Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu tối ưu hóa trị số octane và áp suất hơi bão hòa trong xăng khoáng nhằm pha trộn với ethanol tạo sản phẩm xăng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.36 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


TRƯƠNG THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA TRỊ SỐ OCTANE VÀ
ÁP SUẤT HƠI BÃO HÒA TRONG XĂNG
KHOÁNG NHẰM PHA TRỘN VỚI ETHANOL
TẠO SẢN PHẨM XĂNG SINH HỌC

Chuyên ngành: Kỹ thuật Hoá học
Mã số: 8520301

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HÓA HỌC

Đà Nẵng – Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Hữu Trì

Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân
Phản biện 2: TS. Nguyễn Đình Thống

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ ngành Kỹ thuật Hoá học họp tại Trường Đại học
Bách khoa Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 8 năm 2019.



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Học liệu, ĐHĐN tại Trường Đại học Bách khoa
 Thư viện Khoa Hoá, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
Năng lượng đã đi vào cuộc sống hằng ngày của con người và
nó có vai trò rất lớn thể hiện sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc
sống của chúng ta.
Năng lượng được hiểu là dạng vật chất có khả năng sinh công,
bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng
lượng thứ cấp: là nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua quá
trình chuyển hoá năng lượng sơ cấp.
Con người có thể thu nhận năng lượng từ nhiều nguồn khác
nhau, nhưng nguồn nhiên liệu hóa thạch từ các tài nguyên thiên nhiên
chứa hàm lượng cacbon và hydrocacbon cao nên đang được sử dụng
nhiều nhất, và có thể chiếm trên 86% nguồn cung cấp năng lượng sơ
cấp. Hiện nay, lượng tiêu thụ từ ba nguồn cung cấp khí, than, dầu mỏ
đã, đang và sẽ tăng lên hàng năm, thậm chí là tăng rất nhanh. Tuy
nhiên năng lượng hóa thạch là tài nguyên có hạn, do đó khi quá trình
khai thác quá nhanh thì trữ lượng của chúng sẽ giảm xuống và đến
thời điểm mà tại đó việc khai thác sẽ không còn đem lại lợi nhuận
hoặc không thể khai thác được nữa. Quy luật này được Hubbert nêu
ra trong học thuyết đỉnh điểm Hubbert. Do tính hữu hạn của nguồn
nhiên liệu hóa thạch và những tác động đến môi trường gây một số
hậu quả đến môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp đến chính con
người nên không chỉ riêng các nước thuộc khối ASEAN mà thế giới
đang dần chuyển dịch theo hướng hệ thống năng lượng bền vững.

Nhiều nỗ lực đã và đang được thực hiện nhằm tìm kiếm những
nguồn năng lượng tái tạo dồi dào hơn, đa dạng hơn và thân thiện hơn.
Nguồn năng lượng mới đang được quan tâm từ những thập niên gần
đây là nhiên liệu sinh học (NLSH). Ðây là loại nhiên liệu được hình
thành từ các hợp chất có nguồn gốc từ động thực vật. Nhiên liệu này
có thể chế xuất từ chất béo của động thực vật như mỡ động vật, dầu


2
dừa…; từ ngũ cốc như lúa mỳ, khoai, ngô, đậu tương…; từ chất thải
trong nông nghiệp như rơm rạ, chất thải chăn nuôi…; từ sản phẩm
thải trong công nghiệp như mùn cưa, gỗ thải… Loại nhiên liệu này
có nhiều ưu điểm nổi bật so với các nhiên liệu truyền thống (dầu mỏ,
than đá…) như thân thiện với môi trường và là nguồn nhiên liệu tái
tạo, giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch. Nhiêu liệu
sinh học thường được phân thành các nhóm sau:
Cồn sinh học (Bioethanol): Là cồn (ethanol) được sản xuất
thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ chứa tinh bột (ngô,
sắn), các vật liệu cellulose, lignocellulose (rơm rạ, bã mía, vỏ trấu,
...). Việc sản xuất cồn sinh học từ sinh khối và phế thải nông nghiệp
hiện được phát triển và là hướng đi có nhiều triển vọng.
Diesel sinh học (Biodiesel): Sản xuất từ các loại dầu sinh học,
thường thực hiện thông qua quá trình chuyển hóa bằng cách cho phản
ứng với các loại rượu phổ biến là methanol. Diesel sinh học có thể sử
dụng thay thế cho diesel có nguồn gốc dầu mỏ.
Khí sinh học (Biogas): Được tạo ra sau quá trình ủ lên men các
loại vật liệu hữu cơ. Sản phẩm tạo thành ở dạng khí (khí methane và
đồng đẳng khác), có thể dùng làm nhiên liệu đốt cháy thay cho khí từ
dầu mỏ. Sản xuất khí sinh học đã được phát triển từ khá lâu và đã có
nhiều nơi triển khai rộng rãi.

