Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nhà nước pháp quyền và vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.52 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ LOAN

NHµ N¦íC PH¸P QUYÒN
Vµ VÊN §Ò KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHµ N¦íC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ LOAN

NHµ N¦íC PH¸P QUYÒN
Vµ VÊN §Ò KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHµ N¦íC
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH ĐÀO TRÍ ÚC

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Loan


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ
NƢỚC TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN .........................................8
1.1.

Kiểm soát quyền lực là biểu hiện cơ bản của nhà nƣớc pháp quyền .....8

1.1.1.

Khái niệm nhà nước pháp quyền ...................................................................8


1.1.2.

Kiểm soát quyền lực nhà nước là biểu hiện cơ bản của nhà nước
pháp quyền ..................................................................................................16

1.2.

Vai trò, ý nghĩa của kiểm soát quyền lực nhà nƣớc ...............................21

1.3.

Các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nƣớc trong nhà nƣớc pháp quyền .....24

1.3.1.

Chủ thể, đối tượng, nội dung của kiểm soát quyền lực nhà nước ...............26

1.3.2.

Các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền ...........39

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC
TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU LỰC KIỂM SOÁT
QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC ...................................................................................... 52
2.1.

Thực trạng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nƣớc trong nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ..................................................52


2.2.

Phƣơng hƣớng, giải pháp cơ bản đổi mới và tăng cƣờng kiểm soát
quyền lực nhà nƣớc ...................................................................................61

2.2.1.

Hoàn thiện cơ chế phân công phối hợp kiểm soát quyền lực nhà nước............61

2.2.2.

Hoàn thiện cơ chế giám sát của Đảng .........................................................64

2.2.3.

Hoàn thiện cơ chế giám sát của cơ quan Nhà nước. ...................................67

3.2.4.

Hoàn thiện cơ chế giám sát xã hội ..............................................................77

KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................88


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHXHCN:


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

HĐND:

Hội đồng nhân dân

MTTQ:

Mặt trận tổ quốc

TAND:

Tòa án nhân dân

UBND:

Ủy ban nhân dân

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp được

hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song có thể hiểu nước nước pháp
quyền theo cách đơn giản, đó là một nhà nước quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp
luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà
nước phục tùng pháp luật mà chủ thể phục tùng pháp luật trước hết là cơ quan
nhà nước và công chức nhà nước. Quyền lực được ủy quyền, giao cho một số
người trong thay mặt nhân dân thực thi pháp luật. Do đó, vấn đề kiểm soát quyền
lực nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyền lực ấy nếu không được kiểm
soát sẽ trở nên xa lạ với xã hội, lạm dụng quyền lợi ấy tự thân nó sẽ mất đi trách
nhiệm của chính mình.
Cơ chế kiểm tra giám sát quyền lực Nhà nước luôn giữ một vị trí đặc biệt
quan trọng trong tổ chức và thực thi quyền công quyền. Xây dựng một cơ chế kiểm
soát hợp lý, đầy đủ và có hiệu lực luôn là một trong những bảo đảm cho guồng máy
quyền lực hoạt động hết công suất đồng thời tránh được tình trạng bộ máy quyền
lực vận hành ngoài tầm kiểm soát của người chủ quyền lực dẫn đến quan liêu, tha
hóa quyền lực.
Từ khi thành lập nước đến nay, quyền lực Nhà nước của ta luôn được thực hiện
dưới sự kiểm tra, giám sát của những cơ chế khác nhau. Chúng ta đã thiết lập nhiều
công cụ kiểm soát quyền lực Nhà nước và ở mức độ nhất định, các cơ chế đó đã góp
phần vào việc duy trì vận hành an toàn của bộ máy quyền lực nước ta. Tuy nhiên trong
điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - khi việc thực hiện quyền
lực Nhà nước đã có sự thay đổi về chất - thì vị trí của hoạt động kiểm soát quyền lực
Nhà nước cũng như của các cơ chế kiểm tra, giám sát quyền lực Nhà nước đã khác
trước về cơ bản. Chúng ta không thể duy trì các cơ chế kiểm tra, giám sát quyền lực
Nhà nước như trước kia, cũng không thể hiểu về giải quyết và các cơ chế, công cụ
kiểm soát quyền lực Nhà nước trong khuôn khổ và tính chất như trước kia.

