Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Công chức trong nhà nước pháp quyền : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.04 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LẠI THỊ PHƯƠNG THẢO

CÔNG CHỨC TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÈN

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử N hà nước và pháp luật
Mã số

: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC








Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan

Hà Nội - 2012


LÒÌ CAM ĐOAN

Tôi xỉn cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết qua nêu trong Luận văn chưa được công bo trong bất kỳ công trình nào


khác. Các sô liệu, ví dụ và trích dân trong Luận vãn đảm bao tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quổc gia
Hà Nôi.
Vậv tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Trân trọng cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lại Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
M ỤC LỤC
M Ở Đ Ầ U ..................................................................................................................... 1
C hương 1: NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ CÔNG CHỨ C TRONG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN.................................................................................. 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của công chứ c........................................................... 7
1.1.1. Khái lược quan niệm công chức ở một sô nước trên thê giới............. 7
1.1.2. Quan niệm công chức của Việt N am .................................................... 11
1.2. Những yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền đối với đội
ngũ công chức....................................................................................................... 15
1.2.1. Nhận diện nhà nước pháp q u y ề n ...........................................................15
1.2.2. Vị trí, vai trò của công chức trong nhà nước pháp quyền................. 18
1.2.3. Yêu cầu đối với công chức trong nhà nước pháp quyền...................20
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến đội ngũ công chức trong nhà nước
pháp quyền............................................................................................................. 29
1.3.1. Hệ thống pháp luật về công chức.......................................................... 29

1.3.2. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật...........................................32
1.3.3. Trình độ phát triển dân tr í...................................................................... 33
Chương 2: T H Ụ C TRẠNG CÔNG CH Ứ C TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT N A M .................................................. 36
2.1. Thực trạng về mối quan hệ giữa công chức và công dãn trong Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam................................................ 38
2.2. Thực trạng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam........................................43
2.3. Thực trạng về ỷ thức pháp luật của công chức trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ..................................................................... 45


\

2.4. Thực trạng vê đạo đức công vụ của công chức trong Nh(ì nuớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.................................................................... 50
2.5.

Nguyên nhăn của thực trạng đội ngũ công chức trong Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.......................................................... 54
2.5.1. Nguyên

nhân từ phía nhà nước......................................................... 54

2.5.2. Nguyênnhân từ phía đội ngũ công chứ c............................................. 60
2.5.3. Nguyên

nhân từ phía người dân........................................................ 62


Chu ong 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỤNG, PHÁT
TRIÉN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DựNG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN
N A Y ...........................................................................................................................63
3.1. Phương hướng xây dựng, phát triển đội ngũ công chức đáp ứng yêu
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
63
3.1.1. Xây dựng đội ngũ công chức phải nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động công vụ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền . 63
3.1.2. Xây dựng đội ngũ công chức phải gắn với đổi mới, tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế.....................64
3.1.3. Xây dựng đội ngũ công chức đi liền với đổi mới tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước, cảicách thê chế hành chính............................. 65
3.2. M ột so giải pháp củng cố và phát triển đội ngũ công chức đáp ứng
yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện
nay...........................................................................................................................66
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về công chức trong Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt N a m .............................................66
3.2.2. Giải pháp đối với hoạt động tuyến chọn, sử dụng, quản lý đội ngũ
công chức trong Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam........ 72


3.2.3. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, năng lực cho công chức trong Nhà nước pháp quyền xã hội
chu nghĩa Việt N a m ...........................................................................................73
3.2.4. Giải pháp nâng cao đạo đức, lối sống, tác phong nghề nghiệp của
đội ngũ công chúc trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
N a m ...................................................................................................................... 76
3.2.5. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ công chức trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt N am ........................................79

3.2.6. Giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xây
dựng và củng cố đội ngũ công chức trong Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt N a m ...........................................................................................80
K Ế T L U Ậ N .............................................................................................................. 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K H Ả O ........................................................... 84


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong hoạt động của nên hành chính, vân đê xây dựng đội ngũ công
chức luôn là vấn đề quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Đội ngũ công chức
!à những người trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt động quản
lý xã hội, giữ vai trò đảm bảo cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống và
là nhân tố quyết định hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính. Chính nhờ thông
qua đội ngù công chức mà các quan hệ và tác động quản lý nhà nước đến các
công dân được thực hiện. Nói cách khác, công chức là những người thực thi
cụ thê pháp luật trên lãnh thố và thực hiện mối giao tiếp hàng ngày giữa chính
phủ và dân cư, và bằng cách đó mà ý chí của Nhà nước được thể hiện cụ thể
trong đời sống xã hội. Không có điều này thì quản lý nhà nước chỉ là chung
chung, không đem lại hiệu quả xã hội.
Vị trí, vai trò của công chức càng được đề cao hơn nữa khi quốc gia xác
định đi theo con đường xây dựng nhà nước pháp quyền - một nhà nước được
tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền của nhân dân, luôn tôn trọng và
bảo đảm dân chủ. Nếu trong các nhà nước độc tài chuyên chế, nhân dân luôn
luôn là đối tượng bị cai trị, áp bức bởi đội ngũ quan lại chuyên quyền, độc
đoán; thì ngày nay, trong nhà nước pháp quyền, hoạt động công vụ của công
chức ngoài việc quản lý, kiểm soát mọi mặt của đời sống xã hội, còn nhằm
một mục đích cuối cùng là phục vụ nhân dân. Trong nhà nước pháp quyền,
toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao và
duy nhất của quyền lực nhà nước. Nhân dân có the tự mình hoặc thông qua

những người đại diện, những tô chức của mình đê tham gia vào tô chức và
hoạt động của nhà nước, giám sát hoạt động của các công chức và cơ quan
nhà nước. Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực
nhà nước được làm tất cả những điều, những việc mà Nhà nước thay mặt cho