Một trong những loại nguyên liệu sinh học đề cập ở trên thì
cồn sinh học (bioethanol) được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu
pha trộn với xăng truyền thống để tạo ra loại nhiên liệu mang tên
xăng sinh học và đã sử dụng phổ biến trong giao thông đường bộ
(cho các loại động cơ đốt trong như xe ô tô và xe gắn máy) . Và điều
này đã giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường một cách đáng kể.
Nhận thức được những lợi ích mà nguồn nhiên liệu sinh học
đem lại, đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng triển khai thực tế để sử


3
dụng loại xăng sinh học (được pha trộn từ ethanol với xăng truyền
thống) tại các nước trên thế giới và tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc pha
trộn này chủ yếu thực hiện trên nền xăng khoáng có trị số octane tối
thiểu là 92,0. Điều này chưa mang lại lợi ích kinh tế thực sự.
Với nhận định nêu trên, tác giả xin được lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu tối ưu hóa trị số octane và áp suất hơi bão hòa trong
xăng khoáng nhằm pha trộn với ethanol tạo sản phẩm xăng sinh học”
cho luận văn thạc sĩ của mình.
Mục tiêu của việc nghiên cứu nhằm tính toán, phân tích đánh
giá và lựa chọn ra được trị số RON và RVP phù hợp của xăng
khoáng pha trộn từ các cấu tử Mixed C4; Isomerate/Light Naphtha;
Reformate; RFCC Naphtha; Full range naphtha được sản xuất từ
BSR để pha trộn với ethanol công nghiệp nhằm đạt được xăng sinh
học E5, E10 có các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với TCVN 8063:2015,
QCVN 1:2015/BKHCN và sửa đổi 1:2017 QCVN 1:2015/BKHCN,
mang lại lợi nhuận cao hơn và đáp ứng kỳ vọng của ngành công
nghiệp hiện đại vì một môi trường xanh.
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở và mục tiêu nghiên cứu

1.1.1. Cơ sở nghiên cứu
Nhiên liệu sinh học (NLSH) đã được nhiều nước trên thế giới
sử dụng từ những năm 70 của thế kỷ trước. Đến nay, đã có khoảng
trên 50 quốc gia trên thế giới sử dụng nhiên liệu sinh học và Việt
Nam cũng đã thiết lập đề án phát triển NLSH từ năm 2007, đến tháng
8/2010 PV Oil là đơn vị đầu tiên trong nước thực hiện nghiên cứu,
sản xuất, đưa vào sử dụng thí điểm xăng sinh học E5 RON92 và kinh
doanh chính thức.


4
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ, động cơ sử dụng xăng sinh học E5
tạo ra rất ít khí thải CO và HC, ít hơn hẳn các loại xăng thông dụng
tới 20%. Do sự có mặt của thành phần oxy trong xăng sinh học E5 là
yếu tố giúp cho nhiên liệu được cháy triệt để hơn. Đây là cơ sở tạo ra
ít khí thải độc hại CO và HC. Ngoài việc giảm đáng kể thành phần
khí CO và HC, khả năng tăng tốc của xe cũng tốt hơn đối với xăng
sinh học E5.
Bên cạnh đó, việc pha trộn ethanol vào xăng còn giúp các
doanh nghiệp tiết kiếm được chi phí pha trộn. Đặc biệt, giá của loại
xăng sinh học này cũng thấp hơn các loại xăng khác cho nên sẽ phù
hợp với túi tiền của người tiêu dùng và tạo cho họ có thêm điều điện
để lựa chọn nhiên liệu sử dụng.
Đối với sản phẩm xăng sinh học, ngoài những yếu tố nêu trên,
việc phối trộn ethanol vào xăng mang lại lợi nhuận kinh tế cao vì cấu
tử này giúp cải thiện trị số octane thay vì phải phối trộn từ các cấu tử
reformate có giá thành cao.
Với vai trò quan trọng trong sự cân bằng nhiên liệu của thế
giới, lợi ích kinh tế lớn và tác động tích cực đối với môi trường, trong
tương lai gần, triển vọng thị trường xăng sinh học ethanol được

khẳng định sẽ gia tăng mạnh mẽ và là xu thế tất yếu của sự phát
triển.Với tầm nhìn chiến lược, hiện nay rất nhiều quốc gia trên thế
giới đã đưa vào sử dụng nhiên liệu sinh học, đặc biệt là xăng sinh
học.
Các tỷ lệ pha trộn vào xăng truyền thống có thể thay đổi trong
một khoảng rộng, gồm có E5 (5%), E10 (10%), E85 (85%) và E100
(100%). Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả sẽ tập trung các thử
nghiệm để tạo xăng E5, E10.
1.1.2. Tính cấp thiết, mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu
1.1.2.1. Tính cấp thiết


5
Xuất phát từ thực tế sản xuất và phân phối xăng E5 trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi từ ngày 30/7/2014 theo quyết định 879/QĐUBND của Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ngày 19/6/2014 và
Thông báo kết luận số 255/TB-VPCP ngày 06 tháng 6 năm 2017 về
“thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học và Lộ trình áp dụng tỷ
lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống”. Cho
phép tồn tại hai loại xăng: RON 92 và E5 RON92 đến hết ngày 31
tháng 12 năm 2017. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, chỉ cho phép
sản xuất kinh doanh xăng E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 nhằm
góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh năng lượng, giảm dần sự lệ thuộc
vào xăng khoáng, cải thiện môi trường, đồng thời thực hiện tốt các
cam kết của Chính phủ Việt Nam với quốc tế về giảm khí thải nhà
kính, góp phần tạo thu nhập bền vững cho khu vực nông nghiệp và
thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, từ ngày 1/1/2018
cho đến nay, trên thị trường Việt Nam không sử dụng xăng RON92
nữa mà xăng E5 RON92 được đưa vào sử dụng cùng với xăng
RON95 trên toàn quốc Từ khi triển khai thực hiện, BSR đã sản xuất
cung cấp xăng khoáng có trị số RON 92 đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn,

