Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hướng dẫn học sinh Trung học Phổ thông đọc hiểu bài thơ Tràng Giang (Ngữ văn 11 tập II) của Huy Cận theo hướng tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chương : Luận văn ThS. Văn học: 60 14 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ THỦY

HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐỌC HIỂU BÀI THƠ TRÀNG GIANG( NGỮ VĂN 11 TẬP II)
CỦA HUY CẬN THEO HƢỚNG TIẾP CẬN
CẤU TRÚC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ái Học

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn những tấm lòng, sự nhiệt thành của các thầy cô
giáo đang công tác tại trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội những ngƣời đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo chúng tôi trong suốt khóa học đã
luôn quan tâm giúp đỡ tôi cũng nhƣ các học viên cao học khóa 2011- 2013
trong thời gian chúng tôi học tập tại trƣờng.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS. Nguyễn Ái Học, ngƣời đã tận tâm chỉ
dạy, hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập và quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và
các em học sinh của trƣờng Trung học Phổ thông Nam Duyên Hà; những
ngƣời thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực nghiệm luận văn.


Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Tác giả

LÊ THỊ THỦY

i


DANG MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT:

Cấu trúc

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

THCS:

Trung học Cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông


ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt.............................................................. ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục bảng.................................................................................................. v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................5
1.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm cấu trúc tác phẩm văn chƣơng .........................................................5
1.1.2. Sự vận động bên trong của cấu trúc tác phẩm ..................................................7
1.1.3. Vận dụng lý thuyết cấu trúc trong nghiên cứu và phân tích tác phẩm
văn học ........................................................................................................................9
1.1.4. Hƣớng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm văn chƣơng từ góc độ lý thuyết
cấu trúc ......................................................................................................................16
1.2. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng của việc dạy học bài thơ “Tràng giang” ở
trƣờng phổ thông) ......................................................................................................19
1.2.1. Khảo sát ...........................................................................................................19
1.2.2. Kết luận về thực trạng .....................................................................................24
CHƢƠNG 2: CẤU TRÚC VĂN BẢN TRÀNG GIANG VÀ VIỆC HƢỚNG
DẪN HỌC SINH ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRÀNG GIANG .................................... 30
2.1. Bài thơ “Tràng giang” trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 11 Trung học
phổ thông ...................................................................................................... 30
2.1.1. Tràng giang – Bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ lãng mạn Việt Nam ................30
2.1.2. Bài thơ Tràng giang giữ một vị trí quan trọng trong chƣơng trình Ngữ
văn Trung học Phổ thông ..........................................................................................31
2.2. Cấu trúc văn bản của bài thơ “Tràng giang” .....................................................32
2.2.1. Cấu trúc bề nổi của bài thơ Tràng giang. ........................................................32

2.2.2. Cấu trúc bề sâu của tác phẩm ..........................................................................56
2.3. Các biện pháp hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ Tràng giang qua việc
phân tích cấu trúc tác phẩm.......................................................................................61
iii


2.3.1. Hƣớng dẫn học sinh đọc diễn cảm để thâm nhập vào văn bản thơ .................61
2.3.2. Hƣớng dẫn học sinh sử dụng hệ thống câu hỏi bám sát cấu trúc văn
bản thơ ......................................................................................................................63
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..........................................................67
3.1. Giáo án thực nghiệm ..........................................................................................67
3.2. Thực nghiệm ......................................................................................................82
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................82
3.2.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm .................................................................83
3.2.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm ................................................................83
3.2.4. Kết quả thực nghiệm và nhận xét đánh giá .....................................................84
3.2.5. Nhận xét và đánh giá chung ............................................................................86
KẾT LUẬN ..............................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89
PHỤ LỤC .................................................................................................................91

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng kết điểm kiểm tra của học sinh ........................................................84
Bảng 3.2. Phân loại kết quả .......................................................................................85

v



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nƣớc ta, cùng với những biến đổi và biến động xã hội, tâm lý về
nhiều mặt, kể cả những tác động từ bên ngoài vào, vấn đề giảng dạy văn học
trong nhà trƣờng càng trở thành mối quan tâm chung. Vì vậy không chỉ là
công việc của bản thân nhà trƣờng, lại càng không phải là chuyện văn
chƣơng chữ nghĩa đơn thuần mà là vấn đề có ý nghĩa xã hội chính trị,trƣớc
mắt cũng nhƣ về lâu dài. Không phải ngẫu nhiên mà một viện sĩ nổi tiếng
thế giới Mikhancôp – khi bàn về văn học đã nói rằng: “Giảm nội dung văn
học trong chƣơng trình nhà trƣờng là giảm nhẹ chất nhân văn, bộ mặt tinh
thần của thế hệ trẻ ngày nay và sau này ra sao không những tùy vào việc dạy
cái gì mà còn do dạy nhƣ thế nào?”. Vấn đề dạy học văn đƣợc Quốc hội
khoa VI đã có lần đặt vấn đề này vào chƣơng trình nghị sự của tiểu ban Văn
hóa giáo dục. Với cải cách giáo dục môn văn trong nhà trƣờng đã có đƣợc
những bƣớc tiến đáng kể. Chất văn chƣơng, chất nhân văn của chƣơng trình
văn học đã đƣợc nâng lên khá rõ. Thế nhƣng, còn một bài toán khó chƣa
đƣợc đặt ra để bàn bạc và từng bƣớc tìm cách giải quyết. Đó là vấn đề
phƣơng pháp dạy học văn trong nhà trƣờng.
Nhƣ vậy là vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung và phƣơng
pháp dạy học văn nói riêng đang là một vấn đề bức xúc của nhà trƣờng chúng
ta hiện nay. Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy và học đã đƣợc xác định
trong nghị quyết Trung Ƣơng 4 khóa VII(1-1993), nghị quyết Trung Ƣơng 2
khóa VIII(12-1996): “ Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục – đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo của
ngƣời học. Từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện hiện
đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên
cứu cho học sinh, phát triển mạnh mẽ phong tào tự học tự đào tạo thƣờng
xuyên rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”, Định hƣớng đổi mới


