Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phần 4: Tổ chức doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.14 KB, 10 trang )

Phần 4: Tổ chức doanh nghiệp

Bạn có cần liên kết với một đối tác không
Tốt nhất là bạn nên lập một danh sách những cái được và không
được để ra quyết định về việc có nên lập doanh nghiệp với một
đối tác hay không. Những lý do thông thường của việc cùng
tham gia lập doanh nghiệp với một đối tác là:
 Về con số thì nó an toàn hơn. Nói cách khác, bạn có 2 cái
đầu thay vì chỉ 1 cái khi thảo luận và ra quyết định.
 Bạn không cần phải có mặt ở công ty trong toàn bộ thời
gian. Bạn sẽ có thêm người ở đó trông nom công việc, chia
sẻ công việc với bạn, cho phép bạn có thể đi nghỉ và nghỉ
trong trường hợp ốm đau.
 Bạn cũng có thêm một đồng nghiệp với động lực làm việc
cao, không chỉ đơn thuần là người làm việc hưởng lương.
 Điều thuận lợi nữa là đối tác sẽ mang lại những kỹ năng bổ
sung.
 Cũng có thể cần đối tác trong việc cùng góp vốn và chia sẻ
ruir ro khi việc kinh doanh không theo kế hoạch.
Những luận điểm phản đối việc cùng liên kết với một đối tác là:
 Bạn sẽ phải chia sẻ lợi nhuận với đối tác nếu việc kinh
doanh thành công.
 Bạn có thể mất toàn quyền kiểm soát công ty, đặc biệt nếu
bạn và đối tác gặp khó khăn trong việc ra quyết định.
 Bạn sẽ phải chia sẻ sự ghi nhận/công nhận có được trong
trường hợp việc kinh doanh thành công.
 Đối tác cũng có thể là thảm họa nếu những xét đoán của họ
không chính xác.
 Rủi ro nữa là bạn có thể bị “đánh bật” ra khỏi công ty và
nếu như bạn và đối tác không hòa hợp thì có thể dẫn tới
việc một người sẽ mua lại phần của người kia trong công ty


Một số điều cần phải cân nhắc khi quyết định một người nào đó
có thể trở thành đối tác tốt hay không là: bạn và người đó có
cùng sở thích, có cùng mục tiêu chung trong việc điều hành
công ty và có chung hoặc có quan điểm mạnh mẽ bổ sung cho
nhau. Ví dụ, các năng lực khác nhau (của bạn và của đối tác)
cho phép bạn chia sẻ bớt khối lượng công việc và có thể ứng
phó tốt hơn trước các vấn đề gặp phải.
Những khả năng khác nhau có thể cho phép bạn cấp cho mỗi đối
tác một quyền phủ quyết đối với những quyết định quan trong
liên quan đến lĩnh vực mà họ có thế mạnh nhằm giúp duy trì sự
ổn định và xóa đi những bất đồng. Điều cuối cùng, bạn cũng có
thể muốn xem xét việc có nên đưa ra thỏa thuận về việc mua bán
phần vốn góp trong trường hợp xảy ra tranh chấp và người mua
sẽ trả cho phần vốn góp của người bán như thế nào (và bạn có
nên mua bảo hiểm cho việc mua bán này trong trường hợp đối
tác qua đời).
Loại hình doanh nghiệp nào là phù hợp với bạn nhất?
Cho dù bạn thành lập công ty một mình hay với một đối tác, tốt
nhất bạn nên tham vấn luật sư để quyết định xem loại hình
doanh nghiệp nào là phù hợp với bạn nhất. Các lựa chọn của bạn
và đặc điểm chính của mỗi loại hình doanh nghiệp là như sau:
 Công ty tư nhân là công ty do duy nhất một người là chủ sở
hữu. Người này chịu trách nhiệm vô hạn đối với tòan bộ
khoản nợ của công ty và lợi nhuận hoặc phần lỗ của công
ty sẽ đựoc thể hiện trong bản kê khai thuế thu nhập cá nhân
của người chủ cùng với tất cả các khoản thu nhập và chi
phí khác thường báo cáo (mặc dù nó được thể hiện ở một
bản kê riêng). Mặc dù loại hình công ty tư nhân tránh được
chi phí cho việc thành lập công ty hợp danh hoặc cổ phần
nhưng nhiều người thường chọn loại hình này vì họ không