1


pháp quyên cũng như những đòi hỏi của việc xây dựng nhà nước pháp quyên
đổi với công chức - những người trực tiếp thực thi quyền lực nhà nước.
Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài “Công chức trong nhà
nước pháp quyền” là hết sức cần thiết đối với nhà nước pháp quyền nói
chung và đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nehĩa Việt Nam nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Công chức là mảng đề tài luôn giành được sự quan tâm của đông đảo
các nhà quản lý và nhà khoa học. Nhiều công trình, đề tài nghiên cứu có nội
dung nghiên cứu về công chức và hoạt động công vụ như: “Công chức và vấn

đê xây dụng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay" của tác giả Tô Tử Hạ đã
đưa ra những luận giải về khái niệm công chức cũng như yêu cầu và thực
trạng của hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta giai đoạn
sau thời kỳ đối mới 1986. Nhiều công trình, đề tài nghiên cứu lại đi sâu vào
nội dung nghiên cứu xây dựng đội ngũ công chức như: Cuốn sách “về nền

hành chính nhà nước Việt Nam, nhũng kỉnh nghiệm xây dựng và phát triển”
do PGS.TS Vũ Huy Từ làm chủ biên đã đưa ra các mối quan hệ của xây dựng
đội ngũ công chức trên phương diện lý thuyết cơ bản của xây dựng đội ngũ
công chức; “Các giải pháp thúc đẩy xây dụng đội ngũ công chức ” của Tiến
sỹ Nguyễn Ngọc Hiến với nội dung phân tích triến trình xây dựng đội ngũ
công chức ở nước ta những năm qua, nêu lên những mặt được cũng như hạn

chế, thiếu sót, nhũng nguyên nhân cản trở đối với tiến trình này và kiến nghị
một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy xây dụng đội ngũ công chức ở nước ta
trong thời gian tới. Cùng nghiên cứu về khía cạnh xây dựng đội ngũ công
chức có luận văn thạc sỹ của tác giả Đặng Đình Bách “Xây dụng đội ngũ

công chức trong tiên trình cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay - nhũng
vấn đề /v luận và thực tiễn ”, luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Tuấn Sơn "Xây

3


dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong điêu kiện cải cách nên hành chính ở
nước ta hiện nay ".
Ngoài ra, về công chức và hoạt động công vụ còn được nghiên cứu, tìm
hiểu qua các bài viết, công trình trên các báo, tạp chí góp phần làm phong
phú, sâu sắc thêm mảng đề tài này.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ đê cập đên
những khía cạnh, phạm vi khác nhau về vấn đề liên quan đến đề tài luận văn.
Do vậy, việc nghiên cứu đồng thời những vấn đề cơ bản liên quan đến công
chức trong nhà nước pháp quyền dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật là
vấn đề mới cần được nghiên cứu.
3. Mục
đích và nhiệm
vụ• của việc
nghiên
cứu đề tài



n

Luận văn có mục đích phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn xây
dựng đội ngũ công chức trong nhà nước pháp quyền nhằm góp phần tìm hiểu
cơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công chức
trước những đòi hỏi của nhà nước pháp quyền. Với mục đích trên, luận văn có
những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ quan niệm, đặc điểm của đội ngũ công chức trong nhà
nước pháp quyền.
Thứ hai, phân tích những yêu cầu đối với đội ngũ công chức trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền.
Thứ ba, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức trong điều kiện xây
dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta trong những năm qua.
Thứ tư, phân tích các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng,
củng cố, phát triển đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước
pháp quyền ở nước ta hiện nay và những năm tiếp sau.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

4


Xây dựng đội ngũ công chức trong nhà nước pháp quyền là vấn đề có
thê được nghiên cứu dưới nhiêu góc độ khác nhau. Trong quá trình nghiên
cứu, luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề dưới góc độ lý luận chung về nhà nước
và pháp luật, và trong phần thực trạng, luận văn chỉ tập trung tìm hiểu thực
trạng của đội ngũ công chức trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Tuy nhiên, do yêu cầu nghiên cứu ở cấp độ thạc sỹ luật học, nên không
phải tất cả các khía cạnh của đề tài đều được tiếp cận và giải quyết một cách
thỏa đáng. Những vấn đề đó sẽ được giải quyết ở một công trình nghiên cứu
toàn diện, với yêu cầu cao hơn.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học của Chủ nghĩa
Mac - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về xây dựng đội ngũ công chức trong điều kiện nhà nước pháp
quyền. Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn có sự tham khảo kết quả
nghiên cún của những công trình có liên quan.
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
gồm: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
-

Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài

nghiên cứu như: vị trí, vai trò của công chức trong nhà nước pháp quyền,
những yêu cầu đối với việc xây dựng đội ngũ công chức trong điều kiện nhà
nước pháp quyền.

