=============Hết===============
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI SÔ 4
Môn thi: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
2,5 đ
* Khái niệm : là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống
cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
* Phân biêt thường biến và đột biến:
Thường biến Đột biến
Khái
niệm
-Là những biến đổi kiểu
hình của cùng một kiểu
gen.
Là những biến đổi về vật
chất di truyền (ADN hoặc
NST).
Nguyên
nhân
-Do điều kiện sống của
môi trường thay đổi
Do những tác nhân trong
hay ngoài tế bào
Tính chất
- Là biến dị không di
truyền được
- Xuất hiện đồng loạt theo
hướng xác định-Có lợi
- Là biến dị di truyền được
- Xuất hiện riêng lẽ, không
xác định-Có lợi, có hại hoặc
trung tính
Vai trò
Giúp sinh vật thích nghi
với sự thay đổi của môi
trường
Tạo nguồn nguyên liệu cho
chọn giống và tiến hoá.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Câu 2
2,0 đ
Bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại
được duy trì ổn định qua các thế hệ là do:
- Kết quả của quá trình nguyên phân là từ 1 TB mẹ cho ra 2 TB
con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ ( 2n NST ). Do vậy
nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào, truyền đạt và ổn
định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình
phát sinh cá thể.
- Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 TB mẹ (tế bào sinh dục
ở thời kỳ chín) với 2n NST , qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 TB
con đều mang bộ NST đơn bội ( n NST), nghĩa là số lượng NST ở TB
con giảm đi một nửa so với TB mẹ. Các TB con này là cơ sở để hình
thành giao tử.
- Qua thụ tinh đã có sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực
(tinh trùng) với một giao tử cái (trứng) tạo thành hợp tử có bộ nhiễm
sắc thể lưỡng bội được phục hồi có nguồn gốc từ bố và mẹ.
Như vậy bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu
tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp các
quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
1,5 đ
Bệnh Đao là hội chứng do đột biến di bội. Người bệnh có 3 NST ở
cặp NST 21.
Sơ đồ : Xét ở cặp NST 21
P: 2NST cặp 21 x 2NST cặp 21
G
p
: 2NST cặp 21( giao tử đột biến) 1NST cặp 21
F : 3 NST 21 (Ba nhiễm)
Ngoài 35 tuổi phụ nữ không nên sinh con vì: Con sinh ra dễ mắc các
bệnh và tật di truyền,đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh Đao rất lớn.
0,25
0,25
0.25
0,25
0,5
3
Câu 4
2,0 đ
a. Cặp sinh đôi gồm hai trẻ : một mắc bệnh, một không à kiểu gen
của chúng khác nhau à sinh đôi khác trứng.
Vì: nếu sinh đôi cùng trứng thì kiểu gen giống nhau, phải mắc cùng
một thứ bệnh.
b. Quan niệm như vậy không hoàn toàn đúng vì bệnh có ở cả nam và
nữ.
Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X qui định, không có
gen tương ứng trên NST Y. Vì vậy người bị bệnh khi có kiểu gen
X
a
Y(nam); X
a
X
a
( nữ).
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5
4,0 đ
a. Số gen con và số lần nhân đôi của gen :
Số lượng nuclêôtít của mỗi gen : N = C . 20 = 60.20 = 1200 (Nu)
Gọi x là số lần nhân đôi của mỗi gen => Số lượng nuclêôtít môi
trường cung cấp cho các gen nhân đôi.
( 2
x
- 1) . a . N = 33600
=> 2
x
=
Na.
33600
+1 =
1200.4
33600
2
x
= 8 = 2
3
=> x = 2
Vậy mỗi gen nhân đôi 3 lần
Số gen con được tạo ra sau quá trình nhân đôi : a . 2
x
= 4. 8 = 32 (gen)
b. Chiều dài của mõi gen : L = C . 34A
0
= 60 . 34 A
0
= 2040 (A
0
)
c. Số lượng ribônuclêôtít có trong mỗi phân tử ARN :
2
N
=
2
1200
= 600 (ribônuclêôtít)
(Nếu thí sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 6
8,0 đ
Theo đề bài, quy ước :
Gen A : quy định tầm vóc thấp
Gen a : quy định tầm vóc cao
a. Xét gia đình thứ nhất.
Mẹ có tầm vóc cao, kiểu gen là aa chỉ tạo ra một giao tử mang a
Con gái sinh ra có tầm vóc thấp (A-) => Bố tạo ra được loại giao
0,25
0,25
0,25
4
tử A. Do vậy kiểu gen của bố tạo được giao tử A chỉ có AA hoặc
Aa đều có tầm vóc thấp.
Sơ đồ lai có thể là P : AA x aa hoặc P : Aa x aa
- Nếu bố mang kiểu gen AA.
P : Bố AA (thấp) x mẹ aa (cao)
GP : A a
F1 : Aa ( Con gái có tầm vóc thấp)
- Nếu bố mang kiểu gen Aa.
P : Bố Aa (thấp) x mẹ aa (cao)
GP : A, a a
F1 : 1 Aa, 1 aa
1 mang tầm vóc thấp, 1 mang tầm vóc cao
Con gái được đề cập có kiểu gen là Aa.
b. Xét gia đình thức hai.
Con trai có tầm vóc cao, kiểu gen aa => bố và mẹ đều tạo được
giao tử a.
Vậy mẹ có tầm vóc thấp (A-) tạo được giao tử a, nên phải có
kiểu gen Aa.
Bố tạo được giao tử a, kiểu gen Aa (tầm vóc thấp) hoặc aa
( tầm vóc cao)
- Nếu bố mang kiểu gen Aa:
Sơ đồ lai : P : Bố Aa (thấp) x mẹ Aa (thấp)
GP : A, a A, a
F1 : 1 AA, 2 Aa, 1 aa
Kiểu hình : 3 tầm vóc thấp : 1 tầm vóc cao
Con trai được đề cập là aa
- Nếu bố mang kiểu gen aa :
Sơ đồ lai : P : Bố aa ( cao) x mẹ Aa (thấp)
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
5