Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐẶC điểm CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của VIỆT NAM TRONG THỜI kỳ PHONG KIẾN (938 1884)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.11 KB, 8 trang )

Câu 3 Đặc điểm chính sách đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ phong kiến
(938 – 1884)
Đây là thời kỳ giành được độc lập, tự chủ, chấm dứt 1000 năm ách đô
hộ của phong kiến phương Bắc cho đến khi thực dân Pháp chính thức đô
hộ Việt Nam
Ngoại giao đã gắn liền với sự thành công và phát triển của đất nước. Nhờ công
tác đối ngoại mà đất nước của chúng ta có những lúc là ngàn cân treo sợi tóc
nhưng mà chúng ta đã vượt qua. Chúng ta đã đưa dân tộc đứng vững, khẳng
định vị thế - chỗ đứng trên trường quốc tế.
Nhiều bài học kinh nghiệm quý báu được đúc kết. Đồng thời, qua chính sách
đối ngoại của từng thời kỳ thì chúng ta cũng thấy được sự phát triển của đường
lối đối ngoại của nước ta, nhất là đường lối đối ngoại từ sau năm 1975 cho đến
nay.
Kinh nghiệm công tác đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Trong
suốt một thời gian dài của thời kỳ phong kiến thì chúng ta đã học được những
kinh nghiệm gì của cha ông chúng ta trong suốt cả hơn 1000 năm – thời kỳ
phong kiến độc lập tự chủ của chúng ta.
Chế độ phong kiến của Việt Nam bắt đầu từ năm 938 – khi Ngô Quyền giành
được độc lập cho nước ta. Sau đó thì xác lập chủ quyền kể từ thời Ngô, Đinh,
Tiền Lê. Thế kỷ thứ 10 cho đến giữa thế kỷ thứ 19 – khi thực dân Pháp xâm
lược nước ta. Suốt 10 thế kỷ độc lập, tự chủ đó, Việt Nam đã thực hiện đường
lối đối ngoại phục vụ cho quá trình bảo vệ chủ quyền của dân tộc, bảo vệ độc
lập của dân tộc, khẳng định sự phát triển của chúng ta. Trong suốt 10 thế kỷ,
công việc nổi bậc nhất của công tác đối ngoại của nước ta thời kỳ đó là: Chúng
ta đối thoại để giữ vững độc lập tự chủ. Đất nước chúng ta với vị trí địa lý gần
với các nước hùng mạnh, nằm giữa văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa,
thường xuyên phải đối diện với một đặc điểm của dân tộc láng giềng đó là chủ
nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn. Chủ nghĩa bành trướng
của triều đình phong kiến phương Bắc nó đã trở thành một đặc điểm rất lớn
trong xuyên suốt cả một quá trình lịch sử gần như là nó diễn ra cùng với quá
1




trình phát triển của dân tộc chúng ta. Chủ nghĩa bành trướng đó bắt đầu từ
trong nội bộ của vùng đất Hoa Nam. Họ xâm chiếm và không chỉ đánh nhau
giữa các vương quốc ở trong nước của họ, mà sau đó họ còn mở rộng ra các
quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam. Trong suốt thời kỳ phong kiến độc
lập, tự chủ thì chúng ta phải thực hiện một đường lối đối ngoại để chống lại
chính sách bành trướng đó. Chúng ta phải thực hiện một đường lối đối ngoại
trong bối cảnh vừa có hòa bình vừa có chiến tranh. Vừa có chiến tranh đánh
nhau, sau đó lại phải đối ngoại để có được hòa bình mà xây dựng đất nước.
Chưa kể là chúng ta phải đối mặt với những nước láng giềng: Ai Lao, Cao
Miên, Xiêm La. Những nước trước thế kỷ 17 có Chiêm Thành – nước này cũng
là một nước lớn và đã từng gây chiến với chúng ta. Có những cuộc xâm chiếm
nước ta. Có những lúc lực lượng xâm lượng xâm lược của họ ra đến tận vùng
cố đô Hoa Lư. Cho nên đối ngoại lúc bấy giờ chủ yếu vẫn giữ độc lập tự chủ.
Sau đó thì chúng ta có phát triển kinh tế, buôn bán nhưng 2 lĩnh vực này lúc
bấy giờ cũng chưa trở thành một vấn đề lớn, một định hướng lớn trong chính
sách đối ngoại của chúng ta vì xuyên suốt trong thời kỳ này, các triều đại phong
kiến Việt Nam, nhất là trong thời kỳ nhà Nguyễn thì họ thực hiện đường lối bế
quan tỏa cảng – ngăn xâm lược, chặn các cảng biển, không cho tiếp xúc giao
thương với bên ngoài. Đây là một đặc điểm rất lớn.

