Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Tác động của chính sách thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng đến cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.06 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ĐINH NHƯ CƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỔ TỨC CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ĐINH NHƯ CƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỔ TỨC CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. PHẠM QUỐC HÙNG

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT.............................................................................................................................................. 1
Chương 1: GIỚI THIỆU................................................................................................................. 2
1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................ 3
1.4. Đóng góp của luận văn......................................................................................................... 3
1.5. Bố cục của luận văn............................................................................................................... 3
Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊ CỨU
TRƯỚC ĐÂY....................................................................................................................................... 4
2.1. Tổng quan lý thuyết............................................................................................................... 4
2.1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp.................................................................... 4
2.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp.................................................................. 4
2.1.1.2. Tài chính doanh nghiệp...................................................................................... 4
2.1.2. Tổng quan cổ tức và thuế cổ tức.............................................................................. 5
2.1.2.1. Khái niệm................................................................................................................ 5
2.1.2.2. Các phương thức chi trả cổ tức....................................................................... 5
2.1.3. Tổng quan về chính sách cổ tức............................................................................... 8
2.1.4. Chính sách thuế thu nhập cá nhân đánh trên cổ tức tại Việt Nam...............8
2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của thuế đến chính sách
cổ tức của các doanh nghiệp tại Việt Nam................................................................................ 10
2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về chính sách cổ tức và
tác động của thuế................................................................................................................................ 13
Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 19

3.1. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................. 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 19
3.1.2. Thời điểm nghiên cứu................................................................................................ 19
3.2. Quy mô mẫu nghiên cứu.................................................................................................... 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 20
Chương 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................... 27
4.1 Nhóm công ty có tỷ suất lợi nhuận cao nhất............................................................... 27
4.1.1. Mô hình hồi quy đa biến........................................................................................... 27


4.1.2 Mô hình hồi quy đơn biến......................................................................................... 28
4.2 Nhóm công ty có tỷ suất lợi nhuận cao....................................................................... 30
4.2.1 Mô hình hồi quy đa biến.......................................................................................... 30
4.2.2. Mô hình hồi quy đơn biến........................................................................................ 31
4.3. Nhóm công ty có tỷ suất lợi nhuận thấp.................................................................... 32
4.3.1. Mô hình hồi quy đa biến........................................................................................... 32
4.3.2. Mô hình hồi quy đơn biến........................................................................................ 33
4.4. Nhóm công ty có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất............................................................ 34
4.4.1. Mô hình hồi quy đa biến........................................................................................... 34
4.4.2. Mô hình hồi quy đơn biến........................................................................................ 36
4.5. Nhóm công ty có quy mô lớn nhất................................................................................. 37
4.5.1. Mô hình hồi quy đa biến........................................................................................... 37
4.5.2. Mô hình hồi quy đơn biến........................................................................................ 38
4.6. Nhóm công ty có quy mô lớn.......................................................................................... 39
4.6.1. Mô hình hồi quy đa biến........................................................................................... 39
4.6.2 Mô hình hồi quy đơn biến......................................................................................... 40
4.7. Nhóm công ty có quy mô nhỏ.......................................................................................... 41
4.7.1. Mô hình hồi quy đa biến........................................................................................... 41
4.7.2. Mô hình hồi quy đơn biến........................................................................................ 42
4.8. Nhóm công ty có quy mô nhỏ nhất................................................................................ 43

4.8.1. Mô hình hồi quy đa biến........................................................................................... 43
4.8.2. Mô hình hồi quy đơn biến........................................................................................ 45
4.9. Nhóm công ty có cơ hội đầu tư nhiều nhất................................................................. 46
4.9.1. Mô hình hồi quy đa biến........................................................................................... 46
4.9.2 Mô hình hồi quy đơn biến....................................................................................... 47
4.10. Nhóm công ty có cơ hội đầu tư nhiều........................................................................ 48
4.10.1. Mô hình hồi quy đa biến........................................................................................ 48
4.10.2. Mô hình hồi quy đơn biến................................................................................... 49
4.11. Nhóm công ty có cơ hội đầu tư ít............................................................................. 50
4.11.1. Mô hình hồi quy đa biến........................................................................................ 50
4.11.2 Mô hình hồi quy đơn biến..................................................................................... 51
4.12. Nhóm doanh nghiệp có cơ hội đầu tư ít nhất.......................................................... 52
4.12.1. Mô hình đa biến..................................................................................................... 52


4.12.2. Mô hình hồi quy đơn biến..................................................................................... 53
3.13. Kết quả chạy hồi quy mô hình mối quan hệ giữa tỷ suất cổ tức và thuế suất
thuế thu nhập đối với bảng dữ liệu chia làm 9 nhóm............................................................ 55
Chương 5 : KẾT LUẬN................................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Mối tương quan giữa sai số cổ tức dự đoán trung bình và thuế suất
Bảng 2: Tổng hợp kết quả chạy hồi quy mô hình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa thuế suất và cổ
tức
Bảng 3: Tổng hợp kết quả chạy hồi quy mô hình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa thuế suất và
cổ tức đối với 9 nhóm dữ liệu


1


TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, chính sách thuế của Việt Nam đã có bước thay đổi
đáng kể khi đánh thuế thu nhập cá nhân lên cổ tức tiền mặt nhận được của các
nhà đầu tư chứng khoán, thay vì toàn bộ cổ tức nhận được từ đầu tư vốn được
miễn thuế thu nhập cá nhân như giai đoạn trước năm 2009. Liệu thuế cổ tức ảnh
hưởng như thế nào đến cổ tức tiền mặt mà nhà đầu tư nhận được? Liệu rằng khi
thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ cổ tức tăng hay giảm có làm cho cổ tức tiền
mặt mà nhà đầu tư nhận được giảm hay tăng? Đề tài nghiên cứu Tác động của

chính sách thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng đến việc chia cổ tức bằng tiền
mặt của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường Chứng khoán Việt Nam
từ năm 2007 đến năm 2012. Dựa trên bài nghiên cứu của George M. Jabbour và
Yikang Liu (2006), người viết phân chia dữ liệu theo 3 tiêu chí khác nhau là tỷ
suất lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp (đại diện là giá trị sổ sách của tổng tài sảnBV ), cơ hội đầu tư (đại diện là chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản - The growth of
Assets), với mỗi nhóm. Người viết phân chia thành 4 nhóm nhỏ (cao nhất, cao,
thấp và thấp nhất) dựa trên điểm tứ phân vị để nghiên cứu tác động của thuế thu
nhập lên từng nhóm công ty cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuế thu nhập
tác động lên nhóm công ty có tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Tức là công ty có lợi
nhuận càng cao thì chi trả cổ tức tiền mặt càng tăng khi thuế suất thuế thu nhập
cá nhân đánh trên cổ tức giảm.