1


phƣơng pháp dạy và học đƣợc thể chế hóa trong luật giáo dục (2005):
“Phƣơng pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy
sáng tạo của ngƣời học, bồi dƣỡng cho ngƣời học năng lực tự học, khả năng
tự hành, niềm say mê học tập và ý chí vƣơn lên”.
Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hƣớng tới hoạt động dạy học chủ động,
chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh. Từ những cơ sở pháp chế
nhƣ trên đòi hỏi mỗi ngƣời giáo viên cần xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu là
phải đổi mới phƣơng pháp dạy học để đáp ứng những yêu cầu của ngành giáo
dục, cũng nhƣ góp phần quan trọng vào sự phát triển mọi mặt của đất nƣớc.
Trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay, vấn đề dạy học văn mà đặc biệt là dạy
học tác phẩm trữ tình tồn tại nhiều vấn đề bất cập xa rời bản chất đặc trƣng của
nó: Bệnh công thức nhƣ chủ đề, chia đoạn, phân tích ý1, ý2… tổng kết. Khi
phân tích quá thiên về nội dung,hoặc quá thiên về hình thức mà ít chú ý tới
khoái cảm nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Không chú ý tới tình
huống cảm thụ nghệ thuật, ngƣời dạy nói nhiều thậm chí không thuộc thơ, chƣa
biết đọc diễn cảm, câu hỏi tháo gỡ phát hiện nhiều hơn câu hỏi cảm thụ. Bên
cạnh đó, một bộ phận giáo viên còn ỷ lại nhiều vào sách giáo viên và các sách
hƣớng dẫn giảng dạy dẫn đến sự trơ lì trong dạy học hiện đại. Đặc biệt việc tiếp
cận tác phẩm văn chƣơng đôi khi còn tùy tiện, chƣa đồng bộ, chƣa phát huy
đƣợc sức mạnh liên hoàn của các phƣơng pháp, biện pháp.
“Tràng giang” của Huy Cận là một trong những bài thơ nổi tiếng của
phong trào Thơ mới, bài thơ này đã đƣợc đƣa vào giảng dạy trong chƣơng
trình phổ thông. Với tác phẩm “Tràng giang” của Huy Cận – (chƣơng trình
Ngữ văn sách giáo khoa 11 tập 2) thì việc dạy và học tác phẩm này hiện nay
còn thiên về diễn xuôi từng câu thơ, tìm ý,làm cho mạch cảm xúc của bài thơ
bị đứt đoạn,và chƣa thấy đƣợc vẻ đẹp của cái tôi trữ tình trong thơ, cũng nhƣ
ý nghĩa triết lý của bài thơ. Việc giảng dạy này làm cho một giờ học văn trở

nên tẻ nhạt, trầm lắng, không phát huy đƣợc tính tích cực chủ động sáng tạo
của học sinh. Do vậy làm mất đi hứng thú học tập của các em và làm cho việc
dạy và học chƣa đạt kết quả cao.
2


Từ những lý do trên đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với ngƣời dạy
phải tìm ra một phƣơng pháp dạy học thích hợp. Để giúp cho việc dạy và học
những tác phẩm thơ nói chung cũng nhƣ bài thơ “Tràng giang” nói riêng đạt
hiệu quả cao chúng tôi đã chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh Trung học Phổ
thông đọc hiểu bài thơ Tràng giang(Ngữ văn 11 tập II) của Huy Cận theo
hướng tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chương”.
2. Lịch sử vấn đề
Huy cận đã đi qua một chặng đƣờng thơ dài hơn sáu thập kỷ. Thời kỳ
nào Huy Cận cũng thu hút đƣợc sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu và
đông đảo bạn đọc. Trong sáu thập kỷ qua đã có hơn 80 bài tiểu luận viết về
thơ Huy cận viết từ nhiều góc độ khác nhau. Các nhà thơ, nhà phê bình,
nghiên cứu văn học nhƣ Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Chế Lan
Viên, Lê Đình kỵ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Vũ
Quần Phƣơng, Đỗ lai Thúy.v.v… Đều có những bài tiểu luận sâu sắc về Huy
Cận. Các nhà thơ, nhà nghiên cứu đều trân trọng những đóng góp của Huy
Cận trên cả hai chặng đƣờng thơ, trƣớc và sau cách mạng. Tiêu biểu là những
bài tiểu luận nhƣ: “Thế giới thơ Huy Cận” của Xuân Diệu, tập sách đƣợc in
năm 1987, với bài tiểu luận này giúp ngƣời đọc đi vào thế giới thơ Huy Cận.
“Huy Cận và cái gốc của một hồn thơ” của Ngô Quân Miện, “những chặng
đƣờng thơ của Huy Cận” của Nguyễn Xuân Nam, “thi pháp thơ Huy Cận” của
Trần Khánh Thành, “Huy Cận quê ở hành tinh” của Vũ Quần Phƣơng.v.v…
Các bài nghiên cứu về tác phẩm “Tràng giang” của Huy Cận tiêu biểu
nhƣ: “ Tràng giang, Sự hiện diện độc đáo của một tâm trạng” của Lê Dy,
“Linh hồn tạo vật trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận” của Hà Bình Trị,

“Tràng giang – bài thơ hiện đại mang đậm màu sắc cổ điển” của Nguyễn
Thúy Nga.v.v… Tất cả những bài nghiên cứu này đều có giá trị lớn cho việc
tham khảo, tìm hiểu, phân tích, giảng dạy bài thơ. Tuy nhiên những bài
nghiên cứu đó chƣa đề ra đƣợc hƣớng tiếp cận cũng nhƣ những phƣơng pháp
dạy học cụ thể cho quá trình dạy và học trong nhà trƣờng phổ thông. Và vẫn
chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học.
3


Những công trình này sẽ là những tƣ liệu quý cho chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài của mình. Chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất hƣớng dạy học
mà chúng tôi cho là phù hợp nhất với việc dạy học bài thơ Tràng giang của
Huy Cận ở trƣờng Phổ thông. Đó là dạy học bài thơ Tràng giang của Huy Cận
theo hƣớng tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chƣơng.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm cho đƣợc một cách dạy học thích hợp nhất đối với bài thơ “Tràng
giang” của Huy Cận qua tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chƣơng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận – Ngữ văn 11 tập 2
Phƣơng pháp tiếp cận cấu trúc trong dạy học bài thơ “Tràng giang”
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này chúng tôi sử dụng các nhóm phƣơng pháp
cơ bản sau:
Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu về mặt lý thuyết: Phân tích, tổng
hợp, so sánh..
Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tế: Điều tra, khảo sát, thống kê,
thực nghiệm sƣ phạm…
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo,và phụ lục, luận
văn dự kiến đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Cấu trúc văn bản Tràng giang và việc hƣớng dẫn học sinh
đọc - hiểu văn bản Tràng giang.
Chương 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm cấu trúc tác phẩm văn chương
Là tổ chức nội tại, mối quan hệ qua lại của các yếu tố của tác phẩm mà
sự biến đổi một yếu tố nào trong đó sẽ kéo theo sự biến đổi của các yếu tố
khác. Từ xƣa ngƣời ta đã biết đến cấu trúc của tác phẩm văn học, nhƣng chỉ
hiểu ở khía cạnh hòa hợp, hài hòa, đối xứng. Nghiên cứu văn học từ những
năm 20 của thế kỉ XX hiểu cấu trúc của tác phẩm là kết cấu, cấu tạo và mối
quan hệ qua lại của nhân vật với các hình tƣợng khác, quan hệ giữa các lớp tƣ
tƣởng chủ đề và lớp tạo hình, tổ chức lời văn.
Ngày nay, cấu trúc của tác phẩm văn học là một khái niệm đƣợc sử
dụng phổ biến và đƣợc hiểu nhƣ là mối quan hệ qua lại của các kí hiệu thẩm
mĩ đặc thù, bởi tác phẩm là một thông báo bằng một ngôn ngữ đặc biệt. Khác
với ngôn ngữ tự nhiên, các yếu tố cấu trúc của tác phẩm đều có ý nghĩa riêng.
Ví dụ một câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, thì cả mực và đen,
đèn và sáng, trong cấu trúc của câu tục ngữ đều hàm chứa những nội dung mà
những chữ ấy thông thƣờng tách riêng ra không thể có đƣợc. Do đó muốn
hiểu tác phẩm văn học, ta phải tìm hiểu cấu trúc của nó, đặt các yếu tố vào
trong cấu trúc của nó.
Tác phẩm văn học là một cấu trúc phức tạp, hiện vẫn chƣa có một
quan niệm thỏa mãn đƣợc mọi ngƣời. Tuy vậy nhìn chung, khái niệm cấu