 Đối ngoại trong thời kỳ phong kiến là đối ngoại để giữ vững độc lập,
tự chủ của dân tộc.
Các kinh nghiệm đối ngoại của thời kỳ phong kiến – có thể nói là những đặc
điểm lớn của đường lối đối ngoại trong thời kỳ phong kiến.
(1) Đường lối ngoại giao nhất quán là giữ vững độc lập, chủ quyền trên
cơ sở chủ nghĩa yêu nước.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam rất quý, nó đã trở thành giá trị văn hóa của dân
tộc. Giá trị văn hóa đó nó được thấm trong từng máu thịt của người dân nước

Việt và Bác Hồ còn nói là: “Chủ nghĩa yêu nước là một thứ tài sản quý. Bình
thường thì người Việt Nam cất vào trong gương trong hòm. Khi có ngoại xâm
2


thì họ lấy ra dùng.” Trong cuộc sống bình thường thì hàng xóm láng giềng có
thể có xích mích, mâu thuẫn, tranh giành nhau từng tấc đất. Khi có chiến tranh
thì tất cả đều cảm giác được vận mệnh của đất nước, dân tộc. Và chủ nghĩa yêu
nước đã trở thành điểm chung, mẫu số chung của cả dân tộc. Chủ nghĩa yêu
nước đã trở thành động lực rất lớn để chúng ta đẩy lùi các cuộc xâm lược. Trên
cơ sở nền tảng yêu nước, chúng ta giữ vững được độc lập, chủ quyền. Điều này
thể hiện rất rõ. Khi chiến tranh xâm lược của các triều đại phong kiến phương
Bắc quy mô rất lớn và ác liệt thì tất cả các triều đại của TQ đều xâm lấn nước
ta. Bất kỳ thời kỳ nào của các triều đại phong kiến VN thì cũng đều phải đương
đầu với các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. Có những
lúc chúng ta tạm thời rút quân. Có những lúc chúng ta tạm thời nhân nhượng
nhưng chúng ta nhất quán là chúng ta vẫn giữ vững độc lập, tự chủ. Ví dụ rõ
nhất là trong thời kỳ nhà Lý thì Lý Thường Kiệt có thể ký hòa ước, có thể chấp
nhận những điều khoản để nhân nhượng với quân nhà Tống nhưng mà về lãnh
thổ thì không bao giờ nhân nhượng. Ví dụ như: Chúng ta rất linh hoạt trong
quan niệm giữ vững thủ đô. Trong thời kỳ nhà Trần, các lần quân Nguyên
Mông sang xâm lược nước ta đánh sang Việt Nam thì thế của họ rất mạnh – thế
chẻ tre. Lúc bấy giờ chế độ phong kiến quan niệm: Nếu một đất nước mất thủ
đô có nghĩa là mất nước. Nhưng chúng ta không quan niệm như vây. Khi giặc
ở thế chẻ tre, ta tạm thời rời bỏ Thăng Long lui về Xuân Trường (Nam Định)
để củng cố lực lượng. Sau đó, chúng ta vẫn tiếp tục đánh chiếm lại thủ đô của
mình. Trong quá trình đó, ta vẫn có đàm phán với giặc. Chúng ta đối ngoại
bằng con đường mềm dẻo, bằng sự hi sinh vật chất và thậm chí là dùng mỹ
nhân kế. Công chủa An Tư trong thời kỳ nhà Trần – lúc mà quân Thoát Hoan
đánh sang, thế giặc quá mạnh thì lúc đố ta phải tìm cách liên hệ và sau đó là gả

công chúa An Tư cho Thoát Hoan để tạm thời hòa hoãn. Với quan điểm giữ
vững độc lập, chủ quyền, từng tấc đất của tổ quốc chúng ta cũng phải giữa. Cho
nên là chúng ta giữ vững được độc lập chủ quyền của chúng ta. Thì đây là một
đặc điểm lớn nhất của đối ngoại thời kỳ phong kiến.
(2) Ngoại giao hòa bình, kiên quyết phản đối ngoại giao phục vụ chiến
tranh.
3