5


Chương 1
NHỮNG VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ CÔNG CHỨ C
T RO N G NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÊN
1.1. Khái niệm, đặc điểm của công chức
Mặc dù chế độ cóng vụ tồn tại và phát triển đã trên ba thế ky tính từ
thời điếm xuất hiện thuật ngữ “công chức” vào năm 1859 ở Anh, nhưng cho
đến nay vẫn chưa có một quan niệm thông nhât vê công chức cho tât cả các
quốc gia trên thế giới. Sự khác nhau trong quan niệm về công chức giữa các
nước bắt nguồn từ nguyên nhân lịch sử sự tồn tại và phát triển của nền hành

chính quốc gia; điều kiện kinh tế - xã hội mà trên đó pháp luật được hình
thành; quan điểm của các nhà lập pháp trong việc đánh giá sử dụng các thành
tựu của khoa học pháp lý... Thậm chí, ngay chính những quan điếm về công
chức của mỗi nước cũng có những sự thay đổi nhất định theo thời gian, qua
các giai đoạn khác nhau của đất nước.
L ỉ. 1. Khải tược quan niệm công chức ỏ’m ột số nước trên thế giói
Tùy vào đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị, truyền thống văn hóa, xã
hội và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước mà việc xác định phạm vi công chức
của mồi quốc gia sẽ có những điểm khác nhau. Có thể chia các quan niệm về
công chức thành hai nhóm quan niệm chính sau: Nhóm thứ nhất gồm các
quốc gia theo quan niệm công chức chỉ là những người làm việc trong bộ máy
hành chính nhà nước; và thứ hai là nhóm các quốc gia quan niệm công chức
ngoài những người làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước còn bao gồm
cả những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp và các tô chức dịch vụ
công cộng.

Các quôc gia theo quan niệm công chức chỉ bao gôm những người làm
việc trong bộ máy hành chính nhà nước

7


ơ Vương quỏc Anh từ năm 1859, phạm vi công chức đã được quy định
gôm hai bộ phận:
- Những người do nhà Vua Anh trực tiêp bô nhiệm hoặc được ủy ban
dân sự cấp giấy chứng nhận hợp lệ cho phép tham gia công tác 0' cơ quan dân

- Những người mà toàn bộ tiền lương được cấp từ ngân sách thống nhất
của Vương quốc liên hợp hoặc từ các khoản được Nghị Viện thông qua.
Ớ Indonesia: Công chức là những người được tuyến dụng, bổ nhiệm đế

làm việc trong các công sở hành chính từ chính phủ trung ương đến chính
quyền địa phương, một sổ sĩ quan cao cấp trong quân đội, những người đứng
đầu các doanh nghiệp nhà nước.
Ở Cộng hòa Pháp: Công chức gồm những người được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính
công quyền và các tổ chức dịch vụ công cộng do Nhà nước tổ chức, bao gồm
cả Trung ương và địa phương; nhưng không tính các công chức địa phương
thuộc các hội đồng địa phương quản lý.
Khác đôi chút với quan niệm về công chức của Cộng hòa Pháp, công
chức ở Nhật Bản bao gồm công chức nhà nước (làm việc ở Trung ương) và
công chức địa phương. Theo đó, công chức nhà nước bao gồm những người
làm việc trong bộ máy của Chính phủ Trung ương, ngành tư pháp, lập pháp,
quân đội, trường công và bệnh viện quốc lập, xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp
quốc doanh mà lương họ được hưởng là từ nguồn ngân sách Nhà nước. Bên
cạnh đó, những người làm việc và lĩnh lương từ tài chính địa phương cũng là
công chức và thuộc nhóm công chức địa phương.
Như vậy, tùy vào hoàn cảnh và đặc điêm cụ thê của mỗi nước mà có
nước xác định phạm vi công chức rộng, có nước xác định phạm vi công chức

9


vừa và có nước, công chức chỉ được giới hạn trong một phạm vi hẹp. Tuy có
những điêm khác nhau như vậy, nhưng tât cả các nước đêu có những quan
diêm chung, cơ bản vê quan niệm công chức, đó là:
Thứ nhắt, về quốc tịch: công chức của một quốc gia phải là công dân
của nước đó. Đây là yêu cầu có tính chất tiên quvết đối với công chức và đều
được thể hiện ở hầu hết các quốc gia, nhất là công chức trong các cơ quan
hành chính mà công vụ của họ là trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước hoặc
làm phát sinh quyên lực nhà nước.

Thứ hai, về hình thức tuyên dụng: công chức là người được tuyển dụng
thông qua các hình thức thi tuyển. Đối với mọi quốc gia, việc tuyển chọn
người tài phục vụ cho nền công vụ là việc làm rất cần thiết, giữ vai trò quan
trọng trong việc quyết định vận mệnh phát triển của đất nước. Do đó, ngày
nay, thi tuyển công chức là một hình thức được sử dụng phổ biến để tuyển
chọn những công dân có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức vào làm
việc trong các cơ quan nhà nước.
Thứ ba, tính nghề nghiệp: công chức thực hiện một công việc mang
tính thường xuyên, lâu dài trong công sở nhà nước theo nghiệp vụ chuyên
môn mà công chức đó đảm nhiệm. Tính nghề nghiệp là dấu hiệu để phân biệt
công chức với nhũng người làm việc theo chế độ họrp đồng, không mang tính
thường xuyên, ổn định, lâu dài.
Thứ tư, tính thứ bậc: Công chức được chia thành những bậc hạng khác
nhau tuỳ theo tính chât, yêu câu về chuyên môn nghiệp vụ của công việc và
được bô nhiệm vào vị trí công tác theo thứ bậc đó. Sự phân chia thứ bậc và
công việc cho phép người công chức có sự linh hoạt trong khi thực hiện công
vụ và cho phép bộ máy nhà nước có một sự mềm dẻo thực sự trong việc quản
lý cán bộ của mình.