trúc của tác phẩm có thể hình dung đại thể nhƣ sau: Xét từ lí luận chỉnh
thể, cấu trúc của tác phẩm bao gồm các yếu tố đƣợc đặt trong trật tự (cấp
độ) phụ thuộc vào nhau nhƣ sau đây: tƣ tƣởng – chủ đề (gồm cả đề tài), hệ
thống hình tƣợng( có thể bao gồm cả cốt truyện), kết cấu, ngôn từ. Cũng có
ý kiến xem nội dung tƣ tƣởng – chủ đề là yếu tố ƣu trội, quy định cả hệ
thống tác phẩm, còn cấu trúc đích thực của tác phẩm thì bao gồm hai yếu

5


tố: ngôn ngữ, cốt truyện, đƣợc tổ chức với nhau bằng kết cấu. Yếu tố kết
cấu là đặc trƣng cho bản chất nghệ thuật nói chung của văn học, nó tạo ra
nhịp điệu chung cho tác phẩm và cho từng bộ phận. Yếu tố cốt truyện đặc
trƣng cho văn học với tƣ cách là nghệ thuật thời gian, gắn với nó xuất hiện
con ngƣời, không gian, thời gian, xung đột, biến cố. Yếu tố ngôn ngữ tiêu
biểu cho đặc trƣng nghệ thuật nhân từ. Sự thống nhất các yếu tố (cấp độ)
này tạo ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Trên cấp độ chủ đề, cốt truyện, ngƣời ta chỉ ra các câu, các từ ngữ chìa
khóa có ý nghĩa đặc biệt nhƣ là các chủ đề nhỏ, các môtip. Cốt truyện đƣợc
hiểu nhƣ là tổng thể các môtíp và tiếp theo, chỉ ra các cốt truyện “di chuyển”,
các chủ đề “vĩnh cửu” (thiên nhiên, tình yêu, cái chết,…). Trên cấp độ hình
tƣợng, ngƣời ta chia ra hình tƣợng ngôn từ (các phép chuyển nghĩa), các hình
tƣợng nhân vật, phong cảnh, chân dung, nội tâm(chiếm một phần văn bản),
các hình tƣợng về thế giới, không gian, thời gian (chiếm toàn văn bản). Trên
cấp độ thời gian, ngƣời ta chia các yếu tố dòng thơ, khổ thơ, văn bản thơ.
Trên cấp độ ngôn ngữ, ngƣời ta phân biệt ngữ âm, hình thái, cú pháp, yếu tố
trên câu, toàn văn bản, liên văn bản. Toàn bộ các yếu tố vừa kể trên ở các cấp
độ đều tham gia vào cấu trúc của tác phẩm nhằm tạo ra một hình thái về mối
quan hệ thẩm mĩ giữa chủ thể và thế giới.
Mỗi tác phẩm văn chƣơng là một chỉnh thể, khi chúng ta đi vào tìm hiểu

cấu trúc của một tác phẩm cụ thể thì bao gồm: Cấu trúc bề nổi và cấu trúc bề
sâu của tác phẩm. Cấu trúc bề nổi là những gì mà chúng ta tri nhận đƣợc từ tác
phẩm bao gồm toàn bộ các yếu tố do văn bản tạo nên, đó là các hình tƣợng,
các hình ảnh, nhịp điệu, ngôn ngữ hay các biên pháp tu từ.v.v… Đây còn gọi là
cấu trúc nội tại của tác phẩm văn chƣơng. Còn cấu trúc bề sâu là những giá
thẩm mỹ đƣợc rút ra từ tác phẩm, cấu trúc bề sâu đƣợc hình thành do sự tƣơng
tác giữa các yếu tố trong tác phẩm, do sự tƣơng tác giữa văn bản và với nhận
thức cảm thụ của độc giả. Cấu trúc bề sâu tạo nên những giá trị cho tác phẩm,
làm cho tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng độc giả.

6


1.1.2. Sự vận động bên trong của cấu trúc tác phẩm
Cấu trúc nội tại tác phẩm văn chƣơng là sự vận động bên trong mang
tính quy luật, lôgic, là sự phù hợp tƣơng giao giữa nội dung và hình thức. Nó
đƣợc thể hiện một cách khoa học, hệ thống mang tính đặc trƣng nghệ thuật,sự
vận động của cấu trúc nội tại tác phẩm gắn với sự vận động của cấu trúc ngoài
tác phẩm tạo nên sự vận động của cấu trúc thế giới hình tƣợng nghệ thuật tác
phẩm. Đó chính là con đƣờng đến với thế giới hình tƣợng nghệ thuật, cũng
nhƣ giá trị đích thực của mỗi tác phẩm văn chƣơng
Với quan niệm cấu trúc là một chỉnh thể toàn vẹn và vận động. Nó là
khối gắn kết mềm dẻo không tách rời giữa nội dung và hình thức. Nhƣng
chúng ta cũng không cực đoan mà nhìn nhận rằng cấu trúc chỉ là sự vận động
bên trong mà nó còn có nhiều mối quan hệ khác. Có thể nói cấu trúc thế giới
nghệ thuật là vấn đề lớn nhất của tác phẩm văn chƣơng, phải đến với nó nhƣ
đến với một chỉnh thể, hệ thống và toàn vẹn. Vận động cấu trúc nghệ thuật là
một trong những vận động không thể cảm nhận bình thƣờng, quan sát bình
thƣờng mà phải bằng cả sự trải nghiệm, vốn sống, tâm hồn và những nỗ lực
cao của ngƣời tiếp nhận tác phẩm mới có thể nắm bắt đƣợc. Đó chính là sự

vận động của nghệ thuật, sự tinh tế, tài năng nhiều mặt ở ngƣời viết đƣợc thể
hiện qua cấu trúc tác phẩm.
Sự vận động của cấu trúc tác phẩm gắn với đề tài, tƣ tƣởng, chủ đề, tƣ
tƣởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, các quan niệm về thế giới. Ở đây
chúng ta không đi sâu vào những vấn đề về đề tài tƣ tƣởng, chủ đề… mà nhìn
nhận chúng trong mối quan hệ với cấu trúc. Đó chính là sự hòa quyện, tƣơng
quan, cấu trúc thể hiện ở các vấn đề đó và các vấn đề trên lại chi phối cấu trúc.
Qua các tầng bậc của cấu trúc, ta có hệ thống chỉnh thể cấu trúc. Từ đó
thấy đƣợc các lớp ý,nghĩa. Cần phân biệt ý và nghĩa của ngôn từ với cấu trúc,
bởi vì ngôn từ chỉ là những đơn vị để tạo nên sự vận động của cấu trúc. Cấu
trúc đƣợc nắm bắt thì cũng là lúc các lớp ý- nghĩa hiện ra. Đây là mối quan hệ
hữu cơ nhiều tầng bậc, rất phức tạp, tinh tế không thể giản đơn nghĩ rằng ý và