1


Vị trí, vai trò của giám sát và các cơ chế kiểm tra, giám sát quyền lực Nhà

nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định xuất
phát từ hai yêu cầu chủ yếu:
Thứ nhất liên quan đến tính thống nhất về bản chất của quyền lực Nhà nước
ở nước ta. Quyền lực Nhà nước là quyền lực thống nhất của nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
Thứ hai liên quan đến việc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước. Ở nước ta,
chúng ta đã có công thức hoàn chỉnh trong tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước.
Đó là sự phân công giữa các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư
pháp trên cơ sở phối hợp để bảo đảm quyền lực Nhà nước thống nhất. Đã là phân
công quyền lực thì phải thấy được hai mặt của nó: phân công và phối hợp. Về sự
phân công, chúng ta xác định trong bộ máy Nhà nước có quyền lập pháp, hoạt động
lập pháp, có quyền hành pháp và hoạt động hành pháp, có quyền tư pháp và hoạt
động tư pháp.
Có thể nói, hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước
là mtra, thi hành kỷ
luật đảng viên cho quần chúng và các tổ chức, đoàn thể của quần chúng; các cấp ủy
Đảng từ Ban chấp hành trung ương đến các cấp Đảng ủy phường, xã, thị trấn cũng
có trách nhiệm công khai thông báo về kế hoạch và kết quả thực hiện lãnh đạo của
mình cho Ủy ban Mặt trận và các đoàn thể nhân dân khác cùng cấp. Trên thực tế,

82


hiện nay đã có một số các cấp ủy Đảng, trước khi ban hành nghị quyết đã tổ chức
lấy ý kiến của nhân dân, đặt hòm thư góp ý. Có thể nói rằng, sự tham dự, hay nói
cách khác, sự có mặt của đại diện Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức của nhân dân
còn có thể được quy định đối với rất nhiều hoạt động quan trọng của các cơ quan
Quốc hội và Chính phủ.
Sự tham dự của đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của đại diện các tổ
chức, đoàn thể nhân dân, nếu được duy trì tốt, trước hết sẽ góp phần nâng cao chất

lượng hoạt động của các cơ quan lãnh đạo, cơ quan quyền lực và quản lý nhà nước,
sau đó là sự kiểm tra, giám sát, phát hiện, kiến nghị, xử lý những gì chưa đúng,
những sai phạm và vi phạm.
Cần thiết lập các thiết chế giám sát hỗn hợp giữa cơ quan Đảng, cơ quan nhà
nước với các tổ chức của nhân dân trong nhiều lĩnh vực hoạt động nhà nước. Đó là
các Ban bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng tuyển
chọn thẩm phán, kiểm sát viên. Chúng tôi cho rằng hình thức này cần được mở rộng
hơn nữa vào các hoạt động và các lĩnh vực khác trong các nỗ lực cải cách bộ máy
nhà nước của chúng ta hiện nay.
Ở nước ta, giám sát chính trị - xã hội luôn luôn được Đảng ta coi là một hình
thức giám sát cần thiết, bởi vì Đảng và nhà nước ta luôn quan niệm tăng cường mối
liên hệ mật thiết với nhân dân là điều kiện sống còn của Đảng và của việc lãnh đạo
hiệu quả hoạt động của nhà nước.
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân dân là chủ thể
thực sự của quyền lực. Về nguyên tắc, nhân dân có toàn quyền quyết định đối với
quyền lực nhà nước, có toàn quyền kiểm soát quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, các
quyền đó chỉ có thể trở thành hiện thực khi có những cơ chế tổ chức, thực hiện và
giám sát hợp lý, khả thi. Xuất phát từ các đặc trưng và yêu cầu cơ bản của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể thấy rằng mô hình tổng thể các cơ
chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước phải được thiết kế sao cho
có khả năng thể hiện và đảm bảo một cách tốt nhất các yêu cầu sau: Đề cao giá trị
dân chủ, đảm bảo nguyên tắc thực sự của dân, do dân, vì dân; đảm bảo nguyên tắc

83


quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; tôn trọng giá
trị pháp luật, nguyên tắc pháp chế, đảm bảo tính pháp lý của việc tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước; tôn trọng quyền con người, bảo vệ quyền tự do dân chủ

của nhân dân; đảm bảo sự thống nhất nội tại, tính hệ thống của cơ chế kiểm tra,
giám sát, đối với việc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước trên cơ sở đảm bảo
sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước,
đồng thời kiểm soát được việc tổ chức, thực hiện quyền lực thông qua các kênh
khác nhau.vì vậy xây dựng mô hình kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước phải được thực hiện một cách đồng bộ trong toàn hệ thống, trên
mọi lĩnh vực.

