Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Một số vấn đề lí thuyết giảng văn trong Giảng văn Chinh phụ ngâm" của Đặng Thai Mai : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 01 11"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ DỊU

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT GIẢNG VĂN TRONG
“GIẢNG VĂN CHINH PHỤ NGÂM” CỦA ĐẶNG THAI MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ DỊU

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT GIẢNG VĂN TRONG
“GIẢNG VĂN CHINH PHỤ NGÂM” CỦA ĐẶNG THAI MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành

HÀ NỘI – 2015



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô
giáo đang công tác tại trường Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS. Trần Khánh
Thành, thầy đã định hướng và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm và
hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu Trường THPT A Hải Hậu,
nơi tôi đang công tác, các thầy các cô trường THPT A Hải Hậu đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc chắn luận văn vẫn còn nhiều
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến, bổ sung
của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này được hoàn
thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Dịu

i


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục ............................................................................................................. ii
Danh mu ̣c bảng................................................................................................. iv
Danh mu ̣c hin
̀ h ................................................................................................. iv

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 5
1.1. Tác giả Đặng Thai Mai và “Giảng văn Chinh phụ ngâm” ......................... 5
1.1.1. Tác giả Đặng Thai Mai ........................................................................... 5
1.1.2. “Giảng văn Chinh phụ ngâm” ................................................................. 6
1.2. Quan điểm giảng văn của Đặng Thai Mai ............................................... 10
1.2.1. Khái niệm giảng văn ............................................................................. 10
1.2.2. Khái niệm giảng văn của Đặng Thai Mai ............................................. 12
1.2.3. Quan niệm của Đặng Thai Mai về mục đích, tác dụng của giảng văn
trong nhà trường .............................................................................................. 15
1.3. Vai trò của môn Ngữ văn và quan điểm về mục đích giảng văn trong nhà
trường phổ thông hiện nay .............................................................................. 18
1.3.1. Vai trò của môn Ngữ văn trong nhà trường .......................................... 18
1.3.2. Quan điểm về mục đích giảng văn trong nhà trường phổ thông hiện nay
......................................................................................................................... 19
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 23
CHƢƠNG 2. Ý NGHĨA PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA “GIẢNG VĂN
CHINH PHỤ NGÂM” .................................................................................. 25
2.1. Một số nguyên tắc và kĩ thuật giảng văn trong “Giảng văn Chinh phụ
ngâm” .............................................................................................................. 25
2.1.1. Một số nguyên tắc giảng văn trong “Giảng văn Chinh phụ ngâm” ...... 25
2.1.2. Một số kĩ thuật giảng văn trong “Giảng văn Chinh phụ ngâm” ........... 33
2.2. Vận dụng nguyên tắc, kĩ thuật giảng văn của Đặng Thai Mai trong đọc –
hiểu văn học trung đại .................................................................................... 44
ii


2.2.1. Đặc điểm của văn học trung đại ............................................................ 44
2.2.2. Dạy học văn học trung đại từ hướng tiếp cận thi pháp học .................. 45
2.2.3. Dạy học văn học trung đại từ lịch sử phát sinh..................................... 47

2.2.4. Dạy học văn học trung đại từ đặc trưng thể loại ................................... 48
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 56
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................ 57
3.1. Các vấn đề chung ..................................................................................... 57
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 57
3.1.2. Nội dung thực nghiệm và phương pháp thực nghiệm........................... 57
3.1.3. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng ................................................... 58
3.1.4. Chuẩn bị và tổ chức thực nghiệm ......................................................... 59
3.2. Thiết kế thực nghiệm................................................................................ 61
3.2.1. Giáo án đối chứng ................................................................................. 61
3.2.2. Giáo án thực nghiệm ............................................................................. 70
3.3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá............................................................. 89
3.3.1. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 89
3.3.2. Phân tích, đánh giá ................................................................................ 93
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 102
PHỤ LỤC .................................................................................................... 102

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát lực học của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng ............................................................................................................... 59
Bảng 3.2. Phân công giáo viên dạy thực nghiệm và đối chứng ...................... 59
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát bài làm của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng ............................................................................................................... 92
Bảng 3.4. Tổng hợp so sánh bảng kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

......................................................................................................................... 92
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
......................................................................................................................... 92

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong yêu cầu đổi mới hiện nay, vấn đề đổi mới phương phương pháp
dạy học là một yêu cầu cấp thiết cho nền giáo dục nước ta. Việc đổi mới ở
môn Ngữ văn ngoài sự thay đổi trong chương trình với những văn bản mới,
với những vấn đề mới đang được dự kiến thì việc thay đổi phương pháp giảng
dạy cũng rất được chú ý. Bên cạnh việc đưa ra và vận dụng những phương
pháp dạy học mới thì hướng tìm tòi, khai thác các kinh nghiệm của quá khứ
cũng là một hướng đi cần thiết nhằm rút ngắn con đường tìm tòi chân lí. Điều
đấy càng có ý nghĩa khi hiện nay chúng ta đang gặp không ít khó khăn trong
việc hệ thống hóa những phương pháp dạy học Văn mới nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của việc dạy và học trong nhà trường phổ thông.
Giáo sư Đặng Thai Mai là một nhà trí thức yêu nước và cách mạng,
một học giả uyên bác, một nhà giáo dục đầy tài năng đã có những cống hiến
to lớn cho nền giáo dục nước ta. Với phương pháp giảng dạy hấp dẫn, giáo sư
đã lôi cuốn nhiều học sinh sống và tham gia với bài giảng của mình. Không
những thế “Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, sách giáo khoa
thiếu thốn, giáo sư đã biên soạn giáo trình “Giảng văn Chinh phụ ngâm” rất
công phu cho thầy trò ở các trường có sách học” [40, tr. 78].
Cuốn “Giảng văn Chinh phụ ngâm” là một chuyên luận bàn về vấn đề
giảng văn. Nhiều học giả, nhiều nhà sư phạm đánh giá rất cao công trình này
cả về nội dung lẫn phương pháp. Có nhà nghiên cứu lớn đã nhận định đây là

công trình đặt nền móng đầu tiên cho phương pháp giảng văn hiện đại.
Những tư tưởng lớn trong cuốn sách trên cần được nghiên cứu, đánh
giá một cách đầy đủ, khoa học, đặc biệt trong thời đại ngày nay. Bởi vậy tôi
đã chọn Một số vấn đề lí thuyết giảng văn trong “Giảng văn Chinh phụ
ngâm” của Đặng Thai Mai làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của
mình nhằm tổng kết các phương pháp dạy học văn của tác giả Đặng Thai Mai

