Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giới thiệu khái quát về Công ty In và Văn hóa phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.24 KB, 15 trang )

Giới thiệu khái quát về Công ty In và Văn hóa phẩm
(Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch)
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Cuối năm 1996, thực hiện chỉ thị 500 TTG – CP của thủ tướng Chính
phủ về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, căn cứ vào thơng báo 5864/
ĐMDN của chính phủ ngày 18/11/1996 về việc phê duyệt phương án tổng thể
sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ văn hóa thơng tin. Bộ văn hóa –
thơng tin đã đưa ra quyết định số 3839/ TC – QĐ ngày 30/12/1996 về việc
thành lập Cơng ty in và văn hóa phẩm trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị:
• Cơng ty văn hóa phẩm
• Cơng ty phát triển kỹ thuật in
• Cơng ty nhạc cụ Việt Nam
Cơng ty in và văn hóa phẩm là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của
tổng Công ty in Việt Nam, hạch tốn độc lập, có con dấu, tài khoản ngân hàng.
Trụ sở Cơng ty đóng tại Hà Nội. Cơng ty có hai trụ sở chính:
• Cơ sở 1: Phường Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – Hà Nội.
• Cơ sở 2: Hào Nam – Phường Ơ Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội
Tổng diện tích mặt bằng khoảng 11000 m2. Cơng ty có số đăng ký kinh
doanh 111920, với.
Tổng số vốn ban đầu là:

7.378.000.000 đồng.

Trong đó:
 Vốn cố định:

4.662.000.000 đồng.

 Vốn lưu động:

2.716.000.000 đồng.



Năng lực sản xuất ban đầu:


• In: Trên 5 tỷ trang in công nghiệp/ năm.
• Nhạc cụ: 6000 chiếc / năm.
• Hàng thủ cơng mỹ nghệ :27000 bộ/ năm.
• Đồ gỗ: 691 sản phẩm / năm
• Đầu chổi quét sơn và bút vẽ: 1.150.000.000 sản phẩm/ năm.
• Đồ gỗ xuất khẩu: 500.000 chiếc/ năm.
Ngay từ khi mới thành lập Công ty đã phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức. Bên cạnh những khó khăn chung của ngành như sự cạnh tranh gay
gắt thì một khó khăn riêng của Cơng ty chính là làm sao có thể nhanh chóng ổn
định tổ chức, sản xuất sau khi sáp nhập, đặc biệt là khi bản thân các cơng ty
thành viên trước đây đang nằm trong tình trạng hết sức phức tạp. Trong số ba
đơn vị thì chỉ có Cơng ty Văn hố phẩm là hoạt động có hiệu quả. Hai đơn vị
còn lại đều nợ ngân sách và ngân hàng từ một đến hai tỷ đồng, gần 100 trường
hợp không giải quyết được chế độ hưu cũng vì đơn vị khơng cịn tiền nộp bảo
hiểm. Tổng số cán bộ, cơng nhân viên kể cả số chưa có điều kiện giải quyết
chính sách tăng lên đến 500. Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, manh mún, nhà
xưởng lụp xụp.
Để ổn định tình hình, việc đầu tiên Đảng uỷ và Ban giám đốc đã sắp xếp lại
tổ chức, đào tạo, phân công lại lao động cho phù hợp, đề nghị các cán bộ nêu
cao tinh thần trách nhiệm tập thể, chống tư tưởng cục bộ. Tư tưởng chỉ đạo đó
được Đảng uỷ và Ban giám đốc gương mẫu thực hiện, tạo điều kiện để Công ty
mới hợp nhất ổn định ngay từ đầu. Đồng thời, Công ty xác định mũi nhọn chủ
yếu cần đẩy mạnh là khối sản xuất in, tổ chức lại, mở thêm ngành nghề và phát
huy vai trò của khối sản xuất nhạc cụ, đào tạo tại chỗ cho những người trái
ngành, bố trí cơng nhân đan xen giữa người giỏi và người yếu để kèm cặp giúp
đỡ lẫn nhau. Công ty cũng tiến hành soạn thảo và ban hành điều lệ hoạt động,

qui định về quản lý tài chính, vật tư theo nhóm sản phẩm, qui định về trách
nhiệm bảo đảm an toàn cho tài sản của Cơng ty khơng bị thất thốt. Nhưng


