Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.45 KB, 23 trang )

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI
BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TPHCM
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỆNH VIỆN RĂNG HÀM TPHCM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên: Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thành Phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 263 – 265 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện Thoại: 08. 38360191 – 38377584.
Fax: 08.38360192 – 38367319.
Website: www.bvranghammat.com - www.bvranghammat.vn
Sau ngày miền Nam giải phóng, năm 1976 Sở Y tế TP đó ra quyết định thành lập
Trạm Răng Hàm Mặt trực thuộc Sở Y tế, tọa lạc tại hai phòng nhỏ nằm trong khuôn
viên Sở Y tế số 175 Hai Bà Trưng Quận 1 (Tòa đại sứ Trung Hoa cũ), lúc đó dược sĩ
Nguyễn Duy Cương làm Giám Đốc. Đầu năm 1977, dược sĩ được điều về Bộ Y Tế làm
Thứ Trưởng và bác sĩ Dương Quang Trung lên thay.
Đầu năm 1978, Sở chuyển về dãy nhà sau số 59 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận 1 và
Trạm cũng dời theo về lầu 3, gồm 3 phòng với 2 phòng làm việc và 1 kho tạm .
Cuối năm 1978, Sở tiếp quản bệnh viện Saint Paul và thành lập bệnh viện liên
chuyên khoa Mắt - Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt với tên Bệnh Viện Điện Biên Phủ
tọa lạc tại số 280 đường Điện Biên Phủ – Q.3.
Năm 1979 Sở có chủ trương gắn các trạm chức năng vào các Bệnh Viện chuyên
ngành để dể dàng phát triển và hoạt động như: Trạm Bảo Vệ Bà Mẹ Trẻ Em nhập vào
Bệnh Viện Hùng Vương, Trạm Đông Y nhập vào Viện Y Học Dân Tộc, Trạm Xì Ke Ma
Túy nhập vào Trung Tâm Cai Nghiện Bình Triệu và Trạm Răng Hàm Mặt cùng với
Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh Viện Điện Biên Phủ trở thành Khoa Răng Hàm Mặt đầu
ngành Thành Phố (năm 1980) do bác sĩ Trịnh Công Khởi – Phó Giám Đốc Bệnh Viện
kiêm Chủ Nhiệm Khoa, bác sĩ Vi Thị Lan - Trạm Trưởng Trạm Răng Hàm Mặt kiêm
Phó Chủ Nhiệm Khoa .
Để phát huy khả năng của từng chuyên khoa, Sở Y tế có chủ trương tách ra Trung
tâm Mắt, Trung tâm Tai Mũi Họng về cơ sở 153 Trần Quốc Thảo – Quận 3 và Khoa
Răng Hàm Mặt chính thức trở thành Trung tâm Răng Hàm Mặt TP theo quyết định số
25/QĐ ngày 18 tháng 01 năm 1991 do Phó Chủ Tịch Trang Văn Quý ký.


