Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.54 KB, 16 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ GIAO NHẬN VẬN TẢI
HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Khái niệm và vai trò xuất khẩu.
1.1.1 Khái niệm.
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài và nhập khẩu là việc mua
hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài. Mục tiêu chính của ngoại thương trong xuất nhập
khẩu là nhập khẩu chứ không phải là xuất khẩu. Xuất khẩu là để nhập khẩu, nhập khẩu
là nguồn lợi chính từ ngoại thương.
1.1.2 Vai trò.
• Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước
• Đóng góp vào việc chuyển dịch cớ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển.
• Giúp giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
• Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
1.1.3 Tình hình xuất khẩu hàng hóa quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua.
1.1.3.1 Tình hình chung.
Từ năm 2006 đến thời điểm này 6 tháng năm 2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
của nước ta diễn biến theo xu hướng tăng
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 2006 đến 6 tháng
đầu 2011.
ĐVT: Tỷ USD

m
2006 2007 2008 2009 2010 6 tháng đầu
2011
Xuất Khẩu 39,82 48,56 62,68 56,6 70,8 43,06
Nhập Khẩu 44,89 62,76 80,71 68,8 82,6 49,5
Cán cân thương mại -5,06 -14,2 -18,02 -12,2 -11,8 -6,44
Nguồn : Tổng cục Thống Kê và báo cáo Bộ Công
Thương
Nhìn vào bảng trên, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam tăng qua từng năm cụ thể:
2007/2006 tăng 22%, 2008/2007 tăng 29%. Nhưng đến năm 2009, tốc độ xuất khẩu lại


giảm (2009/2008) 9.7% điều này cho thấy, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thật sự
làm giảm rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của các nước trên thế giới và làm ảnh
hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam một quốc gia luôn có lợi thế xuất khẩu.
Đến năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ hơn
trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam
như Mỹ, Nhật Bản, EU… đang trên đà hồi phục chậm. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm
2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2009.
Và đến 6 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu thu về 43,06 tỷ USD điều này chưa thấy hết
được tốc độ xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng nói lên rằng, xuất khẩu tăng là
nhờ những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới
làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá vì thế cần phải phát huy
hơn nữa để có thị phần xuất khẩu tốt hơn ở các quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn.
1.1.3.2 Thị trường xuất khẩu.
1.1.3.2.1 Thị trường các nước.
Hình 1.1: Thị trường xuất siêu chính của Việt Nam 6 tháng/2011.
Nguồn: Tổng cục hải quan
Việt Nam xuất siêu mạnh sang Hoa Kỳ với 5,55 tỷ USD. Tiếp theo là thị trường
Campuchia và Anh với 857 triệu USD và 825 triệu USD. Thị trường Nam Phi trong 6
tháng cũng đã đạt được mức thặng dư lên tới 754 triệu USD, tăng 607 triệu USD do
xuất khẩu nhóm hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng mạnh đã đưa thị trường
này lên vị trí thứ 4 trong các thị trường xuất siêu của Việt Nam, 6 tháng 2010 đứng ở vị
trí thứ 15
1.1.3.2.2 Thị trường châu lục.
Trong 2 quý đầu của năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt
Nam sang các châu lục đều đạt mức tăng trưởng dương nhưng không đồng đều. Xuất
nhập khẩu song phương với châu Á đạt 61,7 tỷ USD, tăng 33% và chiếm 66,7% tổng trị
giá xuất nhập khẩu của cả nước. Tiếp đó châu Âu, châu Mỹ và châu Đại dương lần lượt
tăng là 20%, 22% và 4% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục trong 6 tháng/2011
ĐVT: triệu USD

Thị trường
Xuất khẩu Nhập khẩu
Kim
ngạch
Tỷ trọng
(%)
So với cùng
kỳ 2010 (%)
Kim
ngạch
Tỷ trọng
(%)
So với cùng
kỳ 2010 (%)
Châu Á
21.944 51 40,4 39.827 80,5 29,4
- ASEAN 6.553 15,2 21,9 10.385 21,0 34,1
- Trung Quốc 4.588 10,7 59,8 11.111 22,4 21,3
Châu Âu 8.963 20,8 26,8 4.485 9,1 8,4
- EU(27) 7.415 17,2 49,4 3.498 7,1 16,5
Châu Đại Dương 1.184 2,8 -23,0 1.246 2,5 57,7
Châu Mỹ 9.281 21,6 24,4 3.397 6,9 16,1
- Hoa Kỳ 7.685 17,8 21,8 2.140 4,3 23,0
Châu Phi 1.690 3,9 115,1 545 1,1 75,5
Tổng 43.061 100,0 32,6 49.500 100,0 27,1
Ghi chú: Tỷ trọng là tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu với châu lục, nước/khối
nước đó so với tổng kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu của Việt Nam.
 Hoa Kỳ: hàng hoá xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam trong 6 tháng đầu 2011 chỉ
đạt 21,8%. Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Hoa Kỳ trong 2 quý đầu năm 2011
là: Sản phẩm dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, hàng thuỷ sản…