thông thạo về các loại hình doanh nghiệp khác.
 Trong mô hình công ty hợp danh thường thì mỗi thành viên
đối tác chịu trách nhiệm vô hạn đối với cá khoản nợ của
công ty. Thu nhập và chi phí được ghi lại trong một bản kê
khai thuế riêng nhưng mỗi thành viên đối tác khi đó chỉ báo
cáo phần lợi nhuận hoặc lỗ của doanh nghiệp tương ứng
với phần vốn mà họ góp trong bản kê khái thuế cá nhân của
mình.
 Với mô hình công ty hợp danh hữu hạn, mỗi thành viên đối
tác thường có trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của
công ty nhưng các thành viên đối tác hữu hạn chỉ chịu trách
nhiệm trong khoản vốn mà họ góp cho công ty. Với một
vài khác biệt nho nhỏ còn lại việc khai báo thuế cũng tương
tự như với loại hình công ty hợp danh thường.
 Công ty cổ phần là công ty mà các nhà đầu tư chỉ có trách
nhiệm ở mức hữu hạn. Trừ những điều liệt kê dưới đây,
không có cổ đông nào trong công ty phải chịu trách nhiệm
đối với các khoản nợ của công ty; các chủ nợ chỉ có thể sử
dụng tài sản của công ty cổ phần để thành toán các khoản
nợ. Công ty tự khai báo thuế và trả các khoản thuế từ thu
nhập của doanh nghiệp. Nếu công ty cổ phần dùng 1 phần
thu nhập của mình để trả cổ tức thì công ty sẽ không khấu
trừ phần cổ tức đó ra khỏi bản kê khai thuế nhưng những
người nhận cổ tức phải trả thuế cho phần cổ tức mà họ
nhận được cho dù công ty cổ phần đã đóng thuế thu nhập
doanh nghiệp. Một công ty cổ phần có một số lợi ích về
thuế chẳng hạn như việc khấu trừ tiền đóng bảo hiểm y tế.
 Một công ty cổ phần được thành lập theo phụ trương vì các
mục đích nộp thuế thu nhập liên bang. Nó được coi như là
một công ty hợp danh về mặt thuế mặc dù các mặt khác thì

nó được coi như công ty cổ phần.
 Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trong đó tất cả các
thành viên chỉ có nghĩa vụ hạn chế nhưng nó lại được xem
như một công ty hợp danh trong việc nộp thuế thu nhập
liên bang. Luật pháp của bang có thể khác nhau và về mặt
thuế nó có thể được coi là một công ty hợp doanh hoặc một
công ty cổ phần. Nó có thể được quản lý bởi tất cả các
thành viên hoặc việc quản lý được tập trung vào 1 hay
nhiều hơn thành viên.
Tất nhiên có một số điều thay đổi trong những quy định này và
bạn nên tham vấn luật sư hoặc kế toan của mình trong những
trường hợp cụ thể để quyết định xem loại hình kinh doanh nào là
phù hợp nhất với bạn.
Một trong những điều cần xem xét khi đưa ra quyết định cuối
cùng là mặc dụ một công ty cổ phần có trách nhiệm hữu hạn đối
với các cổ đông của mình, nếu công ty cổ phần không có đủ tài
sản thì các chủ nợ/bên cho vay có thể yêu cầu sự bảo đảm từ các
cổ đông. Ví dụ như chủ đất, một số nhà cung cấp theo luật thì có
trách nhiệm đối với một số khoản thuế thu nhập nhất định và có
trách nhiệm đối với các nhân viên.

×