trước những biến động của thị trường, năm 2007 công ty đã quyết định ngừng
việc sản xuất nhạc cụ và đồ gỗ, tập trung vào bộ phận in.
Nhờ những biện pháp đúng và quyết tâm của Đảng uỷ, Ban giám đốc
cùng tập thể cán bộ công nhân viên nên chỉ sau một thời gian ngắn, Công ty đã
đi vào ổn định, mặt hàng từng bước được mở rộng, người lao động có thu nhập
khá. Chỉ sau ba năm, Cơng ty đã trả xong cho ngân hàng và ngân sách số nợ cũ,
vốn cố định của Công ty tăng lên gấp rưỡi cịn vốn lưu động tăng lên gấp nhiều
lần, tín nhiệm của Công ty ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ được quan tâm đào
tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và có đủ năng lực hồn thành mọi
nhiệm vụ của Cơng ty giao trong bất cứ hồn cảnh nào.
Cùng với sự đi lên, Công ty In và Văn hóa phẩm đã khơng ngừng hồn
thiện mình để có chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường. Với mục tiêu cải thiện
đời sống cho cán bộ công nhân viên, đẩy mạnh sản xuất góp phần thúc đẩy nền
kinh tế xã hội. Với chất lượng hàng hóa ln được nâng cao, cải tiến mẫu mã
sản phẩm, cố gắng chiễm lĩnh thị trường nội địa, nâng cao xuất khẩu. Liện tục
đổi mới và củng cố tổ chức theo hướng gọn nhẹ mà công tác quản lý đạt hiệu
quả cao, phù hợp với tính năng động của cơ chế thị trường. Tăng cường bồi
dưỡng cán bộ, chú trọng tài năng và phẩm chất của người cán bộ, khẩn trương
xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực để thực hiện nhiệm vụ của cơng ty trong
giai đoạn mới.
Do có những thành tích to lớn như vậy, Cơng ty đã được Chính phủ và Bộ
VH- TT (nay là Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch) tặng cờ thi đua xuất sắc nhiều
năm liền, bản thân Giám đốc Trần Văn Cường được công nhận là giám đốc
doanh nghiệp giỏi của thành phố Hà Nội.



2. Chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ vào quyết định 3839 TC – QĐ của Bộ Văn hóa thơng tin. Cơng ty In
và Văn hóa phẩm có các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Chức năng:
• Một trong các chức năng chính của Cơng ty là sử dụng các nguồn lực sản xuất
(lao động, thiết bị, vốn) một cách có hiệu quả để sản xuất ra các ấn phẩm, văn
hóa phẩm và các mặt hàng thủ cơng nghiệp cung cấp cho thị trường trong nước
và nước ngồi.


Chức năng nhân sự: Bao gồm các công tác tuyển dụng, đào tạo,
bố trí lao động, định mức lao động.



Chức năng kỹ thuật: Bao gồm các hoạt động về cơ điện và kỹ
thuật cơng nghệ của cơng ty.



Chức năng hạch tốn: Bao gồm hạch tốn kế tốn và hạch tốn
thống kê.



Chức năng kiểm tra: Kiểm tra kỹ thuật và chất lượng sản phẩm
trong suốt q trình sản xuất và sau sản xuất.




Chức năng thương mại: Tìm nguồn khai thác vật tư kỹ thuật, tổ
chức tiêu thụ sản phẩm.
- Nhiệm vụ:

• In và gia công các ấn phẩm như sách, báo, giấy tờ quản lý, nhãn hàng, bao bì…
trên giấy và trên các vật liệu khác.
+ Các loại sách: sách giáo khoa, giáo trình, truyện ngắn, truyện
Kim Đồng, từ điển, ...
+ Các loại tạp chí, đặc san, báo: Tạp chí Sinh viên, Tạp chí Thuỷ
sản, Tạp chí Vì trẻ thơ, Tạp chí Sân khấu điện ảnh, Đặc san Văn hoá, Báo Văn
hoá, Báo Hải Phòng...


+ Các loại ấn phẩm khác: như tranh ảnh, bưu thiếp, nhãn màu cho
các sản phẩm rượu, bia, dầu ăn, bánh kẹo, xà phòng, các tờ gấp quảng cáo,
tuyên truyền; các loại giấy tờ trong đơn vị sản xuất kinh doanh như Hợp đồng,
đơn xin vay, khế ước...


