Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu quy hoạch môi trường cấp huyện, ứng dụng cho các huyện đặc trưng (Thường Xuân, Thọ Xuân, Hậu Lộc) của tỉnh Thanh Hóa : quy hoạch môi trường huyện Thọ Xuân đến năm 2020 : Đề tài NCKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.25 MB, 19 trang )

Đ Ạ I H Ọ C Q U Õ C G IA H Ả NỘ I

TRUỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TựNHIÊN

DÊ TÀI TRỌNG DlỂM CẤP DẠI HỌC QUỐG GIA
NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CẤP HUYỆN, ÚNG DỤNG
CHO CÁC HUYỆN ĐẶC TRƯNG (THƯỜNG XUÂN, THỌ XUÂN,
HẬU LỘC) CỦA TỈNH THANH HOÁ

BÁO c á o CHUVêN Để

QUY HOẠCH MÔI TRƯỬNG HUYỆN THỌ XUÂN ĐẾN NĂM 2020

PGS.TS. Vũ Quyết Thắng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
DAI HOC Q UO C
TRUNG TÂM

D

r /

í-p, f ' j ộ

1 r H i;

U L

HÀ NỘI, 2007

T




I. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MỒI TRƯỜNG HUYỆN THỌ XUÂN ĐẾN
NẢM 2020

1.1. Vùng môi trường đô thị, công nghiệp
a) Khu đô thị Lam Sơn - Sao Vàng
Dựa trên đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội và
định hướng phát triển của tỉnh, huyện, khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng
có ý nghĩa và vai trò quan trọng rất lớn không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong tương lai
của thời kỳ cồng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, quy hoạch môi trường
khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng phải quy hoạch theo hướng khu đô thị,
công nghiệp sinh thái. Trên cơ sở này, quy hoạch môi trường được xác định cho
những lĩnh vực sau:
Hệ thống cấp nước: theo quy hoạch phát triển khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn
- Sao Vàng: dự báo nhu cầu cấp nước cho khu Lam Sơn là 4.500 m3/ngày đêm, và
khu Sao Vàng là 1.200 m3/ngày đêm. Đối với khu Lam Sơn: sử dụng nguồn nước
mặt lấy từ kênh Nông Giang. Xây dựng 1 trạm cấp nước mặt và trạm xử lý có công
suất khoảng 4.000 m3/ngày đêm để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho khu Lam
Sơn, đảm bảo đến năm 2010 cấp 100 lít/người/ngày và đến năm 2020 cấp đủ 130
lít/người/ngày. Đối với khu Sao Vàng: Sử dụng hệ thống cấp nước là các giếng khơi.
Ngoài ra khoan thêm một số giếng nước ngầm, xử lý sát trùng để cấp nước cho nhu
cầu sinh hoạt và sản xuất của khu vực.
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
Hệ thống thoát nước mưa tự chảy (tận dụng địa hình theo hướng Tây sang
Đông) để đảm bảo thoát nước trong mùa mưa, tránh gây úng ngập trong khu vực
xung quanh. Nước mưa được chảy theo hướng Tây sang Đông và phân lưu thành hai
tuyến thoát nước chính đổ vào hồ điều hòa qua các tuyến cống rồi qua cống ngầm
chảy về sông Chu. Nước thải sinh hoạt tại mỗi hộ gia đình được xử lý qua các bể tự
hoại, chảy qua hố ga trước khi vào hệ thống cống thoát nước chung của khu vực.

Nước thải sinh hoạt được tổ chức thu gom theo hệ thống bao gồm: hệ thống cống, hồ
điều hòa, trạm làm sạch nước thải và xử lý đạt tiêu chuẩn loại B trước khi thải ra sông
Chu. Tại các khu trung tâm, tận dụng hồ đồi Tếch để làm hồ điều hòa xử lý tập
trung lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư sau khi qua một số đoạn cống và
trạm bơm trước khi thải ra sông Chu. Tại khu Sao Vàng: Nước thải sinh hoạt sau khi
được xử lý qua các bể tự hoại, cho chảy qua các mương để tận dụng tuới cho nônơ
nghiệp. Hệ thống thoát nước trong khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng sẽ
được nối với hệ thống các ao, hồ và trạm bơm nước ra sống Chu và được phân chia
theo 5 khu vực nhà ở. v ề mùa khô, hệ thống này sẽ tiêu nước tự chảy, về mùa mưa
khi nước lũ sông Chu lên cao thì dùng trạm bơm tiêu úng.