7


nghĩa đƣợc “sinh ra” từ cấu trúc nhƣ tinh thần đƣợc sinh ra từ vật chất. Cấu
trúc không phải là cái nhìn thấy “ vật chất – thực” mà cấu trúc còn có cả sự
vận động của nghệ thuật mang tâm linh, tình cảm, nhƣng điều không thể phủ
nhận đƣợc là không dựa vào cấu trúc thì chẳng tìm đƣợc ý – nghĩa. Cũng có
trƣờng hợp dựa vào ý - nghĩa ban đầu ngƣời ta kiến tạo nên cấu trúc. Sự vận
động của cấu trúc thế giới nghệ thuật có mối quan hệ khăng khít với lôgic nội
tại của tác phẩm. Lôgic nội tại chính là sự tồn tại mang tính hợp lý, gắn kết có
dụng ý của ngƣời viết, các suy tƣởng - liên tƣởng có lý của ngƣời viết cũng
nhƣ ngƣời tiếp nhận. Chính dựa vào cấu trúc mà ngƣời ta tìm ra lôgic của
chính nó. Ngƣợc lại cũng từ lôgic mà ngƣời ta có thể để cho cấu trúc vận
động nhƣ vậy cho hợp lôgic. Đồng thời chúng ta cũng thấy rõ mối quan hệ
giữa lôgic nội tại tác phẩm – lôgic ngoài tác phẩm – cấu trúc nghệ thuật. Đó
chính là mối quan hệ không thể tách rời, lôgic ngoài tác phẩm là những mối
quan hệ bên ngoài nhƣ hoàn cảnh, thời đại, hoàn cảnh tác giả, hoàn cảnh cảm

hứng của tác giả (khi viết và đƣợc viết trong tác phẩm), hoàn cảnh của thời
đại và hoàn cảnh riêng của ngƣời trực tiếp tiếp nhận, cũng nhƣ các thế hệ độc
giả. Có thể lôgic trong – ngoài tác phẩm và cấu trúc nội tại tác phẩm tạo nên
sự cộng hƣởng “sinh ra” giá trị của tác phẩm văn chƣơng.
Sự vận động của cấu trúc gắn liền với sự vận động của thế giới hình
tƣợng nghệ thuật tác phẩm. Tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng là tiếp nhận thế
giới hình tƣợng nghệ thuật. Bạn đọc rung động, nhận ra một điều gì đó, họ đã
thức tỉnh, vẫy gọi không bằng ngôn ngữ bình thƣờng mà chính nhờ các tín
hiệu nghệ thuật đƣợc sắp xếp một cách có hệ thống – lôgic.v.v… Cấu trúc thế
giới hình tƣợng nghệ thuật đƣợc tạo nên từ cấu trúc nội tại tác phẩm. Sự vận
động của cấu trúc nội tại tạo nên sự vận động của thế giới nghệ thuật. Ngƣợc
lại cấu trúc thế giới hình tƣợng nghệ thuật chi phối cấu trúc nội tại tác phẩm.
Cấu trúc là sự vận động bên trong của tác phẩm. Nhƣng sự vận động đó
có hợp quy luật, tính có lý – hợp lý và sự suy tƣởng ra sao cho những điều mà
nhà văn nêu ra thông qua hình tƣợng nghệ thuật đƣợc ngƣời tiếp nhận lĩnh hội

8


nhƣ sự “gợi ý” của ngƣời cầm bút. Lôgic nội tại của tác phẩm phải dựa vào
mối tƣơng quan, hệ thống, chỉnh thể, thông qua cấu trúc để bạn đọc có thể
dựa vào đó mà nhận ra thế giới nghệ thuật. Nhƣ vậy có thể nói trong tác phẩm
văn chƣơng thì cấu trúc – lôgic – thế giới hình tƣợng nghệ thuật chúng có mối
quan hệ khăng khít, không thể bóc tách. Mà đó là sự hòa quyện tự nhiên trong
tác phẩm. Tất nhiên điều đó còn phụ thuộc vào trình độ của ngƣời tiếp nhận
tác phẩm, giao điểm tiếp nhận của ngƣời tiếp nhận và tác phẩm càng lớn thì
càng thấy rõ mối quan hệ này và từ đó càng lĩnh hội tác phẩm sâu sắc hơn.
Chúng ta cũng nhận thấy có khi từ cấu trúc nội tại của tác phẩm – ngƣời tiếp
nhận đã tìm ra “sự đi chệch” lôgic mà tác giả không dự định, đó là “sự vƣợt
tầm” (tác giả cũng không ngờ tới) thì đây là sự sáng tạo của bạn đọc. Nhƣ vậy

dựa vào mối quan hệ giữa cấu trúc- lôgic và thế giới hình tƣợng nghệ thuật sẽ
tạo ra cách nhìn nhận mới về cấu trúc cũng nhƣ phƣơng pháp dạy học tác
phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng phổ thông.
1.1.3. Vận dụng lý thuyết cấu trúc trong nghiên cứu và phân tích tác phẩm
văn học
Tác phẩm văn học là mối tổng hòa của hàng loạt tƣơng quan. Tác phẩm
viết xong là một tổ chức, một chỉnh thể, một cấu trúc, bao gồm những tƣơng
quan nội tại chặt chẽ.
Tác phẩm văn học là một cấu trúc văn bản nghệ thuật đƣợc tổ chức một
cách chặt chẽ thành một sinh mệnh, một chỉnh thể. Ngay ngƣời xƣa cũng
bƣớc đầu nhận ra cái chân lí này. Nhữ Bá Sỹ viết: “Loại văn chƣơng tột bậc
trong thiên hạ, đúng là không ở trong cái giới hạn đóng mở kết cấu, nhƣng mà
không đóng mở kết cấu thì cũng không thành văn chƣơng”. Là một kiểu tổ
chức ngôn ngữ, tác phẩm văn học dĩ nhiên phải có đóng mở kết cấu, lớp lang,
có sự gắn bó hữu cơ giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa bộ phận với
toàn thể v.v… Nhƣ thế những mối liên hệ nội tại trong tác phẩm văn học bao
gồm nhiều mặt,nhƣng mối liên hệ cơ bản nhất là giữa nội dung và hình thức.
- Nghiên cứu tác phẩm văn học trong mối liên hệ biện chứng giữa nội
dung và hình thức:
9


Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy
vật biện chứng. Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù này, lí
luận văn học mác xít cho rằng ở những tác phẩm văn học chân chính, có giá
trị thẩm mỹ cao, hình thức và nội dung có sự thống nhất hài hòa cao độ. Sự
thống nhất giữa nội dung và hình thức của sự vật nói chung là ở mức độ thấp
– nghĩa là còn so le, sai biệt bời vì đang ở dạng tự phát. Còn trong văn học
nghệ thuật, thì sự thống nhất hài hòa đó là kết quả của một hành vi sáng tạo
đầy ý thức tự giác, cho nên có thể và cần phải đạt đến đỉnh cao. Ngay các nhà

mỹ học xƣa kia cũng đã phát hiện ra chân lý này. Hêghen cho rằng ở những
tác phẩm nghệ thuật đích thực, sự phối hợp giữa hình thức với nội dung hài
hòa đến nỗi “nội dung chẳng phải là cái gì khác, mà là hình thức chuyển hóa
ra thành nội dung và hình thức chẳng phải là cái gì khác, mà là nội dung
chuyển hóa ra thành hình thức”.
Từ triết học và lý luận văn học chuyển hóa sang phƣơng pháp luận
nghiên cứu văn học trên vấn đề này, tất yếu sẽ dẫn đến nguyên tắc phân tích
tác phẩm văn học là phải thông qua hình thức để nói nội dung. Nhƣng từ đây
thƣờng cũng có sự ngộ nhận cho rằng hình thức hay thì nội dung hay, và
ngƣợc lại. Thật ra không phải nhƣ vậy. Hình thức, tự nó không thể là hay
hoặc dở. Chỉ có sự phối hợp hay hoặc dở của hình thức đối với nội dung mà
thôi. Cùng một dạng hình thức nào đó có thể gây hiệu quả thẩm mỹ đối lập
qua những nội dung khác nhau.
Nhƣ thế, qua hình thức để nói nội dung không phải là phân tích bất cứ
hình thức nào, mà chỉ tập trung phân tích những hình thức mang tính nội
dung. Việc nghiên cứu triệt để những hình thức mang tính nội dung này là
nhiệm vụ trung tâm của thi pháp học, một bộ môn phái sinh từ lý luận văn học
có nhiệm vụ tiếp nối nó trên phƣơng diện này. Nhƣng trong phạm vi lí luận
văn học cũng có thể sơ bộ nêu ra một tiêu chí cơ bản của nó. Những hình thức
nghệ thuật mang tính nội dung cho dù có độc đáo đến đâu, nhƣng không phải
là đột ngột ngẫu nhiên, mà có tính bền vững, lặp đi lặp lại một cách đổi mới.

10


Có nghĩa nó không phải là dấu hiệu riêng lẻ, mà có mối liên hệ hệ thống trong
toàn chỉnh thể tác phẩm, tất nhiên là với nhiều sắc thái đa dạng. Ví dụ có thể
qua lối xƣng hô gia đình: bác cháu, mẹ con, anh em v.v… để nói lên lòng
nhân ái Việt Nam đầy tính chất ruột thịt, yêu thƣơng đùm bọc trong thơ Tố
Hữu. Muốn thế chúng ta phải khảo sát một cách hệ thống lối xƣng hô ấy trong

nhiều cảnh huống với những sắc thái khác nhau. Một sáng tháng năm, nhà thơ
chúng ta về Việt Bắc thăm Bác Hồ. Giờ phút gặp gỡ ấy đã đến. Ngƣời đọc hồi
hộp. Hai câu thơ ấm áp vang lên: “Bàn tay con nắm bàn tay cha. Bàn tay Bác
ấm vào da vào lòng”. Rồi những câu thơ sau đó là: “Ôi ngƣời Cha, đôi mắt
mẹ hiền sao!”, “Ngƣời là Cha, là Bác, là Anh”, v.v… Nhân tƣởng niệm ngƣời
mẹ đã khuất, Tố Hữu viết: “ anh Lƣu, anh Diểu dạy con đi. Mẹ không còn
nữa, con còn Đảng”. Đặc biệt mối quan hệ giữa dân và Đảng cũng đƣợc diễn
đạt thành mối quan hệ giữa mẹ và con: “Ơn ngƣời nhƣ mẹ nhƣ cha. Lòng dân
yêu Đảng nhƣ là yêu con”. Và không phải ngẫu nhiên khi đại tƣớng Nguyễn
Chí Thanh, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, qua đời, thi sĩ viết: “ Nƣớc
non đau xót nhƣ lòng mẹ. Mất một ngƣời con: Nguyễn Chí Thanh”. Nhân dịp
lại về Hanh Cát, Hanh Cù, nơi hoạt động ngày xƣa, lòng bùi ngùi nhớ đến mẹ
Tơm, thi sĩ bây giờ với cƣơng vị là một nhà lãnh đạo, đã viết: “Con đã về đây,
ơi mẹ Tơm. Hỡi ngƣời mẹ khổ đã dành cơm. Cho con, cho Đảng ngày xƣa
ấy…”. và khi tƣởng nhớ đến miền nam, tác giả muốn trở ngay về bên dòng
sông Hƣơng để “Cùng các mẹ, các o, các chú. Giành lại từng mảnh đất thành
đô”. Đúng là thi sĩ vẫn giữ đƣợc tâm niệm… Từ ấy: nguyện “là con của một
nhà”. Cái lối xƣng hô gia đình này lại đƣợc mở rộng ra khi thi sĩ viết về lãnh
tụ và nhân dân nƣớc bạn. Chính vì thấy đƣợc ở Hồ Chủ tịch, hình ảnh ngƣời
cha, ngƣời bác, ngƣời anh, cho nên với Lênin, nhà thơ còn nhƣ muốn nhìn
thêm cái khía cạnh ngƣời mẹ ở bậc thầy cách mạng thế giới này:
Mẹ ơi, đẻ con ra trong khổ cực
Mẹ chƣa hay từ đó có Liên Xô
Có Lênin hằng che chở con thơ.

11


Và nếu đã hiểu một tấm lòng của “con” mẹ Suốt, mẹ Tơm, “chú” của
Lƣợm, và đặc biệt là “anh” của chị Lí thì sẽ thấy lối xƣng hô bạn bè nhƣ ruột