Kinh doanh các loại vật tư và thiết bị dùng trong in.



Nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ in.



Kinh doanh mặt hàng văn hóa phẩm khác theo quy định của
pháp luật.
Để hồn thành tốt các chức năng và nhiệm vụ đó, Cơng ty đã có một cơ

cấu tổ chức bộ máy tương đối phù hợp.
Cơng ty In và Văn hóa phẩm dược tổ chức theo cơ chế: Đảng lãnh đạo,
chính quyền điều hành, cơng đồn tham gia quản lý. Và cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý doanh nghiệp của Công ty In và văn hóa phẩm là cơ cấu trực tuyến –
chức năng. Trong cơ cấu này người lãnh đạo của doanh nghiệp được sự giúp đỡ
của lãnh đạo chức năng để ra quyết định chức năng để chuẩn bị các quyết định,
hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quyết định nhưng vẫn chịu trách nhiệm về
mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Trong
cơ cấu này ta thấy người lãnh đạo (giám đốc) trong cơ quan sử dụng bộ phận
tham mưu giúp việc của cơng đồn trong việc ra các quyết định. Nhưng trong
cơ cấu này có điểm khác là giám đốc trong cơ quan ra quyết định trên sự tham
gia của cả Đảng Ủy trong Công ty.
3. Đặc điểm của công ty trong sản xuất kinh doanh
3.1. Cơ cấu tổ chức
Là một DNNN, công ty được tổ chức theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Chính
quyền điều hành, Cơng đồn tham gia quản lý. Mặt khác, ngồi chức năng chính
là sản xuất kinh doanh thì cơng ty cịn có các chức năng khác như : nhân sự, kỹ


thuật, hạch toán, thương mại, kiểm tra...Các chức năng này sẽ được các phòng
ban khác nhau đảm nhận.
Để làm tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, cơ quan đã có một cơ cấu
bộ máy tổ chức tương đối phù hợp. Cơng ty In và Văn hố phẩm được tổ chức
theo cơ chế : Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơng đồn tham gia quản
lý. Và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp của công ty In và Văn hoá
phẩm là cơ cấu trực tuyến - chức năng. Trong cơ cấu này người lãnh đạo của
doanh nghiệp được sự giúp đỡ của lãnh đạo chức năng để ra quyết định chức
năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quyết định
nhưng vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định
trong phạm vi doanh nghiệp. Trong cơ cấu này ta thấy người lãnh đạo ( giám

đốc ) trong cơ quan sử dụng bộ phận tham mưu giúp việc của cơng đồn trong
việc ra các quyết định. Nhưng trong cơ cấu này có điểm khác là giám đốc trong
cơ quan ra quyết định dựa trên sự tham gia của Đảng uỷ trong công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CƠNG
TY
Ban giám đốc

Phịng
Tổ chức
hành
chính

Phịng
Kế
hoạch
vật tư

P.X chế
bản

Phịng
Điều
hành SX

P.X
In

Phịng
Tài vụ


Phịng
Xuất
nhập
khẩu

Phịng
Kỹ
thuật

P.X
Sách

(Trích tài liệu phịng tổ chức hành chính)


Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Trong sơ đồ trên, các phòng ban được chỉ định quyền hạn và
nhiệm vụ riêng của mình như sau:
Giám đốc: Do Bộ văn hóa thơng tin bổ nhiệm có quyền hạn theo qui định
của Nhà nước, điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm
trước lãnh đạo cấp trên và cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty.
Phó giám đốc kỹ thuật: giúp việc cho giám đốc về mặt kỹ thuật dây
chuyền cơng nghệ. ( ban giám đốc )
Phó giám đốc kinh doanh: giúp việc cho giám đốc về mặt kinh doanh của
Cơng ty. ( ban giám đốc )
Phịng tổ chức hành chính:
• Số lượng nhân viên: khoảng 40-42 ngưới
• Nhiệm vụ:
+ Đào tạo, tuyển mộ, bố trí lao động, lưu trữ hồ sơ sa thải.