2

Chương 1 : GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam sau nhiều năm chuẩn bị, vào năm 1998,
chính thức ra đời, đến năm 2000 thực hiện phiên giao dịch đầu tiên – đã tạo tiền
đề cho các công ty đại chúng huy động vốn, cung cấp môi trường đầu tư cho

công chúng bằng cách nắm giữ, mua bán cổ phiếu của các công ty niêm yết –
gọi là nhà đầu tư. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, bên cạnh quyết định tài trợ và
quyết định chi tiêu thì chính sách cổ tức là một yếu tố quan trọng giúp làm tăng
giá trị doanh nghiệp. Chính sách cổ tức truyền tải tín hiệu dự báo sự phát triển
của công ty (Bhattacharya 1979) đến thị trường rằng chỉ những công ty tốt mới
chi trả cổ tức; cổ tức cũng là công cụ giúp hạn chế vấn đề đại diện bằng cách tiết
giảm dòng tiền tự do sẵn có để chi tiêu của nhà quản lý (Jensen 1986) – vấn đề
này cho rằng có sư xung đột giữa lợi ích của nhà quản lý và lợi ích cổ đông. Nó
xuất phát từ việc nhà quản lý hành động vì động cơ riêng, vì lợi ích cá nhân của
mình, tức là họ xây dựng một đế chế riêng của mình bằng cách đầu tư tiền vào
dự án có NPV âm hoặc chi tiền mặt quá mức cho các khoản thưởng, thù lao, và
các đặc quyền.
Đứng trên góc độ nhà đầu tư, cổ tức là một nguồn thu nhập quan trọng không
chỉ của những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu dài hạn, mà còn là của nhà đầu tư cổ
phiếu “lướt sóng”. Cổ đông xem việc chi trả cổ tức là thu nhập khi nắm giữ cổ
phiếu của công ty, do đó, cổ tức tác động không nhỏ đến quyết định của các nhà
đầu tư trên thị trường chứng khoán. Theo Miller và Rock (1985), cổ tức không
chỉ đơn thuần là chính sách của doanh nghiệp, mà đó còn chịu sự tác động của
chiến lược đầu tư, quyết định tài chính và những thông tin nội bộ. Theo Fama và
French (2001), lợi nhuận, cơ hội đầu tư và quy mô của công ty đặc biệt có tác
động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của mình,
Geogre M. Jabbour và Yikang Liu (2006) nhận thấy ngoài những yếu tố trên,
chính sách cổ tức còn chịu tác động của thuế thu nhập. Trong nghiên cứu về
chính sách cổ tức từ năm 1920 đến năm 1960, John A. Brittain thấy rằng thuế
suất tăng làm giảm tỉ lệ chi trả cổ tức. Có thể thấy, thuế suất thuế thu nhập tác
động không nhỏ đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp tại Việt Nam là một
yêu cầu cấp thiết, đặc biệt khi chính sách thuế tại Việt Nam chưa ổn định, cũng
như mức độ bảo vệ nhà đầu tư được đánh giá là thấp trong giai đoạn hiện nay.



3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu tác động của thuế thu nhập
cá nhân từ cổ tức ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Liệu việc tăng
hay giảm thuế thu nhập tại Việt Nam có tác động đến việc chi trả cổ tức tiền mặt
hay không và tác động như thế nào? Những nhóm công ty nào sẽ chi trả thêm cổ
tức tiền mặt khi thuế suất thuế thu nhập giảm.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu
như sau :
Thuế thu nhập cá nhân từ cổ tức có tác động đến chính sách cổ tức bằng tiền ?
Đặc điểm của những doanh nghiệp chịu tác động của thuế thu nhập cá nhân từ
cổ tức là gì ?
1.4. Đóng góp của luận văn
Luận văn có 3 đóng góp chính như sau :
Thứ nhất, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa thuế suất thuế
thu nhập và cổ tức tiến mặt của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán TP.HCM bằng nghiên cứu thực nghiệm, cũng như tìm hiểu yếu tố nào
trong các yếu tố lợi nhuận, cơ hội đầu tư và quy mô có tác động đến mối quan hệ
này.
Thứ hai, kết quả của bài nghiên cứu có thể giúp những nhà đầu tư quan tâm đến
cổ tức của doanh nghiệp có thể lựa chọn danh mục đầu tư theo đúng khẩu vị của
mình.
Thứ ba, các nhà điều hành chính sách có thể đưa ra chính sách thuế thu nhập cá
nhân từ cổ tức phù hợp nhằm điều tiết thị trường theo mục tiêu đã định sẵn.
1.5. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm có 5 chương : Chương 1 giới thiệu và trình bày tổng quan các nội
dung chính của luận văn và giải thích lý do tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu.

Chương 2 trình bày tổng quan lý thuyết, kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm
có liên quan trước đây. Chương 3 mô tả mẫu, phương pháp nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu và giải thích các biến được sử dụng để phân tích. Chương 4 thảo luận
về những kết quả thực nghiệm. Chương 5 kết luận của luận văn.


4

Chương 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1 Tổng quan lý thuyết
2.1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Là đơn vị chủ thể kinh tế độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục
tiêu sinh lời.
2.1.1.2 Tài chính doanh nghiệp
Là hoạt động tài chính của các tổ chức nói trên. Đó là một hệ thống quan hệ kinh
tế phát sinh trong lĩnh vực phân phối quỹ tiền tệ, quá trình tạo lập và chu chuyển
nguồn vốn, của một doanh nghiệp để đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp đó.
Nội dung quan hệ kinh tế phát sinh thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao
gồm:
Thứ nhất: Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước
Tất cả mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện các nghĩa
vụ tài chính đối với Nhà nước (nộp thuế cho NSNN) NSNN cấp vốn cho doanh
nghiệp Nhà nước và có thể góp vốn với công ty liên doanh hoặc công ty cổ phần
(mua cổ phiếu) hoặc cho vay (mua trái phiếu) tùy theo mục đích yếu cầu quản lý
đối với ngành nghề kinh tế và quyết định tỷ lệ vốn gốp hoặc mức cho vay
Thứ hai : Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài

trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu
cầu vốn ngắn hạn có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn
dài hạn. Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho
các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hang đầu tư chứng
khoán bằng số tiền tạm thời sử dụng.
Thứ ba: Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác
Trong nền kinh tế doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp
trên thị trường hàng hóa, dịch vụ thị trường, sức lao động giữa doanh nghiệp với
các nhà đầu tư cho vay, với bạn hàng và khách hàng thông qua việc hình thành và
sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh
nghiệp bao gồm quan hệ thanh toán tiền mua vật tư hàng hóa, phí bảo hiểm, chi
trả cổ tức, tiền lãi trái phiếu giữa doanh nghiệp với ngân hàng các tổ chức tính


5

dụng phát sinh trong quá trình doanh nghiệp vay và trả lãi, cho các tổ chức tín
dụng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản
xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu.
Thứ tư: Những quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp
Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng và tổ đội
sản xuất, trong việc tạm ứng và thanh toán tài sản, quan hệ giữa cổ đông và
người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu.
Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua chính sách của doanh nghiệp như;
chính sách cổ tức (phân phối thu nhập) chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu,
chi phí…
Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ thông
qua hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ vì vậy, thường xuyên xem là các mối
quan hệ tiền tệ. Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một
đơn vị kinh tế độc lập chiếm địa vị chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản

anh rõ nét quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống
tài chính nước ta.
2.1.2 Tổng quan cổ tức và thuế cổ tức
2.1.2.1 Khái niệm
Cổ tức được hiểu là một phần lợi nhuận sau thuế của công ty dành để chi trả cho
các cổ đông (chủ sở hữu công ty), gọi là thu nhập cổ đông. Cổ tức còn được gọi
là lợi tức cổ phần. Cổ tức là như nhau cho mọi cổ phiếu cùng một loại : hoặc cổ
phiếu phổ thông (cổ phiều thường) hoặc cổ phiếu ưu đãi. Công ty cổ phần chỉ
được chi trả cổ tức cho cổ đông sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa
vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Sau khi thông báo chi trả cổ tức
được công bố, cổ tức trở thành khoản phải trả của công ty.
Thuế cổ tức là một loại hình của thuế thu nhập cá nhân, đánh trên thu nhập từ cổ
tức. Thuế suất của loại thuế này thay đổi theo từng quốc gia, từng thời điểm, tùy
thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia tại thời điểm đó.
2.1.2.2 Các phương thức chi trả cổ tức
-

