Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÁC GIAI đoạn THỰC HIỆN tội PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.58 KB, 5 trang )

Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

VẤN ĐỀ 3: CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM
A. Giới thiệu
- Xin chào anh (chị);
- Bài học này sẽ giới thiệu những nội dung chính liên quan đến hai chế định
quan trọng trong luật hình sự là các giai đoạn thực hiện tội phạm và đồng phạm.
Hai chế định này sẽ giúp các anh (chị) xác định đúng đắn vấn đề trách nhiệm
hình sự trong một vụ việc cụ thể.
- Mục tiêu chung: Sau khi học xong bài học này, anh (chị) sẽ hiểu được quá
trình thực hiện tội phạm và các hình thức thực hiện tội phạm trong thực tế. Qua
đó, anh (chị) sẽ đánh giá được tính chất nguy hiểm cho từng vụ phạm tội cụ thể.
- Mục tiêu cụ thể: học xong bài này, anh (chị) sẽ:
+ Xác định được các giai đoạn thực hiện tội phạm.
+ Hiểu được chế định đồng phạm.
+ Phân biệt được các loại người đồng phạm.
- Hướng dẫn phương pháp học: Để học có hiệu quả bài học này, anh (chị) nên
đọc trước tài liệu tham khảo, tìm đọc một số vụ án trên thực tế qua các phương
tiện thông tin đại chúng như báo viết, báo mạng, bản án…
B. Nội dung bài học
Phần I: Các giai đoạn thực hiện tội phạm
- Tội phạm là hành vi của con người. Vì vậy, cũng như những hoạt động khác
của con người trong xã hội, hành vi phạm tội cũng diễn ra theo một quá trình
nhất định. Đối với người cố ý phạm tội thì họ luôn mong muốn thực hiện được
trọn vẹn quá trình đó để đạt được mục đích của mình, nhưng trong thực tế có
nhiều trường hợp vì những nguyên nhân ngoài ý muốn, người phạm tội đã
không thực hiện được toàn bộ quá trình đó mà họ phải dừng lại ở những thời
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 3


1


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

điểm khác nhau. Rõ ràng tội phạm dừng lại ở các thời điểm khác nhau thì mức
độ nguy hiểm cho xã hội là khác nhau. Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm
và qua đó có cơ sở để xác định phạm vi trách nhiệm hình sự của người phạm tội
thì luật hình sự Việt Nam đã phân biệt các mức độ thực hiện tội phạm hay còn
gọi là các giai đoạn thực hiện tội phạm.
- Mục tiêu mà người học cần đạt được: Sau khi học xong phần nội dung này,
anh (chị) cần hiểu được quá trình phạm tội và xác định được các giai đoạn thực
hiện tội phạm.
- Nội dung học tập
Theo luật hình sự Việt Nam, TNHS chỉ có thể được đặt ra khi người phạm tội đã
có hành vi cụ thể tức là khi họ đã bước vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Những
gì xảy ra trước đó như ý định phạm tội hay quyết định phạm tội không thể là đối
tượng của TNHS. Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước tiến triển nối
tiếp nhau trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm.
Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra đối với tội có lỗi cố ý trực tiếp
còn đối với các tội có lỗi cố ý gián tiếp hay lỗi vô ý thì chỉ có thể có trường hợp
có tội và không có tội vì ở những tội này, người phạm tội không mong muốn
hậu quả xảy ra cho nên không thể quy định có việc chuẩn bị phạm tội hay phạm
tội chưa đạt để buộc họ phải chịu TNHS về điều chưa xảy ra mà họ cũng không
mong muốn nó xảy ra.
(1) Chuẩn bị phạm tội: CBPT là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi
tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa
bắt đầu thực hiện tội phạm đó. Khoản 1 Điều 14 BLHS quy định CBPT là

tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác
để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường
hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a
khoản 2 Điều 113 và điểm a khoản 2 Điều 299 BLHS.
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 3

Trong thực tế,
2


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

CBPT có thể được thể hiện ở một số dạng như: Chuẩn bị công cụ, phương
tiện phạm tội; chuẩn bị kế hoạch phạm tội, như thu thập thông tin, lập kế
hoạch, dự kiến tình huống có thể xảy ra và cách đối phó với tình huống đó
trong thực tế; thăm dò địa điểm phạm tội; thăm dò, làm quen với nạn nhân
hoặc người bị hại; loại trừ những trở ngại khách quan khác…

Theo

luật hình sự Việt Nam không phải hành vi CBPT nào cũng bị truy cứu
TNHS. Người CBPT chỉ phải chịu TNHS nếu thuộc một trong các điều
luật quy định tại khoản 2 Điều 14 bao gồm các điều luật: Điều 108, 109,
110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168,
169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 BLHS.
(2) Phạm tội chưa đạt: PTCĐ được quy định tại Điều 15 của BLHS. Theo đó,
PTCĐ là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng
vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.