1


và việc vận dụng nó vào việc dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện
nay một cách có hiệu quả.
2. Lịch sử vấn đề
Đặng Thai Mai là một nhà sư phạm mẫu mực. Biết bao nhiêu thế hệ
học trò đã luôn nhớ tới công lao của giáo sư, luôn nhớ tới thầy với lòng kính
trọng, biết ơn sâu sắc. Hình ảnh của thầy giáo Đặng Thai Mai đã thấp thoáng
trong các trang hồi ức của những người học trò như: Đặng Thai Mai- người
thầy của thế hệ chúng tôi của Phong Lê, Thầy Đặng Thai Mai của chúng tôi
của Vũ Tú Nam, Nhớ về thầy, một nhà sư phạm, một học giả chân chính của
Phan Trọng Luận…
Đã có không ít các công trình nghiên cứu về sự nghiệp trước tác của
Đặng Thai Mai. Một số nhà nghiên cứu đã bước đầu tìm hiểu về cách dạy văn
của thầy trong một số bài viết như: Đặng Thai Mai bàn về quan hệ văn học
Việt Nam thời trung đại của Nguyễn Hữu Sơn, Phong cách Đặng Thai Mai
của Đặng Tiến, Đặng Thai Mai và đổi mới văn học của Trương Chính… Các
công trình ấy đã đề cập đến một vài khía cạnh trong các nghiên cứu của nhà
phê bình uyên thâm.
Thế nhưng quan niệm giảng văn của Đặng Thai Mai trước năm 1992
hầu như chưa có công trình bài viết nào đề cập tới. Năm 1992, cuốn “Giảng
văn Chinh phụ ngâm” của Đặng Thai Mai được tái bản, Trần Đình Sử có lời

bạt sau sách bằng bài viết Giảng văn Chinh phụ ngâm- một công trình viết
cho hôm nay. Sau này bài viết trên đã được tác giả sửa chữa và in lại với tiêu
đề Một số vấn đề lí thuyết giảng văn và thi pháp văn học cổ trong Giảng văn
“Chinh phụ ngâm”. Đây là bài viết công phu đã đánh giá được vị trí của
“Giảng văn Chinh phụ ngâm” trong lịch sử bộ môn phương pháp giảng dạy
văn ở Việt Nam. Ông cho rằng: “Công trình của Đặng Thai Mai sẽ được ghi
nhận như một cố gắng đầu tiên để phân tích trọn vẹn một tác phẩm văn học cổ
điển theo phương pháp chỉnh thể. Và lịch sử bộ môn phương pháp giảng dạy

2


văn học Việt Nam sẽ ghi nhận đây là công trình đặt nền móng cho khoa giảng
văn hiện đại nước nhà” [40, tr. 307]. Trong bài viết này Trần Đình Sử đặc biệt
đề cao quan điểm lịch sử và phương pháp so sánh của Đặng Thai Mai.
Tiếp đó có thể kể đến bài viết của Hoàng Tuệ với nhan đề Đọc lại
Giảng văn “Chinh phụ ngâm” của Đặng Thai Mai đã điểm qua vài nét về
khái niệm giảng văn, khái niệm nếp áng văn đã được Đặng Thai Mai đề cập.
Còn Đỗ Hữu Châu trong bài viết Nghĩ về Giảng văn “Chinh phụ ngâm” lại đề
cập đến một khía cạnh khác trong bài giảng văn đó là kĩ thuật phân tích ngôn
ngữ và một số phương pháp, kĩ thuật phân tích trong “Giảng văn Chinh phụ
ngâm” như phương pháp gợi mở, phương pháp đối chiếu, so sánh…
Gần đây nhất có thể kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng
Thị Mai trình bày trong luận án tiến sĩ mang tên Đặng Thai Mai với vấn đề
phương pháp luận giảng văn ở nhà trường phổ thông, ĐHSP Hà Nội, 2000.
Công trình này đã thể hiện quá trình làm việc công phu, khoa học của tác giả
để rút ra những nhận định, đánh giá khá toàn diện về phương pháp luận giảng
văn của Đặng Thai Mai. Song công trình này không đi sâu vào cuốn “Giảng
văn Chinh phụ ngâm” mà bao quát toàn bộ các tác phẩm mà Đặng Thai Mai
trình bày về phương pháp giảng văn cho nên những vấn đề nêu lên chưa tập

trung và chưa gắn với việc dạy học đọc hiểu văn học như hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trên chưa bàn hết các vấn đề được đề cập
trong cuốn “Giảng văn Chinh phụ ngâm” của Đặng Thai Mai nhưng là những
tiền đề quan trọng định hướng cho tôi trong quá trình nghiên cứu công trình
này để từ đó đưa ra được những đánh giá toàn diện hơn, đầy đủ hơn những
vấn đề Đặng Thai Mai đã nói tới và nhất là gắn những quan điểm, phương
pháp ấy vào việc dạy học văn học trung đại hiện nay nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.
3. Mục đích, nhiệm vụ
- Mục đích: hệ thống các phương pháp giảng văn của Đặng Thai Mai và vận
dụng chúng vào dạy học văn ở trường phổ thông hiện nay.
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu lí thuyết giảng văn của Đặng Thai Mai; Thực tiễn
3


dạy học văn ở trường phổ thông; Vận dụng lí thuyết giảng văn của Đặng Thai
Mai vào tổ chức dạy học văn; Thực nghiệm sư phạm.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: ở luận văn này người viết chủ yếu tìm hiểu một số vấn đề lí
thuyết giảng văn của Đặng Thai Mai, tìm hiểu thực trạng của việc dạy văn
trong nhà trường phổ thông nói chung, việc dạy học các tác phẩm văn học
trung đại nói riêng.
- Phạm vi: Những công trình nghiên cứu về Đặng Thai Mai và cuốn “Giảng
văn Chinh phụ ngâm”.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp: Phân tích và tổng hợp những
công trình bài viết của Đặng Thai Mai bàn về vấn đề giảng văn. Các bài viết,
ý kiến của các nhà khoa học viết về vấn đề giảng văn của Đặng Thai Mai
trong “Giảng văn Chinh phụ ngâm”.
- Phương pháp thực nghiệm: Chọn mẫu, xây dựng thiết kế bài dạy thực

nghiệm, dạy thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm nhằm đánh giá
hiệu quả của việc vận dụng phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai Mai
vào dạy học văn học trung đại.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê, đối
chiếu, so sánh… làm cơ sở đánh giá tính đúng đắn và khả thi của đề tài.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được trình
bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Ý nghĩa phương pháp luận của “Giảng văn Chinh phụ ngâm”
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