Nhận thấy cơ sở 280 Điện Biên Phủ bao gồm 3 Trung tâm chuyên khoa trở nên
quá chật hẹp nên năm 1994, Trung tâm Răng Hàm Mặt được Ủy Ban Nhân Dân Thành
Phố cho tiếp nhận cơ sở 263 – 265 Trần Hưng Đạo – Q.1 để hoạt động phục vụ sức
khoẻ răng miệng cho nhân dân thành phố.
Cùng với sự phát triển của các chuyên khoa, một lần nữa Trung Tâm Răng Hàm
Mặt được Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố ký quyết định số 3396 ngày 19 tháng 08 năm
2002 đổi thành Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Thành Phố Hồ Chí Minh do đồng chí Phó
Chủ Tịch Nguyễn Thành Tài ký. Lúc này bệnh viện có nhu cầu phát triển thêm nhiều
khoa phòng để phục vụ số lượng bệnh nhân ngày càng đông, vì vậy với diện tích của 2
tòa nhà cũ A1 và A2 đó trở nên quá chật hẹp .
Năm 2000, được Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố cho vay vốn xây thêm tòa nhà A3,
tọa lạc giữa 2 tòa nhà A1 và A2 cũ để có đủ cơ sở vật chất phục vụ nhân dân hiện nay .
Về tổ chức nhân sự:
− Khi thành lập 1976, Trạm chỉ có 3 người: bác sĩ Vi Thị Lan trạm
trưởng, bác sĩ Nguyễn Thị Mai, nha tá Nguyễn Thị Phước.
− Cuối năm 1976 Trạm thành lập xe nha lưu động, thêm 4 người:
bác sĩ Nguyễn Ngọc Hoa, cán sự điều dưỡng Bùi Thanh Tâm, nha tá Vị Đình
Hoàn, Nha Công Bảy.
− Tháng 1 năm 1977, Trạm nhận thêm 5 bác sĩ, 5 cán sự Nha mới
ra trường và 1 kế toán.
− Từ cuối năm 1977 đến 1980, biên chế có dao động và tăng lên
35 người gồm: 21 bác sĩ, 6 cán sự, 4 nha tá, 1 dược sĩ, 1 kế toán, 2 lái xe.
− Khi khoa Răng Hàm Mặt đầu ngành Thành phố thành lập thì
biên chế lúc này là 45 người .
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM là bệnh viện chuyên khoa hạng II trực thuộc
Sở Y tế TP.HCM với quy mô 65 ghế nha và 70 giường bệnh nội trú.
Tiếp nhận cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện tất cả các loại hình điều trị
kỹ thuật cao của ngành nha khoa tiên tiến.
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên khoa cho cán bộ y tế của bệnh viện cũng như

tuyến dưới. Đồng thời bệnh viện cũng là cơ sở thực hành cho sinh viên của các trường
đại học.
Tổ chức, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật về chuyên ngành nha khoa. Một số báo cáo khoa học của bệnh viện đó được
thông qua xét duyệt (được tài trợ bởi “P/S Bảo vệ nụ cường Việt Nam” và Công ty DIO
Hàn Quốc):
− Chương trình “Phẫu thuật Nụ cười tại TP.HCM”.
− Điều trị nha khoa (nhổ răng - tiểu phẫu thuật) dưới gây mê.
− Nhận xét bước đầu về phục hình cung liên kết.
Thực hiện công tác ngoại viện và chỉ đạo các tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật,
nổi bật với hai chương trình lớn: “Flour hóa nước máy” và “Nha học đường”.
Hợp tác quốc tế với các Đoàn: Operation Smile (Mỹ), Face The Challenge (Mỹ),
Surgicorp’s (Mỹ), Rotary (Úc), Japanese Cleft Lip and Palate Foundation (Nhật-
Canada), Noorhoff (Đài Loan)… để thực hiện các chương trình phẫu thuật tình thương,
nghiên cứu và trao đổi kỹ thuật khoa học.
Tổ chức và duy trì công tác phẫu thuật tình thương cho các bệnh nhân bị dị tật
bẩm sinh (sứt môi, khe hở hàm ếch) tại khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
Tổ chức tham dự nhiều hội nghị, hội thảo với Pháp qua những lần hội thảo Việt
Pháp để nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật cho các bác sĩ.
Cử bác sĩ đi học ở nước ngoài .
Cử đoàn chuyên gia cùng với khoa mắt, khoa tai mũi họng đến Phnôm Pênh đi
khám và điều trị cho các chuyên gia Việt Nam đang làm nhiệm vụ quốc tế (khoảng 8
ngày).
Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với thành phố Phnôm Pênh, khoa Răng Hàm Mặt
cử người sang giúp bạn xây dựng lại 1 số phòng Nha ở các bệnh viện trong thành phố
Phnôm Pênh .
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của bệnh viện
• Giám đốc: BS. Huỳnh Đại Hải.
• Phó Giám đốc: BS. Hứa Thị Xuân Hòa.
Ban giám đốc điều hành: chỉ đạo trực tiếp và xử lý các quyết định trong lĩnh vực