Hệ thống thu gom và xử lý nước thải công nghiệp', tận dụng các hệ thống thu
gom và thoát nước thải công nghiệp đã có của các nhà máy, được xử lý qua các
trạm xử lý của nhà máy và các hồ sinh học, kết hợp điều chỉnh phù hợp theo quy
hoạch chung của khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng. Trong mạng lưới
quy hoạch nước thải sẽ được phân thành các khu dựa theo quy hoạch bố trí các khu
công nghiệp, kết hợp tận dụng các vùng đất trũng để tạo ra các hồ điều hòa, giảm
bớt mức độ ô nhiễm. Và tùy theo mức độ ô nhiễm ở từng khu, cần thiết phải xây
dựng nhà máy xử lý nước thải trước khi đổ ra sông.
Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn : Để đảm bảo thu gom đựợc toàn bộ
lượng rác thải sinh hoạt đến năm 2010 là 20,07 tấn/ngày và năm 2020 là 54
tấn/ngày cần phải đầu tư mua các trang thiết bị thu gom, vận chuyển (các xe đẩy tay,
xe ép rác, xe chở rác vận chuyển,...). Đối với khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn Sao Vàng cần thiết phải thành lập công ty dịch vụ môi trường. Chất thải rắn sinh
hoạt được xử lý bằng cách: tái chế, chế biến phân vi sinh và chôn lấp tùy theo các
thành phần chất thải. Trước khi xử lý, rác thải phải được phân loại. Thành phần chất
thải hữu cơ đem chế biến thành phân vi sinh, chất thải vô cơ có thể tái chế, và đem
chôn lấp. Theo quy hoạch, khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng dự kiến sẽ
xây dựng khu xử lý chất thải tập trung tại khu vực phía Nam xã Xuân Phú, với quy
mô khu xử lý là lOha. Tại khu vực này, tận dụng địa hình trũng có thể quy hoạch

xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh theo hình thức bãi chôn lấp chìm.
Với tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đến nãm 2020 của khu đô thị khoảng
102.555,72 tấn (tương đương 256.389,3 m3 với tỷ trọng rác thải 0,4tấn/m3), nếu
đem chôn lấp hợp vệ sinh với hệ số đầm nén k = 0,7 thì chiếm dung tích khoảng
179.473 m3 trong sức chứa bãi chôn lấp, ước tính chiếm diện tích đất khoảng 4,7ha.
Như vậy, để đảm bảo chôn lấp được toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
cho khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng đến năm 2020 và xử lý cả lượng
rác thải công nghiệp, bệnh viện, các loại phế thải khác và cả lượng rác thải sinh
họat của khu vực các xã lân cận thì trong khu quy hoạch xử lý chất thải tập trung
cần xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh với quy mô > 5ha, đồng thời kết hợp phân
loại rác thải lựa chọn thành phần chất thải có thể tái chế, tái sử dụng và chế biến
thành phân vi sinh nhằm giảm bớt lượng rác thải đem chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất
kéo dài tuổi thọ của bãi chôn lấp.
Thu gom và xử lý chất thải công nghiệp : Theo dự báo, tổng lượng chất thải rắn
công nghiệp khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng đến năm 2010 là
18.437,7 tấn. Lượng rác này được thu gom vận chuyến tới khu xử lý tập trung tại
khu vực phía Nam xã Xuân Phú.
Thu gom và xử lý chất thải bệnh viện: Chất thái rắn bệnh viện thông thường
(chất thải sinh hoạt bệnh viện) được thu gom, vận chuyên và xử lý cùng với chất
3


thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, phân loại và vận
chuyển riêng đưa tới khu xử lý tập trung để chôn lấp riêng tại các ô chôn lấp chất
thải nguy hại hoặc được xử lý bằng phương pháp đốt trong lò đốt chất thải nguy hại.
Hệ thống cây xanh, công viên: Quy hoạch trồng cây xanh dọc tuyến đường theo
lớp, khoảng cách, loại cây đáp ứng yêu cầu cách ly khu vực sản xuất, chống ồn, bụi..
Diện tích cây xanh trong khu đô thị đựoc gắn với nhau thành một hệ thống kết hợp loại
hình khu - tuyến - điểm - diện, bao gồm các khu cây xanh, công viên trên đồi, diện tích
các hồ nước, giải cây xanh hẹp dọc theo đường phố, bờ sông, vườn hoa nhỏ ở góc phố,

