Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Khảo sát và đánh giá cường độ chịu nén của bê tông Kè biển biển Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.29 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ QUANG RĂNG

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CƢỜNG ĐỘ CHỊU NÉN
CỦA BÊ TÔNG KÈ BIỂN XÃ HIỆP THẠNH THỊ XÃ
DUYÊN HẢI TỈNH TRÀ VINH

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Xây Dựng Công
Trình Dân Dụng Và Công Nghiệp
Mã số: 85 80 201

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƢƠNG HOÀI CHÍNH

Phản biện 1: TS. LÊ KHÁNH TOÀN

Phản biện 2: TS. NGUYỄN HUY GIA

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và
công nghiệp họp tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào ngày
09 tháng 11 năm 2019



* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu và Truyền thông Trường Đại học Bách khoa,
Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Khoa Xây dựng dân dụng & Công nghiệp, Trường Đại
học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong các năm gần đây trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đã gây sạt lở nghiêm trọng những khu
vực xung yếu tại các xã ven biển như Hiệp Thạnh, Trường Long
Hòa, thị xã Duyên Hải; Một số công trình kè biển đã được đầu tư
đưa vào sử dụng từ những năm trước đây do đặc điểm vị trí địa lý
thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của sóng biển nên chất lượng
công trình đã bị suy giảm đáng kể, cụ thể như Kè bảo vệ đoạn xung
yếu bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh, một số
hạng mục công trình đã bị ảnh hưởng rõ rệt, cụ thể như: bề mặt mái
kè bị bào mòn, khuyết sâu; đỉnh tường hắt sóng chiều dày lớp bảo
hộ bị bong tróc, một số nơi thép trơ ra ngoài; mặt kè bị loang lổ, ứ
động nước vào mùa mưa.... Từ trước đến nay mặc dù sạt lở trên địa
bàn tỉnh Trà Vınh diễn ra ngày càng gay gắt và nghiêm trọng, một số
dự án cấp bách đã được triển khai nhằm hạn chế đến mức thấp nhất
tác hại của sóng biển; tuy nhiên, khi bàn về chất lượng các công trình
kè biển đã được đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vınh chưa có một đơn
vị, cá nhân hay một tổ chức khoa học nào đề xuất cho công tác khảo
sát đánh giá cường độ chịu lực của các công trình kè biển để từ đó

nhận định, tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp cho công tác tư vấn
khảo sát, thiết kế các công trình kè biển đảm bảo ngày càng chất
lượng hơn.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên, đề tài “Khảo sát
và đánh giá cƣờng độ chịu nén của bê tông Kè biển biển Hiệp
Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh” là cần thiết được nghiên
cứu nhằm đánh giá thực tế và cụ thể hơn cường độ chịu nén của bê


2
tông trên công trình kè biển kể từ khi đưa vào sử dụng cho đến thời
điểm hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát đánh giá cường độ chịu nén của bê tông hiện trạng trên
công trình Kè biển Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
- So sánh với cường độ thiết kế để đưa ra kết luận.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cường độ chịu nén của bê tông Kè
biển Hiệp Thạnh thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
- Phạm vi nghiên cứu: Một đoạn các hạng mục của kè biển
Hiệp Thạnh: cấu kiện bê tông mái kè phía biển, phía đồng; cấu kiện
bê tông tường hắt sóng và cấu kiện bê tông mặt kè.
4. Phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát, đo đạc, khoan lấy mẫu
thực tế tại hiện trường kết hợp với phân tích so sánh dữ liệu trong
phòng thí nghiệm.
-Nội dung nghiên cứu: Đánh giá cường độ chịu nén của bê
tông công trình Kè biển Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh. So sánh với cường độ bê tông thiết kế để đưa ra kết luận.
5. Kết quả

Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế ngoài hiện trường và số liệu phân
tích, xử lý trong phòng thí nghiệm; So sánh cường độ chịu nén của
bê tông giữa thiết kế, thi công và thực tế sử dụng hiện nay.
6. Bố cục đề tài
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
5. Kết quả
Nội dung
Chương 1: Tổng quan về bê tông và việc sử dụng bê tông cho các
công trình xung yếu ven biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Chương 2: Phương pháp đánh giá cường độ chịu nén của bê tông
ở hiện trường theo các tiêu chuẩn.
Chương 3: Đánh giá cường độ chịu nén của bê tông tại hiện
trường công trình Kè biển Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hài Trà Vinh.
Kết luận và kiến nghị