Cổ tức tiền mặt

Cổ tức tiền mặt là loại cổ tức phổ biến nhất. Cổ tức tiền mặt có thể hiểu là dạng
cổ tức mà công ty lấy ra từ lợi nhuận sau thuế có được chia cho nhà đầu tư dưới
dạng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Cổ tức tiền mặt làm chuyển giao giá trị kinh tế
từ công ty sang cho các cổ đông thay vì công ty sử dụng số tiền đó cho hoạt động
của mình. Các cổ đông khi nhận cổ tức tiền mặt có thể sẽ phải đóng thuế thu
nhập trên giá trị được chia đó, do đó giá trị nhận được cuối cùng có thể ít hơn


6

mức cổ tức đã công bố. Chia cổ tức bằng tiền mặt đáp ứng nhu cầu của những

nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp do những nhà đầu tư này mong muốn một thu
nhập chắc chắn ở hiện tại hơn là nguồn thu nhập có thể cao hơn nhưng không
chắc chắn ở tương lai. Cổ tức tiền mặt bản thân nó cũng mang giá trị truyền dẫn
thông tin đến thị trường về tình hình hoạt động thuận lợi cũng như dòng tiền ổn
định của doanh nghiệp.
-

Cổ tức cổ phần

Doanh nghiệp có thể gia tăng cổ phần của mình bằng cách chi trả cổ tức cổ phần,
hay còn gọi là trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông. Nói cách khác, trả cổ
tức bằng cổ phiếu là công ty chi trả cổ phần thường cho các cổ đông nắm giữ cổ
phần thường theo tỉ lệ nhất định và công ty không nhận được khoản tiền thanh
toán nào từ phía cổ đông. Hình thức này được áp dụng khi doanh nghiệp muốn
giữ lại lợi nhuận cho mục đích đầu tư và muốn làm an lòng cổ đông. Hình thức
này tuy làm loãng giá cổ phiếu nhưng lại hạn chế lượng tiền mặt đi ra khỏi doanh
nghiệp. Lợi thế của cổ tức cổ phần là cổ đông có sự lựa chọn giữ lại cổ phần,
hoặc bán một phần cũng có lợi thế có thể hoãn đóng thuế thu nhập cho đến khi
nhà đầu tư bán số cổ phần đó. Nhìn chung, khi thị trường chứng khoán đang
trong xu thế tăng, các cổ đông mong muốn được trả cổ tức bằng cổ phiếu và
ngược lại, khi thị trường giảm, nhà đầu tư muốn nhận cổ tức tiền mặt.
-

Mua lại cổ phần

Công ty có thể tiến hành mua lại một phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu do công ty
đã phát hành đang thuộc quyền sở hữu của các cổ đông theo phương thức mua
trực tiếp từ cổ đông bằng cách đưa ra một mức giá đệm thường cao hơn giá thị
trường, hoặc có thể mua lại ở thị trường tự do, hoặc có thể thương lượng riêng để
mua lại từ những người đang nắm giữ một số lượng lớn cổ phần – gọi là mua lại

cổ phần. Cổ phần mua lại được gọi là cổ phiếu quỹ. Việc mua lại cổ phần làm
giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp và số cổ phiếu quỹ này
sẽ không được trả cổ tức, không có quyền biểu quyết. Mua cổ phiếu quỹ được
xem như là quyết định cổ tức vì đây là cách thức mà lợi nhuận của doanh nghiệp
được chi trả dưới hình thức lãi vốn.
-

Cổ tức trả bằng tài sản khác

Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ động bằng thành phẩm, hàng bán, bất động sản
hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này rất hiếm
xảy ra trong thực tiễn.


7

2.1.3

Tổng quan về chính sách cổ tức

Chính sách cổ tức có thể hiểu là chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ ấn định một tỷ lệ phần trăm hợp lý giữa phần thu
nhập giữ lại để tái đầu tư và phần thu nhập để trả cổ tức cho cổ đông. Lợi nhuận
giữ lại cung cấp cho các cổ đông một nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng
trong tương lai thông qua tái đầu tư, còn cổ tức mang lại cho các cổ đông một lợi
nhuận hữu hình hiện tại. Vì thế, chính sách cổ tức sẽ ảnh hưởng đến số lượng vốn
cổ phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp (thông qua lợi nhuận giữ lại) và chi
phí sử dụng vốn doanh nghiệp. Bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách cổ tức
đều phát đi những tín hiệu có lợi hoặc bất lợi cho công ty. Do đó, các giám đốc
tài chính phải cân nhắc xem bao nhiêu phần trăm lợi nhuận được giữ ổn định hay

thay đổi qua các năm; phương thức chi trả cổ tức và thời kỳ chi trả cổ tức như thế
nào.
-

Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động

Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ
lại lợi nhuận khi doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi
cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà cổ đông đòi hỏi, bởi vì chi trả cổ tức đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp chấp nhận hi sinh các cơ hội đầu tư hoặc phải huy
động vốn từ các nguồn khác nhằm bù đắp nguồn vốn thiếu hụt từ việc chi trả cổ
tức. Nói cách khác, chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ngụ ý việc chi trả cổ
tức của doanh nghiệp là nên thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào
các cơ hội đầu tư có sẵn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thường có gắng
duy trì một mức cổ tức ổn định theo thời gian.
Nguyên lý giữ lại lợi nhuận thụ động cũng đề xuất là công ty “ tăng trưởng “
thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các doanh nghiệp đang trong giai đoạn
sung mãn (bảo hòa).
-

Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định:

Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định được xây dựng trên cơ sở lý thuyết ổn định
lợi tức cổ phần. Theo đó, công ty duy trì mức chi trả cổ tức tương đối ổn định
liên tục qua các năm, sự biến động nếu có sẽ không đáng kể so với sự biến động
của lợi nhuận. Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức
tương đối ổn định. Tính ổn định được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong
việc giảm lượng tiền mặt chi trả cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác. Tương tự, những
gia tăng trong tỷ lệ cổ tức thường vẫn bị trì hoãn cho đến khi nào các giám đốc
tài chính thực sự tin tưởng rằng các khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến

mức độ thỏa mãn cổ tức lớn hơn, đồng thời, khi đã tăng thì sẽ cố gắng duy trì cổ


8

tức ở mức đã định cho đến khi công y thấy rõ là không thể hy vọng ngăn chặn
được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài.
-

Các chính sách chi trả cổ tức khác:

Ngoài các chính sách cổ tức nói trên, các doanh nghiệp có thể áp dụng các chính
sách chi trả cổ tức khác như : Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi theo
lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm; hoặc chính sách chi trả số cổ tức thấp
hằng quý cộng với cổ tức thưởng vào cuối năm.
2.1.4 Chính sách thuế thu nhập cá nhân đánh trên cổ tức tại Việt Nam
Trước năm 2009, thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam được áp dụng theo Pháp
lệnh thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao số 35/2001/PL –
UBTVQH10 ban hành ngày 19 tháng 05 năm 2001, có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 07 năm 2001. Khoản 1 điều 3 của Pháp lệnh quy định “Tạm thời chưa
thu thuế đối với các khoản thu nhập về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết
kiệm, lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu”, điều này có nghĩa là
trong giai đoạn này, thuế suất thuế cổ tức bằng 0% (Không phần trăm).
Vào ngày 21 tháng 11 năm 2007, Luật thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12
được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Khoản 3 Điều 3
của Luật này quy định “Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại sau
đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này: (…) Thu
nhập từ đầu tư vốn bao gồm : Tiền lãi cho vay; Lợi tức cổ phần; Thu nhập từ
đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ”.
Biểu thuế toàn phần thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Điều 23 của Luật

thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn
được quy định là 5%.
Đến ngày 12 tháng 09 năm 2009, Bộ Tài Chính bàn hành thông tư số
160/2009/TT – BTC hướng dẫn Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19 tháng 06
năm 2009 của Quốc hội về việc miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2009. Khoản 3
Điều 2 của Thông tư này quy định thu nhập làm căn cứ xác định số thuế thu nhập
cá nhân từ đầu tư vốn được miễn là “ thu nhập nhận được từ hoạt động đầu tư
vốn cũ năm 2009. Cụ thể như sau: đối với thu nhập từ lợi tức, cổ tức nhận được
từ việc góp vốn cổ phần : là phần cổ tức, lợi tức được chia của năm 2009 theo
quy định của pháp luật. (…) Trường hợp cá nhân nhận trước thu nhập cho nhiều
năm thì phần thu nhập tương ứng của năm 2009 được miễn thuế”. Khoản 7 Điều
2 của Thông tư này cũng quy định “Các khoản thu nhập thuộc diện được miễn
thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 1 của Thông tư này nếu
được chi trả sau năm 2009 thì thời hạn chi trả thu nhập được áp dụng miễn thuế


9

chậm nhất không quá ngày 30/06/2010. Nếu chi trả sau thời hạn nêu trên sẽ
không được miễn thuế thu nhập cá nhân”. Theo đó, khoản thu nhập từ cổ tức của
giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 và cổ tức của năm
2009 được chi trả trước ngày 30 tháng 06 năm 2010 được miễn nộp thuế thu
nhập cá nhân.
Như vậy, thuế thu nhập cá nhân từ cổ tức giai đoạn năm 2009 bằng 0% (Không
phần trăm).
Thông tư số 154/2011/TT-BTC được ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2011 của
bộ Tài chính hướng dẫn nghị định số 101/2011/NĐ – CP ngày 04 tháng 11 năm
2011 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của
Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp và cá nhân. Điều 11 Thông tư 154 quy định thời gian miễn

thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ cổ tức như sau “Miễn thuế thu nhập cá
nhân đối với thu nhập từ cổ tức mà cá nhân thực nhận từ ngày 01 tháng 08 năm
2011 đến hết ngày 31 tháng 11 năm 2012 do đầu tư vào thị trường chứng khoán,
góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp”. Theo đó, thuế suất thuế thu nhập cá
nhân từ cổ tức trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 08 năm 2011 đến hết ngày 31
tháng 12 năm 2012 là 0% (Không phần trăm).
Trong năm 2013, không có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh
luật thuế thu nhập cá nhân, điều dó có nghĩa là cổ tức chi trả trong năm 2013 sẽ
chịu thuế suất là 5%. Như vậy trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2013, thuế suất
thuế thu nhập cá nhân như sau :
Từ năm 2007 đến năm 2010 : 0% ;
Năm 2011 ; 5%
Năm 2012 : 0%
Năm 2013 : 5%

Trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2013, thuế suất thuế
thu nhập cá nhân cổ tức biến động từ 0% đến 5% tùy thuộc vào tình hình hoạt
động thực tế của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, cũng như tùy
thuộc vào phản ứng của các nhà đầu tư mà chính sách thuế được điều chỉnh cho
phù hợp nhằm thu hút sự chú ý của nhà đầu tư cũng như khuyến khích các doanh
nghiệp trên thị trường chứng khoán trong hoạt động kinh doanh cũng như trong
việc đề ra chính sách cổ tức phù hợp. Việc thuế suất biến động qua các năm khá


10

lý tưởng cho việc nghiên cứu tác động của thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ cổ
tức đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp.
2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của thuế đến chính
sách cổ tức của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành và chính thức có hiệu lực từ
01/01/2009. Trong đó quy định các khoản thu nhập từ cổ tức và lãi vốn sẽ chịu
thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế toàn phần. Theo đó, thuế suất thuế thu nhập
cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán, cá nhân được lựa chọn hai hình thức:
nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% trên thu nhập chịu thuế
hoặc thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Khi quan sát các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
thấy rằng thông thường các công ty sẽ bắt đầu chia cổ tức đợt cuối năm tiếp theo,
sau khi tổ chức đại hội đồng cổ đông thành công. Chẳng hạn, chỉ có 6/75 công ty
có chia cổ tức tiền mặt năm 2007 hoàn thành trong năm 2007. Nhưng những cuối
năm 2008 tình hình có những thay đổi đáng kể. Theo thống kê, trong số 72 công
ty có chia cổ tức 2008 thì có tới 19 công ty đã hoàn thành việc chia cổ tức tiền
mặt trong cùng năm, và có 11 công ty bắt đầu thực hiện việc chi trả cổ tức 2008
đợt cuối cùng chỉ ngay sau khi Nghị quyết số 32/QH12 ban hành ngày
19/06/2009 về việc sẽ miễn thuế thu nhập cá nhân từ 01 tháng 01 năm 2009 đến
31 tháng 12 năm 2009 đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn.
Những con số này cho thấy, các doanh nghiệp có những phản ứng với tác động
của thuế thu nhập cá nhân và có ý nghĩa lựa chọn thời điểm chi trả cổ tức.
Vào năm 2008, với sự leo thang của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường
chứng khoán giảm sâu, nhiều công ty niêm yết có kết quả kinh doanh giảm mạnh
so với năm 2007. Trước tình hình này, lẽ ra các công ty sẽ giảm hoặc thậm chí là
không trả cổ tức bằng tiền mặt để giúp công ty duy trì sản xuất và vượt qua khó
khăn. Nhưng thực tế tỷ lệ các công ty chi trả cổ tức tiền mặt vẫn khá cao trong
năm 2008 mà phần lớn rơi vào nhóm cổ tức từ 50% trở lên, số lượng công ty chi
trả cổ tức tiền mặt từ khoản lợi nhuận tích lũy cuối năm 2008 tăng nhanh chóng.
Kết quả, mặt dù EPS thấp hơn nhưng tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình 2008 là
94,44% cao hơn rất nhiều so với năm 2007 là 43,43%. Trong đó, có những công
ty chi trả cổ tức rất cao, thậm chí vượt quá thu nhập mỗi cổ phần của năm đó,
chẳng hạn như công ty cổ phần thực vật Tường An (TAC) Công ty cổ phần vận
tải Hà Tiên (HTV)… Hành động này có thể là do việc chi trả cổ tức bằng tiền

mặt trước ngày 01/01/2009 để tránh thuế thu nhập cá nhân cho nhà đầu tư. Tuy
nhiên do từ cuộc khủng hoản tài chính, kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, Chính
phủ đã cho phép giãn thuế (Thông tư 27/2009/TT-BTC ngày 06 tháng 02 năm