10


Thứ năm, tính quan liêu: Tính quan liêu của công chức trong thực thi
công vụ thể hiện trên các phương diện khác nhau như không phụ thuộc vào
bất kỳ một tác động nào khác của chính trị, kinh tể hay dân sự. Công chức
hoàn toàn trung lập về chính trị, được đảm bảo sự ổn định về việc làm và
được bảo vệ trong đời sống riêng tư, không phải chịu mọi sức ép nào của các
tồ chức chính trị, kinh tế. Điều này đảm bảo cho công chức có quyền bình
đắng trước pháp luật, tạo điều kiện cho họ ốn định trong công vụ và trung lập
trong công việc ngay cả khi có những thay đôi vê chính trị. Công chức thực

hiện côns^ vụ theo một quy trình công tác đã được pháp luật xác định và họ
không có quyền thay đổi nếu không được pháp luật cho phép.
Thứ sáu, tính được nhà nước trả lương: Vì công chức thực thi công vụ
nhà nước do vậy được hưởng lương từ ngân sách của nhà nước. Đặc điêm này
có ý nghĩa phân biệt công chức với những người làm việc ở các doanh nghiệp
và khu vực tư nhân hưởng lương không do nhà nước chi trả.
Như vậy, những người làm việc trong các cơ quan nhà nước nhưng
không đủ các điều kiện nói trên thì gọi là viên chức nhà nước.
1.1.2. Quan niệm công chức của Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại khá nhiều cách hiếu khác nhau về khái
niệm “công chức”. Theo Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên
thì “Công chức là những người làm việc hưởng lương từ ngân sách, trong cơ
quan nhà nước” [58, tr.97]. Quan điểm này về công chức nhấn mạnh đến khía
cạnh quyền lợi của những người làm công chức là được hưởng lương từ ngân
sách nhà nước. Do đó, điếm hạn chế của quan điếm này là chưa phân biệt
được giữa công chức vói cán bộ, giữa công chức với những người không phải
là công chức nhưng làm việc trong các cơ quan nhà nước và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước như sỹ quan trong lực lượng vũ trang (công an, quân
đội...).

11


Bô sung thêm đặc thù về con đường hình thành nên công chức, từ điên
Tiếng Việt do Hoàng Phê chu biên đã đưa ra định nghĩa khác vê công chức:
“Công chức là những người được tuyên dụng và bô nhiệm giữ một công vụ
thường xuyên trong cơ quan nhà nước, hưởng lương do ngân sách nhà nước
câp” [39, tr.207]. Theo đó, công chức là nhũng người được hình thành theo
con đường tuyên dụng, bô nhiệm và hoạt động công vụ mang tính thường
xuyên. Tính thường xuyên ở đây được hiếu là sự ốn định, liên tục không bị

gián đoạn hay ngắt quãng, mang tính chuyên môn nghề nghiệp không theo
nhiệm kỳ. Quan niệm này đã khái quát được thêm một sô đặc trưng cơ bản
của công chức.
Tác giả Đặng Đình Bách trong luận văn thạc sỹ của mình đã đưa ra
định nghĩa: “Công chức là công dân Việt Nam được pháp luật thừa nhận đê
thực hiện công vụ; được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một cương vị thường
xuyên trong công sở Nhà nước; được xếp vào ngạch và hưởng lương do ngân
sách nhà nước cấp” [1, tr.l 1]. Điểm mới của tác giả trong định nghĩa về công
chức so với các quan điểm trên là đã đề cập đến yếu tố “ngạch’' - một khái
niệm rất cơ bản của công chức và là cơ sở đế nhìn nhận, đánh giá công chức.
Ngạch chỉ chức danh, tiêu chuẩn, vị trí làm việc của mỗi công chức. Tất cả
chức trách của công chức được tập họp trong các ngạch.
Ngay trong quy định của pháp luật nước ta, khái niệm “công chức”
cũng có sự thay đổi qua từng giai đoạn phát triển khác nhau của nền hành
chính.
Khái niệm “công chức” ở nước ta được đánh dấu từ sắc lệnh 76/SL
ngày 20/5/1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ban hành "Quy chế công chức của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa". Tuy nhiên, theo sắc lệnh 76, công chức
Việt Nam thời kỳ này được xác định ở phạm vi rất hẹp, chỉ là những người
được tuyên dụng giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính

12


phủ, không bao gồm người làm trong các cơ quan, đon vị sự nghiệp, các

CO'

quan Tòa án, Viện kiêm sát,...
Sau đó, từ năm 1954, và trải qua một thời gian dài, chúng ta ít sử dụng

thuật ngữ "công chức" mà thường dùng cụm từ "cán bộ công nhân viên chức"
chung chung, khôns phân biệt được giữa công chức, viên chức và cán bộ.
Thời kỳ này, nhà nước ta đã đông nhât những đôi tượng vôn không giống
nhau về đặc điếm nghề nghiệp đê quản lý chung theo một quy chế; đã trộn lẫn
những hoạt động chính trị chịu trách nhiệm điều khiển quyền lực nhà nước
với hoạt động của cán bộ nói chung.
Bước sang nửa cuối của thập niên 90, sự nghiệp đổi mới đất nước được
đẩy mạnh và đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhiều vấn đề lớn được đặt
ra, trong đó có vấn đề cán bộ, công chức. Theo tinh thần Nghị quyết của Đại
hội Đảng lần thứ VIII (1996) là “Xây dựng và ban hành văn bản pháp quy về
chế độ công vụ và công chức. Định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, thẩm quyền",
"xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có trình độ chuyên môn
và kỹ năng nghề nghiệp", ú y ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh
Cán bộ, công chức ngày 26/02/1998 và có hiệu lực vào ngày 01/5/1998. Tuy
nhiên, Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 đã không đưa ra định nghĩa
cho từng khái niệm "cán bộ", "công chức", cũng không đưa ra định nghĩa
chung cho cụm từ "cán bộ, công chức". Do thiếu sự rõ ràng này nên các
quyền hạn, nghĩa vụ của công chức và đặc biệt là chế định về trách nhiệm của
công chức cũng không được quy định đầy đủ, cụ thể và không rõ ràng.
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có hiệu lực thi hành ngày
01/01/2010 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong pháp luật về công chức
đã nêu ra khái niệm về công chức, có sự phân biệt giữa cán bộ và công chức,
đặt nền tảng chính thức các quy định về chế độ công chức trong giai đoạn
mới. Tại khoan 2 điêu 4 Luật Cán bộ, công chức quy định:

13


Công chức là công dân Việt Nam, dược tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng

Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tô chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Ọuân đội
nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân
dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp công lập
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tô chức chính trị - xã hội
(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chê
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong
bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương
được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật [43].
Ngoài khái niệm công chức nói chung, trong Luật Cán bộ, công chức
còn có quy định riêng về công chức cấp xã tại khoản 3 Điều 4: “Công chức
cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc ủ y ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước” [43].
Như vậy, về cơ bản, quan niệm về công chức ở Việt Nam hiện nay
cũng tương đồng với quan niệm về công chức của các quốc gia trên thế giới,
với những đặc điếm cơ bản của đội ngũ công chức nhà nước:
Thứ nhất, Con đường hình thành nên công chức là do tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch. Đây chính là một trong những điểm phân biệt với những
người là “cán bộ” - những người được hình thành thông qua cơ chế bầu cử.
Thứ hai, Công chức thực hiện các hoạt động công vụ thường xuyên
trong cơ quan nhà nước. Hoạt động công vụ chính là những nhiệm vụ của
công chức nhằm phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước. Tính thường

14


xuyên ở đây thê hiện công chức thực thi công vụ như là một nghê nghiệp ôn

định, thường xuyên liên tục không theo nhiệm kỳ, không bị gián đoạn hay
ngăt quãng, không theo thời vụ hay họp đông, và yêu câu chuyên môn nhât
định.
Thứ ba, Công chức được hưong lương từ ngân sách nhà nước. Nhà
nước là người trực tiếp sử dụng lao động của công chức, vì thế Nhà nước có
trách nhiệm trả tiền lương đế công chức có thế tái tạo sức lao động và phục vụ
Nhà nước.
1.2.

Những yêu cầu của việc xây dựng nhà nưóc pháp quyền đối vói

đội ngũ công chức
1.2.1. N hận diện nhà nước pháp quyền
Sau khi thống nhất được quan điểm về công chức nói chung, để trả lời
cho câu hỏi: công chức trong nhà nước pháp quyền cần đáp ứng được những
tiêu chí nào trước các yêu cầu do nhà nước pháp quyền đặt ra?, bước tiếp
theo, chúng ta cần có một sự nhận diện chính xác về nhà nước pháp quyền.
Qua đó mới có thể xác định được cụ thể nhũng tiêu chí cần có của đội ngũ
công chức trong môi trường nhà nước pháp quyền.
Hiện trong khoa học pháp lý nói chung cũng như trong khoa học pháp
lý Việt Nam nói riêng đang tồn tại rất nhiều các định nghĩa khác nhau về nhà
nước pháp quyền, do việc xây dựng định nghĩa được xuất phát từ những khía
cạnh nghiên cứu khác nhau của các học giả. Với mục đích luận giải về nhà
nước pháp quyền ở khía cạnh là một môi trường để tìm hiểu về đội ngũ công
chức, luận văn dựa trên định nghĩa nhà nước pháp quyền như sau:
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tô chức nhà nước
với sự phân công lao động khoa học, họp lý giữa các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà

15



nước được tô chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước
quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân
đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người [29,
tr. 174],
Từ định ne,hĩa trên, nhà nước pháp quyền có nhữna dấu hiệu đặc trưng
cơ ban sau:

Thứ nhất, nhà nước pháp quyền ỉà biêu hiện tập trung của chế độ dân
chu
Nhà nước pháp quyền gắn liền với một nền dân chủ. Nhà nước pháp
quyền không thể xuất hiện trong một xã hội không có dân chủ. Hình thức biếu
hiện của nền dân chủ trong nhà nước pháp quyền là quyền lực nhà nước xuất
phát từ nhân dân, do nhân dân ủy quyền cho nhà nước thực hiện; nên quyền
lực của nhà nước bị giới hạn trong phạm vi được ủy quyền, bị giới hạn bởi
pháp luật. Do vậy, dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền, vừa là
điều kiện, tiền đề của việc xây dựng chế độ nhà nước.

Thứ hai, các nguyên tắc tô chức quyền lực nhà nước, tô chức bộ máy
nhà nước trong nhà nước pháp quyền phải bảo đảm loại bở và ngăn ngừa
việc độc quvền quyền lực (tỉnh kiềm chế quyền lực nhà mrớc trong nhà nước
pháp quyền)
Trong nhà nước pháp quyền, vấn đề dân chủ luôn đi liền với vấn đề hạn
chế quyền lực nhà nước. Quyền lực của nhà nước không thể tập trung vào một
người, một cơ quan mà phải có sự “phân công lao động khoa học, hợp lý giữa
các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Và quyền của nhà nước không
thể là vô hạn định, mà những công chức nhà nước chỉ có quyền trong một
phạm vi nhất định được quy định rõ ràng trong luật. Nhà nước bằng pháp luật,
phải đảm bảo mọi hoạt động quyên lực đêu được kiêm tra, giám sát bởi một


16


cơ chê giám sát công khai và dân chủ, nhăm chông lại sự tùy tiện của các
quan chức khi thay mặt nhà nước đảm trách các công việc thuộc chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước. Tuy không ai có thê dễ dàng tự trói chân, trói tay của
mình lại, nhưng với nhà nước thì sự tự trói ấy lại là một sự cần thiết khách
quan và phải là bắt buộc, có tính chất tự thân, kê cả khi công việc của nhà
nước do các “thân hào” hay “chí sỹ” thực hiện [15, tr.25].