84


KẾT LUẬN
Mục đích của kiểm soát quyền lực nhà nước là đảm bảo cho quyền lực đó
không bị lạm dụng, không bị sử dụng sai mục đích, được thực thi trong đời sống
một cách hiệu quả, khoa học và có hiệu lực.
Nhà nước pháp quyền với tính cách là học thuyết về tổ chức và thực hiện
quyền lực Nhà nước, là một giá trị, là tinh hoa của nhân loại có thể được áp dụng ở
các nước trên cơ sở những nét đặc trưng về văn hóa, chính trị, tư tưởng - pháp lý,
truyền thống dân tộc. Chính vì vậy, việc áp dụng học thuyết Nhà nước pháp quyền
vào nước ta hiện nay với những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là điều hoàn toàn có
thể được. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra được những đặc trưng cơ bản của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bản sắc dân tộc, truyền thống,
văn hóa và những điều kiện riêng của Việt Nam.
Cùng với việc tiếp thu các giá trị đó, trên cơ sở tổng kết những bài học lịch
sử của sự nghiệp xây dựng Nhà nước và pháp luật, đặc biệt là kinh nghiệm lý luận
và thực tiễn của 30 năm đổi mới đất nước, xuất phát từ những đòi hỏi của tình hình,
nhiệm vụ mới, trên cơ sở những quan điểm chung của Đảng và Nhà nước ta, chúng
ta có thể xác định một hệ thống các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Những đặc trung cơ bản này là định hướng và là mô hình
quan điểm cho việc xây dựng các thiết chế Nhà nước và pháp luật cụ thể.

Quá trình 70 năm lịch sử của việc xây dựng Nhà nước và pháp luật nước ta
vừa phản ánh quy luật chung của sự ra đời và phát triển của Nhà nước và pháp luật,
của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vừa phản ánh những nét đặc thù của cách mạng
Việt Nam. Ngày nay quá trình này đang được tiếp tục ở một tầng cao phát triển mới
với nhiều đòi hòi và nhu cầu cải cách mới. Tính tất yếu khách quan của việc xây
dựng Nhà nước pháp quyền xuất phát từ định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội mà
mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ và văn minh. Chúng ta ý thức sâu sắc rằng để đạt được một chế độ xã hội
có tính mục tiêu như vậy, công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị

85


trường định hướng xã hội chủ nghĩa; một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tính tất yếu khách quan ấy còn xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế
toàn cầu hóa. Nhu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải
cách Nhà nước, cải cách pháp luật, đảm bảo cho Nhà nước không ngừng vững mạnh,
có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, mở
rộng dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế.
Với lý thuyết, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, nhưng không có
nghĩa trong mọi xã hội có giai cấp nhân dân đều có quyền tham gia vào tổ chức
quyền lực nhà nước để từ đó kiểm soát quyền lực. Quyền lực nhà nước có xu hướng
dần dần trở thành lực lượng tách rời xã hội, đứng trên xã hội và thoát ly khỏi kiểm
soát. Việc kiểm soát này thực tế chỉ phụ thuộc vào chính nhà nước mà trước hết là
vào cấu trúc quyền lực của nó.
Thế nhưng vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước chỉ có thể trở thành hiệu lực
khi có một có chế và thực hiện khả thi.
Song có thể nói, việc kiểm soát quyền lực nhà nước ta còn rất nhiều hạn chế

