Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Diễn văn của GV&HS ngày 20/11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.04 KB, 4 trang )

DIỄN VĂN CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VN 20-11

Kính thưa các vị đại biẻu, các vị khách quý
Thưa các thầy giáo, cô giáo, CB- NV của nhà trường
Trong không khí tưng bừng phấn khởi của cả nước hướng về ngày nhà giáo Việt nam 20/11, ngày mà
cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo, hôm nay chúng ta họp mặt
tại đây để cùng nhau ôn lại truyền thống của những người làm công tác giáo dục trong các giai đoạn lịch
sử của đất nước, cũng như ghi nhận công lao và những đóng góp của đội ngũ các nhà giáo của trường
THCS Phổ Khánh trong các giai đoạn cách mạng trước đây và trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Kính thưa các đại biểu, các thầy giáo, cô giáo, các đồng chí CB-NV.
Cách đây 28 năm theo nguyện vọng của các nhà giáo và của toàn dân, theo đề nghị của Bộ GD
và Công đoàn GDVN, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ra QĐ số 167-HĐBT,
chính thức lấy ngày 20/11 là “Ngày Nhà giáo Việt Nam”. Ngay sau khi QĐ trên ra đời, “Ngày Nhà giáo
Việt Nam”đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình Hà Nội. Từ đó
đến nay “Ngày Nhà giáo Việt Nam” đã trở thành ngày kỷ niệm có tính xã hội rộng lớn ở nước ta. Đó là
dịp để toàn xã hội thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với ngành GD&ĐT và đối với những người làm công tác
giáo dục, khẳng định những cống hiến và đóng góp của ngành giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, củng cố
lòng yêu nghề của các nhà giáo. Sự tôn vinh người thầy không chỉ nói lên truyền thống tốt đẹp “Tôn sư
trọng đạo” của người VN mà còn biểu thị niềm tin, lòng mong mỏi của toàn XH đối với các Thầy cô
giáo đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng phấn đấu rèn luyện trau dồi đạo đức, tình yêu nghề nghiệp,
phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ xứng đáng với vinh dự của
một nghề cao quý.
Kính thưa quý vị đại biểu, Các thầy giáo, Cô giáo !
Lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc ta đã được các thế hệ cha ông xây dựng bồi đắp nên những
giá trị truyền thống văn hoá đậm bản sắc dân tộc. Chính sức mạnh của truyền thống văn hoá ấy đã làm
nên sự trường tồn của dân tộc VN. Để lưu giữ vun đắp và truyền lại những giá trị truyền thống đó từ thế
hệ này qua thế hệ khác, qua bao biến cố của lịch sử cha ông ta đã phải trải qua bao thử thách hy sinh. Có
thể nói rằng trong quá trình đấu tranh và phát triển nền văn hóa dân tộc, vai trò của các thế hệ nhà giáo
VN đã đóng góp một cách xứng đáng. Và cũng có nghĩa rằng trong những giá trị truyền thống văn hoá
VN đã có chứa đựng những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo VN. Truyền thống đó được thể hiện qua
những nét đặc trưng nỗi bật như sau:


- Các thế hệ nhà giáo VN giàu lòng nhân ái, vị tha, lòng yêu thương con người. Một nét thể hiện
tiêu biểu của bản tính con người VN. Hơn ai hết, các thế hệ nhà giáo VN đã bằng tâm huyết, lòng yêu
thương con người mà trước hết lòng yêu thương học trò như chính con em mình. Lòng nhân ái đã giúp
cho các nhà giáo có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn tận tuỵ với nghề nghiệp dìu dắt các thế hệ học
sinh trở thành người công dân tốt, nhiều tài năng cho đất nước.
- Nét đẹp tiêu biểu của nhà giáo VN đó là lòng yêu nước nồng nàn. Lịch sử đau thương và oanh
liệt của dân tộc ta đã ghi lại những tấm gương tiêu biểu của những nhà giáo chân chính. Làm sao có thể
diễn tả được tấm lòng cao thượng, tâm hồn cao thượng, cốt cách thanh cao, khí phách không bao giờ
chuyển lay, không bị cám dỗ bởi tiền tài danh vọng. Đó là các tấm gương sáng ngời: nhà giáo tiền bối
Chu Văn An . Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu sâu biết rộng trong mọi lĩnh vực, là nhà tiên tri thời
cuộc nổi tiếng.Thầy Lê Quý Đôn chẳng những là một thầy giáo giỏi, mà còn là một nhà bác học. Tiêu
biểu hơn ai hết là nhà giáo Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc với hai bàn tay không vượt qua bốn
biển để tới các nước năm châu mà hành trang duy nhất là lòng yêu nước thương dân trở thành cốt tuỷ,
với trí tuệ của Người hoà nhập cùng thời đại, Người khéo léo lái con thuyền đi theo cách mạng tháng m-
ời Nga, sáng lập ra Đảng CSVN, làm cách mạng tháng 8-1945 thành công, khai sinh nước VN dân chủ
cộng hoà, lập nên kỳ tích Điện Biên Phủ, tiếp tục đánh cho Mĩ cút, đánh cho Nguỵ nhào, với chiến dịch
1
Hồ Chí Minh toàn thắng, giang sơn thu về một mối. Một con người, một nhà giáo lỗi lạc, một vị anh
hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoá kiệt xuất có một không hai trên thế giới.
Kế tục sự nghiệp của người là các nhà giáo lớp đầu tiên dưới ánh sáng CM tháng mười Nga đó
là: Trần Phú là tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta 1930-1931. Nhà giáo Hà Huy Tập là tổng bí thư giai
đoạn 1935 - 1938. Biết bao nhà giáo đã hy sinh, người này ngã xuống người khác xông lên để giành độc
lập cho dân tộc, giải phóng đất nước, tiêu biểu như các nhà giáo: Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ
Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến
- Yêu nước thương người, lòng vị tha và luôn luôn thể hiện tầm cao trí tuệ của thời đại chính là nét
đẹp tiêu biểu của truyền thống nhà giáo VN. Trong lịch sử của dân tộc nhiều nhà giáo đồng thời cũng là
những nhà đại trí thức của thời đại, những bậc quân sư của các vị vua chúa yêu nước. Họ là những cây
đại thụ về văn hoá và học thuật: Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy giáo Chu Văn An, giáo sư
Đặng Thai Mai .... là những cây đại thụ ấy.
- Nét đẹp của nhà giáo VN đó là: Các nhà giáo VN chân chính luôn có cuộc sống giản dị, trong sáng,

mẫu mực, không màng danh lợi, không chuộng hư vinh, bất luận trong hoàn cảnh nào họ cũng đều nêu
cao tấm gương sáng cho học sinh, cho xã hội về nhân cách sống.
- Những nhà giáo VN chân chính bao giờ cũng cần cù, sáng tạo trong lao động dạy học. Chính những
tấm gương sáng của các thầy giáo đã vun đắp nên nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, trở thành những
tài năng cống hiến lớn cho sự nghiệp đấu tranh GP dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa XH ở nư-
ớc ta.
Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo !
Bài học về những nét đẹp của truyền thống nhà giáo VN đã luôn luôn giúp cho các thế hệ nhà giáo
tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cao cả mà từ ngàn xưa luôn được nhân dân ta tôn
vinh kính trọng. Nói tới vị trí xã hội và vai trò người thầy giáo, Nguyễn Trãi viết: "Người thầy giáo
không những dạy chữ mà còn dạy đạo lý làm người". Đó là đào luyện tâm hồn, đào tạo lớp lớp thế hệ
trẻ, lớp sau kế tiếp lớp trước bước vào đời, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cũng nói về vấn đề này, Tago -
nhà hiền triết và thi hào của ấn Độ viết : "Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo
dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ".Có
lẽ câu này đúng với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại, còn với Việt Nam nơi xứ sở của truyền
thống tôn sư trọng đạo, quý mến thầy giáo thì điều đó vô cùng to lớn. Vì nó đã đi sâu vào thơ ca, vào ca
dao thành ngữ và đi vào lời ru của các bà mẹ " Qua sông phải bắc cầu Kiều - Muốn con hay chữ phải
yêu lấy thầy". Ca ngợi nghề dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là nghề cao
quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó tạo ra con người sáng tạo". Người
thầy giáo vinh dự đã lớn nhưng trọng trách lại càng nặng nề, tính chuẩn mực, mô phạm đòi hỏi càng cao,
người thầy giáo phải "Khuôn vàng thước ngọc" là "Tấm gương cho học sinh noi theo". Người thầy giáo
là bác sĩ tâm hồn có lòng nhân ái cứu chữa cho những con người tha hoá biến chất thành những người có
tâm hồn trong sáng hơn.
Người thầy trong xã hội VN từ bao đời nay là biểu tượng cao quý, tượng trưng cho trí tuệ, tài năng
của xã hội. Bao đời nay dân ta vẫn nói " Không thầy đố mày làm nên". Dẫu rằng thầy không phải là tất
cả, nhưng đội ngũ của thầy cô giáo quyết định trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài.
Ôn lại truyền thống mỗi nhà giáo chúng ta càng tăng lòng thiết tha yêu nghề dạy học và tự hào về vị
trí xã hội, sự vinh quang của nghề nghiệp như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : "Người thầy giáo tốt, thầy
giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẽ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh.