+Công tác lao động, các chế độ chính sách về lao động.
+Cơng tác tiền lương.
+Cơng tác thi đua khen thưởng.
+Xây dựng các điều lệ, hoạt động thực hiện bàn giao, tiếp nhận các
nhiệm vụ quản lý.
Phịng kế hoạch vật tư:
• Số lượng nhân viên: 10-15 người
• Nhiệm vụ:
+Quản lý và cung cấp vật tư cho các phân xưởng.
+Tham mưu cho giám đốc về việc mua sắm, sử dụng, bảo quản và
quyết toán vật tư kỹ thuật theo số liệu của phòng kỹ thuật – thi cơng.
+Phân chia giá trị sản lượng nếu có nhiều đơn vị phối hợp.
Phòng kỹ thuật:


• Số lượng nhân viên: 12-15 người
• Nhiệm vụ:
+Quản lý, vận hành và sửa chữa kỹ thuật
+Nghiên cứu hướng triển khai sản xuất mặt hàng mới bao gồm: in,
chếbản
+Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật các nguyên liệu, vật tư.
+Quản lý các thiết bị theo quy phạm của Nhà nước (Điện, áp lực).
+Quản lý các thiết bị máy mới của toàn dây chuyền sản xuất thông
qua lập kế hoạch tu sửa, theo dõi tổng hợp, thực hiện lịch tu sửa của công ty.
+Đầu tư và tổ chức lắp đặt thiết bị mới.
+Ban hành và tham gia quản lý việc thực hiện quy trình cơng nghệ
của tồn bộ dây chuyền sản xuất.
Phịng xuất – nhập khẩu có nhiệm vụ:
• Số lượng nhân viên: 20-12 người người
• Nhiệm vụ:

+Chịu sự điều hành trực tiếp của phó giám đốc phụ trách kinh
doanh.
+Nghiên cứu và phát triển thị trường.
+Điều hành, theo dõi và kiểm tra việc xuất nhập khẩu hàng hóa của
cơng ty.
+Ngồi ra, thực hiện thêm công tác tiêu thụ sản phẩm và
Marketing.
+Phối hợp mật thiếu với các phòng khác để lên kế hoạch sản xuất
phù hợp với cầu thị trường.
Phòng điều hành sản xuất:
• Số lượng: 10 – 12 nhân viên.
• Nhiệm vụ:


+Điều hành các công việc về sản xuất như lệnh sản xuất, phiếu
lĩnh vật tư, tiến độ làm việc cho các phân xưởng sản xuất.
+Kiểm tra, xác định chất lượng của bản in đúng tiêu chuẩn.
+Xác nhân chất lượng sản phẩm của các phân xưởng.
Phân xưởng in:
• Số lượng: 190-199 người
• Nhiệm vụ: đảm bảo in đúng tờ, đúng mẫu, khơng nhăn, khơng
đạt mực (theo phiếu của phịng sản xuất).
Phân xưởng sách:
• Số lượng: 165 – 170 người


Nhiệm vụ:
+Kiểm tra tờ in đúng yêu cầu chất lượng (ảnh đạt 80% - 90% so

với mẫu), đúng kích thước qui ước, đúng mẫu theo tờ ký bông, đúng tay kê, đủ

số lượng, bắt lồng đúng số trang, tài liệu theo yêu cầu của phân xưởng, vào bìa,
xén đóng gói.
+Nhập kho và giao hàng.
3.2. Khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, sản phẩm
• Khách hàng
Cơng ty In và Văn hoá phẩm chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Văn
hóa thể thao và du lịch, hoạt động sản xuất trong lĩnh vực in sách báo, tạp chí,
cơng ty đã tạo ra vị thế, uy tín trong lĩnh vực này. Ngay từ đầu, Công ty đã nhận
được nhiều hợp đồng từ phía các đối tác và đã có nhiều đối tác trở thành khách
hàng trung thành của công ty:
+Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương.
+Ban tổ chức trung Ương- bản tin
+Ban tổ chức Trung Ương Đảng- TCXD Đảng
+Các báo và tạp chí: báo diễn đàn Doanh nghiệp, Báo giáo dục và thời
đại, Báo thể thao Việt Nam, Báo đầu tư, Tạp chí văn hóa Doanh nhân, Tạp chí