được phân công. Phó tổng giám đốc có nhiệm vụ hướng dẫn thi hành quyết định của
tổng giám đốc và nhận phản hồi các thông tin từ các phòng ban nghiệp vụ trình lên tổng
giám đốc để bàn phương hướng giải quyết.
Phòng kế hoạch tổng hợp: dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc bệnh viện Phòng
Kế hoạch tổng hợp cùng với các khoa, phòng khác trong bệnh viện thực hiện báo cáo
thống kê, quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án, bộ phận vi tính, quản lý công tác nghiên cứu
khoa học, phẫu thuật tình thương.
Phòng tổ chức cán bộ: phòng Tổ Chức Cán bộ là phòng nghiệp vụ, chịu sự
lãnh đạo trực riếp của Giám Đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về
tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của
Bệnh Viện.
− Lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực, đào tạo nhân lực, tổ
chức thi tuyển nhân lực để trình Giám Đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện.
− Tổ chức thực hiện công tác cán bộ, quản lý hồ sơ lý lịch theo phương
pháp khoa học, làm thống kê báo cáo theo quy định.
− Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt
chẽ với các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong
công việc có liên quan.
Phòng Tài Chính Kế Toán: phòng Tài Chính Kế Toán quản lý các nguồn vốn 
ngân sách nhà nước, viện phí, viện trợ, vốn vay và các nguồn vốn khác, tài sản, vật tư
của bệnh viện để phục vụ nhiệm vụ khám chữa bệnh, sửa chữa, xây dựng, đào tạo
nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến. Trong những năm qua phòng Tài Chính Kế Toán
luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao, kiểm soát các khoản thu chi đúng chế
độ nguyên tắc tài chính, còn đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả chống lãng
phí, thực hành tiết kiệm trong mọi hoạt động của bệnh viện.
Mô hình tổ chức của bệnh viện được trình bày theo sơ đồ sau:
2.1.4 Sơ nét về nhiệm vụ, hoạt động và kết quả của bệnh viện
2.1.4.1 Chức năng cơ cấu
Khoa Khám Tổng Hợp: có chức năng khám tổng quát, chẩn đoán và lập kế hoạch
điều trị cho tất cả bệnh nhân đến điều trị về răng và các bệnh lý hàm mặt, sau đó

chuyển bệnh nhân đến các khoa ngoại trú và khoa nội trú.
Khoa Điều Trị Đặc Biệt: nhận giải quyết tất cả các yêu cầu của bệnh nhân 
chữa tủy răng, trám răng thẩm mỹ, tẩy trắng răng, tạo hình răng, lấy vôi răng, đánh
bóng, nạo túi nha chu, tiểu phẫu thuật, phục hình tháo lắp và cố định, khả năng nhận
bệnh hằng ngày, đặc biệt khoa điều trị hẹn giờ, giải quyết ngay những yêu cầu cao như
tẩy trắng răng thẩm mỹ, cắm ghép răng Implant.
Khoa Phẫu Thuật Trong Miệng: phẫu thuật răng khôn, cắm ghép răng, phẫu
thuật bảo tồn răng (như cắt chóp răng cối lớn), thực hiện thống kê và khảo sát các
trường hợp nhổ răng
Phòng Vật Tư – Trang Thiết Bị: căn cứ kế hoạch chung của bệnh viện lập dự trù,
kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện,
trình giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu
hao theo kế hoạch được duyệt.
− Xây dựng duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời.
− Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy định vận hành,
bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy. Đối với những máy đắt tiền, quý
hiếm phải có người trực tiếp bảo quản và sử dụng theo quyết định của giám
đốc bệnh viện.
− Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng và bảo
quản thiết bị y tế. Mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận xét và ký tên vào hồ sơ lý
lịch máy.
Phòng Chỉ Đạo Tuyến: thực hiện chương trình săn sóc răng ban đầu tại TP.HCM
trong đó chủ yếu là chương trình Nha Học Đường, tham mưu cho Sở Y tế và phối hợp
với Sở GD&ĐT tổ chức và điều hành mạng lưới Nha Học Đường trên toàn bộ 24 quận
huyện của TP.HCM.
Khoa Chống Nhiễm Khuẩn: thực hiện công tác chống nhiễn khuẩn, tiệt khuẩn
dụng cụ y tế, đồ vải, cao su và cung cấp dụng cụ tiệt khuẩn cho toàn bệnh viện
Khoa Phẫu Thuật Gây Mê Hồi Sức: phụ trách khu điều trị nha khoa với các
phương pháp vô cảm  tiền mê và gây tê tại chỗ, mê Mask, mê nội khí quản…
Khoa Phục Hình: khoa đang ứng dụng nhiều kỹ thuật mới về phục hình như