thịt trong Em ơi… Ba Lan, Từ Cu Ba là tất yếu vậy: “Anh đã đến quê em
Cracốp. Nhƣ quê anh, lộng lẫy cung đền”, “chào em cô gái, nữ dân quân…
Trông em mà tƣởng ở quê nhà” v.v…
Phải khảo sát những dấu hiệu của hình thức một cách có hệ thống nhƣ
vậy, thì mới rút ra kết luận chính xác về mặt nội dung đƣợc. Nhƣng nếu trong
chỉnh thể tác phẩm, nội dung đƣợc triển khai theo nhiều bộ phận, nhiều bình
diện, nhiều cấp độ, thì hình thức mang tính nội cũng nhƣ vậy. Có nghĩa là sự
thống nhất biện chứng giữa hình thức đối với nội dung, ngoài cung bậc của
toàn chỉnh thể tác phẩm, còn đƣợc thể hiện ở từng bộ phận, từng bình diện, và
từng cấp độ nhƣ vậy. Chẳng hạn, những dấu hiệu hình thức mang tính nội
dung đƣợc xem xét một cách hệ thống nhƣ trên, thể hiện ở việc khắc họa ngay
một nhân vật. Mái tóc dài mƣợt xuất hiện mƣời mấy lần trong tiểu thuyết Hòn
Đất của Anh Đức là biểu tƣợng về chị Sứ. Quả vậy mái tóc này không những
gắn liền với cuộc đời chị Sứ, mà còn tƣợng trƣng cho tính cách của chị. Mái
tóc ấy gợi lại những giây phút yêu đƣơng ban đầu của chị với anh San, và rồi
cái đêm anh San sắp lên đƣờng đi tập kết, khi mái tóc của ngƣời vợ ấp vào
lồng ngực, một câu nói xa xôi buông ra, những gói gém vào đây biết bao
nhiêu là trìu mến, và lại nhƣ một lời hứa chung thủy vang lên thầm kín. Và
cái đêm trƣớc khi sa vào lƣới quân thù, chị lại xõa mái tóc vuốt ve âu yếm:
“Đối với chị, hình nhƣ nó có tiếng nói, và mỗi lần nâng niu nó trên tay, chị
liền có cái cảm tƣởng trò chuyện rất đỗi yêu thƣơng. Làn tóc gợi chị nhớ lại
bàn tay anh San, bàn tay mẹ”. Bằng hình ảnh mái tóc, chị gửi gắm lại lòng
chung thủy và hiếu đễ với chồng và mẹ. Cảm động nhất là lúc má Sáu bới lại
tóc cho cô con gái đầu lòng trƣớc khi vĩnh biệt. Thế là mái tóc từ chỗ bén
chân trong lòng mẹ, qua đôi mắt, bàn tay và làn môi của ngƣời yêu, bây giờ
trở về trong lòng tay của ngƣời mẹ trƣớc khi vĩnh biệt thế giới này. Xiết bao
yêu thƣơng, dịu dàng và hiếu đễ trong ấy. Nhƣng mái tóc cũng biết căm thù,

12



và lúc cần cũng biết chiến đấu. Bạn đọc không khỏi ngạc nhiên trƣớc mũi dao
“cúp-cúp” Mĩ sáng loáng nẩy bật trở lại cánh tay tuy bị thƣơng nhƣng vẫn giữ
nguyên sự man rợ của tên biệt kích Xăm khi nó chém chị Sứ. Chính nó cũng
phải ngờ vực: “Nhƣng đây nào phải lƣỡi dao Mĩ không bén!...Đây chính bởi
vì lƣỡi dao chạm phải một suối tóc tốt tƣơi nhất, suối tóc của hai mƣơi bảy
tuổi đời con gái, vừa mƣợt, vừa dày, gồm muôn ngàn sợi bền chặt rủ từ đỉnh
đầu bất khuất, rủ chấm xuống sát gót chân bất khuất đó”. Thật không phải
ngẫu nhiên mà Anh Đức lại điêu khắc tinh vi, cố công trau chuốt mái tóc của
ngƣời con gái xứ Hòn, qua đó đã đem lại cái nội dung tình cảm, cái phẩm chất
thẩm mĩ của những từ vốn cũng đã đẹp nhƣ “ đội quân tóc dài” “đội quân búi
tóc”, đội quân của các mẹ, các chị miền Nam.
Sự phát triển của khoa học gần đây nhƣ kí hiệu học, lí thuyết thông tin,
v.v… đã có nhiều gợi ý bổ ích cho việc phân tích tác phẩm văn học.Nhƣng có
ngƣời từ đó cho rằng cách phân tích nội dung qua hình thức đã lỗi thời rồi.
Thật ra, chỉ có quan niệm cũ, nói đúng hơn là quan niệm sai hoặc sót về nội
dung và hình thức mới quá thời mà thôi. Còn mối liên hệ biện chứng đích
thực giữa nội dung và hình thức vẫn là một mối tƣơng quan cơ bản nhất trong
tác phẩm văn học, mặc dù nó không hề là duy nhất.
* Nghiên cứu tác phẩm trong các mối liên hệ biện chứng nội tại khác.
Trong sự tổ chức tác phẩm, thật ra có nhiều tƣơng quan chằng chịt có
liên đới nhƣng không hẳn là thuộc phạm trù nội dung và hình thức, song vẫn
rất cần trong việc phân tích, nghiên cứu nhƣ sau:
+ Chỉnh thể và yếu tố
Nghiên cứu tác phẩm văn học tất nhiên là phải xuất phát từ toàn bộ
chỉnh thể, tránh phiến diện. hơn nữa khi cần xem xét từng bộ phận cũng cần
đặt nó trong chỉnh thể, phải thấy nó đƣợc xác định trong khuynh hƣớng chung
của chỉnh thể. Nhƣng lại phải chú ý tính năng động của bộ phận đối với chỉnh
thể, nhất là trong tác phẩm nghệ thuật có hiện tƣợng không rải đều các dấu
hiệu thẩm mĩ mà có khi tập trung vào một số điểm nào đó, cần đƣợc sự chú ý

13


khai thác của nhà nghiên cứu. Kinh nghiệm nghệ thuật phƣơng đông nói về
“nhãn tự” (từ con mắt), “thần cú” (câu thần) không phải là không có ý nghĩa
trong việc phân tích thơ, một thể loại có quy mô nhỏ, tất nhiên không thể lạm
dụng điều này trong các thể tự sự. Trong bài Nguyên tiêu, Hồ Chủ Tịch viết:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm sứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Cả bài thơ Bác đã “tập cổ” rất nhiều ở thơ Đƣờng, nhất là đối với thơ
của Trƣơng Kế, Vƣơng Bột: “Thu thủy cộng trƣờng thiên nhất sắc “, “ Yên ba
thâm xứ hữu ngƣ chu”, “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” v.v… Cho
nên toàn bộ bài Nguyên tiêu nhuốm một màu sắc cổ kính có phong vị Đƣờng
thi với những bức tranh thủy mặc chấm phá. Thế nhƣng phải tập trung khai
thác ba chữ “đàm quân sự” – ra giữa nơi khói súng không phải để thƣởng
ngoạn, mà là để bàn bạc việc quân. Ba chữ đó đã xoay chuyển lại cả khung
cảnh Đƣờng thi của toàn bài, nói đúng về con ngƣời của Bác với tƣ cách là
lãnh tụ cách mạng.
+ Lựa chọn và kết hợp.
Phân tích tác phẩm văn học còn phải chú ý đến mối tƣơng quan biện
chứng giữa lựa chọn và kết hợp, lựa chọn đối với từng yếu tố, và kết hợp giữa
các yếu tố với nhau. Chúng ta không tán thành việc coi nhẹ sự chọn lựa, vì
những viên gạch có tốt thì tòa nhà mới vững đƣợc. Cũng nhƣ trong kiến trúc
lựa chọn từng chất liệu là quan trọng, nhƣng sự sắp xếp cũng không ít phần
quan trọng hơn. Nghệ thuật cũng nhƣ trong cuộc đời, một chỉnh thể tốt không
hề là dấu cộng của mọi yếu tố tốt.
Việc chú ý đến chọn lựa và kết hợp, thật ra là một biểu hiện ở phƣơng
diện khác của việc vừa chú ý cả chỉnh thể và yếu tố nói trên. Đây là hai mặt

của một trang giấy.