Lúc bấy giờ có rất nhiều triều đại TQ là mượn đường của Việt Nam để đi đánh
Chiêm Thành. Lúc này chúng ta đang ở thời kỳ hòa hoãn, thế giặc thì mạnh
như vậy. Nếu chúng ta không cho giặc mượn đường thì có thể gây ra việc mâu
thuẫn và thậm chí có thể gây họa rước giặc vào đánh nước ta. Nhưng chúng ta
vẫn kiên quyết từ chối, không có các triều đại phong kiến phương Bắc mượn
đường để đi đánh Chiêm Thành.
Trong ngoại giao thì luôn luôn gìn giữ hòa bình. Trong thời kỳ Lê Lợi, nhất là
thời kỳ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thì kẻ thù của chúng ta là Vương Thông lúc
bấy giờ đang chiếm thành Đông Quan. Lê Lợi đã sử dụng Nguyễn Trãi, coi
Nguyễn Trãi là cánh tay phải đắc lực của mình – sử dụng một đường lối đối
ngoại công tâm. Công tức là đánh, tâm tức là đánh vào lòng người. Trong suốt
quá trình khởi nghĩa Lam Sơn thì có tất cả 4 lần hòa hoãn. Tức là hòa hoãn để
chúng ta có thời gian xây dựng lực lượng, hòa hoãn để chúng ta có điều kiện để
chúng ta củng cố thực lực. Nguyễn Trãi đã đến thành Đông Quan – sào huyệt
của địch 5 lần. Thậm chí thì Vương Thông khi rút quân, đã sang ngủ lại một
đêm trong doanh trại của chúng ta - Dùng cách để tạo được sự thân thiện ngay
đối với kẻ thù của mình. Và thậm chí là sử dụng hình thức “hội thề Đông
Quan” – có thể nói là công tác đối ngoại hy hữu ở trong lịch sử của dân tộc.
Chúng ta cùng với kẻ thù tổ chức vào ngày 12/11/1428. Tổ chức một cái hội
nghị cắt máu ăn thề - cắt tay hòa máu để uống mà thề với nhau. Vương Thông
phải rút quân khỏi Việt Nam rồi Lê Lợi thì chuẩn bị lương thực thực phẩm,

chuẩn bị đường sá cho tốt và cam kết không đuổi theo mà đánh, để cho quân
Vương Thông về nước an toàn. Tổ chức một hội thề - rõ ràng là: Ngay trong
quá trình đối ngoại thì tư tưởng hòa bình, tư tưởng thân thiện nó đã được thể
hiện trong quan điểm đó. Đây là một đặc điểm rất lớn của đối ngoại của VN.
Đối ngoại với kẻ thù thì chúng ta cũng sử dụng một cái cách là đánh vào lòng
người. Chúng ta cũng sử dụng hòa bình, có những lúc là sử dụng con tim. Lúc
này Lê Lợi phải dùng ngón tay của mình để đưa ra sào huyệt của giặc để làm
con tin mặc dù biết rằng điều này là rất nguy hiểm. Đấy chính là đối ngoại hòa