4


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tác giả Đặng Thai Mai và “Giảng văn Chinh phụ ngâm”
1.1.1. Tác giả Đặng Thai Mai
Đặng Thai Mai (1902- 1984) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà
nho yêu nước ở làng Lương Điền, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ngay
từ khi còn học trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội (1925- 1928), Đặng Thai
Mai đã sớm đi theo cách mạng. Kể từ đó trải qua hơn 50 năm hoạt động, theo
đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai bao giờ cũng là một trí thức yêu
nước, “một đồng chí cách mạng, một con người sống vì lí tưởng, trung thành
với lí tưởng” [40, tr. 52], sẵn sàng gánh vác mọi trọng trách nặng nề mà Bác
Hồ và Đảng tin tưởng giao phó vào những thời điểm cam go của cách mạng.
Và trong lời giới thiệu cuốn Đặng Thai Mai - Tác phẩm, Phan Cự Đệ cũng
viết: “Đặng Thai Mai là một hình ảnh rất đẹp của những người trí thức đi trên
con đường lớn cách mạng. Những người làm công tác lí luận, phê bình,
nghiên cứu căn học trẻ tuổi tìm thấy ở ông tấm gương về sự kết hợp nhà học

giả và nhà chiến sĩ cách mạng, tấm gương về một người thầy đôn hậu, đức
độ” [9, tr. 5].
Bên cạnh đó, Đặng Thai Mai còn là một nhà sư phạm mẫu mực, người
có công lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà. “Ông là một học giả uyên bác
nhưng luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn” [9, tr.19]. Ông vừa là một dịch
giả vừa là một nhà nghiên cứu lí luận phê bình xuất sắc, là tác giả các công
trình khoa học có giá trị như: Văn học khái luận (1944), Lỗ Tấn- thân thế, văn
nghệ (1944), Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kì văn hóa phục hưng (1950),
Giảng văn Chinh phụ ngâm (1950), Văn thơ Phan Bội Châu (1958), Văn thơ
cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX (1960)…
Những công trình của Đặng Thai Mai để lại cho chúng ta nhiều bài học
về mặt quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu văn học. Qua những công
trình ấy thể hiện được phong cách độc đáo của Đặng Thai Mai. Đó là “cây bút

5


cứng rắn, nguyên tắc mà vẫn uyển chuyển, mềm mại; trang nghiêm, uyên bác
mà vẫn hài hước, mỉa mai; khoa học, khách quan mà vẫn trữ tình, đằm
thắm…” [9, tr. 41].
Trong các bài chuyên luận của mình, Đặng Thai Mai còn thể hiện
những ưu thế nổi bật. Đó là cây bút có “một vốn kiến thức uyên thâm, một
quan điểm vững vàng, một ngòi bút chiến đấu sắc nhọn. Với học vấn uyên
thâm, những bài viết của Đặng Thai Mai có thể tung hoành thoải mái từ cổ
đến hiện đại, từ Đông sang Tây và lúc cần có thể từ văn học bước sang các
lĩnh vực hội họa, kiến trúc, điện ảnh hoặc chính trị, tôn giáo, triết học, sử học”
[9, tr. 20]. Nhờ vốn kiến thức khoa học cơ bản vững chắc như vậy mà Đặng
Thai Mai có khả năng giải quyết một số vấn đề lí luận thời sự trên một bình
diện rộng về không gian và trải ra theo chiều dài của tiến trình lịch sử.
Tuy không phải là một chuyên gia phương pháp dạy học văn, nhưng

Đặng Thai Mai là một nhà khoa học tâm huyết với nhà trường, tâm huyết với
việc dạy văn, học văn. Di sản của ông về vấn đề giảng văn không nhiều, song
người đọc có thể gặp lại trong các công trình bài viết của ông, đặc biệt trong
“Giảng văn Chinh phụ ngâm”, hầu như tất cả các vấn đề cơ bản của khoa
phân tích và dạy học tác phẩm văn chương hiện đại. Và điều quan trọng là,
tuy đi trước chúng ta hơn nửa thế kỉ, song tư tưởng và phương pháp giảng
văn, dạy văn của ông về nhiều điểm vẫn phát huy ý nghĩa và tác dụng trong
công cuộc đổi mới phương pháp dạy văn ở nhà trường phổ thông hiện nay.
1.1.2. “Giảng văn Chinh phụ ngâm”
“Giảng văn Chinh phụ ngâm” được Đặng Thai Mai viết trong thời kì
kháng chiến chống thực dân Pháp, vào năm 1949, khi ông đang giảng dạy tại
trường Đại học Văn khoa Liên khu IV ở Thanh Hóa. Trong điều kiện khó
khăn, thiếu thốn của cuộc kháng chiến, đặc biệt là thiếu thốn về tài liệu phục
vụ cho việc trình bày những vấn đề lí luận và lịch sử, Đặng Thai Mai hiểu hơn
ai hết điều đó như ông nói: “Hoàn cảnh và điều kiện nghiên cứu quả là khó

6


khăn”. Có lẽ vì thế ông cho rằng “phát kiến riêng của cá nhân chỉ là phần rất
mỏng manh trong tập sách. Nếu như có ít nhiều đặc điểm đáng chú ý trong
công trình này, thì chúng tôi mong muốn là nó sẽ được phát triển thêm” [28,
tr. 34]. Nhưng tác phẩm của Đặng Thai Mai không phải ra đời một cách ngẫu
nhiên mà nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của hoàn cảnh lịch sử. Bởi
cuốn sách ra đời chỉ vài năm sau khi đất nước giành lại được độc lập. Trong
công trình này, ông đặc biệt đề cao vai trò của bản dịch, văn bản viết bằng
chữ Nôm: “Trong phạm vi giảng Việt văn, đáng để ý hơn là văn chương bản
dịch” [28, tr. 41]. Và khi phân tích nội dung tư tưởng của khúc ngâm, tác giả
đặc biệt đề cao đặc sắc riêng trong một áng văn của người Việt, vẻ đẹp riêng
trong tính cách con người Việt.