11

2009 giãn thời gian nộp thuế thu nhập cá nhân đến 31 tháng 5 năm 2009) nhằm
kích thích tăng trưởng và giúp vực vậy thị trường. Sau đó là Nghị quyết của
Quốc hội số 32/QH12 ngày 19/6/2009, theo đó miễn thuế thu nhập cá nhân từ
01/01/2009 đến 31/12/2009 đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn.
Như vậy, đến hết năm 2009, các khoản thu nhập từ cổ tức và lãi vốn vẫn chưa
phải nộp thuế.
Cũng như tình hình vào cuối năm 2008 khi các nhà đầu tư dự kiến sẽ bị đánh
thuế thu nhập cá nhân trên cổ tức từ 01/01/2009 thì vào khoảng hai tháng cuối
năm 2009 nhiều công ty đã nhanh chóng hoàn thành thủ tục để chốt danh sách
hưởng quyền trước 31/12/2009, đây cũng là một động thái cho thấy doanh nghiệp
đang nổ lực né tránh thuế cho cổ đông. Nhiều công ty không chủ trương chia
thưởng trong cuộc họp đại hội cổ đông giữa năm như SSI, KBC, VSH, HDC,
NKD… cũng rốt ráo hoàn tất thủ tục chia thưởng. Rõ ràng, đây là đợt chia cổ tức
được nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn gì dự đoán Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
sẽ không được trì hoãn như năm ngoái. Vì vây, trong nửa cuối tháng 12/2009, đã
có khoảng 18/74 công ty chi trả cổ tức năm 2009. Những phân tích trên cho thấy
chính sách cổ tức các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua thể hiện
phản ứng với sự ra đời của luật thuế thu nhập cá nhân, các doanh nghiệp có xu
hướng tăng chi trả cổ tức.
Lợi ích của cổ đông được đo lường trên cơ sở các khoản thu nhập sau thuế. ở
nhiều nước trên thế giới, ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), khi các cổ
đông nhận được cổ tức, trái tức hoặc thu được lãi vốn do chuyển nhượng cổ phần
sẽ bị điều tiết bởi thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Luật Thuế TNCN của Việt

Nam có hiệu lực từ 01.01.2009 đã có nhiều sửa đổi so với Pháp lệnh Thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao. Điểm thay đổi nổi bật là thu nhập từ đầu tư
vốn bao gồm lãi cho vay, cổ tức, thu nhập từ chuyển nhượng vốn sẽ chịu thuế
TNCN theo biểu thuế toàn phần. Nghiên cứu thuế suất đối với thu nhập đầu tư
vốn là 5% và đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 0,1% trên giá bán và
20% trên thu nhập chịu thuế (tuỳ theo phương pháp tính thuế mà nhà đầu tư đăng
ký nộp thuế) là vấn đề mà các CTCP cần phải quan tâm trong thời gian tới đối
với chính sách phân phối cổ tức của mình, nhằm tối đa hoá giá trị DN và gia tăng
lợi ích cho cổ đông.
Một số quan điểm về phân phối cổ tức

Quan điểm truyền thống về chính sách phân phối cho rằng, lợi tức cổ phiếu gia
tăng hôm nay sẽ làm lợi cho các cổ đông nhiều hơn và do đó sẽ làm gia tăng giá
trị DN. Lập luận đầu tiên đó là cổ tức nhận được bằng tiền mặt ngày hôm nay sẽ


12

có giá trị hơn phần chênh lệch do chuyển nhượng vốn mà cổ đông nhận được sau
này, đồng thời cổ thức nhận được hôm nay là chắc chắn, còn phần chênh lệch do
chuyển nhượng vốn trong tương lai thì hoàn toàn không chắc chắn.
Quan điểm mới thì cho rằng, gia tăng cổ tức sẽ làm giảm giá trị DN. Cơ sở lý
luận của trường phái này cho rằng, các DN đang hoạt động trong một thế giới
thực và đối diện với một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, chứa nhiều nhân
tố mà cả DN lẫn cổ đông phải quan tâm mà điển hình nhất là thu nhập của các cổ
đông phải chịu ảnh hưởng của nhân tố thuế. ở hầu hết các quốc gia trên thế giới,
chính phủ đều đánh thuế nhẹ trên thu nhập đạt được trên lợi nhuận được đem tái
đầu tư trước đây. Do đó thuế đánh trên cổ tức nhận được bằng tiền mặt sẽ nặng
hơn thuế đánh trên chênh lệch do chuyển nhượng vốn, là kết quả của sự chênh
lệch do lợi nhuận giữ lại làm gia tăng giá trị thật của cổ phiếu so với giá trị trước

đây.
Khi CTCP chia cổ tức bằng cổ phiếu, biến động về giá cổ phiếu chịu sự tác động
của nhiều nhân tố bên ngoài lẫn bên trong công ty. Những CTCP có hình tượng
tốt đẹp trên thị trường cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán thì giá
cả của cổ phiếu không tác động giảm giá đáng kể, vì thực chất số cổ phiếu phát
hành đã được thực hiện trên cơ sở lợi nhuận của CTCP đã đạt được, tức đã được
đảm bảo về giá trị bằng tiền. Trong trường hợp này, nếu cổ đông không muốn
nắm giữ thì có thể bán trên thị trường để thu về tiền mặt. Đối với những CTCP áp
dụng phương pháp mới thì không cần dùng đến tiền mặt nhưng vẫn đạt được mục
đích là đem lợi nhuận chia cho cổ đông, đáp ứng cho nguồn vốn sử dụng để tái
đầu tư, mở rộng quy mô, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của công ty.
Mặt khác khi giá cổ phiếu của công ty trên thị trường quá cao, không có lợi cho
việc thu hút đầu tư rộng rãi, để hạn chế giá cổ phiếu, không vượt qua phạm
vi kiểm soát của công ty, việc áp dụng phương pháp này có thể khống chế giá cả
cổ phiếu của công ty trên thị trường trong một phạm vi tối ưu. Bên cạnh những
tác động tích cực, việc áp dụng phương pháp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng
có thể đem lại những tác động không tốt, nhà đầu tư sẽ cho rằng CTCP kinh
doanh kém hiệu quả, không đảm bảo khả năng tạo ra tiền, quay vòng vốn không
linh hoạt, từ đó sẽ làm dao động lòng tin của nhà đầu tư và làm giá cổ phiểu giảm
mạnh, điều quan trọng hơn là việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể làm loãng
giá cổ phiếu và gây thiệt hại lớn hơn cho cổ đông và cả CTCP do tổng giá trị thị
trường cổ phiếu của cổ đang đang nắm giữ sẽ giảm đi do giá cổ phiếu giảm. Mặt
khác với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể làm cho CTCP không đảm bảo khả
năng kiểm soát, do sự thôn tính của các DN khác bằng hình thức thu mua các cổ
phiếu của công ty đã phát hành.


