Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

To chuc hoat dong ngoai khoa dia ly cho hoc sinhTHCS trên địa bàn huyện yên thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 19 trang )

Thiết kế các hoạt động ngoại khoá trong dạy học Địa lý THCS.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I.

Lý do chọn đề tài.

Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm theo hướng phát huy tích
cực và chủ động của học sinh, làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiều hơn, làm việc
nhiều hơn, đồng thời tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học
tập cho học sinh. Muốn vậy người giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các
hoạt động dạy học, sử dụng tích hợp các phương pháp dạy học tích cực đem lại
hiệu quả dạy học cao nhất bới không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng
cả.
Qua thời gian thực hiện triển khai chương trình thay sách giáo khoa mới cùng
với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, các phương pháp dạy học đặc trưng của
bộ môn Địa lý đã đi vào chiều sâu. Song hầu hết giáo viên đều mới chỉ quan tâm
nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học mà ít chú ý tới đổi mới hình thức tổ
chức hoạt động dạy học, các nhà trường đều mới chỉ chú trọng vào dạy học chính
khóa mà ít hoặc không tổ chức các hoạt động dạy học ngoại khóa, do vậy học sinh
cảm thấy tiết học nặng nề, việc học nhàm chán, chất lượng dạy và học còn bị hạn
chế.
Hoạt động ngoại khóa là được xem là một biện pháp để nâng cao chất lượng
giáo dục. Trong nhà trường phổ thông, hoạt động ngoại khóa đóng vai trò rất quan
trọng, bởi không chỉ giúp học sinh phát triển nhanh về tư duy, mà còn tạo cho học
sinh khả năng ứng dụng tốt, vận dụng kiến thức linh hoạt vào thực tế, phát triển
toàn diện về kỹ năng.
Đối với học sinh cấp THCS các em đang ở lứa tuổi “không còn là trẻ con
nhưng lại chưa phải là người lớn”. Các em đang rất tò mò, thích những cái lạ, thích
khám phá và đặc biệt rất thích được vui chơi. Giáo viên cần nắm bắt được đặc
điểm tâm sinh lý này để tổ chức những buổi học ngoại khoá kết hợp giữa kiến thức
địa lý đã dạy ở trên lớp với những hiểu biết của học sinh cùng với môi trường xung


quanh để vừa khắc sâu kiến thức vừa tạo hứng thú yêu thích môn học cho học sinh.
1


Mặt khác, địa lý là môn học tổng hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội, nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn đời sống, rất dễ lồng ghép vào hoạt động
dạy học ngoại khóa như: tài nguyên môi trường, dân số việc làm, vấn đề biển –đảo,
vấn đề tiết kiệm năng lượng ..v.v
Chính vì những lí do trên, dựa vào đặc điểm của học sinh THCS và tình hình
thực tiễn của nhà trường tôi đã “Thiết kế các hoạt động ngoại khóa trong dạy
học Địa lý THCS” và đã áp dụng trong 2 năm học 2017-2018 và 2018-2019, xin
được trình bày ở đề tài SKKN này để các đồng nghiệp cùng tham khảo
II. Thực trạng của vấn đề.
Mặc dù hoạt động ngoại khoá có vai trò vô cùng to lớn nhưng hiện nay thực
trạng của việc tổ chức các hoạt động này ở các trường THCS đang bị bỏ rơi.
Nguyên nhân do các nhà quản lí, các giáo viên bộ môn chưa nhận thức rõ vai trò
của các hoạt động này, do các nhà trường thiếu cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như
kinh phí, thời gian để tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Không là ngoại
lệ, hoạt động ngoại khoá Địa lí ở các trường THCS hiện nay cũng rơi vào tình
trạng không được quan tâm. Ngoài những nguyên nhân trên, còn thêm nguyên
nhân môn Địa lí vốn dĩ bị coi là môn “phụ” trong các môn học ở nhà trường phổ
thông Việt Nam hiện nay. Vì thế, ít nhận được sự quan tâm, hào hứng học tập của
học sinh.
Trong thời gian trực tiếp giảng dạy môn Địa lý ở trường THCS, tôi nhận
thấy trong các giờ học nhiều học sinh còn uể oải, không tập trung, học tập thụ
động, có biểu hiện chán học. Nhiều học sinh yếu về kỹ năng, nhiều học sinh không
có khả năng liên hệ thực tiễn.
Năm học 2017 – 2018, tôi tiến hành khảo sát 4 lớp 8A, 8B và lớp 9B, 9C với
câu hỏi: “Em có hứng thú với các giờ học trên lớp của môn Địa lý hay không ?” Và
kết quả thu được như sau:

Số học sinh khảo sát

Hứng thú

Không hứng thú với
giờ học

Lớp 8A, 8B

30/60

30/60

Lớp 9B, 9C

41/62

21/62

Tổng số

71/122

51/122
2


(58.2%)

(41.8%)


Như vậy, tỉ lệ học sinh không hứng thú với các giờ học trên lớp còn rất cao.
Trước tình hình đó, thiết nghĩ để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý là do
nhiều yếu tố chi phối: chương trình, sách giáo khoa, giáo án, phương pháp giảng
dạy của giáo viên, ý thức, thái độ học tập của học sinh. Trong đó, đổi mới phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học đóng vai trò then chốt.
Qua tham khảo các tài liệu, đồng nghiệp và thực tế giảng dạy bản thân tôi đã
tiến hành nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lý vào tạo sự hứng
thú, yêu thích cho học sinh, trong đó có việc Tổ chức các hoạt động ngoại khóa địa
lý.
III. Mục đích nghiên cứu.
- Hướng dẫn thiết kế, xây dựng và tổ chức được một số hoạt động ngoại khóa
trong dạy học Địa lý để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn
- Rèn tư duy nhanh nhạy, kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát kiến
thức, phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống của học
sinh.
- Vận dụng và thực hiện được yêu cầu đổi mới trong dạy học: giáo viên là
người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động của học sinh cũng là đối tượng
tham gia trực tiếp, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động học tập của
mình.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu sách giáo khoa (SGK), nghiên cứu các tài liệu liên quan.
- Trao đổi kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp …
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
V. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đề tài được thực hiện đối với HS lớp 6 đến lớp 9
- Các hoạt động ngoại khóa được chọn phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà
trường và đặc điểm của đối tượng học sinh vùng nông thôn


3


- Chương trình ngoại khóa được thiết kế theo các chủ đề lớn, bám sát những
vấn đề nóng của xã hội như: Biến đổi khí hậu toàn cầu, Địa lý địa phương, Biển
đảo Việt Nam.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THCS
1. Quan niệm về Hoạt động ngoại khóa và Hoạt động ngoại khóa Địa lý
a. Quan niệm về hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khoá đã sớm được các nhà giáo dục quan tâm đến như là một biện
pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy vậy, cho đến nay, khái niệm ngoại khoá là
gì vẫn chưa được lí giải cặn kẽ, thấu đáo và nhất quán. Ngoại khoá là một hình
thức học tập hay vui chơi? Dạy thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh
yếu kém có phải là hoạt động ngoại khoá không?
Theo Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Duật
(Phương pháp dạy học văn – NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1998, trang 378 389) thì: “Ngoại khoá không nên hiểu là công việc ngoài giờ học, ngoài chương
trình, thực hiện tuỳ tiện được sao hay vậy. Ngoại khoá chỉ có nghĩa là không đặt sự
giảng dạy của giáo viên bộ môn lên hàng đầu mà xem trọng hoạt động tự giác vận
dụng sáng tạo của học sinh. Đó cũng là việc học đích thực, do học sinh tự nguyện,
tự chọn, tự làm ra mà học”.
Vì vậy, có thể nói ngoại khoá là một hình thức tổ chức học tập ngoài giờ lên
lớp có kế hoạch, có phương hướng xác định được học sinh tiến hành theo nguyên
tắc tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khoá, dưới sự điều khiển, hướng dẫn của
giáo viên, nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng bộ môn
đã được học trong chương trình chính khoá, đồng thời góp phần giáo dục học sinh
một cách toàn diện.
Hoạt động ngoại khóa có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy
học ở trường THCS. Các hoạt động này giúp học sinh mở rộng, nâng cao kiến
thức; giúp phát hiện năng khiếu của học sinh, làm giảm thiểu tình trạng yếu kém về