phục hình sứ, hàm khung liên kết, phục hình trên Implant…
Khoa Dược: công tác cung ứng và quản lý thuốc, lập kế hoạch cung ứng và bảo
đảm chất lượng, số lượng thuốc thông thường, thuốc chuyên khoa, hóa chất, vật dụng y
tế tiêu hao cho điều trị nội trú và ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý
Khoa Hàm Mặt: tiểu phẫu phòng điều trị và theo dõi cấp cứu, phòng Laser và
phòng điều trị sau mổ ngoại trú Laser He, Ne.
Khoa Chữa Răng Nội Nha: trám răng thường và nội nha, trám thẩm mỹ, điều trị
nha chu.
Khoa Chỉnh Hình Răng Mặt: phòng ngừa và ngăn chặn những lệch lạc về răng
miệng và hàm ở trẻ em và người lớn.
Khoa Cận Lâm Sàng: chức năng chụp phim x-quang, xét nghiệm cận lâm sàng
trong quá trình điều trị, chẩn đoán cho người bệnh.
2.1.4.2 Đối thủ cạnh tranh
Mặc dù đóng vai trò chủ đạo và có quy mô toàn quốc, bảo đảm 70% nhu cầu phục
vụ của cả nước, nhưng trong những năm gần đây khi nước ta chuyển sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân trong
lĩnh vực nha khoa. Và theo thời gian các doanh nghiệp đó cũng đã phát triển mạnh, trở
thành những đối thủ cạnh tranh lớn đối với bệnh viện trong việc trực tiếp phục vụ nhu
cầu điều trị nha khoa, nhu cầu thẩm mỹ: Nha khoa Sài Gòn, Nha khoa Thủ Đức, Nha
khoa Lan Anh vv..
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của bệnh viện trên thị trường, bệnh viện đã đánh
giá lại thị trường, phân tích khả năng cạnh tranh của mỗi đơn vị để xếp loại và có
hướng khắc phục thích hợp (kể cả giải pháp về tổ chức cán bộ). Nhờ các biện pháp này
mà bệnh viện đã từng bước chiếm lĩnh thị trường trong cả nước.
Khách hàng (bệnh nhân)
Do đặc thù kinh doanh là những nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh cho nên lượng
khách hàng của của bệnh viện là rất lớn. Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu khám chữa
bệnh, bệnh viện còn được mở rộng ra các loại hình dịch vụ làm đẹp (thẩm mỹ) nhằm
đáp ứng cho mọi đối tượng có nhu cầu. Nhờ luôn chặt chẽ trong công tác phục vụ
khám chữa bệnh cho bệnh nhân được đảm bảo nên bệnh viện luôn giữ được lòng tin với

