Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Điều trị nấm candida sinh dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.69 KB, 4 trang )

Điều trị nấm candida sinh dục



Tôi năm nay 30 tuổi, đã lập gia đình, tôi thường xuyên bị nấm candiđa
sinh dục. Vậy xin hỏi có cách nào chữa dứt điểm không, cần dùng thuốc gì?
Nếu dùng lâu thì thuốc có độc cho gan thận không? Nghe nói thuốc chống nấm
dạng uống có nguy hiểm khi dùng cùng chung với thuốc chống ngứa, có đúng
không?

Bệnh candida sinh dục, có tên khoa học là candida albican, bệnh gặp ở cả
nam lẫn nữ. Đây không phải là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng
sinh hoạt tình dục tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển.



Về điều trị, nhờ những tiến bộ của y học, nếu chẩn đoán đúng là nấm
candida sinh dục chỉ cần điều trị đúng thuốc, đủ liều là bệnh sẽ khỏi hoàn toàn,
thuốc thường dùng hiện nay là fluconazole, dùng với liều 150mg uống một lần
duy nhất.

Hoặc dùng itraconazole uống với liều 200mg uống1 lần/ngày, uống trong 3
ngày, hoặc dùng với 200mg uống 2 lần trong 1 ngày duy nhất. Đối với nữ, thường
kết hợp với thuốc đặt âm đạo như miconazole 200mg, đặt 1 viên khi đi ngủ trong 3
ngày hoặc clotrimazole 200mg, đặt 1 viên khi đi ngủ trong 3 ngày.

Trường hợp bệnh mạn tính hoặc bị tái phát nhiều lần thì trước hết phải
kiểm tra xem có bệnh đái tháo đường, các nguyên nhân gây suy giảm sức đề
kháng và làm thuận lợi cho nấm phát triển như dùng kháng sinh kéo dài, corticoid,
thuốc tránh thai có estrogen.


Không mặc quần áo quá chật hay ẩm ướt. Đối với nam thường không cần
điều trị vì bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu bị viêm bao quy đầu thì có thể bôi
các kem chống nấm như ketoconazole, clotrimazole.

Hầu hết các thuốc thuộc nhóm kháng sinh chống nấm, nhất là dạng uống
đều có độc tính, chuyển hóa và đào thải qua gan thận, nên sử dụng cần tuân thủ
theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt các thuốc chống nấm như ketoconazol,
itraconazol…

Tuyệt đối không được dùng chung với thuốc chống dị ứng gọi là kháng
histamine như: astemizol, terfenadine… vì có nguy cơ gây tử vong do xoắn đỉnh.


×