quy chuẩn dùng để sản xuất pha chế xăng E5 RON92 nên việc phối
trộn sản phẩm xăng thương mại này chưa đem lại lợi nhuận cho Nhà
máy.
Một thực tế trị số RON của xăng E5 RON92 trên thị trường đạt
khoảng 93,2-93,5 vượt mức yêu cầu tối thiểu 1,2-1,5 đơn vị RON.
Cho nên tối ưu hoá giá trị RON của xăng gốc mà vẫn đảm bảo khi
pha xăng sinh học đạt TCVN 8063:2015 và quy chuẩn quốc gia
QCVN 1:2015/BKHCN là việc làm mang lại lợi ích kinh tế cho
NMLD Dung Quất. Bên cạnh đó giá trị RVP xăng khoáng RON92
trên thị trường cho phép theo TCVN, QCVN đến 75 kPa khi pha trộn
với E5 rất dễ vượt TCVN 8063:2015 và quy chuẩn quốc gia QCVN


6
1:2015/BKHCN, điều này làm tăng khả năng tạo nút hơi và gây hao
hụt do bay hơi trong bảo quản đồng thời lượng hydrocacbon thất
thoát ra môi trường gây ô nhiễm và dễ cháy nổ trong quá trình tồn
trữ, vận chuyển và phân phối.
Với những phân tích vừa nêu, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu tối ưu hóa trị số Octane và áp suất hơi bão hòa trong xăng
khoáng nhằm pha trộn với ethanol tạo sản phẩm xăng sinh học” cho
luận văn thạc sĩ của mình và đó cũng là nhiệm vụ rất cần thiết không
chỉ đối với BSR mà còn đối với các Nhà máy Lọc dầu hay các Công
ty kinh doanh xăng dầu khác.
1.1.2.2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm khi
phối trộn ethanol từ 1-10 %vol vào xăng khoáng có RON92 và
RON95.
- Xây dựng, chứng minh việc phối trộn xăng khoáng từ các cấu
tử trung gian của NMLD DQ có trị số RON phù hợp (thấp hơn 92,

95) khi pha trộn với Ethanol tạo xăng sinh học thương mại E5, E10
RON 92/95 đạt yêu cầu.
1.1.2.3. Ý nghĩa
- Tăng khả năng sản xuất xăng thương phẩm RON95, giảm giá
thành xăng khoáng pha E5, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng
xăng sinh học E5/E10;
- Tối ưu hóa trong sản xuất, chống gian lận trong kinh doanh
xăng dầu và tăng lợi ích kinh tế Nhà nước.
1.2. Các nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng xăng sinh học

Trong phần này sẽ trình bày, giới thiệu các nội dung về:
1.2.1. Giới thiệu về nhiên liệu xăng sinh học
1.2.2. Các nghiên cứu và ứng dụng xăng sinh học trên thế
giới


7
1.2.3. Các nghiên cứu và ứng dụng trong nước
1.3. Thị trường Việt Nam và định hướng sản xuất
1.3.1. Tình hình sử dụng Xăng sinh học tại Việt Nam
1.3.2. Tình hình sản xuất ethanol trong nước
1.3.3. Tình hình sản xuất xăng khoáng trong nước
1.4 Quy trình Công nghệ sản xuất xăng sinh học
1.4.1. Công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật đối với
ethanol
1.4.2. Công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật đối với xăng
khoáng
1.4.3. Quy trình phối trộn sản xuất xăng sinh học RON92/95
1.4.4. Quá trình xuất bán xăng sinh học
CHƯƠNG 2 - NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

2.1. Phần mềm tính toán, tối ưu hóa LP và ứng dụng
2.1.1. Giới thiệu phần mềm LP (Linear Programing)
Phần mềm LP được thiết kế theo mô hình toán học quy hoạch
tuyến tính nhằm ứng dụng để giải bài toán tối ưu, tìm ra một sự kết
hợp tốt nhất dựa trên những dữ liệu hữu hạn đã biết và thỏa mãn
những ràng buộc nhất định.
2.1.2. Mô hình phần mềm LP của Nhà máy Lọc dầu Dung
Quất
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang áp dụng phần mềm LP
(PrincepsLP: được phát triển bởi Princeps – Pháp), nhằm mục đích:
Lập kế hoạch sản xuất, đánh giá lựa chọn khả năng chế biến
các loại dầu thô mới, phối trộn dầu thô,... và đánh giá kinh tế, chiến
lược mua, hoán đổi dầu thô; Thay đổi các chế độ vận hành, thử
nghiệm các chế độ vận hành các phân xưởng công nghệ, đánh giá khả
năng làm tăng lợi nhuận, thay đổi tỉ lệ cấu tử phối trộn pha trộn xăng,