 EU: Xuất khẩu sang khối EU tăng trưởng cao đặc biệt ở một số nhóm hàng sau: dệt
may, cà phê tăng, thuỷ sản tăng… nhóm hàng giày dép dẫn đầu về kim ngạch xuất
khẩu sang thị trường này đạt 1,22 tỷ USD và tăng 18,1% so với cùng kỳ 2010.
 Trung Quốc : tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 15,7 tỷ USD, tăng 30,5%
trong 6 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc tăng
trưởng mạnh (tăng gần 60%), đạt 4,6 tỷ USD, chiếm 10,7% trị giá xuất khẩu của cả
nước.
 ASEAN: trị giá xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang khu vực này trong 6 tháng/2011
đạt 6,55 tỷ USD, tăng 21,9% và chiếm 30% trị giá hàng hoá Việt Nam xuất khẩu
sang Châu Á. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang ASEAN trong 2 quý đầu 2011:
gạo, dầu thô, cà phê, sắt thép, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng…
1.2 Giới thiệu chung về giao nhận hàng hóa.
1.2.1 Khái niệm về giao nhận, người giao nhận.
Giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải
nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận
hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp
hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
1.2.2 Phạm vi hoạt động của người giao nhận.
 Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
 Giao nhận quốc tế: hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hoá quốc tế.
 Giao nhận nội địa: hoạt động giao nhận chuyên chở hàng hoá trong nước.
 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
 Giao nhận thuần tuý: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần tuý việc gởi hàng
đi hoặc nhận hàng đến.
 Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài giao nhận thuần tuý còn bao
gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hoá, vận chuyển đường ngắn, hoạt động kho tàng.
 Căn cứ vào phương thức vận tải: Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường biển,
bằng đường sông, bằng đường sắt, bằng đường hàng không, bằng ô tô và kết hợp
bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau.
 Căn cứ vào tính chất giao nhận:

 Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ chức
không sử dụng dịch vụ của người giao nhận.
 Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty chuyên
kinh doanh giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng.
1.2.3 Vai trò của người giao nhận.
1.2.3.1 Môi giới hải quan.
Thuở ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động trong nước. Nhiệm vụ của người giao
nhận lúc bấy giờ làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu như một môi giới hải
quan. Sau đó người giao nhận mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành
chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của
người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy thuộc vào hợp đồng mua bán. Trên cơ sở
được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, người nhập khẩu
để khai báo và làm thủ tục hải quan như một môi giới hải qua.
Theo tập quán xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB thì chức năng của người giao
nhận được gọi là “FOB người giao nhận” (FOB Freight Forwarding ). Ở các nước như
Pháp, Mỹ hoạt động của người giao nhận yêu cầu phải có giấy phép làm môi giới hải
quan.
1.2.3.2 Đại lý.
Trước đây, người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở.
Người giao nhận chỉ hoạt động như một cấu nối giữa người gửi hàng và người chuyên
chở như là một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng. Người giao
nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc
khác nhau như giao nhận hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan…trên cơ sở của hợp
đồng ủy thác.
1.2.3.3 Người gom hàng.
Ở châu Âu, từ lâu người giao nhận đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho
vận tải đường sắt. Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng Container, dịch vụ gom hàng là
không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên (FCL) để tận dụng
sức chở, sức chứa của Conatiner và giảm cước phí vận chuyển. Khi là người gom hàng,
người giao nhận có thể đóng vai trò là người vận tải hoặc chỉ là đại lý.

1.2.3.4 Người chuyên chở
Ngày nay, trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò là người chuyên
chở, tức người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận chuyển với chủ hàng và chịu
trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến một nơi khác. Người giao nhận
đóng vai trò là người thầu chuyên chở theo hơp đồng (Contracting Carrier), nếu người
giao nhận ký kết hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở. Nếu người giao nhận trực
tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (Performing Carrier).
1.2.3.5 Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO).
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt (hoặc còn gọi là
vận tải từ cửa đến cửa) thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh vận tải
đa phương thức. MTO cũng là người chuyên chở và chịu trách nhiệm đối với hàng hóa .
Người giao nhận còn được gọi là “Kiến trúc sư của vận tải” (Architect of Transport),
vì người giao nhận có khả năng tổ chức quá trình vận tải một cách tốt nhất và tiết kiệm
nhất.
1.2.4 Tác dụng của nghiệp vụ giao nhận.
- Giảm được đội ngũ nhân sự, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian.
- Đảm bảo giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng và trong thư tín dụng.
- Nếu hàng phải chuyển tải qua một nước thứ 3, người giao nhận đảm nhận việc gửi
hàng tiếp từ tàu thứ nhất lên tàu thứ 2 để đi đến cảng cuối cùng mà người XK
không cần có người đại diện tại nước thứ 3 thu xếp việc trên nên đỡ tốn chi phí.
- Giảm chi phí lưu Cont và lưu bãi cho nhà nhập khẩu.
1.2.5 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên tham gia.
Trong quá trình giao nhận, người giao nhận (công ty giao nhận) cần phải liên hệ
nhiều cơ quan tổ chức khác nhau như: các cơ quan kiểm soát thuộc chính phủ như hải
quan, giám sát xuất nhập khẩu, các tổ chức y tế, lãnh sự…
- Các công ty xuất nhập khẩu thường là người thực hiện hay uỷ thác cho người khác
thực hiện công tác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Các ga, cảng chịu trách nhiệm giao nhận hàng hoá, lưu kho bãi, xếp dỡ, cấp giấy
ra vào
- Các công ty vận tải vận chuyển hàng và sắp xếp thực hiện giao nhận cùng với chủ

hàng hay người giao nhận.
- Công ty đại lý tàu biển là người thay mặt cho người vận chuyển thực hiện các thủ
tục chứng từ liên quan đến giao nhận và vận tải hàng hoá.
- Công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường
cho hàng hoá nếu rủi ro xảy ra.
- Công ty giám định khi được uỷ thác và cấp giấy biên bản giám định.
- Ngân hàng là trung gian thanh toán tiền và thực hiện bảo lãnh.
1.2.6 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận.
1.2.6.1 Quyền hạn, nghĩa vụ.
• Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý
khác.

×