Thứ ba, quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, đề cao và
bảo đảm trong mọi hoạt động quyền lực
Ỷ tưởng về nhà nước pháp quyền được hình thành từ mong muốn, đòi
hỏi hạn chế và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm mục đích cuối cùng để
bao đảm tự do cho cá nhân, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Trong nhà nước pháp quyền, quan hệ giữa nhà nước với công dân là mối quan
hệ bình đắng theo nghĩa cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Công
dân không chỉ có nghĩa vụ mà còn có quyền đối với nhà nước. Ngược lại, nhà
nước không chỉ có quyền mà còn phải thực hiện nghĩa vụ đổi với công dân.
Sự công bằng và bình đẳng của công dân trong nhà nước pháp quyền được
đảm bảo cả về mặt pháp lý lẫn trong thực tiễn. Bên cạnh nghĩa vụ tôn trọng và
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình đối với nhà nước, công dân
còn có quyền thay đổi những người cầm quyền khi những người này xâm hại
đên các quyên và lợi ích hợp pháp của công dân và xã hội.

Thứ tư, nhà nước pháp quyền về thực chất là một chế độ nhà nước mà
trong đổ, Nhà nước - mà biểu hiện tập trung là bộ máy nhà nước - được phân
định với xã hội dân sự và quan hệ chặt chẽ với xã hội dân sự
Xã hội dân sự được hiểu là sự hợp thành bởi các tổ chức phi nhà nước

nhưng không mang tính chất chính trị. Sự tồn tại của xã hội dân sự thể hiện
lĩnh vực của xã hội không nhất thiết phải có sự áp đặt của quyền lực nhà
nưó’c. Với tư cách là giá trị xã hội, xã hội dân sự là khả năng nội tại của xã hội
ĐAI HỌC Q UỐC G fA HÀ NỘI

17

TRUNG TẦM THÕNG IlN ÍHƯ V Ệ N

Ci>ơjĩ'

Ẳ3 /ì o


cho phép công dân được quyền hình thành những tổ chức của mình nhằm đáp
ứng nguyện vọng của các hội viên và nhăm thực hiện những mục đích chung
của xã hội.
Trong nhà nước pháp quyền không được đồng nhất nhà nước với xã hội
dân sự, và đòi hởi phải tôn trọng, đề cao xã hội dân sự. tạo mọi điều kiện phát
huy sức mạnh của mọi thiết chế xã hội, nhằm đạt được các mục tiêu của chế
độ dân sự.
Như vậy, về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền là một hình
thức tố chức dân chủ của quyền lực nhà nước, trong đó toàn bộ tổ chức và
hoạt động của Nhà nước đêu được quy định bởi pháp luật và theo đúng các
quy định của pháp luật. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền về thực chất
là quá trình chuyến mô hình nhà nước từ nhà nước mà quyền lực lâu nay
thuộc về bộ máy nhà nước sang một nhà nước với nguyên tắc quyền lực thuộc
về luật pháp; từ một hệ thống pháp luật xưa nay xác lập quyền lực của bộ máy
cai trị và nghĩa vụ của người dân sang một hệ thống pháp luật xác lập quyền
của nhân dân và quy định nghĩa vụ, trách nhiệm phụng sự nhân dân của bộ

máy nhà nước. Với nhà nước pháp quyền, một sự chuyền đổi vị trí thật sự
diễn ra trong mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân: nhân dân có cơ hội thật
sự trở thành người chủ của quyền lực và có khả năng, điều kiện để làm chủ
quyên lực. Còn nhà nước, mà cụ thê là bộ máy nhà nước và đội ngũ công
chức nhà nước trở thành công cụ phục vụ nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát
của nhân dân trong một trật tự pháp luật tự do, dân chủ và công bằng.
1.2.2. Vị trí, vai trò của công chức trong nhà nước pháp quyền
Công chức là lực lưọng lao động đặc biệt, là nguồn nhân lực có đặc thù
riêng, lao động của họ găn liên với quyên lực nhà nước nhăm mục đích quản
lý xã hội. Trải qua quá trình phát triển của xã hội, vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của công chức đã có những thay đôi theo hướng hoàn thiện hơn. Xu hướng

18


hiện nay trên thê giới, chức năng của nhà nước nói chung và của nhà nước
pháp quyền nói riêng, ngoài việc quan lý, kiểm soát mọi mặt của đời sống xã
hội, nhà nước còn có nhiệm vụ phục vụ nhân dân. Chủ thê thực hiện nhiệm vụ
này chính là công chức - với một ý nghĩa rất đầy đủ “là đầy tớ, là công bộc
của dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. “Công bộc” ở đây không phải
hiểu theo nghĩa thông thường, mà “công bộc” là người gánh vác việc chung
cho nhân dân, thực hiện và quản lý nền hành chính thay nhân dân. Nói công
chức phục vụ nhân dân là sự phục vụ nhân dân thực sự. Công chức có bôn
phận thực hiện các quyền do nhân dân cho phép, còn nhân dân với tư cách là
chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước được làm tất cả những
điều, những việc mà Nhà nước thay mặt cho nhân dân không cấm. Vị trí, vai
trò là “công bộc” của nhân dân của người công chức được thế hiện rõ nét qua
các mối quan hệ