8
thay đổi tăng/giảm điểm cắt Naphtha-Kero,…); Đánh giá hiệu quả
kinh tế cho các dự án cải hoán, lắp đăt thiết bị mới,...
2.1.3. Quy trình tinh chỉnh, cập nhật mô hình LP NMLD
Dung Quất
Để mô hình LP phản ánh khả năng vận hành, độ linh động của
Nhà máy và thực tế sản xuất. Việc chỉnh sửa, cập nhật mô hình cần
thực hiện 1 lần/tháng trên cơ sở so sánh kết quả LP với dữ liệu thực
tế sản xuất hoặc có sự thay đổi bất thường.
2.1.4. Đánh giá kiểm tra tính chính xác của mô hình LP
Định kỳ 3 năm/lần thuê nhà tư vấn bên ngoài đủ năng lực/kinh
nghiệm đánh giá toàn diện mô hình LP của Nhà máy.
2.2. Quy trình tính toán phối trộn xăng khoáng RON 92/95

2.2.1. Giới thiệu về hệ thống phối trộn sản phẩm xăng
2.2.2. Tính chất cần chú ý trong quá trình tính toán phối
trộn
2.2.3. Công thức tính toán tính chất mẻ trộn
Tính chất mẻ trộn sẽ tuyến tính theo thể tích từng cấu tử: Tỷ
trọng, RON, hàm lượng benzene, hàm lượng aromatic và hàm lượng
olefin.
2.2.4. Sơ đồ phối trộn và tồn chứa Xăng khoáng
2.2.5. Các giới hạn vận hành và lập lệnh phối trộn
2.3. Hệ thống phối trộn tự động và hệ thống nạp phụ gia
2.3.1. Hệ thống tự động tối ưu phối trộn
2.3.2. Hệ thống nạp phụ gia
2.4. Các thiết bị và phương pháp thử nghiệm
2.5. Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử trên
thiết bị thử nghiệm
Mục đích của nội dung này nhằm đánh giá mức độ tin cậy, ổn
định của 2 phép thử nghiệm được đề cập trong nghiên cứu trên thiết


9
bị sử dụng tại PTN – BSR. Điều này cũng tuân thủ theo hệ thống
quản lý năng lực phòng thí nghiệm theo ISO/IEC 17025, đảm bảo hệ
thống được tuân thủ, luôn theo dõi, quản lý chung về hoạt động kỹ
thuật và đảm bảo kết quả thử nghiệm chính xác, tin cậy
2.5.1. Kiểm tra xác nhận/xác nhận giá trị sử dụng của
phương pháp xác định trị số RON
2.5.2. Kiểm tra xác nhận/xác nhận giá trị sử dụng của
phương pháp xác định áp suất hơi bão hòa
Qua các nội dung và thông số đánh giá của phương pháp xác
định trị số RON, RVP theo ASTM D2699-18 và ASTM 5191-19, cho

thấy rằng điều kiện thử nghiệm như: thiết bị, hóa chất, chất chuẩn,
chuẩn bị mẫu, môi trường thử nghiệm và năng lực thử nghiệm của
thử nghiệm viên điều đáp ứng và thỏa mãn yêu cầu của phương pháp.
CHƯƠNG 3 - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Nguyên liệu
- Các cấu tử pha trộn xăng, xăng khoáng thương phẩm RON
92/95 gồm: Mixed C4; Isomerate/Light Naphtha; Reformate; RFCC
Naphtha; Full range naphtha được lấy từ cụm phân xưởng công nghệ
của NMLD Dung Quất.
- Ethanol không biến tính: từ Công ty Cổ phần Nhiên liệu
Tùng Lâm.
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên thực tế phối trộn xăng khoáng thương phẩm tại BSR, tác
giả đã thực hiện nghiên cứu, pha trộn mẫu tại PTN - BSR, cụ thể:
- Chuẩn bị các mẫu thử nghiệm pha trộn từ 1 - 10% ethanol
vào xăng khoáng thương phẩm RON 92/ 95 của Nhà máy Lọc dầu
Dung Quất;


10
- Sử dụng file Sub-model đã được tách ra từ phần mềm LP và
xây dựng bằng các file excel riêng biệt để thực hiện việc tính toán
pha trộn xăng khoáng từ các cấu tử; đồng thời thay đổi tỷ lệ các cấu
tử bằng thủ công hoặc sử dụng solver để đạt được tỷ lệ phối trộn sao
cho xăng khoáng có giá trị RON, RVP mong muốn theo giới hạn
nghiên cứu;
- Phối trộn xăng khoáng từ các cấu tử trung gian (đã tính toán
từ phần mềm LP) để tạo ra bộ xăng khoáng có các giá trị RON, RVP
khác nhau;

- Sử dụng các phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn ASTM
được quy định trong TCVN, QCVN để tiến hành phân tích xác định
giá trị thực tế sau pha trộn;
- Pha chế xăng sinh học từ bộ xăng khoáng phối trộn ở trên với
tỉ lệ ethanol thay đổi;
- Phân tích một số chỉ tiêu để xác định tính chất thay đổi của
chúng và đưa ra giá trị RON tối thiểu trong xăng khoáng để pha chế
xăng sinh học sao cho đạt hiệu quả kinh tế nhất;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế với phương án sản xuất xăng
khoáng đã lựa chọn dùng để pha chế xăng sinh học.
3.2. Khảo sát thực trạng tính chất xăng khoáng và xăng E5
trên thị trường
3.2.1. Tính chất xăng gốc RON 92-II sản xuất tại BSR
Hiện tại, BSR đang sản xuất xăng khoáng RON 92 có tính chất
tiêu biểu như bảng bên dưới theo yêu cầu kỹ thuật TCVN 6776:2013
và QCVN 1:2015/BKHCN cung cấp cho các đơn vị pha chế xăng
sinh học và BSR cũng thực hiện thuê PVOIL pha chế xăng E5
RON92 đáp ứng TCVN 8063:2015 để cung ứng xăng E5 ra thị
trường Quảng Ngãi.