4


bình. Đây có thể nói là một đặc điểm rất là đặc sắc trong đối ngoại thời phong
kiến.
(3) Ngoại giao “dĩ bất biến, ứng vạn biến” vì lợi ích tối cao của dân tộc.
Dĩ bất biến tức là nguyên tắc có tính chất sống còn nó không thay đổi, “ứng
vạn biến” tức là những điều khoản có thể châm chước được, du di được thì
chúng ta có ta thay đổi. Điều này thể hiện rõ nhất trong đối ngoại thời kỳ phong
kiến. Trong thời kỳ phong kiến, có khi triều đại phong kiến phương Bắc dùng
sức mạnh để bắt chúng ta phải thần phục, bắt chúng ta phải quy hàng đối với
họ. Nhưng trong đối ngoại của chúng ta thì: Khi mà có giặc ngoại xâm thì
chúng ta phải đánh giặc ngoại xâm và kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của dân
tộc. Trong đối ngoại về quân sự, trong những biện pháp về quân sự - thường thì
khi đánh giặc ngoại xâm thì chúng ta đánh vào những nơi mà giặc nó đánh vào
nước ta – tức khi họ xâm lược. Nhưng mà trong thời kỳ nhà Lý thì không phải
như vậy. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc chúng ta thì đây là một
trường hợp rất đặc biệt – chúng ta đánh vào nơi mà quân địch nó tập kết (hàng
hóa, quân, vũ khí), nơi mà quân địch nó chuẩn bị lực lượng tấn công vào nước
ta (châu Ô và châu Khiêm) ngày nay là vùng Quảng Đông, TQ. Khi biết được
âm mưu xâm lược của giặc thì Lý Thường Kiệt đã chủ động cho quân sang tận

đất Trung Quốc mà đánh. Đánh vào nơi xuất phát, đánh vào sào huyệt, đánh
vào nơi tập kết lực lượng mà giặc chuẩn bị xâm lược nước ta. Đây là một sự
sáng tạo – tức là “ứng vạn biến” – tức là không nhất thiết phải ngồi để chờ giặc
đến rồi mới đánh chúng ta đánh ngay vào sào huyệt của giặc. Khi chúng ta
đánh cho giặc không còn mảnh giáp, thế đánh trúc chẻ tro bay, đánh không còn
mảnh giáp, quân địch phải kéo về thì lúc đấy chúng ta cấp thuyền, cấp gạo cho
họ về nước, đảm bảo an toàn cho họ. Sau khi giặc về rồi thì chúng ta cho sứ
sang để mà cầu hòa với phương Bắc – để giữ vững yên ổn cho đất nước. Đây là
một sự vận dụng đối ngoại rất là linh hoạt. Nhờ như vậy mà trong lịch sử chống
ngoại xâm với các nước . Riêng đối với TQ chúng ta có khoảng 15 cuộc chống
ngoại xâm và cụ thể chống giặc phương Bắc – chống các triều đại phong kiến
phương Bắc. Nhưng mà có những cuộc kháng chiến chống TQ nó diễn ra rất

5


lâu dài. Ví dụ như: Cuộc xâm lược của nhà Minh (chiếm nước ta 20 năm).
Nhưng rồi sau đó chúng ta đánh lại. Thậm chí thời kỳ Bắc Thuộc kéo dài 1000
năm nhưng rồi chúng ta vẫn cứ phải đánh, vẫn cứ phải đấu tranh để giành lại
độc lập thì chúng ta mới giành được cái hòa bình. Và như vậy thì rõ ràng là:
Đây là một cái đặc điểm mà chúng ta sử dụng trong quá trình đối ngoại trong
thời kỳ phong kiến.
(4) Ngoại giao chính nghĩa, chủ động tiến công trong hoạt động ngoại
giao.
Điều này thể hiện trong thời kỳ Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Nghĩa quân của Lê Lợi
có những thời kỳ là bị quân Vương Thông đánh đến mức chúng ta phải rút lui
lên tận vùng thượng lưu của sông Chu – vùng thượng lưu của Thanh Hóa – thế
của chúng ta lúc bấy giờ là rất khó khăn. Lê Lợi và Nguyễn Trãi lúc bấy giờ đã
viết một bức thư cho Vương Thông và xin nghỉ hòa. Trong đó thì lời lẽ rất là
nhã nhặn Tức là: Chúng ta suốt 5 năm vừa rồi ăn không đủ no mặc không đủ