văn hóa nghệ thuật…..và cịn nhiều các báo và tạp chí đã tin tưởng đặt hàng với
cơng ty trong suốt thời gian qua.
+Các nhà xuất bản:
NXB Kim Đồng, NXB Giáo dục tại Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia sự
thật, NXB Giáo dục tại TP Đà Nẵng, NXB Khoa học kỹ thuật, NXB Thanh
Niên, NXB Văn hóa thơng tin, NXB Thống kê.... Và rẩt nhiều NXB khác đã trở
thành khách hàng thường xuyên của công ty.
+Nhà sách: Nhà sách Minh Đức, nhà sách Minh Trí- Phạm Ngọc Tới,
Nhà sách Dương Nguyệt – Phạm Ngọc Tới……
+Công ty: Công ty cổ phần sách Giáo dục tại Hà Nội, cơng ty TNHH bao
bì Việt Hưng, công ty quảng cáo dolphin, công ty quảng cáo ánh sáng mặt trời,
công ty TNHH Truyền thông QC và TM…..Ngồi việc đặt hàng các ấn phẩm
báo chí, tập san của riêng cơng ty thì đăng kí hợp đồng sản phẩm như bao bì

phục vụ cho q trình đóng gói sản phẩm cũng được các cơng ty đặt hàng
thường xun
• Thị trường:
Cơng ty in và văn hóa phẩm là công ty trung gian sản xuất giữa các công
ty, nhà xuất bản, các báo….với người tiêu dùng nên thị trường của công ty chủ
yếu là trong nước, đặc biệt là khu vực Hà Nội và các vùng lân cận Hà Nội.
Ngồi việc nhận in sách báo, tạp chí cho các cơng ty khác, Cơng ty cũng có
những ấn phẩm sách báo, tập san riêng và sản phẩm được tiêu thụ khắp mọi nơi.
Là cơng ty in thuộc Bộ văn hóa thơng tin, có uy tín trong lĩnh vực in sách
báo, tạp chí trong nhiều năm, nên ngồi thị trường trong nước, cơng ty cũng
được nhiều đối tác ở nước ngồi đặt hàng các ấn phẩm sách báo, tạp chí.


Đối thủ cạnh tranh


Thị trường các ấn phẩm sách báo ở Việt Nam ngày càng phát triến trong
những năm gần đây, đặc biệt là khu vực thành phố Hà Nội. Chính vì vậy đã có
khá nhiều cơng ty in mới được thiết lập bên cạnh những công ty đang hoạt động
hiện nay. Thị trường ngành in cạnh tranh khá gay gắt. Trong hoàn cảnh hiện
nay, cơng ty In và Văn hóa phẩm khơng tránh khỏi việc cạnh tranh của các đối
thủ. Đối thủ hiện nay là các công ty in trong khu vực Hà Nội như: Công ty in
Tiến Bộ, Công ty in Thống Nhất, Cơng ty in Hàng khơng… và các xí nghiệp in
trong khu vực và các vùng lân cận Hà Nội.
Để nâng cao được uy tín, số lượng hợp đồng in, nâng cao vị thế của công
ty trong bối cảnh cạnh tranh ngành diễn ra khá gay gắt như hiện nay, cơng ty
cần có những biện pháp đảm bảo chất lượng in như: đủ, đúng về số lượng và
chất lượng như trong đúng hợp đồng.
• Nhà cung ứng
Các sản phẩm in ấn của công ty cần rất nhiều các loại nguyên vật liệu

khác nhau, trong đó một số các loại nguyên vật liệu chính như: mực photo, giấy
opset, giấy cacbon, ống đồng, băng dính, cồn….v..v
Do vậy, việc tìm kiếm nhà cung ứng tốt cũng như thiết lập mối quan hệ
bạn hàng lâu dài với họ là một trong những yếu tố tạo nên sự cạnh tranh. Trong
suốt quá trình thành lập đến nay, công ty đã thiết lập quan hệ với nhiều nhà cung
ứng và trở thành khách hàng uy tín. Một số các nhà cung ứng lớn như: Cơng ty
TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp An Thái (CT ANTHAI), công ty TNHH
19/5, công ty CP EPIC Việt Nam, công ty CP tư vấn xây dựng và thương mại
DKSH….
Cơng ty In và văn hóa phẩm là cơng ty có uy tín, ln nhận được các hợp
đồng lớn từ phía các nhà xuất bản, nhà sách, các tổ chức công ty. Do vậy, công
ty luôn đảm bảo lượng hợp đồng thường xuyên và có giá trị lớn đem lại nguồn
doanh thu lớn với các nhà cung ứng. Chính vì vậy, trong suốt nhiều năm qua,