11
SẢN PHẨM RON92-II
Tên chỉ tiêu

Trị số RON
Áp suất hơi (Reid),
37,8oC
Hàm lượng oxy


Phương

Đơn

pháp

vị

ASTM
D 2699
ASTM
D 5191
ASTM
D 4815

Khối lượng riêng,

ASTM

15oC

D 1298

QCVN

Giá trị thực tế
(tham khảo)

-


≥ 92

92,0 ÷ 92,3

kPa

43 ÷ 75

63,7 ÷ 65,9

% wt

≤ 2,7

KPH (< 0,2)

kg/m3

Báo cáo

724,5 ÷ 736,1

3.2.2. Tính chất ethanol không biến tính
Nhiên liệu ethanol được dùng thử nghiệm có một số tính chất
tiêu biểu:
- Hàm lượng ethanol, % thể tích: 99,71 (yêu cầu ≥ 99,0 - đối
với không biến tính và ≥ 92,1 - đối với biến tính)
- Hàm lượng Methanol, % thể tích: 0,04 (yêu cầu ≤ 0,5)
- Hàm lượng nước, % thể tích: 0,258 (yêu cầu ≤ 1,0)
- Khối lượng riêng, tại 15,56oC (60oF), kg/l: 0,7946 (Báo cáo)

Theo TCVN, QCVN các chỉ tiêu kỹ thuật về trị số RON và áp
suất hơi bão hòa không quy định cho nhiên liệu sinh học gốc dùng để
pha trộn với xăng khoáng. Tuy nhiên tham khảo trong các tài liệu thì
ethanol thường có: Trị số RON khoảng 115 -120; RVP từ 14 – 16
kPa.
3.2.3. Tính chất xăng E5 trên thị trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Phân tích 3 mẫu xăng tại Trạm bán lẻ xăng dầu Quảng Ngãi
cho thấy: Một số chỉ tiêu có sự thay đổi so với xăng khoáng như:
RON, RVP, Oxy tổng, hàm lượng nước và khối lượng riêng ở 15oC.


12
Ngoài ra, trị số RON vượt mức yêu cầu tối thiểu (92,0) từ 1,2 - 1,6
đơn vị.
Chỉ tiêu

Phương
pháp

Đơn vị

Trị số octane

ASTM
D2699

-

Áp suất hơi


ASTM
D5191

Khối lượng

ASTM

riêng,15oC

D4052

Hàm lượng oxy

ASTM
D4815

E5 Trần E5 Vạn E5 Trần
Phú
Tường
Phú
20/01/19 27/02/19 27/02/19

Spec

Min
93,6
90/92/95

93,2


93,3

77,1

77,2

77,1

kg/m3

Báo cáo 725,0

725,4

725,9

%wt

Max 2,7

1,81

1,85

kPa

43-75

1,60


3.3. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng ethanol lên tính
chất của xăng thương phẩm có trị số Octane 92 và Octane 95
- Tiến hành lấy 2 mẫu xăng khoáng sản xuất tại Nhà máy vào
ngày 8/3/2019 và 23/6/2019, các tính chất tiêu biểu ở bảng bên dưới:
TCVN 6776:

Mẫu xăng

2015

RON 92/95

mg/kg

-

723,7/735,8

RON

-

≥ 92/95

92,0/95,2

RVP

kPa


43 -75

71,0/71,7

Hàm lượng Oxy

% wt

≤ 2,7

KPH

Hàm lượng nước

ppm wt

-

KPH

Chỉ tiêu

Đơn vị

Density

- Pha trộn ethanol vào xăng khoáng thương phẩm RON92,
RON 95;
- Sử dụng xăng khoáng thương phẩm RON 92/95 của nhà máy lọc
dầu Dung Quất có tính chất nêu trong Bảng trên, pha trộn với ethanol

của Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học Tùng Lâm với các tỷ lệ


13
ethanol thay đổi được đánh mã số E1, E2… E10 là xăng RON 92 /95
có pha trộn ethanol tương ứng 1, 2…10% ethanol.
3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng ethanol đến trị số
RON của xăng thương phẩm RON92, RON95
- Tiến hành phối trộn ethanol vào xăng khoáng với các tỷ lệ
khác nhau, phân tích độ tăng RON theo phương pháp ASTM D2699
được đề cập ở trên, kết quả được trình bày trong bảng bên dưới:

Từ kết quả thu được ở bảng trên cho thấy khi pha trộn ethanol
có tỉ lệ tỉ 1 - 10% thể tích thì so với yêu cầu kỹ thuật theo TCVN
8063:2015 và TCVN 8401:2015 xăng sinh học khi pha đến 5%, 10%
ethanol vẫn dư từ 1,4 – 2,6 đơn vị RON so với yêu cầu, cụ thể:


14
- Đối với xăng khoáng RON 92 thì RON tăng dần, RON tăng
đến 1,4 đơn vị đối với E5, và 2,6 đơn vị đối với E10. Độ tăng giá trị
RON trung bình khi đưa thêm 1 % thể tích ethanol vào xăng khoáng
RON92 là 0,26 đơn vị RON;
- Đối với xăng khoáng RON 95 thì RON tăng dần, tăng 1,0
đơn vị RON đối với E5 và 1,9 đơn vị RON đối với E10. Độ tăng giá
trị RON trung bình khi đưa thêm 1 % thể tích ethanol vào xăng
khoáng RON95,2 là 0,20 đơn vị RON.
3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng ethanol đến trị số
RVP của xăng khoáng thương phẩm RON92, RON95


Sự phụ thuộc của RVP vào hàm lượng ethanol pha vào xăng khoáng.
Hình trên là kết quả một số nghiên cứu đã được công bố, giá trị
RVP tăng lên khoảng 7 kPa khi thể tích ethanol phối trộn vào xăng là
từ 2% - 10%. Từ các phân tích trên, tác giả đã tiến hành khảo sát sự
thay đổi giá trị RVP của xăng khoáng khi được phối trộn ethanol ở
với hàm lượng từ 1% - 10% thể tích hỗn hợp theo phương pháp thử
ASTM D5191. Kết quả ở Bảng bên dưới:


15
Kết quả cho thấy, khi đưa ethanol vào xăng khoáng thì giá trị
RVP của sản phẩm tăng lên, giá trị cực đại đạt được là 7,4 kPa khi
thể tích ethanol pha trộn là 8%. Như vậy kết quả thu được ở nghiên
cứu này là hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đã được công bố.
Để không vượt quá giới hạn cho phép (80kPa) thì các mẫu xăng
khoáng được phối trộn có áp suất hơi bão hòa không vượt quá 72,6
kPa.

3.3.3.
Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng ethanol đến
Oxy tổng, nước, density của xăng khoáng thương phẩm RON92,
RON95
Từ kết quả bảng bên dưới ta thấy khi pha trộn ethanol 1 - 10%
thể tích thì:
Hàm lượng oxy tổng tăng dần 1,80 % khối lượng đối với E5
trên xăng khoáng RON 92 và RON95; tăng 3,50 % khối lượng đối
với E10 trên xăng khoáng RON 92 và RON95. Đạt so với yêu cầu kỹ
thuật cho phép 3,7 % khối lượng.



16
- Đối với hàm lượng nước tăng nhưng dưới 300 ppm. So với
yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 8063:2015 (không quy định) và TCVN
8401:2015 (giá trị cho phép lớn nhất là 0,15% thể tích) thì xăng
khoáng khi pha đến 5%, 10% ethanol vẫn đạt yêu cầu.
- Khối lượng riêng tại 15oC của mẫu sẽ tăng lên nhưng yêu cầu
kỹ thuật không quy định, việc phân tích có ý nghĩa trong việc tính
toán cân bằng Nhà máy và phục vụ cho công tác mua bán sản phẩm.
3.4. Phối trộn các bộ xăng khoáng từ các cấu tử và khảo sát
sự thay đổi của RON, RVP khi pha trộn với ethanol
3.4.1. Phối trộn các bộ xăng khoáng để tối ưu hóa giá trị
RON của xăng khoáng tạo xăng E5/E10 RON 92
Chạy phần mềm tính toán tại Ban ĐĐSX – BSR, xuất ra tỷ lệ
các cấu tử phối trộn để đạt được bộ xăng khoáng có RON thay đổi:
- 15 bộ xăng khoáng có giá trị RON: 89,0 - 92,0; ký hiệu R1R15;
- 15 bộ xăng khoáng có giá trị RON: 93,0-94,8; ký hiệu R16R30;
- 8 bộ xăng khoáng có giá trị RVP khác nhau ≤ 75 kPa (RON:
90,9 - 91,2), được ký hiệu từ R31-R38;
- 10 bộ xăng khoáng có RVP thay đổi từ 64,0-77,4; ký hiệu:
R39- R48.


17
Tác giả tiếp tục tiến hành phối trộn với ethanol với tỉ lệ từ 1 10% thể tích và tiến hành phân tích RON, RVP các mẫu phòng thí
nghiệm.
Kết quả ở Bảng và biểu thị tỷ lệ tăng RON/1%thể tích
theo biểu đồ:

Cứ tỉ lệ pha trộn 1% ethanol vào xăng khoáng được phối trộn
từ các các cấu tử thì tăng lên khoảng 0,27 – 0,30 đơn vị RON, giá trị

tăng RON trung bình khi đưa thêm 1 % thể tích ethanol vào xăng
khoáng RON92 là 0,29 đơn vị RON. Đối với RON95 tăng lên


18
khoảng 0,18 - 0,24 đơn vị RON, giá trị tăng RON trung bình khi đưa
thêm 1 % thể tích ethanol vào xăng khoáng RON95 là 0,21 đơn vị
RON. So sánh với kết quả này khảo sát tại mục 3.3.1 thì đối với RON
92 có tăng cao hơn, điều này có thể do điều kiện pha trộn tại PTN tối
ưu hơn. Do đó, với kết quả này tác giả cho là khá phù hợp.