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BÊ TÔNG VÀ VIỆC SỬ DỤNG
BÊ TÔNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH XUNG YẾU
VEN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
1.1. Các khái niệm cơ bản về bê tông - bê tông cốt thép
- Bê tông là một loại đá nhân tạo, được hình thành bởi việc trộn

các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính
Tùy theo thành phần và cấu trúc có thể phân loại bê tông:
+ Bê tông đặc chắt; bê tông có lỗ rỗng; bê tông tổ ong.
+ Bê tông nặng; bê tông nặng cốt liệu bé; bê tông nhẹ; bê tông
đặc biệt nặng.
+ Bê tông thông thường; bê tông cốt liệu bé; bê tông chèn đá học.
+ Bê tông làm kết cấu chịu lực; bê tông chịu nóng; bê tông cách
nhiệt; bê tông chống xâm thực v.v...
- Bê tông cốt thép là một loại vật liệu xây dựng phức hợp do bê
tông và cốt thép cùng cộng tác chịu lực với nhau. Gồm các loại:
+ Bê tông cốt thép toàn khối.
+ Bê tông cốt thép lắp ghép.
+ Bê tông cốt thép nữa lắp ghép.
+ Bê tông cốt thép thường:
+ Bê tông cốt thép ứng suất trước:
1.2. Cƣờng độ của bê tông và các yếu tố ảnh hƣởng
- Cường độ là chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng chịu lực của
vật liệu.


5
- Thông thường, người ta thường dùng cường độ chịu nén là chỉ
tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ của bê tông:
+ Chất lượng và số lượng xi măng:
+ Độ cứng, độ sạch và sự phối hợp thành phần cốt liệu.
+ Tỉ lệ giữa nước và xi măng:
Ngoài ra, quá trình trộn bê tông, thời gian nhào trộn, vận chuyển,
tổ chức thi công bê tông có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và cường
độ bê tông, đặc biệt là khi thi công toàn khối tại công trình như:

+ Chất lượng thi công:
+ Cách thức bảo dưỡng:
Bên cạnh đó, các loại phụ gia sử dụng khi thi công, thời gian tác
dụng của tải trọng, sự xâm thực của nước biển trong thời gian dài của
khối bê tông ngập sâu trong nước biển cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến
cường độ bê tông.
1.3. Khái quát, đặc điểm các công trình Kè biểnđƣợc đầu tƣ xây
dựng tại các vùng xung yếu ven biển tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, diện tích
tự nhiên 2.215 km², dân số khoảng 1 triệu người, thời gian gần đây
do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại các vùng xung yếu ven biển đã
xảy ra sạt lở nghiêm trọng tác động rất lớn đến đời sống kinh tế và xã
hội của người dân trong vùng dự án.
- Về cơ sở hạ tầng ven biển, nhất là công trình xung yếu ven biển
như: Kè biển, cầu giao thông nối liền các tuyến đê biển, trường học,
trạm y tế tại các xã …. cũng được chính quyền các cấp quan tâm đầu
tư. Nhiều công trình trọng điểm quốc gia được triển khai đầu tư.


6
Điển hình khái quát nhất là lĩnh vực giao thông thủy lợi nhất là
các công trình xung yếu ven biển Kè biển, cầu giao thông nối liền
tuyến đê biển đã được đầu tư khai thác tốt, tính đến nay đã có khoảng
10,308 km kè biển đầu tư tại vị trí các xã Hiệp Thạnh, Trường Long
Hòa thị xã Duyên Hải; Kè biển ven thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu
Ngang, song song đó tỉnh đang phê duyệt dự án xây dựng 16 cầu
giao thông tại trọng H93, dài từ 18,6m đến 477m phục vụ giao thông
nối liển các tuyến đê biển.
Với chiều dài bờ biển khoảng 65 km , việc sử dụng bê tông nhất
là bê tông mác cao rất thích hợp cho việc sử dụng cho các công trình

