Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CÁC tội PHẠM xâm PHẠM TRẬT tự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.94 KB, 4 trang )

Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

VẤN ĐỀ 8: CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ
QUẢN LÝ KINH TẾ
A. Giới thiệu
- Xin chào anh (chị);
- Mục tiêu: Mục tiêu của bài học này giúp các bạn xác định, nhận diện được các
hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm cụ thể xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Qua
đó, giúp các bạn phân biệt, so sánh được dấu hiệu pháp lý của các tội phạm này với
nhau. Đồng thời, trên cơ sở những kiến thức về lý luận và pháp luật thực định về nhóm
tội này mà bài học cung cấp sẽ giúp các bạn vận dụng những kiến thức đó trong giải
quyết các tình huống cụ thể có liên quan.
- Hướng dẫn phương pháp học: Để học có hiệu quả bài học này, anh (chị) nên
đọc trước tài liệu tham khảo, tìm đọc một số vụ án trên thực tế qua các phương tiện
thông tin đại chúng như báo viết, báo mạng, bản án…
B. Nội dung bài học
1. Những vấn đề chung về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là một trong nhóm tội có số lượng các
tội phạm tương đối nhiều trong BLHS. Đây là những hành vi nguy hiểm cho xã hội,
xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp
của tổ chức và của công dân qua việc vi phạm quy định của Nhà nước trong quản lý
kinh tế.
Nhìn chung, các tội này có dấu hiệu pháp lý như sau:
- Khách thể loại của nhóm tội này là các quan hệ về chế độ, chính sách quản
lý kinh tế của Nhà nước trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tùy vào từng lĩnh vực,
ngành cụ thể mà các quan hệ kinh tế được cụ thể hóa và được bảo vệ bằng các quy
phạm pháp luật hình sự.

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 8



1


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

- Hành vi khách quan của các tội trong nhóm này rất đa dạng và xảy ra trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực lưu thông, quản lý hàng hóa; lĩnh vực quản lý
đất đai; lĩnh vực chứng khoán…
- Hậu quả của tội phạm là thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho nền kinh tế
quốc dân cũng như cho từng lĩnh vực, ngành kinh tế.
- Chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế rất đa dạng, có thể là
chủ thể thường nhưng cũng có nhiều tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt.
- Lỗi của người phạm tội trong nhóm tội này đều là do cố ý và chủ yếu với
động cơ vụ lợi. Tuy nhiên, động cơ vụ lợi không phải là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả
các tội này.
2. Một số tội phạm cụ thể.
Trong phạm vi bài học này, giảng viên sẽ giới thiệu với các bạn dấu hiệu pháp
lý cơ bản của 08 tội phạm cụ thể, bao gồm:
- Tội buôn lậu: Khách thể của tội buôn lậu là chế độ quản lý về xuất, nhập
khẩu, chính sách ngoại thương của Nhà nước, đồng thời còn xâm phạm đến trật tự
quản lý hành chính trong khu vực biên giới.

Đối tượng tác động của tội phạm bao

gồm các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.

Hành vi khách


quan của tội buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào
nội địa hoặc ngược lại những đối tượng tác động của tội phạm.

Lỗi của người phạm

tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi buôn lậu là nguy hiểm
cho xã hội nhưng vì muốn thu được lợi nhuận cao nên họ vẫn mong muốn thực hiện
hành vi đó.
- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới: Khách thể của tội
vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là chế độ quản lý về xuất, nhập
khẩu, chính sách ngoại thương của Nhà nước, đồng thời còn xâm phạm đến trật tự
quản lý hành chính trong khu vực biên giới.

Đối tượng tác động của tội phạm bao

gồm các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.

Hành vi khách

quan của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi vận chuyển
qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại những đối tượng
Luật Hình sự Việt Nam – Bài 8

2


Viện Đại Học Mở Hà Nội

tác động của tội phạm.


Cơ hội học tập cho mọi người

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội

nhận thức rõ hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là nguy hiểm
cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.
- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm: Khách thể của tội phạm là chế độ độc
quyền quản lý một số hàng hóa của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm là
thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng;
thuốc lá điếu nhập lậu; pháo nổ; hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu
hành, cấm sử dụng và hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại
Việt Nam.

Hành vi sản xuất hàng cấm là hành vi làm ra các loại hàng cấm. Người

phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm ra hàng cấm hoặc chỉ một công
đoạn nào đó của quá trình làm ra hàng cấm như chỉ sản xuất ra một bộ phận của hàng
cấm hay chỉ đóng gói, lắp giáp… để hoàn chỉnh loại hàng cấm.

Hành vi buôn bán

hàng cấm là hành vi trao đổi qua lại hàng cấm nhằm thu lợi bất chính.

Lỗi của người

phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm:

Khách thể của tội phạm là chế độ độc


quyền quản lý một số hàng hóa của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm là
thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng;
thuốc lá điếu nhập lậu; pháo nổ; hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu
hành, cấm sử dụng và hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại
Việt Nam.

Hành vi tàng trữ hàng cấm là hành vi cất giấu các loại hàng cấm trong

một khoảng thời gian nhất định.

Hành vi vận chuyển hàng cấm là hành vi dịch

chuyển hàng cấm từ nơi này sang nơi khác.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực

tiếp.
- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả: Khách thể của tội phạm là trật tự của nền sản
xuất hàng hóa; làm mất sự ổn định của thị trường và xâm hại lợi ích của người tiêu
dùng.

Đối tượng tác động của tội phạm là hàng giả trừ các loại hàng giả được quy

định trong các tội danh riêng như Điều 193, 194...

Hành vi sản xuất hàng giả là hành

vi làm ra các loại hàng giả. Người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm
ra hàng giả hoặc chỉ một công đoạn nào đó của quá trình làm ra hàng giả.

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 8

Hành vi
3


Viện Đại Học Mở Hà Nội

Cơ hội học tập cho mọi người

buôn bán hàng giả là hành vi trao đổi qua lại hàng giả nhằm thu lợi bất chính.

Lỗi

của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

- Tội đầu cơ: Hành vi đầu cơ xâm phạm đến trật tự quản lý thị trường, chính
sách lưu thông hàng hóa của Nhà nước, đồng thời xâm phạm đến lợi ích của người tiêu
dùng.

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi mua vét hàng hóa. Mua vét hàng

hóa được hiểu là hành vi mua với số lượng lớn, vượt quá nhu cầu dự trữ thông thường
cho sinh hoạt hoặc cho hoạt động nghề nghiệp.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý

trực tiếp. Mục đích là nhằm thu lợi bất chính qua việc đầu cơ hàng hóa.
- Tội lừa dối khách hàng: Khách thể của tội lừa dối khách hàng là trật tự
quản lý trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa.


Hành vi khách quan của tội phạm là

hành vi lừa dối khách hàng. Hành vi này có thể được thực hiện thông qua một số thủ
đoạn như cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối
khác.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

C. Phần kết
Chúc mừng anh (chị) đã hoàn thành bài học.
Bài học này đã nêu rõ được đặc điểm và các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế.

Luật Hình sự Việt Nam – Bài 8

4



×