khách hàng.
Điều kiện tự nhiên, địa lý
Nhờ có địa lý nằm ngay giữa trung tâm thành phố (263 – 265 Trần Hưng Đạo,
Quận 01, TP.HCM) nên việc nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân rất dễ tìm kiếm và
từ đó bệnh viện sẽ có thể khai thác hết toàn bộ đối tượng có nhu cầu.
Môi trường bên trong
Bệnh viện có một bộ máy tổ chức phù hợp, đơn giản, không cồng kềnh so với các
doanh nghiệp nhà nước khác, điều này là một lợi thế của bệnh viện. Mọi quyết định
trong bệnh viện đều có sự bàn bạc cụ thể và có sự nhất trí cao giữa các thành viên trong
ban giám đốc. Bệnh viện có một đội ngũ lãnh đạo năng động, nhiệt tình, có trình độ
cao. Bệnh viện là một tập thể đoàn kết, vững mạnh. Bầu không khí văn hóa trong bệnh
viện rất tốt. Bệnh viện thường xuyên tổ chức thi đua giữa các khoa, các phòng ban chức
năng để tạo điều kiện cho mọi người hiểu nhau hơn. Ngoài ra bệnh viện còn có một
điểm thuận lợi là công nghệ, máy móc phục vụ hoạt động điều trị khám chữa bệnh đã
được hiện đại hóa, do đó, năng suất lao động của nhân viên ngày tăng lên.
Kết quả doanh thu của bệnh viện
Bảng 2.1: Số ca điều trị của các khoa lâm sàng (Đơn vị tính: Ca điều trị)
Stt Chuyên môn chính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1
2
3
4
Kỹ thuật cao
Điều trị đặc biệt
Hàm mặt
Các khoa khác
6.220
2.190
2.510
4.746

6.241
2.470
3.949
6.797
7.330
2.400
5.000
9.930
(Trích báo cáo tổng kết của bệnh viện 2009)
Nhìn vào bảng 2.1 và 2.2, ta thấy Bệnh viện có số ca điều trị và doanh thu tăng
dần vào năm 2008, 2009  Bệnh viện đã vượt chỉ tiêu so với những năm trước.
Bảng 2.2: Kết quả doanh thu của bệnh viện
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1
2
Doanh thu
Lợi nhuận
Tỷ Đồng
Tỷ Đồng
18.833
110
20.047
150
24.545

120
3
4
Nộp ngân sách
Thu nhập bình quân
Tỷ Đồng
1000Đ/ng_tháng
3.800
1.57
5.360
1.684
7.135
1.600
(Trích báo cáo tổng kết của bệnh viện 2009)
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI BỆNH VIỆN
2.2.1 Hoạch định và phân tích công việc thực tế tại bệnh viện
2.2.1.1 Hoạch định và phân tích
Tuyển dụng lao động tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM được xây dựng căn
cứ vào chiến lược phát triển dài hạn, có thể được tổ chức theo từng đợt tập trung đối
với nhiều ngành nghề hoặc tuyển dụng đột xuất đối với những chuyên ngành đặc biệt
hoặc yêu cầu đặc biệt về trình độ, kinh nghiệm.
Đối tượng tuyển dụng của bệnh viện được xác định tùy theo mục đích, tính chất
và nhu cầu nhân lực của từng đợt tuyển dụng, có thể đối tượng là những sinh viên mới
tốt nghiệp có chuyên môn đào tạo phù hợp với ngành nghề cần tuyển dụng, hoặc những
kỹ sư, chuyên viên đó có ít nhiều kinh nghiệm.
Vì mục đích phát triển của bệnh viện. Cứ hai tháng một lần, bệnh viện đều có tổ
chức sinh hoạt khoa học kỹ thuật về chuyên môn, nâng cao cải tiến quy trình làm việc
nên nhu cầu tuyển dụng nhân sự hàng năm đều tổ chức dựa trên nhu cầu của các khoa
chuyên môn (cận lâm sàng). Mỗi khoa chuyên môn sẽ tự xem xét đề xuất nhân sự dựa
vào tình hình hoạt động khám chữa bệnh và sự phát triển về chuyên môn tại khoa đó.