xung yếu ven biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay. Hiện nay một
số doanh nghiệp đang thi công các công trình thuộc lĩnh vực xây
dựng, giao thông thủy lợi ven biển như Kè biển, cầu giao thông nông
thôn, trường học, Trạm y tế... tại các xã đảo rất chú trọng đến công
tác sử dụng vật liệu bê tông mác cao vửa đáp ứng tiến độ thi công
vừa đảm bảo hài hòa về chất lượng công trình xây dựng.
Tuy điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn,
nguồn nguyên liệu tại chổ không có, nhưng việc sử dụng bê tông,
nhất là bê tông mác cao vẫn được quan tâm sử dụng cho tất cả các
công trình xung yếu ven biển..
1.4. Kết luận Chƣơng 1
- Bê tông là vật liệu được sử dụng rộng rãi và không thể thiếu
trong xây dựng hiện đại, riêng trong trong lĩnh vực cấp nước nông
thôn, bê tông được sử dụng hầu hết trong tất cả các kết cấu của các
hạng mục công trình vì nó phù hợp với điều kiện xây dựng tại địa
phương và có độ bền hơn so với các loại vật liệu khác. Bê tông được


7
sử dụng trong các điều kiện khai thác khác nhau, cùng kết hợp hài
hòa về kiến trúc và môi trường xung quanh, có nguồn nguyên liệu
chế tạo phong phú, giá thành thấp.
- Cường độ bê tông không những phụ thuộc vào chất lượng và
cấp phối vật liệu sử dụng mà còn phụ thuộc vào quá trình trộn bê
tông và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Do đó thiết kế đúng
cấp phối bê tông và nhào trộn đúng qui trình kỹ thuật thì cường độ
của bê tông đạt hiệu quả cao.


8

CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CƢỜNG ĐỘ CỦA BÊ TÔNG
TẠI HIỆN TRƢỜNG THEO CÁC TIÊU CHUẨN
2.1. Các phƣơng pháp xác định cƣờng độ bê tông tại hiện trƣờng
2.1.1. Mục đích xác định cường độ bê tông hiện trường
- Làm cơsở đánh giá sự phù hợp hoặc nghiệm thu kết cấu hoặc
công trình mới xây dựng so với thiết kế ban đầu hoặc tiêu chuẩn;
- Đưa ra chỉ số về cường độ thực tế của cấu kiện, kết cấu, làm cơ
sở đánh giá mức độ an toàn của công trình dưới tác động của tải
trọng hiện tại hoặc để thiết kế cải tạo, sửa chữa.
2.1.2. Các phương pháp xác định cường độ bê tông tại hiện trường
2.1.2.1. Phương pháp sử dụng súng bật nẩy
- Tính trị số bật nẩy trung bình của súng bật nẩy:
12

ni
ntb

i 1

12

(2.1)

2.1.2.2. Phương pháp đo vận tốc xung siêu âm:
2.1.2.3. Phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy:
+ Tính trị số bật nẩy trung bình của súng bật nẩy:
12

ni

ntb

i 1

12

(2.2)

+ Tính vận tốc truyền sóng trung bình Vtb:
12

vi
Vtb

i 1

12

m/s

(2.3)

2.1.2.4. Phương pháp khoan lấy mẫu:
2.1.2.5. Lựa chọn phương pháp thí nghiệm:
2.1.2.6. Quy trình thí nghiệm xác định cường độ bê tông trên kết cấu
công trình.