3.4.3. Phối trộn các bộ xăng khoáng để đảm bảo RVP đạt yêu
cầu khi pha trộn tạo xăng E5/E10 RON 92/95
- Chạy phần mềm tính toán tại Ban ĐĐSX – BSR, xuất ra tỷ lệ
các cấu tử phối trộn để đạt được bộ xăng khoáng có RVP ≤ 75 kPa:
- Từ R31-R38 cho xăng khoáng có RON ≤ 92 và RVP ≤ 75
kPa;
- Từ R39-R48 cho xăng khoáng có RVP 64,0 đến vượt ngưỡng
75 kPa.
- Thực hiện pha trộn các cấu tử theo công thức trên để đạt
được bộ xăng khoáng từ R31 - R48 và tiếp tục tiến hành phối trộn với
ethanol với tỉ lệ từ 5% và 10% thể tích khảo sát để lựa chọn giá trị
RVP phù hợp cho xăng khoáng. Kết quả như sau:


19

Từ bảng kết quả phân tích ở trên nhận thấy:
- Hàm lượng Mixed C4 tăng từ 0 - 4% thể tích thì RVP tăng từ
59,6 -75,1 kPa, như vậy hàm lượng Mixed C4 có tính quyết định rất

cao giá trị RVP của xăng khoáng.
- Khi RVP xăng khoáng chạm đến ngưỡng 75,1 kPa thì RVP
của xăng sinh học E5 là 80,9 kPa, do đó sẽ vượt mức cho phép giá
trị tối đa là 80 kPa theoTCVN 8063:2015.
- Tiếp tục tiến hành pha trộn tỷ lệ các cấu tử khác nhau để tạo
xăng khoáng có RVP thay đổi từ 64,0 - 77,4 kPa. Tiếp tục tiến hành
phối trộn với ethanol tạo xăng E5, E7, E10 tương ứng tỷ lệ tương ứng
5%, 7%, 10% và phân tích RVP ta được kết quả như bên dưới:

Từ bảng số liệu phân tích ở trên ta thấy, khi pha ethanol vào
thì:
- Xăng khoáng RON 92/95 có RVP ≤ 73 kPa thì xăng sinh học


20
E5/E7/E10 có RVP đạt yêu cầu kỹ thuật; xăng khoáng RON 92/95 có
RVP > 75 kPa thì xăng sinh học E5/E7/E10 có RVP vượt ngưỡng
cho phép từ 43-80 kPa theo TCVN 8063:2015 và TCVN 8401:2015.
Như vậy, để đảm bảo xăng sinh học E5/ E7/E10 giá trị RVP đáp ứng
yêu cầu ≤ 80 kPa theo tiêu chuẩn thì phải điều chỉnh xăng khoáng có
giá trị RVP đảm bảo ≤ 73 kPa.
CHƯƠNG 4 - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
4.1. Thực tế hiện trạng và giải pháp
4.1.1. Hiện trạng:
Trong thời gian qua, NMLD Dung Quất chủ yếu sản xuất và phối
trộn xăng khoáng để pha trộn xăng sinh học có RON92 và xăng RON
95. Trong trường hợp khách hàng chuyển đổi từ nhận xăng 92 sang nhận
xăng khoáng có chỉ số RON 91 để phối trộn ethanol thì lượng sản phẩm
xăng RON 91 sẽ tương đương với lượng xăng RON 92.
Như vậy, sẽ giảm được một lượng lượng reformate (có RVP

thấp) trong công thức phối trộn và sẽ được chuyển sang phối trộn
xăng RON95, do đó sẽ làm tăng lượng xăng RON95.
4.1.2. Giải pháp
Các giải pháp để phối trộn xăng RON 91 đạt được tiêu chuẩn
gồm:
- Phối trộn trực tiếp Full Range Naphtha (FRN) vào sản phẩm
xăng để giữ cân bằng công suất CDU/NHT và cân bằng phối trộn
xăng: FRN có RVP thấp và RON thấp, khi trộn vào xăng RON 91 sẽ
giảm được RVP của sản phẩm cuối và không bị lãng phí chỉ tiêu
RON (RON give away).
- Giảm RVP của các cấu tử phối trộn xăng: Trong thời gian
qua, Nhà máy đã tối ưu năng lượng tiêu thụ ở mức tối thiểu, nên làm
tăng RVP của ba cấu tử phối trộn xăng chính là RFCC naphtha,
reformate và isomerate cao hơn so với số liệu thiết kế. Như vậy, về


21
mặt vận hành thực tế có thể điều chỉnh giảm RVP của các cấu tử này
xuống mức thấp hơn.
4.1.3. Khả năng tồn chứa, phối trộn và xuất bán
Với hệ thống hiện hữu chỉ cho phép Nhà máy thực hiện phối
trộn, tồn chứa và xuất bán chỉ duy nhất một loại riêng biệt trong hai
loại sản phẩm xăng 92 hoặc xăng khoáng RON 91.
4.2. Sản lượng sản xuất và hiệu quả kinh tế
Khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất xăng 91 được
ước tính dựa trên một số thông tin cơ sở như sau:
- Thành phần dầu thô dự kiến cho năm 2019, với công suất
CDU 108%;
- Nhu cầu sản phẩm như hợp đồng term đã ký cho 06 tháng
đầu năm 2019 cụ thể xăng 95 khoảng 166.500 m3/tháng, Jet A-1

khoảng 48.000 m3/tháng.
- Cập nhật mức phụ phí các sản phẩm năm 2019, cụ thể xăng
RON 95: - 0,05 USD/thùng, xăng RON92: - 0,05 USD/thùng, Jet A1: -1,2 USD/thùng và dầu diesel: -0,65 USD/thùng.
- Hiện tại chưa xác định được giá của xăng khoáng RON 91, vì
vậy giá xăng khoáng RON 91 được giả định trong trường hợp như:
(1) xăng khoáng RON 91 tạm tính bằng xăng 92;
(2) xăng khoáng RON 91 tính thấp hơn xăng 92.
- Xăng khoáng RON 91 được phối trộn có chỉ số RON là 91,2
để đảm bảo an toàn (có chỉ số RON thấp hơn xăng đang phối trộn
hiện tại 92.0 là 0,8 đơn vị RON).
Để có bức tranh tổng thể cho phương án sản xuất/xuất bán
xăng RON 91 thì hiệu quả kinh tế được ước tính trong một số tình
huống tùy thuộc vào thị trường giả định như sau:
4.2.1. Chế độ tối đa diesel
4.2.2. Chế độ tối đa xăng


