Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HÌNH PHẠT và QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.42 KB, 6 trang )

Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

VẤN ĐỀ 5: HÌNH PHẠT, QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
A. Giới thiệu
- Xin chào anh (chị);
- Bài học này sẽ giới thiệu khái quát về hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt
Nam, phân tích các căn cứ quyết định hình phạt thông thường và những trường hợp
quyết định hình phạt đặc biệt.
- Mục tiêu chung: Sau khi học xong bài học này, anh (chị) sẽ nắm được các hình
phạt trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam và hiểu được các căn cứ
quyết định hình phạt trong những tình huống cụ thể.
- Mục tiêu cụ thể: học xong bài này, anh (chị) sẽ nắm được các nội dung sau:
1. Khái niệm hình phạt;
2. Hệ thống hình phạt;
3. Khái niệm quyết định hình phạt;
4. Quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt.
- Hướng dẫn phương pháp học: Để học có hiệu quả bài học này, anh (chị) nên
đọc trước tài liệu tham khảo, tìm đọc một số vụ án trên thực tế qua các phương tiện
thông tin đại chúng như báo viết, báo mạng, bản án…
B. Nội dung bài học
Phần I: Hình phạt
- Luật hình sự không thể phát huy vai trò điều tiết các quan hệ xã hội, không thể
đi vào cuộc sống nếu thiếu hình phạt. Hình phạt là một thuộc tính không thể thiếu của
pháp luật hình sự và là công cụ giúp bảo đảm tính khả thi cũng như nhiệm vụ phòng,
chống tội phạm của luật hình sự.
- Mục tiêu mà người học cần đạt được: Sau khi học xong phần nội dung này, anh
(chị) cần nắm được các loại hình phạt trong hệ thống hình phạt của Việt Nam.
- Nội dung học tập
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 5



1


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

(1) Khái niệm hình phạt được quy định tại Điều 30 BLHS, theo đó, hình phạt là
biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế
quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại phạm tội.
Từ khái niệm trên chúng ta có thể rút ra những đặc điểm của hình phạt như sau:
- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Tính
nghiêm khắc của hình phạt được thể hiện ở chỗ chủ thể có thể bị tước bỏ hoặc bị hạn
chế những quyền, lợi ích nhất định. Không chỉ phải chấp hành hình phạt đã tuyên,
người bị kết án còn phải mang án tích trong một thời gian nhất định tùy thuộc vào loại
tội phạm và tính chất nguy hiểm của tội do họ đã thực hiện theo quy định của pháp
luật.
- Hình phạt được luật hình sự quy định và do tòa án áp dụng.
- Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại có hành
vi phạm tội.
Mục đích phòng ngừa riêng được thể hiện ở chỗ hình phạt áp dụng đối với người
phạm tội nhằm trừng trị và giáo dục họ. Trừng trị trong LHS là Nhà nước áp dụng
những hình phạt cụ thể với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ
hoặc gây ra những hạn chế nhất định về quyền và lợi ích đối với họ. Tuy nhiên, trừng
trị không được coi là mục đích chủ yếu của hình phạt mà mục đích chủ yếu trong
phòng ngừa riêng của hình phạt là cải tạo, giáo dục người hoặc pháp nhân thương mại
phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo PL để ngăn ngừa
họ phạm tội mới.
Mục đích phòng ngừa chung của hình phạt được thể hiện ở chỗ: hình phạt giúp

giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa
và chống tội phạm.
(2) Hệ thống hình phạt
Hệ thống hình phạt là tổng hợp các hình phạt được quy định trong BLHS có
phương thức liên kết với nhau theo trật tự nhất định.

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 5

2


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam bao gồm các hình phạt áp dụng
đối với người phạm tội và các hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm
tội.
Hệ thống hình phạt được hình thành từ hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Theo quy định tại Điều 32 BLHS, hình phạt chính bao gồm 7 loại hình phạt. Đó là:
Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tu có thời hạn, tù chung thân và
tử hình. Hình phạt bổ sung gồm 7 loại hình phạt. Đó là: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc là công việc nhất định; cấ cư trú; quản chế, tước một số quyền công
dân; tịch thu tài sản; phạt tiền và trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính.
Trong hệ thống hình phạt, trục xuất và phạt tiền là hai hình phạt vừa là hình phạt
chính, vừa là hình phạt bổ sung.
Hình phạt chính được tuyên độc lập và mỗi tội phạm chỉ có thể bị tuyên một hình
phạt chính. Ngược lại, hình phạt bổ sung không thể tuyên độc lập mà chỉ có thể tuyên
kèm với hình phạt chính và mỗi tội phạm, kèm theo hình phạt chính có thể tuyên một
hình phạt bổ sung, có thể tuyên nhiều hình phạt bổ sung hoặc không tuyên hình phạt

bổ sung nào.
Hệ thống hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội cũng được
hình thành từ hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Theo quy định tại Điều 33 BLHS,
hình phạt chính bao gồm 3 loại hình phạt. Đó là: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời
hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt bổ sung gồm 3 loại hình phạt. Đó là:
Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn
và phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình
phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
(3) Quyết định hình phạt
Quyết định hình phạt là 1 công việc quan trọng trong hoạt động xét xử vụ án hình
sự của tòa án. Để có thể quyết định hình phạt một cách phù hợp và thống nhất, tòa án
cần phải dựa vào những căn cứ chung nhất định ảnh hưởng đến loại và mức hình phạt
cần được áp dụng.
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 5

3


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

Theo quy định tại Điều 50 BLHS, các căn cứ quyết định hình phạt bao gồm:
- Các quy định của BLHS
- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
- Nhân thân người phạm tội
- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS.
Ngoài các trường hợp quyết định hình phạt thông thường, có một số trường hợp
quyết định hình phạt đặc biệt mà Hội đồng xét xử ngoài các căn cứ tại Điều 50 BLHS,

còn phải dựa vào một số quy định khác. Cụ thể, các trường hợp quyết định hình phạt
đặc biệt giảng viên sẽ giới thiệu bao gồm:
- Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt;
Trong trường hợp người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại
khoản 1 Điều 51 BLHS thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn.
Đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng
có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.
Trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó
là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt
khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
- Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội;
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là trường hợp một người
phạm nhiều tội và những tội này được đưa ra xét xử trong cùng một lần. Đối với hình
phạt chính, việc tổng hợp hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 55 BLHS.
Khi xét xử cùng 1 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối
với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy tắc nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải
tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 5

4


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình

phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn.
Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình
phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày
cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt
chung.
Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình
phạt chung là tù chung thân.
Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt
chung là tử hình;
Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được
cộng lại thành hình phạt chung;
Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
Việc quyết định hình phạt được tổng hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 55
BLHS
- Quyết định hình phạt đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được
quyết định theo các quy định của BLHS về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những
tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi
khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định
hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20
năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà
điều luật quy định.

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 5

5



Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

- Câu hỏi thảo luận: xác định căn cứ áp dụng các loại hình phạt cụ thể trong luật
hình sự Việt Nam.

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 5

6



×