CO'


bản giữa công chức với nhà nước, giữa công chức với

công dân và các tổ chức khác trong xã hội.
Mối quan hệ công chức với nhà nước: Mối quan hệ giữa công chức với
nhà nước là mối quan hệ lao động đặc biệt. Trong đó, Nhà nước với tư cách là
người sử dụng lao động, còn công chức là người lao động. Nhà nước là chủ
thể quản lý xã hội, đề ra các chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm quản
lý xã hội và thực hiện các biện pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu đó. Nhưng
tự bản thân các chính sách, chủ trương, pháp luật không thể tới được đời sống
xã hội mà cần phải có người thực hiện chúng. Với tư cách là người lao động
do Nhà nước tuyển dụng, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, công chức
chính là chủ thể được trao các nhiệm vụ, quyền hạn nhằm thực hiện các chủ
trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, đưa pháp luật vào thực hiện trong
đời sống một cách nghiêm minh, đế đảm bảo tính pháp quyền của nhà nước.
Mối quan hệ giữa công chức với cá nhân, tô chức: Mặt khác, bản chất
Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao quyền công dân, nhà nước thực hiện

19


các đường lối, chính sách, chủ trương nhăm mục đích vì nhân dân. Như vậy,
địa vị công chức không đơn thuần chỉ là người lao động theo quan hệ lao
động thông thường, mà là người đại diện của nhà nước trước nhân dân, được
xác định là “ công bộc của nhân dân” . Các cá nhân, tô chức trong xã hội với tư
cách là những người được đưa ra yêu cầu và sẽ được hưởng lợi ích từ việc
thực thi nhiệm vụ quyền hạn của công chức. Trong mối quan hệ này, công
chức có vai trò thực thi quyền lực nhà nước sao cho bảo vệ được lợi ích của
các cá nhân, tổ chức, bảo đảm quyền côna dân một cách tốt nhất.


1.2.3. Yêu cầu đối với công chức trong nhà nước pháp quyền
Ngày nay, do vai trò, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước đã có những
thay đối trong thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền, nên hoạt
động của công chức không chỉ thuần túy mang ý nghĩa thực thi quyền lực nhà
nước, mà đã bo sung thêm yếu tố phục vụ, đáp ứng các nhu cầu của người dân
và các tổ chức. Một điều hiển nhiên là nhân dân luôn có những nhu cầu và đòi
hỏi đổi mới về đời sống vật chất và tinh thần. Điều đó đặt ra những yêu cầu
đổi với công chức, đặc biệt là công chức trong nhà nước pháp quyền về trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, về kỳ năng nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, và
yêu cầu về đạo đức công vụ của người thi hành quyền lực nhà nước.

Trước hết, phải đổi mới nhận thức về mối quan hệ giữa nhà nước và
công dân trong nhà nước pháp quyền
Khác với nhà nước chuyên quyền khi quan niệm toàn bộ quyền lực nhà
nước đều tập trung vào trong tay một người đứng đầu và sự tập trung quyền
lực này là vĩnh cửu, bất biến; quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền
được xuất phát từ sự ủy quyền của nhân dân - người chủ thực sự của quyền
lực nhà nước. Hơn nữa, sự ủy thác quyền lực của nhân dân cho Nhà nước
không phải bất biến, một lần là xong, mà trái lại đó là quá trình không ngừng
điêu chỉnh và mang bản chât khả biên. Điêu này đã được những tư tưởng gia

20


lồi lạc từ thời cổ đại cho đến Phục hưng, Khai sáng đặc biệt nhấn mạnh.
J .J .Rousseau xem sự ủy thác đó của nhân dân chính là một bản khế ước giữa
nhân dân và nhà nước, theo đó, trong chừng mực những điêu khoản đã cam
kết bị chà đạp, xâm phạm và bị chối bỏ thì cần phải thay vào đó một bản khế
ước mới với những người đại diện mới đê nhân dân ủy thác quyên lực của
mình. Bởi trong nhà nước pháp quyền, con người chúng ta tồn tại không phải

đê phục vụ chính phủ như trong các xã hội chuyên chê và độc tài đã từng
tuyên bố, mà chính các chính phủ tồn tại để bảo vệ người dân và các quyền
của họ. Do đó, đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “ Chính phủ mà
làm hại dân, dân có quyền đuổi chính phủ đó đi” [36, tr.8]. Vì vậy, với đặc
điểm đảm bảo tính dân chủ của nhà nước pháp quyền, công chức - những
người được nhân dân ủy quyền để nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước
cần phải có được một nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nhà nước với
công dân. Trong đó, công dân là chủ nhân của quyền lực nhà nước, còn công
chức là “ công bộc” của nhân dân. Chính công dân là người sáng tạo ra lịch sử
và sản xuất ra tất cả của cải vật chất, tinh thần cho xã hội, đóng thuế để nuôi
dưỡng toàn bộ bộ máy quyền lực nhà nước và tất cả các quan chức của bộ
máy đó. Đội ngũ công chức trong nhà nước pháp quyền là những “ đầy tớ
chung” của nhân dân, được nhân dân bầu ra để phụng sự Tổ quốc và nhân
dân, chứ không phải là các “ ông quan Cách mạng” đế cai trị nhân dân. Do đó,
công chức trong nhà nước pháp quyền phải kiên quyết vượt qua được tư duy
của lối quản lý truyền thống “ tư duy quyền uy” , tiến tới tư duy mới: tư duy
nghĩa vụ, trách nhiệm, thay đôi cách ứng xử từ “ cho phép” sang “ phục vụ”
trong mối quan hệ với công dân. Nhà nước pháp quyền với tính chất là hình
thức tô chức của dân chủ, không có lợi ích tự thân, và như vậy càng không thê
có khái niệm lợi ích, ý chí của cơ quan nhà nước, của công chức nhà nước.
Lợi ích, ý chí của công chức nhà nước là lợi ích ý chí của nhân dân. Công