Phải chăng là điều mà tác giả muốn hướng tới đó là: “Văn học cũng là
một phương tiện để hoàn thành sự độc lập và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta
tin rằng: Việt văn có đủ khả năng để phát triển, để làm một phương tiện
truyền bá tư tưởng mới, tư tưởng khoa học, tư tưởng dân tộc và dân chủ” [28,
tr. 30]. Từ đó mà ông đặt ra yêu cầu: “Khoa Việt văn trong các học hiệu phải
gom góp vào sự chuẩn bị cho văn học nước nhà một tương lai dồi dào hơn,
tinh tế hơn, dễ phu diễn được tình cảm và ý chí của dân tộc”. [28, tr. 30]
Trần Khánh Thành trong bài mở đầu giới thiệu cuốn Đặng Thai Mai về
tác gia và tác phẩm đã đánh giá rất cao các công trình của Đặng Thai Mai.
Theo tác giả, “Ở mỗi tác giả, tác phẩm, Đặng Thai Mai đều có những phát
hiện độc đáo, thâu tóm được thần thái của đối tượng, có ý nghĩa gợi mở, định
hướng cho người đi sau nghiên cứu” [40, tr.34] và “Trong những công trình
nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, cuốn “Giảng văn Chinh phụ ngâm”
có một giá trị đặc biệt về kiến thức và phương pháp” [40, tr.34].
Về bố cục tác phẩm: Cuốn sách gồm năm phần được sắp xếp theo trật
tự lôgíc, từ khái quát đến cụ thể, từ phương pháp đến thực hành, từ hình thành
đến cấu trúc. Gồm: Phần thứ nhất là “Vài đại ý về vấn đề giảng văn”; phần
thứ hai là “Tiểu dẫn”; phần thứ ba là “Phân tích khúc ngâm”; phần thứ tư là
7


“Một bài trích giảng” và cuối cùng là “Trình bày toàn khúc và chú thích lại”.
Phần đầu tác giả Đặng Thai Mai trình bày địa vị của tiếng Việt và văn
học dân tộc trong trong nhà trường trước và sau cách mạng tháng Tám. Như
lời giới thiệu của chính tác giả: Phần thứ nhất của tập sách “Nó nêu một vài
nhận định về địa vị, về mục đích và tác dụng, về phương pháp và điều kiện
cần thiết cho sự thành công của một khóa trình giảng văn” [28, tr. 34]. Đây
chính là phần thể hiện tập trung quan niệm cũng như phương pháp giảng văn
của Đặng Thai Mai. Dung lượng của phần này không nhiều nhưng bộc lộ đầy
đủ và rõ ràng quan điểm của ông về các vấn đề như đã giới thiệu. Đó là quan

điểm về mục đích, tác dụng của giảng văn cũng như phương pháp giảng
văn… Và “Phương pháp giảng văn được tác giả trình bày ngay từ phần thứ
nhất, như là chìa khóa để mở ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm” [40, tr. 35]
Sau đó là phần giới thiệu về tác giả, dịch giả và tác phẩm Chinh phụ
ngâm. Theo đánh giá của tác giả Đặng Thai Mai, “Phần thứ hai này, có thể
gọi là phần sơ lược và thiếu thốn hơn hết của tập sách” [40, tr. 34]. Do tài liệu
thời đó khan hiếm, cũng do thời gian có hạn, nhưng ở đây Đặng Thai Mai đã
đưa ra những gợi ý cần thiết để người thời sau tiếp tục nghiên cứu vấn đề tác
giả còn để ngỏ: “Chúng tôi chờ sự giúp đỡ của các bạn trong giáo giới và
trong văn giới về tài liệu, về ý kiến để bổ khuyết cho công trình ngày nay”
[28, tr. 42].
Phần thứ ba như một minh chứng cho những lí thuyết giảng văn đã
trình bày ở phần thứ nhất. Đó cũng là phần được tác giả trình bày dài nhất,
chiếm hơn 2/3 dung lượng của bài chuyên luận. Tác giả đã chia khúc ngâm để
phân tích theo từng phần từ mở đầu đến kết thúc. Ở phần trình bày về tác
phẩm này, dù tác giả có nêu lên những hạn chế nhưng mục đích chính vẫn là:
“Phần thứ ba của tập sách- là cốt nêu những đặc sắc trong tác phẩm của nhà
nữ sĩ Việt Nam thế kỉ thứ XVIII” [28, tr. 35]. Như vậy, mục đích giảng văn
của Đặng Thai Mai đã được ông thể hiện trực tiếp, rõ ràng: Giảng một khúc
ngâm của dân tộc để khám phá nét đặc sắc của dân tộc ấy, của tác giả ấy.
8


Trong phần thứ tư tác giả đi vào cụ thể một số đoạn trích giảng, từ đó
trình bày phương pháp giảng văn của mình. Đoạn “Người chinh phụ trông
chồng” với bài trích, bài tham khảo, bản dịch nghĩa, bài diễn giảng.
Mặc dù trước đó đã có công trình Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải của
Nguyễn Đỗ Mục nhưng trong phần cuối của chuyên luận này, Đặng Thai Mai
vẫn muốn trình bày lại toàn khúc ngâm với mong muốn “bởi một lẽ rất dễ
hiểu là trong hoàn cảnh ngày nay những sách đã in ra hồi trước không còn đủ