đạo đức, là con đường quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Khi thiết kế các hoạt động ngoại khoá nhất
4


thiết phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh THCS để thiết kế các
hoạt động cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Chính vì thế mà vai trò của người giáo
viên và nhà quản lí trong việc tổ chức là rất lớn.
b. Quan niệm về hoạt động ngoại khóa Địa lý
Hoạt động ngoại khoá Địa lý được phân biệt với các hình thức tổ chức dạy học
khác bởi những nét chủ yếu sau:
- Là hoạt động ngoài giờ học trên lớp, không được quy định trong chương
trình nội khoá.
- Là hoạt động tự nguyện của cá nhân hay nhóm học sinh có cùng hứng thú,
sở thích, mối quan tâm về một vấn đề nào đó của môn Địa lý.
- Giáo viên không trực tiếp hoạt động cùng học sinh, nhưng phải là người
hướng, tổ chức, tư vấn, giám khảo cho các trò chơi và có thể trong nhiều
trường hợp cần thiết còn là người chỉ đạo, điều khiển các hoạt động ngoài
giờ học của học sinh.
- Nội dung hoạt động ngoại khoá thường liên quan với nội dung học tập trong
chương trình và phù hợp với hoàn cảnh của địa phương và đặc điểm của các
em tham gia hoạt động.
- Không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá.
2. Các hoạt động ngoại khoá Địa lý ở trường THCS.
Các hoạt động ngoại khoá địa lý ở trường THCS rất đa dạng, có thể xếp vào các
hệ thống phân loại khác nhau, tuỳ vào cơ sở phân loại. Ví dụ:
- Nếu dựa vào quy mô số học sinh tham gia hoạt động, có thể xếp các hoạt
động ngoại khoá vào 3 loại:
+ Hoạt động cá nhân.
+Hoạt động nhóm.

+ Hoạt động tập thể ( toàn lớp, toàn khối).
- Nếu dựa vào loại hình hoạt động, có thể chia các hạot động ngoại khoá địa
lý thành :
+ Tổ (nhóm) địa lý.
+ Câu lạc bộ địa lý.
5


+ Đố vui địa lý
+ Dạ hội địa lý.
+ Thi địa lý
+ Trò chơi địa lý (games)
+ Hội trại Địa lý.
+ Khảo sát thực địa.
Mỗi loại hoạt động ngoại khoá địa lý có nội dung riêng, được đặc trưng bởi
phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp. Tuy nhiên, chúng có liên hệ
chặt chẽ với nhau. Trong nhiều trường hợp, mỗi loại hình này có thể được thực
hiện trong hình thức tổ chức khác. Ví dụ: Đố vui địa lý có thể tiến hành trong các
buổi sinh hoạt câu lạc bộ địa lý, xem như là một phần của chương trình câu lạc bộ,
thi địa lý qua các trò chơi v…v..
II.

QUY TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ
KỸ NĂNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA.

1. Quy trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
Để tổ chức HĐNK Địa lý có hiệu quả, người tổ chức phải thực hiện theo một
quy trình đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ. Chính vì vậy, quy trình tổ chức
HĐNK Địa lý phải bao gồm các bước nhằm đảm bảo tính lôgic trong tư duy và

đảm bảo tính thực tiễn trong việc phát triển hoạt động.
Quy trình tổ chức HĐNK gồm các bước như sau:
Bước 1. Đặt tên cho hoạt động và xác định yêu cầu giáo dục.
Bước 2. Xây dựng nội dung và xác định hình thức tổ chức hoạt động.
Bước 3. Chuẩn bị hoạt động.
Bước 4. Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động để duyệt
lãnh đạo
Bước 5. Tiến hành hoạt động.
Bước 6. Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tiến hành hoạt động.
2. Kỹ năng thiết kế các hoạt động ngoại khóa
2.1. Đặt tên cho hoạt động và xác định yêu cầu giáo dục.
6