Từ những đề xuất này phòng Tổ Chức Nhân Sự sẽ xem xét, kiểm tra rồi chuyển qua
Ban Giám Đốc bệnh viện phê duyệt.
Điển hình vào ngày 15 tháng 6 năm 2008 tại hội nghị khoa học kỹ thuật do bệnh
viện tổ chức. Công ty Labo Việt Tiên (công ty chuyên về làm mẫu hàm răng giả) có giới
thiệu một loại thiết bị làm hàm giả với thời gian nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Được
sự phê duyệt của Ban Giám Đốc. Khoa Phục Hình (răng giả) đã cho thử nghiệm (test
thử 01 tháng) trên thiết bị này và đã thấy được ưu điểm của thiết bị này là rất cần thiết
trong việc khám và điều trị nên đã đề xuất cần 02 nhân viên kỹ thuật Labo cho khoa lên
phòng Tổ Chức Cán Bộ, phòng Tổ Chức Cán Bộ sẽ kiểm tra lại phiếu đề xuất trước khi
trình lên Ban Giám Đốc của bệnh viện.
2.2.1.2 Định hướng phát triển tại Bệnh viện.
Định hướng và mục tiêu phát triển của Bệnh viện.
Trong báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009, bệnh viện đã đưa ra
phương hướng hoạt động năm 2010 như sau:
− Về mục tiêu định hướng
 Tiếp tục giữ vững và duy trì tinh thần phục vụ bệnh nhân, thực hiện trách
nhiệm vai trò chủ đạo trong việc khám và điều trị răng hàm mặt. Mở rộng và
đẩy mạnh dịch vụ khác nhằm tiếp ứng mọi nhu cầu điều trị.
 Đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ cho bệnh nhân và tạo dựng nền móng vững chắc cho sự phát
triển lâu dài.
 Thực hiện việc bảo toàn và phát triển vốn, đổi mới tổ chức, nâng cao khả
năng cạnh tranh và tích tụ lợi nhuận. Bảo đảm an toàn tuyệt đối về con
người, tài sản. Bảo đảm việc làm và thu nhập cho nhân viên.
 Tạo sự chuyển biến trong công tác quản lý nhân viên, đổi mới cơ chế
phân phối tiền lương, tiền thưởng tạo động lực lợi ích nâng cao hiệu quả
doanh nghiệp. Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, điều hành
và chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu.
− Chỉ tiêu về đầu tư
Tổng mức đầu tư năm 2009 dự kiến từ 15 – 20 tỷ đồng, ưu tiên tập trung vào các

dự án, chương trình: mở rộng thêm nhiều tầng lầu điều trị đặc biệt, đi sâu vào chuyên
môn có mức độ khó cao hơn, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ thiết bị, phát triển công
nghệ thông tin.
− Chỉ tiêu về đào tạo
 Duy trì kinh phí đào tạo năm 2010 ở mức tăng 30% so với năm 2009.
 Nội dung và đối tượng đào tạo tập trung vào một số lĩnh vực:
 Đào tạo cơ bản về chẩn đoán bệnh và điều trị tiểu phẫu: 6 khóa.
 Đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ: 4 khóa.
 Đào tạo về ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công nhân viên các khoa phòng
trong toàn thể bệnh viện.
 Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, ưu tiên các lĩnh vực điều trị kỹ
thuật cao.
− Chỉ tiêu về thu nhập
Phấn đấu mức thu nhập bình quân của ngành là:
 Đối với khối chuyên môn điều trị: 2.500.000 đồng/ tháng.
 Đối với khối hành chính khác: 2.000.000 đồng/ tháng.
Định hướng quản trị nhân sự của Bệnh viện trong thời gian tới

×