14


+ Bổ sung và đối lập.
`Thƣờng muốn khai thác một ý nhấn mạnh trong bài văn, ngƣời ta
muốn tìm đến những phép “bổ sung” của tác giả là điều dễ hiểu. Nhƣng đó
mới chỉ là trình độ “số học” trong nghiên cứu văn học, bởi vì nó mới chỉ thấy
cộng với cộng mới thành cộng. phải vƣơn lên trình độ đại số, bởi vì bằng
lôgic toán nó đã chứng minh trừ với trừ nó cũng thành cộng. Trong nghiên
cứu văn học cũng vậy, cần phải khám phá những nét đối lập của nhà văn, mà
cứu cánh không gì khác hơn là nhằm nhấn mạnh một ý nào đó trong bài văn.
Phải vừa chú ý bổ sung vừa chú ý đối lập, thực chất là cụ thể hóa thêm một
bƣớc vấn đề kết hợp nói trên. Về phép bổ sung có những dạng chính sau:
Song hành: Khi có hai yếu tố song hành trong tác phẩm, thì không
những phẩm chất của mỗi yếu tố vốn đã tự xác định, mà còn đƣợc xác định
thêm trong mối quan hệ với yếu tố kia.
Trùng điệp: Dây là dạng bổ sung tuy có những yếu tố mới, nhƣng
vừa lặp lại những yếu tố cũ. Gặp những trƣờng hợp nhƣ vậy- tất nhiên là
trong những tác phẩm ƣu tú - ngƣời nghiên cứu phải khám phá những
nghĩa lý sâu xa của nó.
Hô ứng: Là sự trùng điệp của hai yếu tố ở đầu và cuối tác phẩm, tất
nhiên cũng bộc lộ dụng ý của tác giả. Khi nghe Chi Phèo đâm bà Kiến và tự
đâm mình chết luôn, Thi Nở nhìn xuống bụng của mình và trƣớc mắt thi hiện
ra cái lò gạch – nhƣ đã xuất hiện ở đầu tác phẩm. Nam Cao muốn nói kiếp
ngƣời Chí Phèo vẫn cứ tiếp diễn.
Phát hiện những yếu tố bổ sung trong tác phẩm văn học đã bổ ích, phát
hiện những yếu tố đối lập lại càng lý thú. Phép đối lập không phải lúc nào
cũng hiển hiện, mà phải phát hiện. Đọc bài “Giữa đƣờng, đáp thuyền đi huyện

Ung Ninh” của Bác:
Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh
Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình
Làng xóm ven sông đông đúc thế
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh
15


Cái môtip đi thuyền trên sông nhìn cảnh hai bên bờ này làm chúng ta
dễ liên tƣởng đến bài: Tảo phát Bạch Đế thành của Lý Bạch. Lý Bạch là nhà
thơ lãng mạn, làm bài này lúc còn trẻ, lại lần đầu tiên đi viễn du ra khỏi tỉnh
nhà, cho nên hơi thơ rất khí thế và không có gì lạ. Nhƣng thật ra bài thơ của
Bác càng khí thế, càng có chất thép hơn nhiều, nếu chúng ta biết pháp hiện ra
sự đối lập giữa “điểm nhìn” và “diện nhìn”. Cảnh thì bằng lặng êm ả thật,
nhƣng đƣợc nhìn từ con ngƣời chân tay bi trói chặt. Bác coi những trói buộc
ấy nhƣ không, vẫn bình thản thƣởng ngoạn những cảnh êm đẹp hai bên bờ
nhƣ những con ngƣời hoàn toàn tự do.
1.1.4. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm văn chương từ góc độ lý
thuyết cấu trúc
Tác phẩm văn chƣơng mang trong nó một cấu trúc mà cấu trúc đó ẩn
chứa một “trƣờng hoạt động” vừa có tính trí tuệ, vừa có tính đặc trƣng nghệ
thuật. Chỉ có thể dựng lại đƣợc cấu trúc cũng nhƣ sự vận động của nó thì mới
có thể tiếp nhận đƣợc tác phẩm. Nếu nhƣ đi chệch khỏi cấu trúc, không nắm
đƣợc, không phân tích đƣợc cấu trúc hình tƣợng nghệ thuật tác phẩm văn
chƣơng thì coi nhƣ chƣa lĩnh hội đƣợc, hoặc hiểu sai tác phẩm. Chỉ có thể dựa
vào sự vận động của cấu trúc tác phẩm, đi theo đúng hƣớng mà nó vận động thì
ta mới có thể dựng nên đƣợc bộ mặt “tinh thần” và “vật chất” của tác phẩm,
mới nắm bắt đƣợc điều mà nhà văn gửi gắm trong những trang viết của mình.
Câu trúc tác phẩm là căn cứ xác định giá trị của tác phẩm, đã từ lâu
trong dạy học văn chúng ta phê phán cách dạy học một chiều. Sự cảm thụ,

đánh giá của học sinh về tác phẩm dựa vào sự cảm thụ, đánh giá của ngƣời
thầy, thầy khen chê ra sao thì trò nhất nhất nghe theo và viết trong bài làm văn
của mình một cách “say sƣa”. Thời gian gần đây, phƣơng pháp khoa học dạy
học văn và các giáo viên văn đã có những đổi mới trong dạy học văn cũng
nhƣ dạy học tác phẩm văn chƣơng. Trong phân tích bình giá tác phẩm đã có
những phƣơng pháp mới, chú ý tới tác phẩm và sự sáng tạo chủ động của học
sinh. Nhƣng căn cứ vào đâu để bình giá tác phẩm, hay vẫn có thói quen là căn

16


cứ vào nội dung, hình thức. Thực ra tiêu chí đánh giá thì có nhiều nhƣng dựa
vào cấu trúc tác phẩm thì đó là một vấn đề mới. Đây là điều mới và khó,
nhƣng không thể vì thế mà ta cứ làm theo thói quen, lảng tránh điều khó để
đến với lối mòn đƣợc.
Cấu trúc nội tại tác phẩm có vai trò chủ đạo trong dạy học tác phẩm
văn chƣơng để có cách “tiếp cận mới”. Khi đọc tác phẩm ngƣời tiếp cận
không chỉ đọc lƣớt - đọc kỹ… không chỉ tìm ra bố cục, nhận ra kết cấu …
không thể chỉ chăm chú tìm ra cái tình tiết, hay hình ảnh “thần”, không chỉ là
“cái tứ” trong thơ hay truyện nhƣ dạy học theo quan niệm truyền thống. Với
quan điểm dạy học theo cấu trúc nội tại tác phẩm thì ngƣời tiếp nhận phải đặt
mình trong sự vận động chung của cấu trúc để nhìn nhận tác phẩm nhƣ một
chỉnh thể toàn vẹn, hệ thống nhiều tầng bậc.
Tiếp cận tác phẩm là từng bƣớc tiếp cận sự vận động của cấu trúc và
đó cũng chính là sự vận động của thế giới nghệ thuật. Nhƣ vậy tiếp cận
không chỉ đơn thuần là tiếp cận nội dung hay hình thức hoặc các bộ phận
đơn lẻ của tác phẩm mà phải bằng cả “con ngƣời mình” để đến với tác
phẩm, để từng bƣớc tiếp cận cấu trúc thế giới nghệ thuật của tác phẩm đó.
Phân tích và cắt nghĩa trong tác phẩm văn chƣơng đã đƣợc giáo sƣ Nguyễn
Thanh Hùng nêu rõ: “ Cắt nghĩa một thuật ngữ mới trong phân tích tác phẩm