Đặt tên cho hoạt động là việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói
lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động
cũng tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được tâm lý đầy hứng khởi và tích
cực của học sinh. Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao
cho phù hợp và hấp dẫn.
Việc đặt tên cho hoạt động cần đảm bảo yêu cầu sau:
- Tên phải ngắn gọn, rõ ràng, tránh dài dòng, lặp từ, lặp ý..
- Tên phải rõ chủ đề và nội dung của hoạt động, tránh mập mờ, sáo rỗng.
- Tên phải tạo ấn tượng, mang nặng dấu ấn học sinh.
Trên thực tế, có thể lấy ngay tên hoạt động đã được gợi ý trong chương trình
hoặc sách giáo viên.
Xác định yêu cầu giáo dục:
Để xác định mục tiêu hoạt động, trong khí thiết kế, GV cần trả lời các câu hỏi:
- Hoạt động có thể hình thành cho HS những kiến thức gì? ở mức độ nào?
- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó
đạt được sau khi tham gia hoạt động?

- Những thái độ, những phẩm chất, những tình cảm, những giá trị nào có thể
hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?
2.2. Xây dựng nội dung và xác định hình thức tổ chức hoạt động
- Căn cứ mục tiêu đã xác định, hoàn cảnh cụ thể của trường, khả năng của học
sinh để xác định nội dung HĐNK , thường là chủ đề ngoại khóa, như chủ đề
Biển đảo Việt Nam, chủ đề Môi trường, chủ đề Biến đổi khí hậu, Hội trại
ngày thành lập Đoàn, Đội..v…v..
- Hình thức HĐNK là một buổi ngoại khóa tập trung ở sân trường hay một
buổi dã ngoại, tổ chức cho một khối, một lớp hay toàn trường?...
- Liệt kê từng nội dung và hình thức hoạt động tương ứng.
- Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực
hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là trung tâm, còn hình
thức khác là phụ trợ?
7


Đây là khâu cơ bản nhất vì nó hình dung được toàn bộ nội dung cũng như tiến
trình hoạt động, xây dựng được một kịch bản cho học sinh tiến hành hoạt động
ngoại khóa. Vì vậy, các nội dung và tiến trình hoạt động phải được xây dựng, sắp
xếp một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng của học sinh để các
em có thể hoàn toàn chủ động trong việc tham gia. Giáo viên là người hướng dẫn,
cố vấn, đạo diễn, giúp đỡ, quan sát và có thể tham gia, can thiệp, điều chỉnh khi
cần thiết.
Thiết kế chương trình hoạt động thực chất là sự cụ thể hóa và liên kết các
nội dung, hình thức hoạt động đã được lựa chọn theo tiến trình thời gian sao cho
chúng được sắp xếp một cách hợp lý nhất, giúp học sinh có thể thực hiện hành
động một cách dễ dàng và hiệu quả trong điều kiện có.
Trong bước này cần xác định:
- Có bao nhiêu hoạt động cần thực hiện?
- Các hoạt động đó là gì ? (nêu tên của từng hoạt động). Nội dung của từng

hoạt động đó ra sao?
- Tiến trình và thời gian thực hiện các hoạt động đó như thế nào?
- Công việc cụ thể của từng tổ, nhóm, cá nhân để thực hiện từng hoạt động?
- Các kết quả cần đạt được sau mỗi hoạt động?
Một buổi (tiết) ngoại khóa bao gồm các hoạt động chính sau:
1. Hoạt động mở đầu:
+ Văn nghệ chào mừng
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
+ Giới thiệu chương trình
+ Giới thiệu ban giám khảo, ban cố vấn …
+ Chào hỏi hay tự giới thiệu của tổ, nhóm…
Hoạt động mở đầu nên ngắn gọn, sôi nổi, hấp dẫn, tránh dài dòng hay qua
loa, đại khái.
2. Các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ.
+ Hoạt động 1
+ Hoạt động 2
(xen kẽ: Hoạt động bổ trợ)
8