các nhà cung ứng cũng đáp ứng các đơn đặt hàng của công ty đúng thời gian, số
lượng cũng như chất lượng.
• Sản phẩm
Sản phẩm in ấn vốn khơng phải là một sản phẩm đặc biệt, tuy nhiên vấn đề
bảo vệ môi trường từ công nghệ in ấn lại là vấn đề quan tâm của các nhà
quản lý. Do vậy đây có thể coi là một đặc điểm của sản phẩm in.
Cơng ty In & Văn hóa phẩm được xây dựng trên diện tích 7.167 m2 với hệ
thống cấp điện, cấp nước và thoát nước được thiết kế và xây dựng phù hợp qui
hoạch chung của thành phố cũng như bảo vệ mơi trường cảnh quan xung quanh.
+Khí thải: hoạt động sản xuất của công ty hầu như không phát sinh khí thải
tập trung. Một lượng nhỏ khí thải phát sinh chủ yếu từ các phương tiện vận
chuyển (xe nâng, ôtô), hơi mực in, hóa chất.
+Nước thải: Nước thải từ công ty chủ yếu phát sinh từ các khu vệ sinh/sinh
hoạt của cán bộ nhân viên hoặc từ nhà bếp, một phần nhỏ phát sinh từ khâu rửa
bản và hiện bản.

+Phát sinh chất thải: chất thải rắn chủ yếu sinh ra từ các sản phẩm loại bỏ và
bao bì khơng thẻ tái sử dụng và rác thải từ khu vực văn phòng. Một phần chất
thải là chất nguy hại như giẻ dính dầu mỡ, vỏ thùng/can hóa chất thải, vỏ hộp
mực in, các loại dầu mỡ thải, đèn túyp neon ỏng…v…v..
+Tiêu thụ năng lượng: Nguồn năng lượng chính được sử dụng là năng lượng
điện.
+Tiêu thụ nguyên liệu: Nguyên liệu chính để chế tạo sản phẩm là giấy, mực,
hạt keo. Một số hóa chất khác cũng được sử dụng nhưng đều đảm bảo tuân thủ
các yêu cầu nghiêm ngặt của khách hàng như Kein Package.
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
4.1. Sản phẩm


Môi trường luôn cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp in với nhau, việc
tìm kiếm các sản phẩm mới cũng như cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm đang
sẩn xuất là một nhiệm vụ mang tính chất chiến lược trong việc thiết lập lợi thế
cạnh tranh về sản phẩm cho công ty.
Bảng 1:Kết quả hoạt động sản xuất sản phẩm của công ty giai đoạn 20042008
SST
1
2
3

Sản phẩm
In
Đồ gỗ xuất
khẩu
Nhạc cụ

ĐV tính

Tỷ trang

2004
11,229

2005
12,562

2006
15,867

2007
18,586

2008
15,296

Triệu cái

1,835

1,852

1,756

-

-

Triệu cái


782

765

750

-

-

(Nguồn từ phịng tổ chức hành chính)
Các sản phẩm đồ gỗ và nhạc cụ trong các năm gần đây đã đang mất dần chỗ
đứng cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ phía thị trường. Do vậy, năm 2007 là
năm đánh dấu sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm của công ty với sự sắp xếp lại
2 phân xưởng sản xuất đồ gỗ và nhạc cụ. Đến năm 2007 cơng ty đã khơng cịn
sản xuất mặt hàng đồ gỗ và nhạc cụ. Mặc dù năm 2008 chỉ tập trung vào vào
sản phẩm in ấn nhưng lượng in lại giảm đáng kể khoảng 3,29 tỉ trang (giảm
khoảng 17.7% ) so với năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng này là do phải
đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính khó khăn đang ảnh hưởng trực tiếp đến
nền kinh tế nói chung.
4.2. Khách hàng, thị trường
Nói chung, mặc dù phải đối mặt với thị trường cạnh tranh gay gắt cũng như
yêu cầu phải đổi mới công nghệ và sản phẩm nhưng cơng ty In và Văn hố
phẩm vẫn luôn nỗ lực bảo vệ những thành quả đã đạt được từ việc thiết lập
khách hàng và xác lập thị trường.
Cơng ty nói riêng và các cơng ty trong nước nói chung đang phải cố gắng
khắc phục hậu quả của khủng hoảng tài chính năm 2008, cơng ty vẫn giữ được
những khách hàng trung thành, vẫn giữ được những khu vực thị trường vốn có,
thể hiện thành tựu đáng kể trong việc giữ thị trường không bị thu hẹp. Nguyên

