Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

KHÁI NIỆM, các NGUYÊN tắc cơ bản và NGUỒN của LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.85 KB, 6 trang )

Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

Bài 1: KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ
NGUỒN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
A. Giới thiệu
- Xin chào anh (chị);
- Bài học này sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản nhất về môn học luật hình sự
để cho anh chị em học viên có cái nhìn tổng thể nhất về môn học, hiểu được luật hình
sự là gì và những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt quá trình áp dụng luật hình sự, đồng
thời giới thiệu nguồn của những quy định luật hình sự để mọi người có thể tra cứu, tìm
kiếm thông tin pháp luật mình quan tâm trong chuyên ngành luật hình sự.
- Mục tiêu chung: Sau khi học xong bài học này, anh (chị) sẽ ban đầu làm quen
với môn học luật hình sự, nắm được những thông tin cơ bản nhất về môn học và bước
đầu xây dựng cho mình cách sử dụng Bộ luật hình sự.
- Mục tiêu cụ thể: học xong bài này, anh (chị) sẽ:
+ Hiểu được khái niệm, nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam.
+ Phân tích được các nguyên tắc trong Luật hình sự Việt Nam.
+ Xác định được hiệu lực của Bộ luật hình sự.
- Hướng dẫn phương pháp học: Để học có hiệu quả bài học này, anh (chị) nên
tìm mua Bộ luật hình sự và xem qua bố cục của Bộ luật, đọc giáo trình và các tài liệu
tham khảo để làm quen dần với các thuật ngữ chuyên môn, bước đầu làm quen với
môn học.
B. Nội dung bài học
Phần I: Khái niệm luật hình sự Việt Nam
- Trong hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới nói chung và hệ thống pháp
luật của Việt Nam nói riêng, luật hình sự luôn giữ vị trí rất quan trọng và được Nhà
nước đặc biệt quan tâm. Vì vậy việc nghiên cứu về ngành luật này là yêu cầu bắt buộc
đối với mọi sinh viên chuyên ngành luật.
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 1



1


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

- Mục tiêu mà người học cần đạt được: Sau khi học xong phần nội dung này, anh
(chị) cần hiểu được luật hình sự là gì, luật hình sự nghiên cứu vấn đề gì và phương
pháp điều chỉnh có gì khác với các ngành luật khác không?
- Nội dung học tập
Luật hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt có thể áp dụng cho người đã
thực hiện các tội phạm đó.
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người
phạm tội khi người đó thực hiện hành vi mà Nhà nước quy định là tội phạm. Những
quan hệ xã hội đó được gọi là quan hệ pháp luật hình sự. Chủ thể của quan hệ pháp
luật hình sự gồm Nhà nước và người đã thực hiện các hành vi mà luật hình sự quy
định là tội phạm.
Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh - phục
tùng. Phương pháp này xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của luật hình sự. Theo đó,
các quy phạm pháp luật hình sự điều chỉnh hành vi của con người trong cuộc sống
hàng ngày với cách thức tác động là cấm đoán, cho phép và bắt buộc.
- Câu hỏi thảo luận: Luật hình sự có phải là một ngành luật độc lập không? Vì
sao?
Phần II: Các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam
- Cũng như các ngành luật khác, ngành luật hình sự cũng được xây dựng trên cơ
sở những nguyên tắc nhất định, là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình
xây dựng và áp dụng của luật hình sự. Trong đó, có những nguyên tắc có tính chất

chung cho cả hệ thống pháp luật và có những nguyên tắc mang tính đặc thù của ngành
luật hình sự.
- Mục tiêu mà người học cần đạt được: Sau khi học xong phần nội dung này, anh
(chị) cần nắm được những nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam và phải xác định
được trong những nguyên tắc đó, đâu là những nguyên tắc đặc thù của luật hình sự.
- Nội dung học tập
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 1

2


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

Cũng như các ngành luật khác, ngành luật hình sự cũng được xây dựng trên cơ sở
những nguyên tắc nhất định, là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình xây
dựng và áp dụng của luật hình sự. Trong đó, có những nguyên tắc có tính chất chung
cho cả hệ thống pháp luật và có những nguyên tắc mang tính đặc thù của ngành luật
hình sự.
Những nguyên tắc chung bao gồm: nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc bình đẳng
trước pháp luật và nguyên tắc nhân đạo.
Những nguyên tắc đặc thù: nguyên tắc hành vi, nguyên tắc có lỗi và nguyên tắc
phân hóa trách nhiệm hình sự.
1. Nguyên tắc pháp chế: là nguyên tắc chung cho cả hệ thống pháp luật Việt
Nam, được tuân thủ trong tất cả các ngành luật cụ thể.
Trong luật hình sự, nguyên tắc pháp chế được thể hiện ở chỗ:
- Những hành vi bị coi là tội phạm phải được quy định thành các tội danh cụ thể
trong BLHS.
- Những loại hình phạt có thể được áp dụng cho người phạm tội phải được xác