Đặc trưng

của PTCĐ để phân biệt với các giai đoạn phạm tội khác là: trong giai
đoạn PTCĐ, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm; người phạm
tội không thực hiện tội phạm được đến cùng về mặt pháp lý nghĩa là hành
vi của họ chưa thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của
CTTP và người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do
những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ, còn bản thân người phạm tội
vẫn mong muốn tiếp tục được thực hiện tội phạm.
(3) Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thoả mãn các dấu
hiệu được mô tả trong CTTP. Thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ
thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích của mình hay chưa.
Thời điểm tội phạm hoàn thành sớm hay muộn là tuỳ thuộc vào việc xây
dựng các dấu hiệu của CTTP.

Luật hình sự Việt Nam dựa theo cấu trúc

của CTTP, chia CTTP thành CTTP vật chất và CTTP hình thức. Với mỗi
loại CTTP khác nhau thì thời điểm tội phạm hoàn thành cũng khác nhau.
Đối với tội phạm có CTTP vật chất hoàn thành khi người phạm tội đã gây
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 3

3


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người


ra hậu quả của tội phạm. Đối với tội phạm có CTTP hình thức hoàn thành
ngay khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi khách quan được mô
tả trong CTTP.

Thời điểm tội phạm hoàn thành khác thời điểm tội

phạm kết thúc. Sau khi tội phạm đã hoàn thành, người phạm tội còn thực
hiện thêm một vài động tác khác. Tội phạm kết thúc là thời điểm hành vi
phạm tội đã thực sự chấm dứt hẳn trên thực tế. Hai thời điểm tội phạm
hoàn thành và tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau.
- Câu hỏi thảo luận: Phân biệt giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và
phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
Phần II: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một trong những chế định miễn
trách nhiệm hình sự, và là một chế định nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam
thể hiện chính sách hình sự của nhà nước ta đối với những người biết ăn năn, hối
cải. Chúng ta vẫn thường nói rằng đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người
chạy lại, vì vậy tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội còn động viên, khuyến
khích tạo cho người chuẩn bị và đang thực hiện hành vi phạm tội có cơ hội
chuộc lại lỗi lầm bằng cách tự nguyện đình chỉ hành vi phạm tội của mình, qua
đó mà hạn chế, loại trừ được những hậu quả xấu cho xã hội của hành vi phạm tội
gây ra.
- Nội dung học tập
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một trong những chế định miễn
TNHS, và là một chế định nhân đạo trong LHSVN thể hiện chính sách hình sự
của nhà nước ta đối với những người biết ăn năn, hối cải. Khái niệm về tự ý nửa
chừng chấm dứt viêc phạm tội được quy định tại Điều 16 BLHS như sau: “Tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự ý mình không thực hiện tội phạm đến
cùng, tuy không có gì ngăn cản”.


Luật Hình sự Việt Nam – Bài 3

4


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

Chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thoả mãn đồng
thời ba điều kiện: Một là việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy
ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội
chưa đạt chưa hoàn thành; hai là tội phạm phải được chấm dứt một cách tự
nguyện và ba là, tội phạm phải được chấm dứt một cách dứt khoát.
Trách nhiệm hình sự áp dụng đối với người tự ý nửa hcừng chấm dứt việc
phạm tội được quy định tại Điều 16 BLHS 2015.
- Câu hỏi thảo luận: Phân biệt tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và giai
đoạn
C. Phần kết
Chúc mừng anh (chị) đã hoàn thành bài học.
Bài học này đã phân tích các giai đoạn thực hiện tội phạm và giới thiệu một hình
thức thực hiện tội phạm khi có nhiều người cùng tham gia là đồng phạm. Đồng
thời, bài học cũng hướng dẫn cách xác định trách nhiệm hình sự của người phạm
tội ở các giai đoạn thực hiện tội phạm khác nhau.

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 3

5




×