9
2.2. Đánh giá cƣờng độ của bê tông theo các mẫu ở hiện trƣờng

theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Việc đánh giá cường độ bê tông ở hiện trường là so sánh Rht với
Ryc, từ đó đưa ra kết luận về cường độ bê tông ở hiện trường có đạt
yêu cầu hay không.
Để đánh giá đúng giá trị cường độ hiện trường của bê tông, quá
trình thí nghiệm cần đảm bảo các bước triển khai theo Tiêu chuẩn.
2.2.1. Tính toán cường độ bê tông hiện trường:
2.2.1.1. Xác định cường độ hiện trường theo phương pháp phá hủy
Xác định cường độ bêtông hiện trường Rht theo các bước sau:
+ Xác định (Rmk) theo công thức Rmk = P/F (2.7)
D
+ Xác định (Rhti) theo công thức Rhti = k
Rmk (2.9)
(1,5 1 / )
- Trường hợp không có cốt thép: k = 1
- Trường hợp mẫu khoan chỉ chứa 1 thanh thép, k xác định theo
công thức k = k1 = 1 + 1,5 d t .a
(2.10)
h.d mk
- Trường hợp mẫu khoan chỉ chứa 2 thanh thép, k xác định theo
d t .a
công thức k = k2 = 1 + 1,5
(2.11)
h.d mk
n

+ Xác định (Rht) theo công thức Rht =

R h ti
i 1


(2.12)

n

2.2.1.2. Xác định cường độ hiện trường theo phương pháp không phá
hủy
Trên cơ sở thực hiện các chỉ dẫn về thí nghiệm, xử lý số liệu, xây
dựng đường chuẩn xác định cường độ bê tông tại vùng thử Rhti.
Xác định cường độ bêtông trung bình của các vùng kiểm tra trên
kết cấu, cấu kiện ( R ht ) theo công thức


10
m

Rhti
R ht

(2.13)

i 1

m

Xác định ( Rht ) theo công thức Rht

R ht (1 t

ht


) (2.14)

2.2.2. Đánh giá cường độ bê tông hiện trường
Trên cơ sở tính toán cường độ bê tông hiện trường, cường độ bê
tông yêu cầu, tiến hành đánh giá cường độ bê tông hiện trường của
cấu kiện, kết cấu. Trong quá trình đánh giá, cần lưu ý đến các yếu tố
ảnh hưởng đến cường độ bê tông hiện trường.
+ Xác định cường độ bê tông yêu cầu (Ryc):
- Nếu bê tông được chỉ định bằng cấp bê tông theo cường độ chịu
nén thì Ryc chính là cấp bê tông B (MPa, N/mm2).
- Nếu bê tông được chỉ định bằng mác bê tông theo cường độ chịu
nén M, thì cường độ bê tông yêu cầu Ryc = M(1-1,64υ) (2.8).
Trường hợp không xác định được hệ số biến động và chấp nhận
chất lượng bê tông ở mức trung bình, có thể lấy giá trị υ = 0,135
(TCXDVN 356:2005), khi đó Ryc = 0,778M.
+ Đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình:
- Trường hợp sử dụng phương pháp khoan lấy mẫu: Rht ≥ 0,9.Ryc
và Rmin ≥ 0,75.Ryc
- Trường hợp sử dụng phương pháp không phá hủy: Rht ≥ 0,9.Ryc
2.3. Quy trình lấy mẫu thử bê tông bằng khoan cắt từ cấu kiện
(theo ASTM C42-1990).
2.3.1. Thiết bị
- Lưỡi khoan bê tông bằng kim cương; Cưa bê tông bằng kim
cương hoặc bằng cacbua silic;
2.3.2. Lấy mẫu
2.3.3. Tiến hành thử