cho học sinh dùng nữa, mà giảng văn không thể không có áng văn trước mắt”
[28, tr. 36].
Sự ra đời của cuốn “Giảng văn Chinh phụ ngâm” rất có ý nghĩa đối với
lịch sử phương pháp giảng văn. Chính bởi vậy, đã có nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm tìm hiểu và đánh giá cao cuốn sách. Đỗ Hữu Châu khi bàn về hoàn
cảnh ra đời và vị trí của cuốn sách đã cho rằng Đặng Thai Mai đã “chỉ rõ vị trí
của khúc ngâm trong lịch sử diễn tiến của nền văn học Việt Nam, mà còn cả
với nền văn học thế giới, trước hết là nền văn học phương Đông, vị trí của nội
dung và hình thức nữa. Đây có lẽ là lí do trả lời câu hỏi tại sao vào lúc ấy,
năm 1950, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang đi vào giai đoạn
“chuẩn bị phản công” thầy Mai lại chọn ngay khúc Chinh phụ ngâm mà
giảng, chắc chắn ngoài lí do hứng thú cá nhân, còn có lí do- dù thầy không
nói ra- cuốn Chinh phụ ngâm có vị trí bản lề, đánh dấu sự đổi thay khá sâu
sắc về tư tưởng và kĩ thuật trong văn học Việt Nam. Nó là tiền thân của
Truyện Kiều và mở đường cho nền thi ca hiện đại” [40, tr. 300-301].
Bùi Duy Tân thì đánh giá: “Hình như viết gì, Đặng Thai Mai cũng phát
hiện được giá trị cơ bản nhất của đối tượng. Bài viết nào cũng có phần giá trị
“tạc bia”, định hướng, mở đường” [40, tr. 287]. Còn Trần Đình Sử lại cho
rằng đây là một “công trình viết cho hôm nay” và nhận xét: “Đặng Thai Mai
đã đề xuất một phương pháp giảng văn mới mẻ theo hướng văn hóa học, thi
pháp học” và “con đường Đặng Thai Mai một mình đã sớm dẫn bước, lẻ loi
từ bốn mươi năm trước, hôm nay đã bắt đầu rộng mở và tấp nập” [40, tr. 307].
9


1.2. Quan điểm giảng văn của Đặng Thai Mai
1.2.1. Khái niệm giảng văn
Ở Việt Nam, giảng văn xuất hiện từ rất sớm, ngay từ khi chưa có các
môn học khác. Thế nhưng đến nay khái niệm này vẫn chưa có một định nghĩa
và cách dùng thống nhất.

- Theo Từ điển Từ Hán Việt định nghĩa: Giảng (động từ) có nghĩa là cắt
nghĩa [7, tr. 173]; “văn” là Văn học hoặc văn chương [7, tr. 461]. Như vậy,
giảng văn được hiểu là giảng giải, cắt nghĩa tác phẩm văn học hoặc văn
chương.
- Theo Từ điển Tiếng Việt, 1995, định nghĩa: “giảng” (động từ): trình
bày kiến thức cặn kẽ cho người khác hiểu [36, tr. 376]. Và quan niệm “giảng
văn” (động từ): giảng về văn học trong nhà trường bậc phổ thông [36, tr. 376].
- Theo Hoàng Tuệ, “giảng văn là tên gọi tương ứng với explication de
texte trong truyền thống Pháp… “Explication” có nghĩa là “giảng giải”, “giải
thích”, cũng có nghĩa là “phân tích”. Từ Pháp này có gốc ở một động từ
Latinh với nghĩa “mở nếp” tức phân tích” [40, tr. 314].
- Trong lịch sử nghiên cứu phê bình văn học truyền thống, giảng văn
được dùng song song với “bình văn” để phân biệt hai khuynh hướng cảm thụ
tác phẩm văn học. Bình văn là một truyền thống văn hóa lâu đời của người
Việt Nam. Trên thực tế, “giảng văn” và “bình văn” gặp nhau và không tách
biệt. “Sự thật, hai truyền thống đó có gặp nhau. Giảng là phân tích để làm cơ
sở cho bình, và bình cần dựa trên cơ sở giảng, tức phân tích” [40, tr. 314].
- Theo lịch sử khoa cử và giáo dục Việt Nam, từ thời phong kiến, khái
niệm “giảng văn” đã được dùng để chỉ hoạt động giảng văn trên lớp của giáo
viên và là một phân môn cơ bản của môn Văn trong nhà trường [30, tr. 36].
Như vậy, khái niệm giảng văn có nhiều quan niệm khác nhau. Nhưng
có thể khái quát lại: giảng văn vừa là một công việc lao động trên tác phẩm,
vừa là lao động diễn giảng về văn của giáo viên đồng thời là một môn học có

10


tính cách nhà trường. Nó vừa là một môn khoa học đồng thời là một môn
nghệ thuật. Nó là khoa học nhận thức tác phẩm văn học, nó cũng là nghệ thuật
cảm thụ và truyền đạt cái hay cái đẹp của tác phẩm đó theo một yêu cầu sư

phạm nhất định. Nó đòi hỏi một năng lực có tính chất tổng hợp rất cao trong
mọi năng lực của người thầy. “Như vậy, môn giảng văn, tất nhiên có những
quy tắc của nó, nhưng phải chứa đựng yếu tố linh hoạt và sáng tạo, những yếu
tố quyết định thành công của khoa học và nghệ thuật này” [20, tr. 16].
Ở mỗi bài văn và ở mỗi người cách giảng văn có khác nhau. Nói như
vậy để nói rằng môn giảng văn dù không phá vỡ quy tắc của nó, vẫn không
thể áp đặt vào những khuôn cứng nhắc đối với tất cả các bài, hay đối với tất
cả các đối tượng phục vụ. Tuy nhiên tính linh hoạt và sáng tạo vẫn không mâu
thuẫn với các quy tắc chính của môn giảng văn, theo đúng nguyên lý sư
phạm, và như vậy, tất cả các bài giảng khi triển khai đều có một số điểm nhất
quán về kết cấu và trình tự chung, như phải nêu rõ xuất xứ, cắt nghĩa việc
trích đoạn, nêu rõ chủ đề, lựa chọn bố cục tương đối thích hợp nhất, trước khi
đi vào phân tích từng câu văn, từng từ ngữ, từng điển cố trong các đoạn mạch,
để bạn đọc dễ theo dõi đầu mối và hệ luận toàn bộ cấu trúc bài văn.
Bản chất của quá trình dạy văn trong nhà trường trước đây là truyền thụ
- tái tạo. Lối học ấy ngày càng tỏ ra không thể đáp ứng được những đòi hỏi,
bức xúc của thời đại, nên đã đặt ra yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn.
Cốt lõi của tinh thần đổi mới là: thầy hướng dẫn, tổ chức, học sinh chủ động,
sáng tạo chiếm lĩnh tác phẩm. Để phù hợp với tình thần này, môn “Giảng
văn” đã được đổi tên thành “Phân tích dạy học tác phẩm văn chương” và ngày
nay đổi tên thành “Đọc - hiểu văn bản”.
Đến nay, khái niệm “giảng văn” hầu như không còn nhưng hoạt động
giảng văn vẫn được quan tâm. Tên gọi mới đã xuất hiện nhưng trong một số
cuốn sách ta vần thấy tác giả dùng khái niệm “giảng văn”. Vấn đề ở đây
không phải nằm ở tên gọi. Quan trọng là ở quan niệm và hệ thống lí thuyết về
tên gọi ấy. Khi chưa có một quan niệm hoàn thiện về “giảng văn” thì tên gọi
11