ấm. Chúng tôi đã gặp được tướng quân như là một vị anh minh, cho nên muốn
được cầu hòa. Tuy nhiên trong thực tế thì chúng ta muốn có thời gian hòa hoãn
để chúng ta chuẩn bị lực lượng. Cuối cùng thì Vương Thông đã đồng ý để
chúng ta thực hiện biện pháp là chúng ta hòa hoãn. Trong suốt 10 năm thời kỳ
khởi nghĩa Lam Sơn thì chúng ta có 4 lần chúng ta cầu hòa như thế để chúng ta
có thêm lực lượng, có được thời gian để chúng ta xây dựng lực lượng chủ
động, có được công tác chuẩn bị để có được sức lực mạnh hơn để chúng ta
đánh lại quân Minh. Và rõ ràng là trong những bức thư mà Nguyễn Trãi gửi
cho Vương Thông thì chúng ta cũng khêu gợi cái lòng tốt, lòng trắc ẩn trong
lực lượng của quân địch về tình cảm xa cha mẹ để ra một cái nơi gọi là Lam
Sơn chướng khí, để đánh một cái nước không có thù hằn gì với mình. Đây là
một hành động phi nghĩa,... => Tìm cách khơi gợi lòng trắc ẩn của kẻ thù, phần
thiện, phần người trong lực lượng của kẻ thù. Đây là một điểm rất đặc biệt tức là chủ động tiến công trong mặt trận ngoại giao.
(5) Thực hiện hoạt động ngoại giao thân thiện với các nước láng giềng,
tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong hoạt động ngoại giao.

6


Chúng ta thưc hiện việc không cho triều đại phong kiến phương Bắc mượn
đường đánh Chiêm Thành chẳng hạn. Đấy là hoạt động ngoại giao thân thiện –
đoàn kết để bảo vệ láng giềng. Thực hiện ngoại giao buôn bán với các nước
láng giềng, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng khác như: Ai Lao, Cao
Miên. Trong ngoại giao này có những trường hợp thân thiện đến mức cao nhất
– xây dựng, kết nghĩa tình thông gia. Nhà Trần chúng ta có trường hợp Huyền
Trân Công chúa – vua Trần đã gả cho vua Chế Mân của Chiêm Thành. Vua
Chiêm đã cắt đất 2 vùng châu Ô và châu Rí (phía Nam của Quảng Trị cho đến
vùng Quảng Nam) dâng làm sính lễ. => Việc kết nối giữa 2 quốc gia càng thân
thiện hơn. Trong thời kỳ Đàng trong của các chúa Nguyễn đã có trường hợp
công nương Ngọc Vạn đã được gả cho vua Campuchia. Trong các con đường

Nam tiến của dân tộc, ngoài việc mang gươm đi mở nước thì có cả con đường
ngoại giao. Nhờ việc công nương Ngọc Vạn kết hôn với vua Campuchia mà
dân của chúng ta được vào khai khẩn vùng đất Nam Bộ. Năm 1698, khi mà
Nguyễn Hữu Cảnh vào Sài Gòn xác lập khu vực hành chính ở Nam Bộ thì có
một trường hợp là: Dân đã khai hoang, dân đã đi trước lập làng, lập ấp và chính
quyền theo sau để khẳng định quá trình khai hoang lập ấp, lập làng, khẳng định
chủ quyền.
 Đấy chính là những hoạt động ngoại giao thân thiện với các nước để tạo
điều kiện hòa bình, yên ổn. Có trường hợp là một lần quân Chiêm Thành
nhân vua Trần vừa mới mất thì sau đó vua Chiêm đã cho quân sang đánh
chúng ta ở vùng Quảng Trị. Nhưng sau đó thì đã bị chúng ta đánh và
bắt. Thì lúc bấy giờ những tên cầm đầu của những cuộc xâm lấn đó nói
rằng: Nhân việc vua mất nên tôi nghĩ triều đình còn yếu nên chúng tôi
phải buộc để đến mà thăm dò sức mạnh của nhà Trần như thế nào. Nhà
Trần biết câu nói đó là câu nói dối nhưng cũng vẫn bỏ qua để tạo mối
quan hệ thân thiện với các nước láng giềng.
 Như vậy, đây là 5 đặc điểm lớn nhất của ngoại giao thời kỳ phong kiến
Việt Nam. Và cho đến bây giờ thì chúng ta vẫn kế thừa và phát huy
những bài học kinh nghiệm này.

7


8



×