13

Tác động của thuế TNCN đối với cổ tức của cổ đông

CTCP khi chi trả cổ tức có thể thực hiện bằng các hình thức như: cho trả cổ tức
bằng tiền mặt, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc sử dụng hỗn hợp, vừa chi trả
bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu. Theo quy định tại khoản 2 điều 6, Luật thuế
TNCN thì cổ tức nhận được bằng cổ phiếu phải quy đổi ra tiền theo giá thị
trường của cổ phiếu tại thời điểm cổ đông nhận chi trả. Như vậy, việc phân tích
lợi ích giữa việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu trong thời gian tới
sẽ là vấn đề mà các CTCP cần phải xem xét.
Qua kết quả này, với giả định cổ đông không thực hiện bán cổ phiếu nhận được
mà giữ lại, rõ ràng việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm giảm lợi ích của cổ
đông, cụ thể cổ đông phải nộp thuế TNCN cao gấp 5 lần so với chi trả cổ tức
bằng tiền mặt.
2.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về chính sách cổ
tức và tác động của thuế.
Khó có thể phủ định rằng thuế rất quan trọng, tác động không nhỏ đến quyết định
của các nhà đầu tư, điều này có thể mô tả thông qua phản ứng của nhà đầu tư trên
thị trường trái phiếu. So với trái phiếu chính phủ thì tiền lãi nhận được trên các
trái phiếu đô thị giãm thuế hoặc thậm chí được miễn thuế, trong khi tiền lãi nhận
được từ trái phiếu chính phủ không nhận được ưu đãi này, do đó, các trái phiếu
Đô thị được bán với tỷ suất sinh lợi trước thuế thấp hơn so với trái phiếu Chính
phủ. Điều này cho thấy các nhà đầu tư dường như đã không bỏ qua thuế khi tham
gia vào thị trường cổ phần.
Chính sách cổ tức tác động rất lớn đền thị trường. Bất kỳ sự thay đổi nào trong
chính sách cổ tức đều có thể truyền đạt thông tin có lợi hoặc bất lợi của công ty
đến thị trường. Theo Bhattacharya (1979), những công ty tích cực chi trả cổ tức
gởi tín hiệu tốt đến thị trường dự báo sự phát triển trong tương lai của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp có dòng tiền tương đối ổn định qua các năm có thể tự
tin về tương lai hơn. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng một doanh nghiệp tăng
trưởng thường có nhu cầu vốn lớn dành cho các dự án tốt, tiềm năng, do đó
thường tránh chi trả cổ tức và giữ lại phần lợi nhuận cho các cơ hội đầu tư sẵn có
thay vì trả cổ tức và sau đó huy động vốn bằng cách vay nợ hoặc phát hành cổ

phiếu mới ra công chúng – vốn tốn kém chi phí và bất tiện. Theo Miller và
Mordigliani (1961), chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp
trong thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo. Tuy nhiên, mô hình của MM không
diễn đạt chính xác thế giới thực, nơi luôn hiện hữu những bất hoàn hảo và không
hiệu quả của thị trường vốn như thuế, chi phí giao dịch, chi phí phát hành. Do đó


14

lại nảy sinh những tranh luận về sự bất hoàn hảo và không hiệu quả của thị
trường vốn, hoặc là liệu kỳ vọng của các cổ đông có hợp lý hoàn toàn hay không.
Ngoài ra, nghiên cứu của Kahnemal và Smith (2002) trong nghiên cứu đoạt giải
Nobel của mình về kinh tế học hành vi và kinh tế học thực nghiệm đã cho thấy
con người hành động không theo kỳ vọng hợp lý, mà hành động theo kinh
nghiệm.
Theo Lintner (1956), các doanh nghiệp có các tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu dài
hạn, cổ tức thay đổi theo sau những thay đổi trong lợi nhuận ổn định và kéo dài
hơn là luôn bám sát tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu sẽ thay đổi cổ tức bất cứ khi nào
lợi nhuận thay đổi, bởi những giám đốc tài chính trong nghiên cứu của ông tin
rằng các cổ đông thích một tiến trình ổn định trong chính sách cổ tức. Các doanh
nghiệp càng bảo thủ thì họ càng chậm thay đổi mục tiêu chi trả cổ tức của mình.
Mô hình đơn giản của lintner cũng cho rằng các giám đốc tài chính thường tập
trung vào những thay đổi trong việc chi trả cổ tức hơn là mức chi trả tuyệt đối,
tức là nếu mức cổ tức chi trả trong năm nay là 5% thì sẽ là một quyết định tài
chính ấn tượng nếu cổ tức của năm trước là 2% nhưng sẽ không là gì nếu cổ tức
năm trước cũng là 5%; và họ đặc biệt lo lắng về việc phải hủy bỏ chính sách chi
trả cổ tức cao trước đây do những tác động ngược của quyết định này. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cổ tức của doanh nghiệp như các
hạn chế pháp lý ngăn cấm việc chi trả cổ tức làm suy yếu vốn của doanh nghiệp;
các điều khoản giới hạn trong hợp đồng trái phiếu của công ty và các thỏa thuận

tài trợ khác; hay khả năng thanh toán; khả năng tiếp cận các thị trường vốn; tính
ổn định của lợi nhuận hay lạm phát, cũng như cơ hội tăng trưởng vốn; trong đó
tác động của thuế là một trong những tác động không thể bỏ qua, ảnh hưởng
không nhỏ đến việc lựa chọn chính sách cổ tức của doanh nghiệp.
Để theo dõi tác động của thuế đến chính sách chi trả cổ tức, chúng ta cùng xem
xét trường hợp tại Mỹ: Trước năm 1986, thuế suất biên tế cá nhân (50%) đánh
trên thu nhập cổ tức cao hơn nhiều so với các thuế suất biên tế đánh trên thu nhập
lãi vốn (20%) – điều này khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn chính sách chi
trả cổ tức ở mức thấp, giữ lại lợi nhuận tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ sau khi
đạo luật điều chỉnh thuế năm 1986 được ban hành, ưu đãi thuế đối với thu nhập
lãi vốn đã được xóa bỏ, tuy vậy, hình thức thu nhập này vẫn có một lợi thế nhỏ so
với thu nhập từ cổ tức, đó là thu nhập này vẫn có một lợi thế nhỏ so với thu nhập
từ cổ tức, đó là thu nhập cổ tức bị đánh thuế ngay khi được chi trả, trong khi thu
nhập từ lãi vốn được hoãn lại cho đến khi những cổ phần này được chuyển
nhượng. Trong bối cảnh phải lựa chọn giữa các quyết định cổ tức, các ảnh hưởng
của thuế thường được xem là lý do chính tại sao các doanh nghiệp


15

quyết định mua lại cổ phần hay trả cổ tức bằng cổ phiếu, thay vì chi trả cỗ tức
bằng tiền mặt. Kinh nghiệm của Canada được tóm lược trong quyển sách
“Những nguyên lý của tài chính doanh nghiệp” của R. Brealey, S.Miller, G.Sick
và R.Giamarino cho thấy chi trả cổ tức đã tăng lên sau khi cơ quan thuế đưa ra
thuế suất đánh trên lãi vốn và cắt giảm thuế suất đánh trên cổ tức cho nhà đầu tư.
Theo Blume (1980), các nhà đầu tư luôn hi vọng tăng mức chi trả cổ tức mặc dù
lợi nhuận giảm. Khi mức chi trả cổ tức tăng, có 41,8% nhà đầu tư mong muốn
tăng lượng cổ phiếu nắm giữ trong khi chỉ có 10,5% có ý định giảm số cổ phần
của mình. Điều này được giải thích là do ảnh hưởng của sự chênh lệch giữa thuế
thu nhập cá nhân đánh trên cổ tức bằng tiền mà nhà đầu tư nhận được so với thuế