21


chức phải coi những yêu sách, nhu câu chính đáng của mỗi cá nhân với tư
cách là công dân của nhà nước là cơ sở, nguôn gôc của mọi quyêt định cũng
như các thiết chế quản lý. Yêu cầu cốt yếu và quan trọng của nhà nước pháp
quyền đối với công chức là phải luôn đặt người dân vào vị trí trung tâm của
mọi hoạt động công vụ. Toàn bộ hoạt động của công chức phải được thực

hiện trên nền tảng “ phục vụ nhân dân” . Công chức chỉ là người thực thi sự ủy
quyền của dân nên phải làm đúng chức trách, vị thế của mình, không phải
đứng trên dân, coi khinh nhân dân. Mỗi công chức nhà nước cần phải khiêm
tốn, lắng nghe ý kiến, gần gũi và học hỏi quần chúng nhân dân để không
ngùng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác. Nêu không, công
chức nhà nước sẽ dễ mắc căn bệnh trầm kha khó chừa là quan liêu, hách dịch,
cửa quyền, coi thường và xa rời nhân dân, dần dần đi đến các biếu hiện của sự
tha hóa quyền lực như tùy tiện, độc đoán, thiếu dân ch ủ ..., đi ngược lại với
mục đích của việc xây dựng nhà nước pháp quyền.

Thứ hai, đôi mới nhận thức về moi quan hệ giữa nhà nước với xã hội
dân sự trong nhà nước pháp quyền
Một trong nhũng điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước pháp quyền và
nhà nước toàn trị là ở chỗ, nhà nước toàn trị bao trùm toàn bộ xã hội, quyết
định hầu hết các vấn đề của đời sống xã hội, can thiệp quá sâu vào lĩnh vực
đời sống của nhân dân. Còn nhà nước pháp quyền không đồng nhất nhà nước
với xã hội mà tồn tại đồng hành với xã hội trên cơ sở phân định khá rõ tính
chất, phạm vi, mức độ, phương pháp tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước với cấu trúc của xã hội dân sự. Phân định với xã hội dân sự, tôn trọng,
phát huy vai trò của xã hội đang là một tất yếu của quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền ở nhiều quốc gia trên thế giới, cần thấy rằng, nhà nước
pháp quyền trong nền chính trị hiện đại đã thế hiện những tính ưu việt và hiệu
quả trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, dân chủ hóa đời sống xâ

22


hội. Nhưng nhà nước pháp quyên dù ưu việt đên đâu cũng không thê trực tiêp
giải quyết được mọi vấn đề cụ thể, đa dạng đang diễn ra trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Xã hội vẫn cần có những hình thức tổ chức khác, cách

thức khác phi nhà nước để tập hợp người dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của
người dân để tự tổ chức các quá trình xã hội, phát triển đời sống dân cư và
cộng đôn2, tự khăng định vị trí, trách nhiệm của mình trong sự phát triên xã
hội. Nhà nước cùng với sự tồn tại của xã hội dân sự, chia sẻ trách nhiệm với
xã hội dân sự, tôn trọng và tạo điều kiện phát huy vai trò và thế mạnh của xã
hội dân sự là quy luật có tính phổ biến của nhà nước pháp quyền.
Từ mối quan hệ giữa bộ máy nhà nước với các cấu trúc của xã hội dân
sự sẽ tác động mạnh mẽ đến việc yêu cầu đội ngũ công chức trong nhà nước
pháp quyền cần phải nhận thức lại một cách đúng đắn chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền của mình. Bộ máy nhà nước pháp quyền không cần thiết vươn dài
cánh tay để giải quyết, quyết định mọi nhu cầu xã hội, mọi quá trình xã hội
như đã từng diễn ra trong lịch sử phát triển. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của bộ máy nhà nước nói chung và của công chức nói riêng cũng dần thay đổi
theo hướng công chức chỉ làm nhũng gì cần thiết để đảm bảo cho lợi ích
chung của toàn xã hội, hoặc những gì mà mỗi cá nhân công dân không thể tự
mình giải quyết nếu thiếu sự can thiệp, điều tiết của cơ quan nhà nước. Rõ
ràng sự hiện diện của các cấu trúc tổ chức của xã hội dân sự đã giảm tải
không ít số lượng công việc của nhà nước, dẫn đến hệ quả tất yếu sẽ làm tinh
gọn bộ máy nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc, công chức trong nhà
nước pháp quyền phải đứng trước hai yêu cầu: Một mặt, trong hoạt động công
vụ, công chức không được sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với các tổ
chức thuộc xã hội dân sự; mà phải tạo điều kiện thuận lợi đê đảm bảo vai trò,
sức mạnh, những đóng góp tích cực của các tô chức này trong nỗ lực thực
hiện mục tiêu chung của đất nước. Sone, song với đó, công chức phải luôn

23


×