+ Hoạt động 3
+ Hoạt động 4
(xen kẽ: Hoạt động bổ trợ)
……………….
Các hoạt động chính là những hoạt động chủ đạo để chyển tải nội dung cơ
bản nhất của chủ đề ngoại khóa. Nó xuyên suốt quá trình và là hoạt động chủ yếu
để đạt được mục tiêu giáo dục.
Các hoạt động bổ trợ thường là các hoạt động phối hợp để tạo không khí sôi
động, để chuyển giai đoạn hay để thư giãn sau các hoạt động chính, thường là các
tiết mục văn nghệ, trò chơi, đố vui, … Tuy nhiên, nội dung của chúng cũng thống

nhất và có tác dụng bổ trợ cho các nội dung của hoạt động chính.
Số lượng các hoạt động phụ thuộc vào nội dung, thời gian cho phép. Tránh
cồng kềnh, ôm đồm hoặc làm sai lệch chủ đề.
3. Hoạt động kết thúc.
+ Công bố kết quả
+ Trao thưởng (nếu có)
+ Phát biểu nhận xét, đánh giá chung
Hoạt động kết thúc dùng để khép lại một quá trình hoạt động nhưng cần đảm
bảo tính nghiêm túc, trang trọng, ấn tượng.
2.3.

Chuẩn bị cho hoạt động ngoại khóa.
Bước 1. Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để tổ chức
HĐNK:

- Các tài liệu cần thiết liên quan đến các chủ đề mà nội dung của nó trực tiếp
phục vụ cho các hình thức hoạt động. Các tài liệu cần cung cấp sớm cho học
sinh để học sinh nghiên cứu và chuẩn bị.
- Các phương tiện hoạt động như phương tiện âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ, phục
trang, ánh sáng, tranh ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, máy tính, máy
chiếu, projector, các loại bảng…
- Phòng ốc, bàn ghế và các phương tiện phục vụ khác
- Tài chính chi phí cho việc tổ chức hoạt động …
9


Cần khai thác những phương tiện có sẵn của nhà trường, huy dộng sự góp sức
của học sinh và gia đình học sinh. Cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức
ở địa phương để có sự trợ giúp, cần đảm bảo tính khả thi và tính tiết kiệm.
- Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân và thời gian

hoàn thành công tác chuẩn bị.
- Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức, những lực lượng mời tham gia hoạt
động.
- Dự kiến những hoạt động của giáo viên, học sinh với sự tương tác tích cực
trong quá trình hoạt động.
Về phía học sinh, khi được giao nhiệm vụ cần làm tốt những công việc sau đây:
Tập thể lớp, ban cán sự lớp phối hợp với chi đoàn và các tổ nhóm. Cần bàn bạc
một cách dân chủ về nội dung và cách thức hoạt động; phân công nhiệm vụ cụ
thể cho từng cá nhân, tổ, nhóm.
Bước 2. Viết kịch bản chương trình (dành cho người dẫn chương
trình, người điều hành).
Người dẫn chương trình dựa trên bản thiết kế hoạt động ngoại khóa đã được phê
duyệt cần viết riêng cho mình một kịch bản chi tiết để dẫn dắt chương trình được
nhịp nhàng, sôi nổi từ đầu đến cuối.
2.4.

Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động (để
duyệt lãnh đạo)

- Trước hết, giáo viên cần rà soát nội dung và trình tự của các hoạt động, tời
gian thực hiện cho từng hoạt động, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện
và kết quả cần đạt được.
- Nếu phát hiện nhứng sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào cần kịp
thời điều chỉnh.
- Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa
chương trình đó bằng văn bản.
Một bản thiết kế chương trình hoạt động ngoại khóa có thể được trình bày theo cấu
trúc như sau:
Mẫu :


HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Tiêu ngữ:
10


Chủ đề tháng: .............., môn (nhóm môn): ............
Tên hoạt động:
Thời gian (tiết, buổi): ..........
I.

Mục tiêu hoạt động
1. Mục tiêu tri thức
2. Mục tiêu kỹ năng
3. Mục tiêu thái độ

II.

Nội dung hoạt động.

1.
2.
....
III.

Công tác chuẩn bị
1. Đối với giáo viên

Thứ tự


Công việc

Nhóm (cá nhân) phụ

Thời gian hoàn

trách

thành

Nhóm (cá nhân) phụ

Thời gian hoàn

trách

thành

Lưu ý

2. Đối với học sinh
Thứ tự

IV.

Công việc

Lưu ý

Tổ chức hoạt động.


- Hoạt động mở đầu (thời gian cụ thể)
- Các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ.
V.

Kết thúc hoạt động.

VI.