Kính thưa các vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo!
Ngày nay chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước song cũng rất
nhiều nhiệm vụ và thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo : Vấn đề đổi mới quản lý và nâng cao chất
lượng dạy học; cải tiến phương pháp kiểm tra nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong
ngành giáo dục; điều đáng quý là tuyệt đại bộ phận các thầy giáo, cô giáo vẫn giữ được phẩm chất
2
trong sạch, bền bỉ vượt qua mọi thử thách, luôn giữ mình " Mỗi Thầy giáo- Cô giáo là tấm gương đạo
đức tự học và sáng tạo " cho học sinh noi theo.
Các thế hệ nhà giáo của trường trong những năm qua đã không ngừng phát huy những truyền thống
tốt đẹp của nhà giáo VN. Cùng với sự đi lên của địa phương, sự nghiệp giáo dục đào tạo của nhà trường
đang ngày càng phát triển vững chắc. Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự hỗ trợ to
lớn của nhân dân của hội CMHS đến nay kết quả giáo dục của nhà trường đã thu được những kết quả
đáng phấn khởi. Đội ngũ giáo viên không ngừng vươn lên trong công tác giảng dạy, học tập. Nhiều thầy
cô giáo vượt mọi khó khăn học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và chính trị. đến nay đã có 100% CB-
GV đạt trình độ chuẩn, tỉ lệ trên chuẩn ngày càng cao, Tập thể trường là một khối đoàn kết nhất trí xây
dựng đơn vị ngày càng lớn mạnh, phát triển về mọi mặt. Thực hiện tốt khẩu hiệu : Trường ra trường,
lớp ra lớp, Thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học.
Kế thừa và phát huy các thành quả đã đạt được trong các năm học trước năm học này nhà trường đã
vạch ra những mục tiêu cụ thể, nhằm từng bước khắc phục khó khăn để đạt được những kết quả khả
quan và toàn diện, tích cực duy trì ổn định số lượng, không ngừng nâng cao chất lượng GD. Công tác
GD đạo đức HS cũng được chú trọng. Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp và sự cố gắng của các thầy
giáo, cô giáo, CB-CNV. Nhà trường quyết tâm thực hiện chỉ thị nhiệm vụ năm học 2009-2010, với chủ
đề “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” với mục tiêu tất cả vì chất lượng thật, hiệu quả
cao, đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, cuộc vận động Hai không
của BGD&ĐT và các cuộc vận động Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; Xây dựng nhà
trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, HS là con ngoan trò giỏi mà ngành đã phát động trong mấy năm
qua; tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và
sáng tạo” do BGD và công đoàn ngành phát động, khai thác và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị hiện
có để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
vào trưòng học, phát động và thưc hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, Học

sinh tích cực”. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, đòi hỏi một sự nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa, tinh thần
trách nhiệm cao hơn nữa của đội ngũ các thầy cô giáo, các CB-CNV trong nhà trường,
Kính thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí và các bạn !
Mừng ngày nhà giáo VN 20-11 năm nay, trong diễn đàn này, cho phép tôi kính đề nghị các cấp lãnh
đạo Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể hãy tiếp tục quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp trồng
người, cùng với nhà trường quyết tâm xây dựng một môi trường lành mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa
kết quả hoạt động xã hội hoá giáo dục, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà giáo thực hiện tốt thiên chức
của mình nhằm nâng cao chất lượng GD ĐT để nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước.
Một lần nữa tôi kêu gọi toàn thể CB- GV- NV các nhà trường phát huy cao độ truyền thống tốt
đẹp của ngày nhà giáo Việt Nam, quyết tâm tu dưỡng rèn luyện, tận tuỵ với nghề nghiệp, phấn đấu
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2010 - 2011.
Cuối cùng kính chúc quý vị đại biểu, các nhà giáo có mặt hôm nay dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và có
ngày nhà giáo việt nam thật ý nghĩa và thú vị. Chúc buổi họp mặt kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn !

BÀI PHÁT BIỂU CỦA HỌC SINH NHÂN NGÀY 20/11
3
Kính thưa quí vị dại biểu, kính thưa quí thầy cô giáo!
Hoà cùng không khí vui tươi, nhộn nhịp của cả nước đón chào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Ngày Nhà giáo Việt Nam lại đến đem lại cho em một cảm giác xao xuyến và một niềm vui khó tả. Trong
niềm xúc cảm dâng trào em không biết nói gì để diễn đạt hết công ơn to lớn mà quí thầy cô đã vun đắp
cho chúng em. Nhân buổi họp mặt hôm nay em đại điện cho hơn hai trăm học sinh của trường tiểu học
Vĩnh Trung 2 nói lên những tình cảm của chúng em đối với thầy cô.
Kính thưa quí vị đại biểu, kính thưa quí thầy cô giáo!
Những cảm xúc dạt dào đã dâng tràn trong lòng em trong buổi họp mặt này làm em khó nói nên
lời. Trong giây phút thiêng liêng này những kỹ niệm ngày nào bổng hiện về, nhớ lại ngày đầu tiên đi
học em đã khóc nhè khi mẹ đưa đến trường.
Giờ đây trong sự yêu thương, dạy dỗ, đùm bọc của thầy cô em đã lớn lên rất nhiều. Ôi thân thương

làm sao hình ảnh “ khi Thầy viết bảng, bụi phấn cứ rơi rơi, hạt bụi nào rơi trên bụt giảng, hạt bụi nào rơi
trên tóc thầy”. những hình ảnh thân thương trong ca từ đã giúp em hiểu ra rằng: thầy cô đã khó nhọc dìu
dắt chúng em đi những bước đi chập chững đầu đời trên con đường tri thức. Thầy cô dần hoàn thiện
nhân cách chúng em qua từng bài giảng và bằng chính nhân cách của mình. Chính vì lẽ đó, chúng em
nhận ra rằng: thầy cô là mẫu mực mà chúng em phải noi theo. Cứ nhìn hằng đêm thầy cô làm việc miệt
mài bên giáo án, cố năn nót từng lời, từng chữ để truyền lại cho chúng em, ôi yêu biết bao nhiêu những
trang giáo án mà thầy cô viết cho em, bởi thầy cô đã vun đắp cho tâm hồn em những tinh hoa của cuộc
sống trong từng trang giáo án ấy. Bao nhiêu nếp nhăn trên trán thầy cô là bấy nhiêu sự lo toan cho
tương lai của chúng em. Chính vì lẽ đó, chúng em hứa sẽ gắng công học tập thật tốt để trở thành con
ngoan, trò giỏi. Mai đây trở thành một công dân ưu tú, người có ích cho xã hội, để phần nào đền đáp
công lao dạy dỗ của thầy cô.
Thầy cô kính yêu! thời gian dần trôi sẽ làm cho mái tóc thầy, cô thêm càng bạc thêm, bụi phấn
cứ vương mãi trên tóc thầy cô, từng thế hệ học sinh cứ ra đi, còn thầy vẫn ở lại bên mái trường cũ. Thầy
cô cứ như ông lái đò mỗi năm một chuyếân học trò sang sông, cứ thế thầy cô đã đưa bao thế hệ học sinh
vượt qua dòng sông tri thức đầy gian nan.
Hơn ai hết, chúng em hiểu và nhận ra những tình cảm mà thầy cô đã trao cho chúng em là những tình
thương vô tận. Lời giảng bài trầm bổng, nhẹ nhàng của thầy cô đã nuôi lớn tâm hồn chúng em, mái tóc
thầy càng bạc thì tâm hồn em càng thăng hoa.
Kính thưa quí vị đại biểu, kính thưa thầy cô giáo!
Dẫu mai này chúng em có rời xa mái trường, có thành đạt trong cuộc sống, chúng em cũng
không thể nào quên được công ơn thầy cô đã dạy dỗ đã dìu dắt chúng em. Với tất cả những tình cảm
chân thành của người học trò, nhân ngày 20/11, chúng em xin kính dâng lên thầy cô những lời chúc tốt
đẹp nhất, mãi khoẻ mạnh để tiếp tục sự nghiệp trồng người của mình.
Kính chúc quí vị đại biểu sức khoẻ.
Xin trân trọng cảm ơn !
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×