định cho từng tội danh đã được quy định.
- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội phải tuân thủ các quy định
của ngành luật hình sự.
2. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ,
ngành luật hình sự với các quy định về tội phạm và các quy định về hình phạt có giá
trị như nhau đối với tất cả mọi người. luật hình sự không được phép quy định đặc điểm
nhân thân như đặc điểm về giới tính, về tôn giáo, về thành phần, địa vị xã hội là cơ sở
để truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc chung và là nguyên tắc được đặc biệt chú ý
trong ngành luật hình sự. Nhà nước luôn coi mọi công dân Việt Nam, dù họ là người
phạm tội thì họ vẫn là một thành viên của xã hội, của một gia đình nào đó trong xã hội.
Khi tuyên bố một người nào đó phạm tội và ấn định hình phạt đối với họ, Nhà nước
luôn xem xét trên nhiều khía cạnh về những đặc điểm nhân thân, hoàn cảnh gia đình,

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 1

3


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

đặc điểm tâm lý để quyết định hình phạt cho phù hợp. Nguyên tắc nhân đạo này được
thể hiện rõ trong nhiều điều luật của BLHS.
4. Nguyên tắc hành vi trong luật hình sự được hiểu là luật hình sự không được
phép truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tư tưởng của họ mà chỉ có thể truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của họ khi hành vi đó đã thỏa mãn các dấu
hiệu được quy phạm pháp luật hình sự quy định là tội phạm.
5. Nguyên tắc có lỗi: Luật hình sự Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự của

một người không phải chỉ đơn thuần do hành vi mà họ đã thực hiện mà còn vì họ có
lỗi khi thực hiện hành vi đó. Nếu hành vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng chủ thể không
có lỗi đối với việc đó thì không bị coi là tội phạm và chủ thể đã thực hiện hành vi đó
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự được thể hiện ở việc xây dựng và áp
dụng hình phạt, các biện pháp tư pháp và các chế định pháp lý hình sự khác đối với
người phạm tội phải phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả
nguy hiểm mà hành vi của người đó đã gây ra cho xã hội, đồng thời phải phù hợp với
động cơ, mục đích phạm tội, mức độ lỗi cũng như đặc điểm nhân thân của người phạm
tội.
- Câu hỏi thảo luận: Những nguyên tắc nào được coi là nguyên tắc đặc thù của
luật hình sự Việt Nam?
Phần III: Hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam
- Các quy định của luật hình sự xuất phát từ đâu và chúng ta có thể tìm thấy
những quy định đó trong những văn bản pháp luật nào thì đó chính là nguồn của luật
hình sự Việt Nam. Việc áp dụng luật hình sự phải theo những quy tắc nhất định về
không gian và thời gian.
- Mục tiêu mà người học cần đạt được: Sau khi học xong phần nội dung này, anh
(chị) cần xác định được những văn bản nào được coi là nguồn của luật hình sự Việt
Nam và giá trị áp dụng của những văn bản đó đối với hành vi phạm tội.
- Nội dung học tập
Hiệu lực của luật hình sự là giá trị thi hành của luật hình sự đối với hành vi phạm
tội.
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 1

4


Viện Đại Học Mở Hà Nội


Cơ hội học tập cho mọi người

Hiệu lực của luật hình sự giúp giải quyết hai vấn đề: Thứ nhất, khi hành vi phạm
tội thực hiện thì sẽ dùng điều luật ban hành khi nào để điều chỉnh. Thứ hai, khi hành vi
phạm tội được thực hiện thì sẽ dùng điều luật ban hành ở đâu để điều chỉnh. Giải quyết
được hai vấn đề này tương ứng sẽ có hai loại hiệu lực: Hiệu lực về thời gian và hiệu
lực về không gian của luật hình sự.
Hiệu lực về thời gian của BLHS được quy định cụ thể tại Điều 7 BLHS. Cụ thể,
Khoản 1 Điều 7 BLHS quy định: “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm
tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực
hiện”. Các điều luật hình sự cũng như BLHS nói chung chỉ có hiệu lực đối với tội
phạm xảy ra sau khi điều luật, bộ luật có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, luật hình sự Việt Nam đã quán triệt nguyên tắc có lợi cho người
phạm tội, theo đó, những điều luật có nội dung không có lợi cho người phạm tội đều
không có hiệu lực trở về trước. Ngược lại, những điều luật có nội dung có lợi cho
người phạm tội được phép có hiệu lực trở về trước.
Khoản 1 Điều 5 BLHS quy định hiệu lực về không gian theo nguyên tắc lãnh thổ,
đó là: BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước
CHXHCNVN. Quy định này cũng áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của
hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng
đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với một số đối tượng đặc biệt quy định tại Khoản 2 Điều 5
BLHS thì khi họ thực hiện tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam thì vấn đề TNHS của họ
được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế, tập quán quốc tế hoặc giải quyết
bằng con đường ngoại giao.
Đối với những hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ nước CHXHCNVN được quy
định tại Điều 6 BLHS. Theo đó, BLHS Việt Nam có thể có hiệu lực đối với những
hành vi phạm tội này.
- Câu hỏi thảo luận: Hiệu lực về không gian của Bộ luật hình sự Việt Nam theo
những nguyên tắc nào?

C. Phần kết
Chúc mừng anh (chị) đã hoàn thành bài học.
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 1

5


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

Bài học này đã nêu ra khái niệm luật hình sự để anh (chị) hiểu được luật hình sự
nghiên cứu những nội dung gì, đồng thời phân tích các nguyên tắc của luật hình sự
Việt Nam. Bài học cũng xác định Bộ luật hình sự là nguồn duy nhất của luật hình sự
Việt Nam hiện nay và xác định hiệu lực của Bộ luật hình sự theo thời gian và không
gian,

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 1

6



×