văn học”. Vấn đề là vận dụng quan điểm cấu trúc thế giới nghệ thuật để
phân tích và cắt nghĩa nhƣ thế nào? Chúng ta luôn nhận thức rằng: “Phân
tích là cách thức nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết, các mặt riêng biệt, những mặt
riêng lẻ của tác phẩm văn học nhằm mục đích phát hiện, khám phá tƣơng
quan giữa chúng để từ những riêng lẻ cụ thể đạt tới sự nhận thức chung, sâu
sắc hơn”. Nhƣng khi phân tích chúng ta luôn ý thức về quan điểm cấu trúc
thế giới nghệ thuật để nhìn nhận các phần riêng lẻ trong chỉnh thể nghệ thuật
và sự vận động của cấu trúc. Còn thuật ngữ cắt nghĩa “cắt nghĩa” đƣợc hiểu
nhƣ là sự truyền đạt một cách có ý thức mối quan hệ biện chứng giữa nôi
dung và hình thức tác phẩm. Đặc trƣng bản chất của thuật ngữ này là sự

17


khảo sát và đề cập đến những khả năng và ý nghĩa của tác phẩm văn học
theo quan điểm tổng hợp. “Cắt nghĩa văn học là một quá trình phân tích tổng
hợp”. Điều cơ bản là các thao tác phân tích, cắt nghĩa phải dựa vào quan
điểm cấu trúc thế giới nghệ thuật để tiến hành sao cho phù hợp, có tác dụng
làm cho sự vận động của cấu trúc nội tại tác phẩm. Thế giới hình tƣợng nghệ
thuật đƣợc miêu tả, liên kết trong văn bản đƣợc học sinh tái – sáng tạo nhờ
mối liên hệ với vốn tri thức, kinh nghiệm sống và sự liên tƣởng về hiện thực
đời sống. Từ tiếp cận văn bản ngƣời đọc đƣợc vận động cùng cấu trúc cấu
trúc nội tại của tác phẩm từ đó có nhu cầu phân tích cắt nghĩa. Cấu trúc của
quá trình cắt nghĩa đƣợc hình thành trên cơ sở cấu trúc của thế giới hình
tƣợng nghệ thuật. Từ tiếp cận đến phân tích cắt nghĩa để hiểu văn bản là quá
trình vận động “hiểu văn bản là nắm vững cấu trúc nghệ thuật nổi bật đƣợc
xây dựng bởi hƣ cấu chủ tâm và mang ý nghĩa nhiều mặt luôn mở ra những
khả năng để ngƣời đọc tiếp nhận trọn vẹn đƣợc nội dung phong phú của tác
phẩm”. Hoạt động cắt nghĩa chính là thể hiện những năng lực và ý chí của
ngƣời tiếp nhận, đó là sự chiếm lĩnh toàn diện và sâu sắc tác phẩm trên cơ sở

nắm vững cấu trúc nội tại của tác phẩm văn chƣơng. Từ hành động bộ phận
đến nối kết các hành động vào hoạt động tổng thể diễn ra trong quá trình cắt
nghĩa không đi ra ngoài sự vận động của cấu trúc. Bởi vậy sự dẫn dắt có
phƣơng pháp của giáo viên, học sinh sẽ từng bƣớc tự mình “vận động” cùng
cấu trúc thế giới nghệ thuật để phân tích và cắt nghĩa theo định hƣớng mà
cấu trúc gợi mở. Nhƣ vậy để hoạt động phân tích, cắt nghĩa có kết quả
không thể tách rời sự vận động của cấu trúc thế giới hình tƣợng nghệ thuật.
Tiếp theo của quá trình phân tích cắt nghĩa, giai đoạn cao hơn của quá
trình lĩnh hội tác phẩm đó là bình giá tác phẩm văn chƣơng. Đây là bƣớc thể
hiện năng lực văn học của chủ thể học sinh. Đó là sự diễn đạt và bày tỏ hiểu
biết vai trò, giá trị của hình tƣợng văn học. Để bình giá tác phẩm, chủ thể học
sinh đã nắm vững cấu trúc thế giới hình tƣợng, nếu không sẽ không thể có sự
bình giá đúng đắn. Giai đoạn này thể hiện tổng hợp các bƣớc trên. Nhƣ vậy
18


cấu trúc nội tại tác phẩm văn chƣơng có vai trò quyết định chi phối quá trình
tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa, bình giá. Chỉ có thể dựa vào cấu trúc thế giới
hình tƣợng nghệ thuật tác phẩm mới tạo nên kết quả của các quá trình trên
nhƣ sự mong muốn của chúng ta trong dạy học tác phẩm văn chƣơng.
Nhƣ vậy, chúng ta đã thấy đƣợc vai trò của cấu trúc trong dạy học tác
phẩm văn chƣơng. Rõ ràng không thể dạy học tác phẩm văn chƣơng theo kiểu
kinh nghiệm chủ nghĩa, hoặc chỉ là những sự thay thế đơn thuần của các
phƣơng pháp đơn lẻ hay sự cải tiến cục bộ “mặt này”, “mặt kia” mang tính
thay đổi hình thức, mà chẳng tạo nên một diện mới “về chất”. Có lẽ chúng ta
không thể bằng lòng với những bƣớc đi còn nhiều hạn chế trong dạy học văn.
Tất nhiên chúng ta cũng không bao giờ phủ nhận thành tựu và nỗ lực của
chuyên ngành phƣơng pháp dạy học văn học cũng nhƣ của giáo viên văn học.
Nhƣng phải chăng điều mà chúng ta còn nhiều trăn trở đó là sự đổi mới
phƣơng pháp cần mang tính toàn diện, tạo sự vận động trí tuệ mới ở cả ngƣời

dạy và ngƣời học để đẩy chất lƣợng dạy và học văn đi lên. Chúng tôi tin
tƣởng rằng dạy học văn thông qua cấu trúc sẽ là sự khởi đầu cho những
nghiên cứu lý luận và thực hành tiếp theo để dạy học văn đi đúng hƣớng hơn,
có phƣơng pháp khoa học hơn. Dạy học văn cần phải lấy tiền đề, phải dựa vào
chính cấu trúc nội tại – cấu trúc thế giới hình tƣợng nghệ thuật tác phẩm văn
chƣơng làm gốc là sự định hƣớng cho mọi hoạt động.
1.2. Cơ sở thực tiễn (Thực trạng của việc dạy học bài thơ “Tràng giang”
ở trƣờng phổ thông)
1.2.1. Khảo sát
1.2.1.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát tình hình dạy và học bài thơ “Tràng giang” ở nhà trƣờng phổ
thông hiện nay sẽ giúp chúng ta đánh giá đƣợc những việc đã làm đƣợc,
những tồn tại trong quá trình dạy học, tìm ra nguyên nhân và đƣa ra những
giải pháp tối ƣu nhất.

19


×