nhân của tình hình này là một phần do chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng nhu
cầu người tiêu dùng, một phần là do uy tín từ một cơng ty Nhà Nước.
4.3. Doanh thu, lợi nhuận


Bảng 2: Bảng các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh từ 2004- 2008
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng vốn

Tỷ đồng

154.145

174.696


192.006

144.669

198.248

Tỷ đồng

157.471

175.160

190.487

215.673

187.256

Triệu đồng

595.119

788.394

799.561

825.284

789.243


6.172

6.186

6.761

6.804

6.629

611

611

611

592

574

1,250,932

1,297,059

1,296,423

1,298,456

1,251,068


1

2
3
4
5
6

Tổng doanh
thu
Lợi nhuận
Tổng nộp ngân
sách (cả thuế)
Lao động bình
quân
Thu nhập bình
qn

Tỷ đồng
Người
Đồng/tháng

(Nguồn từ phịng tổ chức hành
chính)
Qua số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của công ty tăng rất nhanh, năm
2005 tăng một lượng so với với năm 2004 với số tương đối là 17.89 tỷ đồng hay
tăng 11.23%. Năm 2007 tăng 25.86tỷ đồng hay 13.22% so với năm 2006. Đây
là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ là không phải mọi doanh nghiệp Nhà
Nước đều làm ăn kém hiệu quả. Nhưng đến năm 2008, tổng doanh thu giảm
đáng kể, giảm 28.17 tỷ đồng so với năm 2007, nguyên nhân do ảnh hưởng của

cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra vào cuối năm 2008 làm cho lượng đơn hàng
của công ty giảm xuống.
Lợi nhuận của công ty luôn tăng nhanh qua các năm, đặc biệt năm 2005 so
với năm 2004 lợi nhuận tăng 193.75 triệu đồng ( tăng 32.48% ), năm 2007 tăng
25.23 triệu đồng ( tăng 3.22% ) so với năm 2006. Riêng năm 2008 lợi nhuận có
giảm đi 36.041 triệu đồng ( giảm 4.36%) so với năm 2007 do ảnh hưởng khủng
hoảng tài chính. Tuy nhiên nhìn chung cơng ty hoạt động có lãi và đang cố gắng
đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.
4.4. Đóng góp ngân sách Nhà Nước, thu nhập người lao động
Theo bảng số liệu trên công ty đã nộp ngân sách tăng đều qua các năm, năm
2005 tăng hơn so với năm 2004 một lượng tương đối là 0.014 tỷ đồng hay tăng


0.22%, năm 2006 tăng 0.575 tỷ đồng hay tăng 9.29% so với năm 2005, năm
2007 tăng 0.043 tỷ đồng hay tăng 0.64% so với năm 2006.
Rất nhiều các công ty trốn tránh việc nộp ngân sách cho Nhà Nước bằng
nhiều hình thức nhưng cơng ty In và Văn hóa phẩm lại có những bước tiến mới
trong vấn đề này ( nộp ngân sách tăng hơn so với năm trước). Đây là những
thành tựu đáng kể của công ty mà không phải công ty nào cũng đạt được như
vậy.
Nổi bật là đời sống người lao động tăng nhanh qua những năm gần đây. Và
đặc biệt năm 2005 tăng 46,127 đồng/tháng hay 3.69% so với năm 2004 và năm
2007 tăng 42,033 đồng/tháng hay 3.24% so với năm 2006. Công ty không
ngừng quan tâm tới lợi ích của cơng nhân viên và đã áp dụng địn bảy kinh tế.
Do đó, thu nhập bình quân đầu người lao động không ngừng được cải thiện qua
các năm. Đây cũng là một thành tựu đáng kể do công ty tạo dựng nên.




×