Dự kiến kinh phí và thời gian tổ chức.
Duyệt lãnh đạo :

Người thực hiện:
11


-

2.5. Triển khai buổi (tiết) hoạt động ngoại khóa.
Khi triển khai hoạt động, người giáo viên cần có một số kỹ năng sau:
Kỹ năng dẫn chương trình.
Kỹ năng tổ chức.
Kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng nói trước đám đông.
Kỹ năng múa hát tập thể.
Kỹ năng tổ chức trại.
Kỹ năng tiếp cận, huy động, phối hợp các lực lượng xã hội tham gia hoạt
động ngoại khóa
2.6.


Đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi tổ chức hoạt động ngoại
khóa.
- Giáo viên đánh giá những hoạt động thành công cũng như hạn chế, nhận xét
khâu chuẩn bị
- Đánh giá ý thức, thái độ tham gia của học sinh.
- Trao thưởng cho các đội (nếu có).
III.

THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÝ Lớp 9.

Ví dụ 1: Tổ chức hoạt động Thi Địa lý + Trò chơi Địa lý.
CHỦ ĐỀ: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
1. Mục tiêu buổi học:
- Qua buổi học, học sinh có thêm kiến thức về diện tích, giới hạn vùng biển
nước ta, kiến thức về hệ thống đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam
- Học sinh nắm được những giá trị kinh tế và ý nghĩa to lớn về quốc phòng an
ninh của vùng biển – đảo nước ta
- Giáo dục tình yêu tổ quốc, ý thức trách nhiệm với vùng biển chủ quyền quốc
gia.
- HS rèn luyện các kỹ năng : giao tiếp, làm việc nhóm, …
- HS phát triển ngôn ngữ, sự tự tin, khả năng phản ứng nhanh…
2. Đối tượng dạy học
- Khối 9
(Khối 6, 7, 8 : quan sát, học hỏi)
3. Thời gian
Tổ chức toàn trường trong thời gian 1 buổi, trung tuần tháng 4
4. Chuẩn bị.
Trường chuẩn bị:
- Bảng từ
- Bản đồ Biển – đảo Việt Nam, bản đồ biển Đông

- Nam châm nhỏ ( 5-6 bộ)
- Loa máy, micro
- Phấn
- Bút dạ
- Giá treo bản đồ
12


- 2 tiết mục văn nghệ tập thể
- 3 bàn tròn (cho 3 đội chơi)
- Ban giám khảo, thư kí, người phụ trách loa máy
Các lớp chuẩn bị:
- Mũ đội đầu ( tự thiết kế)
- Bút dạ
- Thước
- Bảng đen (cả lớp)
- 1 bức tranh vẽ về chủ đề Biển đảo ( khổ giấy a3) và bài thuyết trình ( dự
phòng nếu còn thời gian)
GV bộ môn chuẩn bị:
- Nội dung chương trình, kịch bản chương trình
- Bộ câu hỏi cho các trò chơi
- Bản đồ
- Tranh ảnh
- Bút dạ, phấn
...
5. CHƯƠNG TRÌNH BUỔI NGOẠI KHÓA
1. MC Nêu ý nghĩa, mục tiêu của buổi học
2. Văn nghệ chào mừng
3. Phát biểu của Ban giám hiệu nhà trường


4. Các hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động 1: Trò chơi học tập.
Đối tượng: Nhóm học sinh.
Mỗi lớp cử 1 nhóm gồm 3-5 học sinh tham gia các trò chơi.
- Trò chơi 1. Đi dọc bờ biển nước ta.
13


Cách chơi:
- Cho tên 10 bãi biển nổi tiếng của nước ta.
- Trong vòng 1 phút các đội sẽ ghi lên bảng sắp xếp theo đúng thứ tự các bãi
biển từ bắc vào Nam

- Trò chơi 2. Ai nhanh hơn?
Cách chơi:
- Ban tổ chức treo 1 bản đồ biển đảo lớn ở giữa sân khấu.
- Trong 1 phút, các đội sẽ xem bản đồ và ghi tên các tỉnh, thành phố giáp biển
ở nước ta. Đội nào ghi được nhiều đáp án đúng sẽ thắng.