đánh trên lãi vốn. Ngoài ra, kinh nghiệm của một số nhà đầu tư rằng nắm giữ cổ
phiếu có thể gia tăng mức thu nhập từ lãi vốn trong tương lai. Gordon và
Bradford (1980) trong nghiên cứu thực nghiệm cũng nhân thấy các nhà đầu tư
đều không thích cổ tức.
Theo Brennan (1970), trong lý thuyết của mình, trong khi vẫn cân nhắc đến tác
động của thuế thu nhập doanh nghiệp đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp thì
dường nhu Miller và Modiglianni đã bỏ quên thuế thu nhập cá nhân. Cũng trong
nghiên cứu của mình về tác động của thuế thu nhập đến chính sách cổ tức, ông
nhận thấy khi xuất hiện thuế suất T > 0 trong thị trường cân bằng, lợi nhuận từ
việc chi trả cổ tức của nhà đầu tư sẽ giảm; do đó, chi trả cổ tức bằng tiền không
phải giải pháp tối ưu, mà chính sách mua lại cổ phần dường như là một thay thế
tốt. Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty đề chọn giải pháp này, nhiều công ty
vẫn lựa chọn trả cổ tức do phải chịu áp lực về luật pháp hay những điều khoản
riêng, rằng không được phép mua cổ phiếu quỹ. Litzenberger và Ramaswamy
(1979, 1980, 1982) cũng đồng quan điểm với Brennan là tỷ suất cổ tức tỷ lệ
thuận với lợi nhuận trước thuế; cụ thể, nếu tỷ suất cổ tức tăng 1% thì lợi nhuận
2

trước thuế mong đợi phải tăng 23% . Tuy nhiên, Liller và Scholes (1978 ) lại cho
rằng việc thay đổi thuế suất sẽ không làm ảnh hưởng đến chính sách cổ tức cũng
như giá trị doanh nghiệp. Mấu chốt trong lý thuyết “Tax irrelevancy” này là dựa
trên giả thiết tất cả các nhà đầu tư đều có thể dễ dàng chuyển đổi từ cổ tức sang
lãi vốn bằng cách điều chỉnh danh mục đầu tư của họ. Điều này phù hợp với
nghiên cưu của Miller và Modiglianni (1961) về việc chính sách cổ tức không tác
động đến giá trị doanh nghiệp khi hai ông giả định bỏ qua tác động của thuế. Tuy
nhiên, việc chuyển đổi từ cổ tức sang lãi vốn dễ dàng như vậy trong điều kiện
thực tế của thị trường hay không? Tại Mỹ, trước khi tổng thống Bush ban hành
luật thuế mới vào năm 2003, thuế suất đánh trên cổ tức cao hơn thuế suất đánh
trên lãi vốn; thông thường, nhà đầu tư sẽ thích lãi vốn hơn cổ tức; tuy nhiên, thực



16

tế không phải vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục chi trả cổ tức. Giải thích cho
3

hiện tượng này, có thể sử dụng lý thuyết “ bird – in – hand “ .
Trong nghiên cứu của mình, Fama và French (2001 đã nghiên cứu các yếu tố
thuộc đặc điểm công ty như khả năng sinh lời, cơ hội đầu tư, quy mô công ty và
đòn bẩy tài chính có tác động đến chính sách cổ tức của công ty hay không. Kết
quả nghiên cứu của Fama và French cho thấy số lượng công ty chi trả cổ tức
giảm sút rõ rệt, từ 66.5% năm 1978 xuống còn 20.8% vào năm 1999, đó là do
đặc điểm của các công ty mới lên sàn có quy mô nhỏ, lợi nhuận thấp đi cùng với
nhiều cơ hội đầu tư tốt – vốn là đặc điểm của những công ty không bao giờ chi
trả cổ tức. Xu hướng giảm chi trả cổ tức là khá rõ ràng, các công ty có lợi nhuận
giảm hay tăng đều có xu hướng giảm chi trả cổ tức, các công ty có quy mô nhỏ
hay thậm chí những công ty có quy mô lớn cũng không thoát khỏi xu hướng này.
Tuy nhiên, những công ty có lợi nhuận cao vẫn duy trì chi trả cổ tức và dường
như không có ý định giảm chi trả cổ tức. Fama và French kết luận chính sách cổ
tức chịu tác động của các nhân tố thuộc đặc điểm công ty như lợi nhuận, cơ hội
đầu tư và quy mô của công ty; những công ty càng lớn và càng có nhiều lợi
nhuận thì có xu hướng chi trả cổ tức càng nhiều, những công ty có nhiều cơ hội
đầu tư có xu hướng chi trả cổ tức càng thấp. Hai ông cũng nhận thấy rằng, chính
sách cổ tức của doanh nghiệp chịu tác động của thuế, tức là doanh nghiệp giảm
chi trả cổ tức mà thay vào đó là mua cổ phiếu quỹ là do tác động bất lợi của thuế
thu nhập.
Trong nghiên cứu năm 2012 liên quan đến sự cắt giảm thuế năm 2003 của chính
quyền Bush, Jesse Edgerton đã so sánh chính sách cổ tức của các công ty nhận
được sự ưu đãi từ chính sách cắt giãm thuế với chính sách cổ tức của nhóm công
ty REITs (Real Estate Investment Trust – Các công ty ủy thác đầu tư bất động sản

) – vốn không được hưởng lợi từ chính sách cắt giảm cổ tức này. Tác giả của bài
báo nhận thấy các công ty REITs và “nonREITs” vẫn tăng trưởng một cách
nhanh chóng. Từ đó |Jesse Edgerton kết luận việc tăng chi trả cổ tức của các công
ty sau khi điều chỉnh thuế suất năm 2003 là do ảnh hưởng của việc tăng trưởng
lợi nhuận nhanh chóng, chứ không phải do tác động của chính sách thuế. Ông
cũng nhận thấy thị trường đã tiếp nhận sự tăng trưởng tỷ lệ chi trả cổ tức từ giữa
năm 2002 – tức nửa năm trước khi chính sách điều chỉnh thuế suất thu nhập cá
nhân được áp dụng. Điều nay được Jesse Edgerton giải thích là do tác động của
việc tăng trưởng cao về lợi nhuận của nhóm công ty này – nhờ vào sự bùng nổ
của thị trường bất động sản Mỹ trong những năm đầu của thế kỷ 21. Jesse cho
rằng, nền kinh tế phát triển đã giúp các công ty kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận
tăng cao, vô tình trùng hợp với sự kiện cắt giảm thuế năm 2003. Do đó, thực tế


17

không có việc tăng chi trả cổ tức do giảm thuế suất, mà thực chất là do lợi nhuận.
Theo người viết, không thể phủ nhận một thực tế là chính sách cổ tức chịu tác
động rất lớn từ lợi nhuận theo như kết quả nghiên cứu của Fama và French
(2001), và cũng có thể thấy trong phần nội dung và kết quả của bài nghiên cứu
này của người viết. Tuy nhiên, nếu vì vậy mà kết luận thuế hoàn toàn không có
tác động đến việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp liệu có vội vàng?
Jesse Edgerton nhận thấy kết quả nghiên cứu của mình khác với kết quả nghiên
cứu trước đó của Chetty và Saez (2005), hay Brown, Liang và Weisbenner
(2007) và Blouin, Raedy và Shackelford (2011). Những kết quả nghiên cứu trên
chỉ ra rằng sự tăng trưởng về tỷ lệ chia cổ tức gắn liền với sự thay đổi về chính
sách thuế tại Mỹ năm 2003.
Trong bài nghiên cứu về ảnh hưởng của thuế thu nhập đến chính sách tổ tức của
mình George M. Jabbour và Yikang Liu (2006) đã nghiên cứu các công ty S&P
500 từ năm 1984 đến năm 2002 – trước thời điểm chính quyền Bush ban hành