11

2.3.3.1. Mẫu thí nhiệm
2.3.3.2. Gia công đầu mẫu
2.3.3.3. Điều kiện về độ ẩm
2.3.3.4. Làm bằng đầu mẫu (capping)
2.3.3.5. Xác định kích thước mẫu
2.4. Kết luận Chƣơng 2
- Để đảm bảo đánh giá đúng giá trị cường độ hiện trường của bê
tông, quá trình thí nghiệm cần đảm bảo các bước triển khai theo Tiêu
chuẩn và cần chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến cường độ bê
tông hiện trường như sự biến động ngẫu nhiên của cường độ bê tông
hiện trường trong bản thân một kết cấu, cấu kiện hoặc giữa các kết
cấu, cấu kiện do tác động của việc cân đong vật liệu; sự biến động có
tính quy luật của cường độ bê tông hiện trường trong bản thân một kết
cấu, cấu kiện dưới tác động của trọng lượng bản thân; tuổi của bê
tông ở các kết cấu, cấu kiện khác nhau, cũng như sự xâm thực của
nước mặn đối với khối bê tông thường xuyên ngập trong nước biển
cũng làm cho cường độ bê tông hiện trường khác nhau.
- Để nâng cao độ chính xác của việc xác định cường độ bê tông hiện
trường cần tiến hành kết hợp các phương pháp thí nghiệm khác nhau
trong khi vẫn đảm bảo chất lượng, khả năng chịu lực của công trình,
nâng cao tính cạnh tranh của các đơn vị sản xuất, thi công thì việc cần
tiến hành sử dụng kết hợp các phương pháp thí nghiệm đánh giá khác
nhau để kiểm tra cường độ là việc làm cần thiết và có tính thực tế cao
trong đánh giá. Đồng thời phải thực hiện đúng các chỉ dẫn khi thực hiện
các phép thử cụ thể và tăng số lượng mẫu thử hoặc phép thử.
- Với nội dung lý thuyết trình bày các phương pháp xác định và
đánh giá cường độ của bê tông hiện trường theo Tiêu chuẩn Xây
dựng Việt Nam (TCVN 239:2006, TCVN 4453:1995, TCVN



12
5574:2012); đã trình bài như trên đối với công trình Kè biển Hiệp
Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đủ cơ sở để học viên thực
hiện khối lượng công việc khảo sát và đánh giá chất lượng bêtông
theo một số phương pháp theo tiêu chuẩn hiện hành trong Chương 3:
Đánh giá cường độ chịu nén của bê tông công trình Kè biển Hiệp
Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.


13
CHƢƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CƢỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA BÊ TÔNG TẠI
HIỆN TRƢỜNG CÔNG TRÌNH KÈ BIỂN HIỆP THẠNH,
THỊ XÃ DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH THEO TIÊU CHUẨN
XÂY DỰNG VIỆT NAM

Mặt cắt điển hình Kè biển Hiệp Thạnh
3.1. Mái kè phía biển
3.1.1. Mái kè: cốt +1.8
3.1.1.1. Phương pháp thí nghiệm bằng khoan lấy mẩu


14
Theo thiết kế Mác bê tông M = 300kG/cm2 = 30MPa
Rht = 27,41MPa, Ryc= 23,34 MPa, 0,9 Ryc = 21,00 MPa, R28= 25,62
MPa.
Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 30MPa.
3.1.1.2. Phương pháp thí nghiệm bằng súng bật nẩy.
Theo thiết kế Mác bê tông M = 300kG/cm2 = 30MPa

Rht = 33,13 MPa, Ryc= 23,34 MPa, 0,9 Ryc = 21,00 MPa, R28= 25,62
MPa.
Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 30MPa.
3.1.2. Mái kè: cốt +3.7
3.1.2.1. Phương pháp t hí nghiệm bằng khoan lấy mẩu
Theo thiết kế Mác bê tông M = 300kG/cm2 = 30MPa
Rht = 28,84MPa, Ryc= 23,34MPa, 0,9 Ryc = 21,00 MPa, R28= 25,62
MPa.
Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 30MPa.
3.1.2.2. Phương pháp thí nghiệm bằng súng bật nẩy.
Theo thiết kế Mác bê tông M = 300kG/cm2 = 30MPa
Rht = 33,06 MPa, Ryc= 23,34MPa, 0,9 Ryc = 21,00 MPa, R28= 25,62
MPa.
Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 30MPa.


15

3.2. Tƣờng hắt sóng
3.2.1. Đỉnh tường hắt sóng
3.2.1.1. Phương pháp thí nghiệm bằng khoan lấy mẩu
Theo thiết kế Mác bê tông M = 300kG/cm2 = 30MPa