tình trạng tham những, chủ nghĩa cá nhân chủ nghĩa cơ hội, cục bộ đang phát triển
và đe dọa sự tồn vong của đảng và nhà nước.
Hiện nay, hiệu quả của việc kiểm soát quyền lực nhà nước phụ thuộc vào
nhiều yếu tố nhất là sự hoàn thiện của thể chế nhà nước, cơ chế vận hành của hệ
thống chính trị, phân công phân nhiệm trách nhiệm của các chủ thể quyền lực phân
cấp quản lý của trung ương, địa phương phải hợp lý, thực hiện đúng thẩm quyền
được giao. Muốn đạt được điều đó, vấn đề mang tính đột phá trong kiểm soát quyền
lực nhà nước ta là:
Thứ nhất: Phải hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, một cách đồng bộ, và
triệt để
Thứ 2: Kiểm soát việc ban hành chính sách và thực hiện chính sách. Tính
chính đáng của quyền lực là chính sách phải hợp lòng dân, với chi phí tối thiểu
nhưng lợi ích tối đa

86


Cần coi trọng hiệu quả của hai hệ thống kiểm soát quyền lực: từ bên trong bộ
máy nhà nước và từ xã hội công dân.
Chỉ có như vậy hệ thống kiểm soát quyền lực nhà nước ta mới được thực sự
kiểm soát khách quan toàn diện và hiệu quả.
Đây cũng là nội dung cơ bản và là mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nước ta hiện nay.

87


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW Ngày 02/6/2005 về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

2.

C. Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

3.

Lê Cảm (2002), “Học thuyết Nhà nước pháp quyền, một số vấn đề lịch sử hình
thành và phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (10).

4.

Lê Cảm, Dương Bá Thanh (2010), “Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước (và
cả quyền lập pháp) trong Nhà nước pháp quyền: một số vấn đề lý luận cơ
bản”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (1).

5.

Lê Cảm, Dương Bá Thanh (2010), “Cơ chế kiểm soát quyền lực Tư pháp trong
Nhà nước pháp quyền: một số vấn đề lý luận và thực trạng ở Việt Nam”, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, (12).

6.

Ngô Huy Cương (2001), “Nhà nước pháp quyền với việc xây dựng chính
quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6).

7.


Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương - Ban chỉ đạo tổng kết
lý luận (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm
đổi mới (1986 - 2005), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

8.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Sự thật Hà Nội.

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Minh Đoan (2009), “Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quyền lực
nhà nước”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Montesquieu, Hoàng Thanh Đạm (dịch) (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb.
Giáo dục và Khoa Luật Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội.

88


13. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Tư tưởng Đông - Tây về Nhà nước pháp luật,
những nhân tố Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3).


14. Hoàng Thị Kim Quế (2007), Giáo trình lý luận chung nhà nước pháp luật,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Hoàng Thị Kim Quế (2012), “Nhận diện Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (12).

16. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
17. Quốc hội (2004), Luật giám sát, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Quốc hội (2004), Luật Mặt trận tổ quốc Việt nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
19. Quốc hội (2004), Luật tổ chức chính phủ, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
20. Quốc hội (2004), Luật tổ chức Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
21. Quốc hội (2004), Luật tổ chức tòa án nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
22. Quốc hội (2004), Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội.

23. Vũ Thư (2006), “Về kiểm soát quyền lực hành pháp trong hệ thống quyền lực
nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (12).

24. Đào Trí Úc (1989), “Nhà nước pháp luật xã hội chủ nghĩa là gì?” Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, (4), tr.18.

25. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi
mới, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

26. Đào Trí Úc (2001), “Về nhu cầu, mức độ sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và quan
điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Cộng sản, (10).

27. Đào Trí Úc (2001), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự
lãnh đạo của Đảng”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7).


28. Đào Trí Úc (chủ biên) (1996), Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

29. Đào Trí Úc (chủ biên) (2003), Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở
nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

89


30. Đào Trí Úc (chủ biên) (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

31. Đào Trí Úc (chủ nhiệm đề tài) (2006), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đề tài KHXH 05.05.

32. Đào Trí Úc, Đinh Ngọc Vượng (1992), Tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền,
Nxb Pháp lý, Hà Nội.

33. Đào Trí Úc, Lê Minh Thông (1999), “Sự tiếp nhận các giá trị pháp lý phương
Đông và Phương Tây đối với sự phát triển của các tư tưởng pháp lý Việt
Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (5).

34. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 31, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.

90




×