luật cải cách chính sách thuế năm 2003. Ứng dụng nghiên cứu của Fama và
French (2001), hai ông đã thu thập dữ liệu tỷ suất cổ tức và dữ liệu về đặc điểm
của 467 công ty trong giai đoạn này là tỷ suất lợi nhuận, cơ hội đầu tư và quy mô
công ty, sau đó sắp xếp dữ liệu của các công ty này từ nhỏ đến lớn theo 3 tiêu chí
trên. Với mỗi tiêu chí, hai ông chia nhỏ thành 4 nhóm dựa trên điểm tứ phân vị
và chạy mô hình hồi quy để tìm hiểu tác động của tỷ suất lợi nhuận, cơ hội đầu tư
và quy mô công ty lên tỷ suất cổ tức của doanh nghiệp, sau đó tính toán sai số cổ
tức dự đoán trung bình cho mỗi nhóm đặc điểm. Kết quả nghiên cứu của Goerge
M.Jabbour và Yikang Liu (2006) cho thấy 3 yếu tố thuộc về đặc điểm công ty (tỷ
suất lợi nhuận, cơ hội đầu tư và quy mô công ty) có mối tương quan cao với tỷ
suất cổ tức của doanh nghiệp, giống với kết quả nghiên cứu của Fama và French
(2001). Hai ông cũng nhận thấy, đối với nhóm doanh nghiệp được phân loại theo
quy mô, chỉ có nhóm 25% công ty có quy mô nhỏ nhất có hệ số hồi quy của thuế
suất thuế thu nhập là âm, có nghĩa là khi thuế suất giảm, tỷ suất cổ tức của những
công ty có quy mô nhỏ nhất có xu hướng tăng, điều này có thể giải thích là nhóm
những công ty này mong muốn thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư bằng cổ tức.
Tuy nhiên, hệ số hồi quy của nhóm công ty này không có ý nghĩa thống kê.
George M.Jabbour và Yikang Liu kết luận rằng khi bỏ qua tác động của thuế, quy
mô doanh nghiệp, nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi nhuận là nhân tố duy
nhất liên quan đến cổ tức khi xem xét đến tác động của thuế. Nói cách khác,
những doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao thì càng trả cổ tức cao khi thuế suất
giảm. Như vậy, hai ông dự đoán chính sách cãi cách thuế mới của chính quyền


18

Bush năm 2003 sẽ tác động đến những công ty có tỷ suất lợi nhuận cao và cao
nhất.
Nghiên cứu vào năm 2013 tại thị trường Nigeria – một nước có nền kinh tế mới
nổi tương tự Viêt Nam – cũng cho thấy kết quả tương tự với kết qủa của George

M. Jabbour và Yikang Liu (2006). Trong bài nghiên cứu của mình, James.O Odia
và Killian.O. Ogiedu thực hiện hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận
và thuế đối với cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nigeria. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa
giữa thuế và tỷ lệ cổ tức được chia.


19

Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Bài viết nghiên cứu tác động của thuế thu nhập cá nhân đánh trên cổ tức tiền mặt
của những công ty niêm yết trên Sở giao dich Chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 2007 trở về trước, vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, vẫn niêm yết
trên sàn chứng khoán đến năm 2012. Lý do lựa chọn các công ty đã niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là vì thông tin về những
công ty này khá đầy đủ, chính xác, sẵn có để người viết có thể thu thập dữ liệu và
ngoài ra vì các doanh nghiệp này minh bạch hơn về chính sách và các quyết định
hợp lý.
3.1.2. Thời điểm nghiên cứu
Bài viết nghiện cứu dữ liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ năm 2007
đến năm 2012
3.2 Quy mô mẫu nghiên cứu
Dữ liệu được tổng hợp từ các báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của những
công ty niêm yết và tỷ lệ chi trả cổ tức công bố hằng năm được quyết định trong
cuộc họp của đại hội cổ đông thường niên thông qua trang web của Sở Giao dịch
Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, các báo cáo tổng hợp từ các trang web
www.cophieu68.vn, www.cafef.vn và các trang web của các công ty niêm yết.
Các định chế tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm và chứng khoán

không được chọn vì những loại hình doanh nghiệp này có những đặc điểm riêng,
khác biệt đáng kể so với những loại hình doanh nghiệp còn lại về tài sản, cấu trúc
vốn, hoặc không nhận được những ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân đánh trên cổ
tức nhận được. Người viết cũng loại bỏ những công ty không chi trả cổ tức tiền
mặt trong suốt giai đoạn nghiên cứu (từ năm 2007 đến 2012). Trong mẫu, các
công ty phải công bố tỷ lệ chi trả cổ tức và báo cáo thu nhập hợp nhất rõ ràng để
tính toán các chỉ số tài chính của công ty: Tỷ suất lợi nhuận, tăng trưởng tổng tài
sản và giá trị sổ sách của tổng tài sản; đồng thời, những công ty này cũng phải
công bố đầy đủ biên bản họp đại hội đồng cổ đông bao gồm mức chi trả cổ tức rõ
ràng, minh bạch.
Mẫu ban đầu gồm 102 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng Khoán
TP.HCM từ 2007 – 2012. Sau khi loại bỏ những mẫu không thỏa mãn điều kiện,
số mẫu cuối cùng bao gồm 96 công ty tương ứng với 576 quan sát để phân tích.


20

Kích thước mẫu là một vấn đề cần quan tâm khi sử dụng phương pháp hồi quy
bội (MLR – Multiple Linear Regression), và phụ thuộc vào vào nhiều yếu tố.
Một công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu MLR là n ≥ 50
+ 8p. Trong đó n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, và p là số lượng biến độc
4

lập .
Bài nghiên cứu này sử dụng 4 biến độc lập, nên số mẫu tối thiểu cần thiết là 82
mẫu. Do đó, số lượng quan sát của bài nghiên cứu này là 96 công ty, tương ứng
với 576 quan sát là phù hợp.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích được sử dụng trong mô hình nghiên cứu là phương pháp
hồi quy tuyến tính (đơn biến và đa biến) dữ liệu chéo.

Mô hình hồi quy tuyến tính hay còn gọi mô hình hồi quy đường thẳng là một mô
hình nói lên mức độ phụ thuộc tuyến tính của một biến phụ thuộc với một hay
nhiều biến độc lập mà phương trình của mô hình hồi quy có dạng tuyến tính đối
với các hệ số.
Mô hình hồi quy tuyến tính k biến có dạng như sau :
Yi,t = β1 + β2X2i,t + β3X3i,t + β4X4i,t +…+ βkXki,t + Ui
Dựa vào các quan sát được thu thập theo thời gian trong các thời kì trước, ta sẽ
xây dựng mô hình hồi quy. Để có được kết quả dự báo, ta thay thế số liệu của các
biến đã cho trong kì dự báo vào mô hình hồi quy.
Cơ sở dữ liệu áp dụng trong kinh tế lượng được chia thành chuỗi thời gian (time
series), dữ liệu chéo (cross-sectional analysis), dữ liệu bảng (panel data) và dữ
liệu bảng đa chiều. Chuỗi thời gian là tập hợp những quan sát của một biến số (ví
dụ tỷ lệ lạm phát) trong những khoảng thời gian liên tiếp nhau (ví dụ trong 20
năm). Cơ sở dữ liệu cross-sectional là những quan sát của nhiều cá nhân trên một
đặc tính (ví dụ thu thập) tại cùng một thời điểm duy nhất (ví dụ thu thập của
1.000 người mẫu vào cuối năm 2012). Cơ sở dữ liệu bảng (panel data) chứa cả
quan sát của chuỗi thời gian và của dữ liệu chéo (cross-sectional). Vì vậy, dữ liệu
bảng thường được hiểu là dữ liệu hai chiều .
Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm ra mối quan hệ giữa thuế suất thuế thu nhập
cá nhân đánh trên cổ tức chi trả cho nhà đầu tư và cổ tức tiền mặt mà nhà đầu tư
nhận được. Người viết ứng dụng cách tiếp cận của George M.Jabbour và Yikang
Liu (2006) trong bài nghiên cứu “The effect of tax rate change on dividend


×