16
Rht = 28,77MPa, Ryc= 23,34MPa, 0,9 Ryc = 21,00MPa, R28= 25,62
MPa.

Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 30MPa.
3.2.1.2. Phương pháp thí nghiệm súng bật nẩy
Theo thiết kế Mác bê tông M = 300kG/cm2 = 30MPa
Rht = 33,00 MPa, Ryc= 23,34 MPa, 0,9 Ryc = 21,00 MPa, R28= 25,62
MPa.
Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 30MPa.
3.2.2. Thân tường hắt sóng
3.2.2.1. Phương pháp thí nghiệm bằng khoan lấy mẩu
Theo thiết kế Mác bê tông M = 300kG/cm2 = 30MPa
Rht = 28,35 MPa, Ryc= 23,34 MPa, 0,9 Ryc = 21,00 MPa, R28= 25,62
MPa.
Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 30MPa.
3.1.1.2. Phương pháp thí nghiệm siêu âm kết hợp súng bật nẩy
Theo thiết kế Mác bê tông M = 300kG/cm2 = 30MPa
Rht = 34,32 MPa, Ryc= 23,34 MPa, 0,9 Ryc = 21,00 MPa, R28= 25,62
MPa.
Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 30MPa.


17

3.3. Mặt kè
3.3.1. Phương pháp thí nghiệm bằng khoan lấy mẩu


18

Theo thiết kế Mác bê tông M = 250kG/cm2 = 25 MPa
Rht = 23,80 MPa, Ryc= 19,45 MPa, 0,9 Ryc = 17,50 MPa, R28 = 21,35
MPa.
Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 25MPa.
3.3.2. Phương pháp thí nghiệm súng bật nẩy
Theo thiết kế Mác bê tông M = 300kG/cm2 = 30MPa
Rht = 26,28 MPa, Ryc= 19,45 MPa, 0,9 Ryc = 17,50 MPa, R28= 21,35
MPa.
Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 25MPa.

3.4. Mái kè phía đồng
3.4.1. Mái kè cốt +1.8
3.4.1.1. Phương pháp thí nghiệm bằng khoan lấy mẩu
Theo thiết kế Mác bê tông M = 250kG/cm2 = 25MPa


19
Rht = 23,52 MPa, Ryc= 19,45 MPa, 0,9 Ryc = 17,50 MPa, R28= 21,35
MPa.
Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 25MPa.
3.4.1.2. Phương pháp thí nghiệm súng bật nẩy
Theo thiết kế Mác bê tông M = 250kG/cm2 = 25 MPa
Rht = 26,64 MPa, Ryc= 19,45 MPa, 0,9 Ryc = 17,50 MPa, R28= 21,35
MPa.
Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 25MPa.
3.4.2. Mái kè cốt +3.7

3.4.2.1. Phương pháp thí nghiệm bằng khoan lấy mẩu
Theo thiết kế Mác bê tông M = 250kG/cm2 = 25MPa
Rht = 23,04 MPa, Ryc= 19,45 MPa, 0,9 Ryc = 17,50 MPa, R28= 21,35
MPa.
Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 25MPa.
3.4.2.2. Phương pháp thí nghiệm súng bật nẩy
Theo thiết kế Mác bê tông M = 250kG/cm2 = 25 MPa
Rht = 26,15 MPa, Ryc= 19,45 MPa, 0,9 Ryc = 17,50 MPa, R28= 21,35
MPa.
Kết luận: Cường độ chịu nén của bê tông cấu kiện kiểm tra đạt yêu
cầu so với mác bê tông thiết kế 25MPa.


20


21
3.5. Kết luận Chƣơng 3
Qua thực nghiệm khảo sát đánh giá chất lượng bê tông các hạng
mục công trình Kè biển Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải tỉnh Trà Vinh
bằng các phương pháp cơ bản theo tiêu chuẩn hiện hành. Trên cơ sở
nghiên cứu, so sánh kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén của bê
tông thực tế với cường độ tính toán của thiết kế, tác giả có một số kết
luận, nhận xét, đánh giá chất lượng bê tông như sau:
- Về cường độ: Cường độ chịu nén của bê tông tại các cấu kiện
kiểm tra có sự thay đổi giá trị rất khác nhau; cấu kiện suy giảm về
cường độ lớn nhất là mái kè phía biển, kế đến là mái kè phía đồng
mặt kè và sau cùng là tường hắt sóng.
Các mẫu thí nghiệm cho kết quả cường độ chịu nén thấp so với