chỉ là một cách nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác của hoạt động

tìm hiểu tác phẩm văn chương mà thôi.
1.2.2. Khái niệm giảng văn của Đặng Thai Mai
Trong “Giảng văn Chinh phụ ngâm” và nhiều công trình nghiên cứu
khác, Đặng Thai Mai đã sử dụng thuật ngữ “giảng văn”. Vậy giảng văn theo
quan niệm của ông có hàm nghĩa như thế nào? Nhưng trước khi tìm hiểu quan
niệm giảng văn của Đặng Thai Mai cũng cần biết ông đã phê phán một số
quan niệm về giảng văn. Cụ thể là:
+ Giảng văn “không phải chỉ là ngồi nhận định và dẫn chứng với học
sinh về nghĩa đen của một chữ hay “xuất xứ” của một điển tích, của một hình
tượng, một câu văn mà thôi” [28, tr. 31].
Nếu lối giảng văn hình thức chủ nghĩa đi vào giảng giải tủn mủn câu
chữ thì ngược lại lối giảng văn này bỏ qua hình thức, chỉ căn cứ vào chủ đề,
đại ý, nghĩa hiển ngôn, bề mặt của ngôn từ tác phẩm rồi diễn nôm lại, thuyết
minh lại bằng lời của mình, theo cách hiểu chủ quan của mình. Đặng Thai
Mai phê phán một cách nghiêm khắc, hóm hỉnh là: “nói lại bằng mấy câu văn
xuôi không xuôi tí nào”. Không đi từ hình thức, không phân tích nghệ thuật,
bao nhiêu tâm tư, khát vọng, “bao ý chí tình tứ sâu sắc mà người xưa đã nói
với những lời chan chứa thi vị” được thay bằng những câu văn, những nhận
định hời hợt, nông cạn, vụng về, thậm chí thô thiển. Đặng Thai Mai cho rằng,
“đây không phải là một sự trạng riêng biệt ở các học hiệu nước ta ngày xưa…
và ngày nay” mà là một thực trạng chung trong nhà trường Trung Quốc và
Tây Âu một thời. Nguyên nhân thứ nhất, theo ông, là ở trình độ của người
giáo viên: Có những thầy giáo giảng văn mà “không hiểu gì về văn học”.
Nguyên nhân thứ hai được bắt nguồn từ một quan niệm siêu hình rằng:
“thưởng thức văn chương chỉ là câu chuyện chủ quan” chứ không phải giảng
giải phê bình.
+ “Giảng văn không phải là phương tiện thôi miên vô ý thức làm học

12



sinh ngáp sái cả quai hàm” [28, tr. 31].
Sai lầm của giảng văn trong nhà trường chúng ta nhiều thập kỉ trước
đây là đã nhận thức chưa đúng vai trò của học sinh, coi học sinh như một
khách thể thụ động, một đối tượng chịu sự tác động từ phía giáo viên bằng
một hệ thống biện pháp sư phạm bên ngoài. Trong giờ giảng văn thầy tha hồ
trổ hết tài nghệ thuyết trình, diễn giảng. Giảng văn như một phương tiện thôi
miên mà giáo viên là một nhà ảo thuật còn học sinh là đối tượng bị điều
khiển, chịu sự điều khiển. Lối giảng văn ấy không chỉ khiến học sinh chán
nản với môn Văn mà cái gọi là chủ thể sáng tạo, vấn đề cá tính, bản lĩnh của
học sinh trong thưởng thức, đánh giá văn chương cũng không có điều kiện để
bộc lộ và phát triển. Theo Đặng Thai Mai đó cũng là một lối giảng văn cần
phê phán.
Tuy ít nói về vai trò chủ thể của học sinh nhưng bằng việc phủ nhận lối
giảng văn thôi miên “vô ý thức”, Đặng Thai Mai đã phần nào bày tỏ dược
quan điểm của mình về vị trí, vai trò của người học sinh trong dạy học tác
phẩm văn chương. Học sinh không phải là những con bệnh tâm thần mà là
những tâm hồn khỏe khoắn, yêu đời, có đầy đủ tố chất và phẩm chất để phát
triển và tự phát triển. Giáo viên không phải là một nhà ảo thuật tồi hay một
bác sĩ tâm thần giỏi mà là người “khơi gợi, hướng dẫn, truyền cảm”. Giảng
văn theo Đặng Thai Mai phải là một khoa học về nghệ thuật có khả năng phát
huy “tinh thần suy nghĩ” sáng tạo của học sinh chứ không phải là một phương
tiện chữa bệnh hay giải trí “vô ý thức” và tẻ nhạt.
Từ việc phê phán những quan niệm sai lầm, Đặng Thai Mai đưa ra
những quan niệm đúng đắn về giảng văn:
+ Ông cho rằng từ giảng văn bắt nguồn từ một thuật ngữ phương Tây explication. Trong cuốn “Giảng văn Chinh phụ ngâm” ông viết: “Trong từ
ngữ các nước phương Tây, từ nguyên của chữ explication- giảng văn là do
chữ pli mà ra” [28, tr. 31]