22
4.2.3. Tối đa xăng không trộn FRN vào xăng (dầu thô ít
naphtha)
Nhìn chung, hiệu quả tổng thể của xuất bán xăng khoáng RON
91 phụ thuộc vào thị trường như: giá bán xăng khoáng RON 91, nhu
cầu xăng 95, chế độ vận hành,.. Tuy nhiên, qua đánh giá vẫn thấy rõ,
việc sản xuất và xuất bán xăng khoáng RON 91 với mức giá như
xăng RON 92 và thậm chí khi giá xăng RON 91 thấp hơn xăng RON
92 (sẽ căn cứ trên lợi nhuận tính toán để có thể đàm phán với khách
hàng giảm giá với mục tiêu 2 bên cùng có lợi) cũng sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế cho Nhà máy và hiệu quả này sẽ tăng lên khi nhu cầu
xăng 95 cao hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
Với các kết quả thu được, luận văn đã thành công trong việc phối
trộn các mẫu xăng khoáng có giá trị RON và RVP khác nhau được sử
dụng cho việc pha trộn tạo xăng E5, E10 RON92 và RON95 đáp ứng
các yêu cầu kỹ thuật TCVN, QCVN. Các đề xuất cụ thể như sau:
Đối với trị số RON của xăng khoáng:
- Pha trộn xăng E5 RON92 thì xăng khoáng có trị số octane tối
thiểu là 90,8, cùng với việc xem xét độ không đảm bảo đo đã khảo sát
của phương pháp là 0,3 thì để đảm bảo an toàn đề xuất xăng khoáng có
trị số octane là 90,8 - 91,1 dùng để pha trộn 4%- 5% ethanol.
- Pha trộn xăng E10 RON92 trong tương lai sẽ triển khai sử
dụng trên thị trường thì xăng gốc có trị số octane tối thiểu là 89,6 và
cùng với việc xem xét độ không đảm bảo đo đã khảo sát của phương
pháp là 0,3 thì tác giả đề xuất xăng khoáng có trị số octane là 89,6 89,9 dùng để pha trộn 9% - 10% ethanol.
- Pha trộn xăng E5 RON95 thì xăng khoáng có trị số octane tối


23
thiểu là 94,2, cùng với việc xem xét độ không đảm bảo đo đã khảo
sát của phương pháp là 0,3 thì để đảm bảo an toàn tác giả đề xuất
xăng khoáng có trị số octane là 94,2 - 94,5 dùng để pha trộn 4%- 5%
ethanol.
- Pha trộn xăng E10 RON95 trong tương lai sẽ triển khai sử
dụng trên thị trường thì xăng khoáng có trị số octane tối thiểu là 93,3,
cùng với việc xem xét độ không đảm bảo đo đã khảo sát của phương
pháp là 0,3 thì tác giả đề xuất xăng khoáng có trị số octane là 93,3 93,6 dùng để pha trộn 9% -10% ethanol.
Đối với RVP của xăng khoáng
- Từ các phân tích và kết quả nghiên cứu thu được, với định
hướng sản xuất xăng E5, E10 thì để đảm bảo áp suất hơi bão hòa
không vượt quá giới hạn cho phép (giá trị 80 kPa) thì các mẫu xăng

khoáng được phối trộn phải có áp suất hơi bão hòa không vượt quá
72,6 kPa, đồng thời xem xét độ không đảm bảo đo đã khảo sát của
phương pháp là 0,5 thì để đảm bảo an toàn, tác giả đề xuất xăng
khoáng sản xuất phải có giá trị RVP ≤ 73 thì khi đó khi pha trộn với
ethanol sẽ tạo xăng sinh học E5/E10 sẽ có giá trị RVP đáp ứng yêu
cầu ≤ 80 kPa theo TCVN, QCVN.
Về hiệu quả kinh tế của phương án sản xuất sản phẩm
xăng khoáng RON 92/91:
Với cấu hình hiện hữu BSR có thể sản xuất và phối trộn xăng
khoáng RON 91, tuy có một số khó khăn (như giảm RVP, benzen,
tiêu tốn thêm năng lượng…) nhưng nhìn chung:
- Hiệu quả tổng thể của xuất bán xăng khoáng RON 91 phụ
thuộc vào thị trường như: giá bán xăng khoáng RON 91, nhu cầu
xăng 95, chế độ vận hành… Tuy nhiên, qua đánh giá vẫn thấy rõ,
việc sản xuất và xuất bán xăng khoáng RON 91 với mức giá như
xăng RON 92 và thậm chí khi giá xăng RON 91 thấp hơn (thương


×