14


- Trò Chơi 3. Lời thì thầm của biển.
- Cách chơi:
- Ban tổ chức treo 1 bản đồ biển đảo lớn ở giữa sân khấu.
- Mỗi đội cử bạn thứ nhất xem bản đồ, đọc tên các đảo, quần đảo xong chạy
lại nói thầm cho bạn thứ 2 (đứng giữa sân khấu) bạn thứ 2 chạy lại nói thầm
với bạn thứ 3 để ghi kết quả lên bảng. Nói xong bạn thứ nhất và thứ 2 phải
quay về vị trí. Cứ thế tiếp tục chạy.
- Hết 1 phút, đội nào ghi đúng tên được nhiều đảo, quần đảo nhất sẽ thắng

Hoạt động bổ trợ: Văn nghệ
Hoạt động 2: Thi Địa lý.
Chuẩn bị:
- Ban tổ chức bố trí máy chiếu, loa, phông bạt, Maket, phần thưởng, đội thầy
cô “cứu trợ”, bóng nhựa và sọt để chơi ném bóng cứu trợ.
- Các lớp: chuẩn bị áo đồng phục, mỗi em 1 bảng con, phấn, giẻ lau,…
- MC chuẩn bị kịch bản.
- Khán giả: chuẩn bị máy bay giấy, bút để viết đáp án cứu trợ.
Cách thi đấu:
- Học sinh khối 9 ngồi giãn cách xa nhau (không theo lớp) ở khu vực giữa sân
trường.

-

Thí sinh trả lời lần lượt 20 câu hỏi ngắn, ghi đáp án lên bảng. Ai sai sẽ bị
loại khỏi sân thi đấu.

15


- Hết 10 câu hỏi đầu tiên sẽ được trợ giúp của thầy cô để “giải cứu” thêm thí
sinh vào tiếp tục thi đấu.

- Hết 20 câu hỏi lớp nào còn nhiều thí sinh hơn sẽ thắng.
- Thí sinh còn lại cuối cùng nếu gặp câu hỏi không trả lời được thì sẽ nhận
được trợ giúp bằng máy bay giấy của khán giả (1 lần).
- Thí sinh còn lại cuối cùng trên sàn thi đấu sẽ nhận được quà của Ban tổ
chức.
Ví dụ 2. Hoạt động Khảo sát thực địa. (HS lớp 8)
Chủ đề: TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM SÔNG NGÒI Ở ĐỊA PHƯƠNG

1. Mục tiêu
Sau buổi ngoại khóa, học sinh có khả năng:
16


a. Kiến thức:
- Nêu được thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở địa phương và ảnh hưởng
của ô nhiễm môi trường nước tới sự phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của nhân
dân địa phương.
- Xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ở địa phương.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước và sử dụng hợp lý tài nguyên
nước ở địa phương.
b. Kỹ năng
- Kỹ năng quan sát, điều tra, thu thập số liệu, lấy mẫu nước...
- Phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu thu thập được, sử dụng các công cụ phân tích
vấn đề (bản đồ tư duy, cây vấn đề...)
- Kỹ năng viết và trình bày báo cáo.
c. Thái độ:
- Có thái độ và hành vi tích cực bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước ở địa
phương.
2. Thời gian 1 buổi
3. Địa điểm tổ chức
- Tổ chức cho học sinh đi khảo sát tình trạng ô nhiễm nước của một con sông,
xung quanh khu vực của trường, hoặc tại một đơn vị hành chính của địa phương
(một thôn, phường...).
4. Chuẩn bị
- Giáo viên xác định vị trí sông, trên bản đồ khu vực quanh trường sẽ đến khảo
sát.
- Chuẩn bị máy ảnh, dụng cụ đo đạc, lấy mẫu nước.
- Tổ chức chia học sinh thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ nghiên cứu khảo sát,

điều tra cho mỗi nhóm. Các nhóm đều thực hiện nhiệm vụ như nhau.
5. Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Điều tra thu thập thông tin
Bước 1: Giáo viên dẫn học sinh tới địa điểm khảo sát và yêu cầu học sinh quan
sát nguồn nước bị ô nhiễm (mầu nước, mùi hôi thối, cá tôm chết…), có thể kèm theo
lấy mẫu nước để quan sát, phân tích bằng các thiết bị đơn giản.
17


Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh tự đặt ra các câu hỏi về những gì đã quan
sát được (Ví dụ:Tại sao nước lại có mầu đen và có mùi hôi thối ? Tại sao cá tôm lại
bị chết nhiều thế? v.v...)
Bước 3: Học sinh thảo luận và đưa ra các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
− Do nước thải của các nhà máy;
− Do nguồn nước bị ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp (bón phân hoá học, thuốc
trừ sâu, thuốc diệt cỏ…);
− Do nước thải và rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư;
− Do mưa bão cuốn trôi đất cát, bụi trong quá trình xây dựng; …….
Bước 4: Các nhóm học sinh được phân công đi điều tra theo các giả thuyết trên
và lấy mẫu nước từ các nguồn gây ô nhiễm về phân tích để có kết quả cụ thể về các
nguồn gây ô nhiễm.
Hoạt động 2: Phân tích dữ liệu thu được và chuẩn bị trình bày
Bước 5: Từ kết quả điều tra khảo sát học sinh phân tích vấn đề bằng các công cụ
bản đồ tư duy hoặc cây vấn đề về nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước và hậu
quả của ô nhiễm này đối với con người, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Bước 6: Học sinh đưa ra các giải pháp bảo vệ nguồn nước sông và sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên nước ở địa phương.
Hoạt động 3: Trình bày kết quả và thảo luận nhóm lớn
− Các nhóm học sinh lên trình bày kết quả điều tra, phân tích nguyên nhân và

các giải pháp cho ô nhiễm nguồn nước sông.
− Các nhóm khác đặt câu hỏi, thảo luận, trao đổi.
Hoạt động 4: Tổng kết
Giáo viên tổng hợp lại những công việc học sinh đã làm và kết luận về việc giải
quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông ở địa phương.
6. Đánh giá
− Giáo viên nhận xét đánh giá thái độ và ý thức học sinh trong buổi ngoại khóa.
− Đánh giá qua báo cáo của từng nhóm và trình bày thu hoạch của cá nhân.
Ví dụ 3. Dạ hội Địa lý
CHỦ ĐỀ: BIỂU DIỄN THỜI TRANG VỀ MÔI TRƯỜNG.
18


Nhóm môn thực hiện: Địa lý – Sinh học
Đối tượng hoạt động: học sinh toàn trường
1. Mục tiêu
Sau buổi ngoại khóa học sinh đạt được:
+ Về kiến thức:
- Đánh giá được những tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái tự
nhiên và đối với cuộc sống con người
- Đề xuất được những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng những
vật dụng, chất liệu thân thiện với môi trường.
+ Về kỹ năng:
- Thiết kế được những trang phục đơn giản thân thiện với môi trường.
- Có kỹ năng biểu diễn, thuyết trình trước đám đông.
+ Về thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể.
- Biết lên án những hành vi phá hoại môi trường.
2. Thời gian, đối tượng tham gia.
- Thời gian: 1 buổi

- Đối tượng: học sinh toàn khối.
3. Thể lệ, yêu cầu.
+ Thể lệ:
- Mỗi lớp thiết kế 3 bộ trang phục biểu diễn với chủ đề Môi trường.
- Các lớp tự thuyết minh cho phần thi của mình.
- Ban giám khảo sẽ chấm điểm và trao giải, bao gồm:
 Giải tập thể có Bộ sưu tập ấn tượng. (tính tổng điểm cho
3 bộ trang phục và điểm thuyết trình)
 Giải Bộ trang phục ấn tượng nhất.
+ Yêu cầu:
- Trang phục: thân thiện với môi trường, đẹp, ấn tượng.
- Biểu diễn: tự tin, phù hợp phong cách học sinh.
- Âm nhạc: có âm nhạc phù hợp với phần trình diễn.
- Thuyết trình: ngắn gọn, trọng tâm, thuyết phục.
4. Tổ chức hoạt động.
+ Khai mạc:
- Tuyên bố lý do, gới thiệu đại biểu
- Văn nghệ
- Giới thiệu Ban giám khảo.
- Ban giám khảo thông qua Thể lệ hội thi
+ Phần biểu diễn của các lớp.
+ Ban giám khảo công bố kết quả
+ Ban tổ chức nhận xét, đánh giá và trao thưởng
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.

19




×