13



Như vậy, từ giảng văn bắt nguồn từ từ “explication” một động từ cổ ở
các nước phương Tây, nó được hiểu là giảng, giải thích, giải nghĩa.
+ Từ sự cắt nghĩa về nguồn gốc của từ giảng văn ông mới đưa ra một
quan niệm về “Giảng văn” của mình: “Giảng văn trước hết là theo dõi trong
nếp (pli) áng văn tất cả cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật của
một tác giả. Hiểu như vậy, giảng văn trước hết là chỉ rõ sự thống nhất giữa
hình thức và nội dung, giữa kĩ thuật và tư tưởng trong một tác phẩm văn
chương” [28, tr. 31]. Đặng Thai Mai đã nhấn mạnh đến phương diện kĩ thuật
và tính chính xác của giảng văn. Ông không tán thành lối bình tán tùy tiện.
Theo Trần Đình Sử, Đặng Thai Mai đã trình bày một quan niệm giảng văn
sáng tỏ, “giảng văn theo ông trước hết là một việc làm của trí tuệ và mang
tính chất khoa học” [40, tr. 308].
Như vậy, giảng văn là một hoạt động mà ở đó người thầy giáo khi đứng
trước một áng văn chương phải tìm cho được cái “tinh vi về tư tưởng” và cái
“độc đáo về nghệ thuật”. Không những thế còn phải phát hiện ra được giữa
nội dung và nghệ thuật ấy có mối quan hệ thống nhất với nhau như thế nào.
Nghệ thuật phải chuyển tải được nội dung và nội dung phải được thể hiện qua
một hình thức nghệ thuật nhất định.
Trong “Giảng văn Chinh phụ ngâm” ông viết: “Nếu như phê bình văn
học cũng là một phương tiện xúc tiến xây dựng văn học, thì thiết tưởng khoa
giảng văn cũng là hình thức phê bình cần thiết cho học thuật nước nhà.” [28,
tr. 33]. Nhưng nội dung, đối tượng của “hình thức phê bình cần thiết” này là
gì? Lối phê bình văn học cổ chỉ chuyên tâm tìm kiếm lời hay ý đẹp trong tác
phẩm, tập trung đánh giá, phẩm bình hơn là phân tích, nghiên cứu toàn bộ
những mối quan hệ trong ngoài phức tạp của sáng tác văn học. Những hình
thức phê bình này không những không có tác dụng nhiều trong trong việc
hướng dẫn, gợi ý, mở đường cho sáng tác mà ngược lại dễ sáng tác đi vào
những thiên hướng lệch lạc, bệnh hoạn.


14


Trong bối cảnh đó, “giảng văn” theo Đặng Thai Mai là một hình thức
phê bình cần thiết, bởi ông quan niệm giảng văn là những “công trình phân
tích thấu đáo nội dung và hình thức của áng văn, tác dụng của thiên tài, ảnh
hưởng của lịch sử và của thời đại trong công cuộc xây dựng văn nghệ, địa vị
cùng ảnh hưởng của tác phẩm trong tư tưởng và văn học Việt Nam” [28, tr. 33].
Quan niệm như vậy thì giảng văn bao gồm cả phê bình, phân tích tác
phẩm, một phần của lịch sử văn học và nghiên cứu văn học. Quan niệm đó
góp phần tránh được cách hiểu và lối giảng văn thiển cận, chỉ đóng khung
trong những “tìm kiếm về luân lí, thần cú nhãn tự trong bản thân tác phẩm
cùng như lối bình văn chủ quan, thiếu cơ sở lí luận và thực tiễn” [30, tr. 38].
Như vậy thuật ngữ “giảng văn” cũng được Đặng Thai Mai sử dụng với
hai nghĩa: giảng văn vừa là một “hình thức phê bình cần thiết” vừa là một
hoạt động giảng dạy văn học, một môn học ở nhà trường phổ thông.
Trong không khí đổi mới phương pháp dạy học văn, thuật ngữ “giảng
văn” nghe có vẻ cũ kĩ, lỗi thời. Bản thân âm hưởng của từ đó dễ gây cho
người ta ấn tượng về lối dạy học cũ đã từng ngự trị hàng thế kỉ trong nhà
trường phổ thông. Tuy nhiên như đã nói, tên gọi không phải là tất cả. Quan
niệm và hệ thống lí thuyết giảng văn của Đặng Thai Mai trong thực tế đã vượt
quá giới hạn chật hẹp của cách hiểu cảm tính về khái niệm “giảng văn” và
cách giảng văn phổ biến trong nhà trường cũ.
Để đảm bảo tính khách quan, ở đây người viết vẫn dùng nguyên khái
niệm “giảng văn” của Đặng Thai Mai chứ không thay bằng những thuật ngữ
hiện đại khác như “đọc - hiểu văn bản”.
1.2.3. Quan niệm của Đặng Thai Mai về mục đích, tác dụng của giảng văn trong
nhà trường
Mục đích của một hoạt động là kết quả dự kiến mà mỗi chủ thể hoạt

động cần phấn đấu để đạt được. Mục đích có tác dụng định hướng, chỉ đạo
toàn bộ quá trình hoạt động, góp phần tạo nên chất lượng, hiệu quả của hoạt

15


động. Ý thức được tầm quan trọng đó, trước khi đi vào bàn những vấn đề cụ
thể của phương pháp giảng văn, việc xác định mục đích giảng văn là một thao
tác quan trọng đầu tiên trong phương pháp luận giảng văn của Đặng Thai
Mai. Về vấn đề này, “Giảng văn Chinh phụ ngâm” là một ví dụ cụ thể.
Theo Đặng Thai Mai, “Mục đích giảng văn trong tinh thần cấp học
chuyên khoa ( …) trước hết là theo dõi trong nếp (pli) áng văn, tất cả cái tinh
vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật của một tác giả . Hiểu như vậy,
giảng văn trước hết, là chỉ rõ sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa
kĩ thuật và tư tưởng trong một tác phẩm văn chương” [28, tr. 31]. Từ mục
đích chung ấy, Đặng Thai Mai đề cập đến tác dụng của khoa giảng văn ở hai
phương diện:
* Tác dụng thứ nhất: “Về phương diện chủ quan, một kĩ thuật giảng
văn sâu sắc và chính xác cũng là một động cơ xây dựng và bỗi dưỡng tâm hồn
người nghe, người đọc những hứng thú văn chương dồi dào và đúng đắn” [28, tr. 31].
Trình bày tác dụng này, tác giả phê phán hai lối giảng văn:
+ “Khi đọc một câu văn hay thì ai không cảm thấy là hay? Và nếu ta
cảm biết là câu văn hay là đủ rồi, hà tất phải giảng?” [28, tr. 31]. Lối giảng
văn này chỉ quan tâm tới việc cảm nhận, rung động trước áng văn. Không cần
lí giải tại sao câu văn ấy, tác phẩm ấy hay, hay bởi yếu tố nào? Đây là cách
cảm nhận hoàn toàn cảm tính, không dựa trên cơ sở khoa học.
+ “Hưởng thụ văn chương phải là một thái độ hồn nhiên phản luận lí
(illogique) của trực cảm” [28, tr. 32]. Đặng Thai Mai không hề xem nhẹ sự
cảm nhận hồn nhiên, trực tiếp. Nhưng theo ông, “cảm thấy hay chưa đủ, có
hiểuọc sinh tự học