cường độ tính toán theo thiết kế, nhưng so với Tiêu chuẩn TCVN
239:2006, thì cường độ chịu nén của bê tông các cấu kiện đều đạt
yêu cầu theo thiết kế đề ra. Tuy nhiên đối với cùng một loại cấu kiện
tại các vị trí và cao độ khác nhau cường độ chịu nén của bê tông có
sự suy giảm khác nhau, cụ thể:
- Đối với cấu kiện mái kè phía biển (BT Mác 300): cường độ
chịu nén của bê tông tại cốt +1.8 suy giảm nhiều so với cốt +3.7,
nguyên nhân do tại vị trí này vào thời gian triều cường dâng cao toàn
bộ khối bê tông này nằm hoàn toàn trong nước biển;
- Đối với cùng một cốt cao độ (+1.8): Cường độ chịu nén của bê
tông mái kè phía đồng suy giảm ít hơn mái kè phía biển, do tại vị trí
này mái phía đồng nằm trên nền cát, khí hậu luôn luôn khô ráo, trong
khi mái phía biển có khoảng thời gian dài toàn bộ khối bê tông nằm
hoàn toàn trong nước mặn.
- Qua kết quả kiểm tra của 03 phương pháp thí nghiệm cho thấy,
kết quả cường độ bê tông ở hiện trường của phương pháp khoan lấy
mẫu có kết quả về độ chính xác cao hơn so với phương pháp siêu âm
kết hợp với bật nẩy và phương pháp bật nẩy.
- Về hệ số biến động bê tông (υ) qua kết quả tính toán cho thấy:
trong quá trình thí nghiệm khoan mẫu và sử dụng súng bật nẩy, kết
quả thu thập được không đủ cơ sở để xác định hệ số biến động của


22
bê tông nên trong trường hợp của luận văn việc xác định hệ số biến
của bê tông lấy theo TCXDVN 356:2005; với υ = 0,135, Ryc =
0,778M và chấp nhận chất lượng bê tông ở mức trung bình. Tuy
nhiên qua thực tế cho thấy cường độ chịu nén của các kết cấu kiểm
tra đều đạt yêu cầu so với Mác bê tông thiết kế.



23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh đối với các công trình xung
yếu ven biển công tác kiểm soát cường độ và đánh giá chất lượng
của bê tông hiện trường hầu như chỉ được tiến hành trong quá trình
thi công xây dựng công trình; chất lượng bê tông sau khi công trình
được nghiệm thu đưa vào sử dụng hầu hết chưa được kiểm chứng so
sánh lại đã gây khó khăn cho chủ đầu tư hoặc cơ quan chức năng
quản lý xây dựng về chất lượng công trình xây dựng trong công tác
triển khai các công trình tương tự tiếp theo;
Qua khảo sát và thí nghiệm thực nghiệm cho thấy:
-Cường độ chịu nén của công trình kè biển Hiệp Thạnh, thị xã
Duyên Hải sau gần 03 năm đưa vào khai thác sử dụng có sự suy
giảm tương đối rõ rệt về cường độ chịu nén của các hạng mục công
trình, cụ thể:
+ Mái kè phía biển giảm từ 3,87% ÷ 8,63%;
+ Tường hắt sóng giảm từ 4,10% ÷ 5,50%;
+ Mặt kè giảm 4,80% .
+ Mái kè phía đồng giảm 5,92% ÷ 7,84%
So với yêu cầu thiết kế ban đầu, tuy nhiên công trình vẫn đảm
bảo cường độ chịu lực so với Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện
hành.
2. Kiến nghị
- Thực hiện quy trình khảo sát đánh giá đồng bộ, nghiêm túc các
hạng mục công trình sau thời gian đưa vào khai thác, sử dụng theo
các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành để làm cơ sở cho việc triển khai
thực hiện các công trình có vị trị địa lý và quy mô tương tự;

- Để tăng cường khả năng chịu lực của công trình, ngay từ giai
đoạn thiết kế cần đưa ra giải pháp tăng cường Mác bê tông có cường
độ cao hơn so với giai đoạn sử dụng hiện nay 300#; mặt khác cần
nâng độ dày của bê tông đối với cấu kiện từ 15cm lên 20cm nhằm
tang khả năng chịu lực của cấu kiện;


×