Gv yêu cầu học sinh làm bài Luyện tập trong sách giáo khoa (tr. 88) vào vở
bài tập.
Chuẩn bị bài theo phân phối chương trình.
Sau tiết học kiểm tra đánh giá theo nội dung của phiếu khảo sát.
3.3. Kết quả thực nghiệm và đánh giá
3.3.1. Kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của
người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm”) cho học sinh theo những phương
pháp mới, vận dụng lí thuyết giảng văn của Đặng Thai Mai, chúng tôi nhận
thấy học sinh có hứng thú với bài học, tích cực hoạt động, phát huy được tính
tích cực, chủ động của học sinh. Với các phương pháp dạy học mới được đưa

89


vào giảng dạy giúp các em dễ tiếp thu các vấn đề trong văn bản, hiểu sâu hơn
và cũng dễ vận dụng vào các văn bản cùng thể loại. Người giáo viên đóng vai
trò là người hướng dẫn, khơi gợi và tổ chức các hoạt động, còn học sinh là
người chủ động giải quyết các vấn đề được đặt ra trong văn bản. Từ đó hình
thành và phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ
thẩm mĩ và năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh bằng
một bài kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm. Kết quả thu được như sau:
- Tổng số học sinh được thăm dò là 159 học sinh.
- Tổng số bài kiểm tra của 2 lớp thực nghiệm 10A1, 10A5 là 80 bài.
- Tổng số bài kiểm tra của 2 lớp đối chứng 10A9, 10A13 là 79 bài.
Mô hình

Giờ dạy đối chứng


Giờ dạy thể nghiệm theo tư

giờ dạy

tưởng giảng văn của Đặng Thai

Kết

Mai và tư tưởng giảng văn mới

quả
thưc nghiệm
Đề kiểm tra

Câu 1. Theo em có thể đặt cho đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của

chung

người chinh phụ” một tiêu đề khác được không? Nếu có thì đặt
như thế nào? Vì sao? Nếu không thì vì sao?
Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa với khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Yêu cầu cần


Câu 1: Hs biết suy nghĩ độc lập và có thể đưa ra những tiêu đề

đạt được

khác như “Nỗi nhớ của người chinh phụ”, “Nỗi cô đơn của

90


người chinh phụ”, “Nỗi niềm người vợ có chồng đi chinh
chiến”... Nhưng quan trọng là biết lí giải thích hợp. Và hs biết
nhấn mạnh tiêu đề sách giáo khoa là sát hợp.
Câu 3: - HS biết lựa chọn những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật
đặc sắc để phân tích: gió đông, non Yên, nghệ thuật điệp vòng,
từ láy, âm điệu, tiết tấu của đoạn thơ dàn trải…; Khái quát
được ý nghĩa của đoạn trích; Văn viết có cảm xúc, có suy nghĩ
riêng, diễn đạt đúng ngữ pháp, lưu loát.
Kết quả
kiểm tra
(số liệu cụ
thể xem
bảng)

- Câu 1: hs suy nghĩ độc lập - Sự sáng tạo, độc lập của hs rõ
nhưng ít sáng tạo. Phần lớn nét hơn. Phần lớn nhấn mạnh
cho rằng không cần đặt tiêu tiêu đề trong sách hay và sát
đề khác. Một số có đặt tiêu nhưng có thể đặt những tiêu đề
đề mới như: “Nỗi lòng người
chinh phụ”, “Tấm lòng người
chinh phụ”… nhưng sự lí

giải không hoàn toàn thuyết
phục.

mới như: “Nỗi nhớ nhung sầu
muộn của người chinh phụ”,
“Nỗi buồn của người chinh
phụ”… Nhiều em đã lí giải
được lí do, nhưng nhiều em lí
giải chưa rõ ràng.

- Câu 2: Hs phân tích chưa - Hs có cảm nhận sâu sắc hơn,
sâu sắc, chưa chú ý nhiều đặc biệt biệt bám vào các yếu
đến nghệ thuật điệp ngữ, tố nghệ thuật như điệp từ, điệp
chưa phân tích được giá trị ngữ, hệ thống từ láy giàu giá
của cách lựa chọn từ ngữ tinh trị. Các em đã khái quát đươc ý
tế, giàu sắc thái biểu cảm. nghĩa nhân văn của đoạn trích,
Hầu hết học sinh chưa khái cảm nhận được niềm khát khao
quát được giá trị nhân văn hạnh phúc của nhân vật trữ
mà chỉ nêu được tiếng nói tố tình. Văn viết có cảm xúc hơn,
cáo chiến tranh phong kiến. trình bày ý kiến cá nhân của
Văn viết không giàu cảm mình về vấn đề rõ hơn.
xúc.

91


Bảng 3.3. Kết quả khảo sát bài làm của học sinh lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng
STT


Lớp

Số HS

Lực học khảo sát bài kiểm tra
Khá

Giỏi

TB

Yếu

1

Thực

11 A1

40

12(30%) 20(50%)

8(20%)

0(0%)

2

nghiệm


11 A5

40

8(20%)

8(20%)

0(0%)

3

Đối

11 A9

39

4

chứng

11 A13

40

24(60%)

6(15,4%) 16(41%) 15(38,5%) 2(5,1%)

6(15%)

20(50%) 13(32,5%) 1(2,5%)

Bảng 3.4. Tổng hợp so sánh bảng kết quả lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng
Đối
tượng
Đơn vị Số HS
Số liệu 80
%
100

Đối chứng

Thực nghiệm
Giỏi

Khá

TB

Yếu

Số HS

Giỏi

Khá


TB

Yếu

20
25

44
55

16
20

0
0

79
100

12
15,2

36
45,6

28
35,4

3
3,8


(Nguồn cung cấp số liệu: Bài kiểm tra khảo sát của học sinh sau các tiết dạy)
60
50
40
Thực nghiệm

30

Đối chứng

20
10
0
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra giữa lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng
92


×