các điểm nút giao thông,... và công viên lớn kết hợp với mặt nước các hồ tạo cảnh
quan và điều kiện vi khí hậu của khu vực.
Hệ thống các hồ và các vùng đất trũng: Khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao
Vàng có vị trí nằm chuyển tiếp giữa hai dạng địa hình đồi núi và đồng bằng nên
trong khu vực tạo ra nhiều vùng đất trũng và hình thành hệ thống các hồ nước đứng
tập trung trên địa bàn thị trấn Sao Vàng như: Hồ Thống Nhất - Vĩnh Trinh (quy mô
27 ha), hồ Đội 13 (15 ha), hồ Đội 14 có 2 cái (16 ha), các hồ Đội 6 gồm 4 hồ (11
ha), hồ Đồng Trường và hồ 11 (23 ha) v.v... Tất cả các hồ này hiện góp phần quan
trọng vào việc cung cấp nguồn nước tưới, đồng thời là nơi cung cấp nguồn cá mỗi
nãm trên dưới 100 tấn. Quy hoạch các hồ trong khu vực thành hồ sinh thái cùng với
các lưu vực của các hồ đó. Xung quanh các hồ xây dựng hệ thống thu gom nước và
nước phải được xử lý sơ bộ trước khi đổ vào hồ. Mặt nước của các hồ phải được quy
hoạch, tạo không gian mặt nước hồ sinh thái. Đối với các hồ nông thường sử dụng
trồng lúa một vụ phải được nạo vét để có nước quanh năm và quy hoạch thành hồ
cảnh quan, ở khu vực xung quanh ven các hổ quy hoạch thành vành đai cây xanh,
kết hợp với đường giao thông, công viên hình thành các cảnh quan sinh thái trong
khu đô thị.
Giảm thiểu ô nhiễm không khí: Quá trình phát triển công nghiệp và hình thành
các khu đô thị tại khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng đã, đang và sẽ gây
ra các tác động nghiêm trọng ảnh hưởng tới môi trường và đang trở thành mối đe
dọa đối với môi trường không khí của khu đô thị, công nghiệp do bụi, khí thải từ
các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các phương tiện giao thông, v.v. Để
giảm thiểu ô nhiễm không khí cho khu đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng cần
tiến hành bắt buộc các nhà máy trong khu vực phải lắp đặt các hệ thống lọc bụi và
công nghệ giảm thiểu các khí thải độc hại ra môi trường. Rà soát quy hoạch và lắp
đặt các thiết bị lọc khí đối với các ngành công nghiệp gâv ô nhiễm không khí
khuyến khích các cơ sở sản xuất tiến hành thực hiện các biện pháp sản xuất sạch
hơn, các biện pháp xử lý ô nhiễm. Đầu tư cải tạo hệ thống dường giao thông trong
khu vực đô thị, công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, quy hoạch xâv dựng các tuyến
đường vành đai quanh khu trung tâm nhằm hạn chế anh hưữns về ô nhiễm không khí

4


do các phương tiện giao thông gây ra. Thiết lập các vùng đệm, vành đai cây xanh
cách ly khu vực dân cư với khu vực sản xuất công nghiệp theo quy chuẩn thiết kế
xây dụng.
b) Khu vực thị trấn Thọ Xuân
Dựa vào đặc điểm phát triển và các vấn đề môi trường thị trấn đang phải đối mặt,
quy hoạch môi trường thị trấn Thọ Xuân được xác định đề cập đến các lĩnh vực:
Hệ thống thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt: Quy hoạch các điểm và tuyến thu
gom rác thải dựa trên cơ sở các tuyến đường giao thông của thị trấn. Bố trí đặt các
thùng rác công cộng dọc các trục đường chính với khoảng cách 200m/thùng, đặt tại
các khu vực chợ, trung tâm thương mại và khu vực các cơ quan hành chính, trường
học. Loại bỏ bãi rác hiện đang tồn đọng ở khu vực ngoài đê sông Chu nằm phía đầu
thị trấn. Xây dựng một số bãi chứa rác tạm tập trung, đảm bảo hợp vệ sinh để thu
gom và xử lý toàn bộ lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thị trấn đến năm 2020.
Đồng thời hình thành các tuyến đường thu gom, vận chuyển để đưa toàn bộ lượng
rác tại các điểm thu gom trong thị trấn đến khu xử lý chất thải rắn tập trung tại khu
vực phía Nam xã Xuân Phú. Đối với rác thải bệnh viện cần phải thu gom triệt để và
xử lý riêng chất thải y tế nguy hại.
Hệ thống cấp nước: Quy hoạch xây dựng trạm xử lý và cấp nước cho dân cư thị
trấn với công suất thiết kế đảm bảo đến năm 2020 cung cấp được 130 lít/người/ngày
đêm và đảm bảo nhu cầu cấp nước cho các khu thương mại - dịch vụ, đạt mục tiêu
100% người dân được sử dụng nước sạch.
Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải: Xây đựng hệ thống thu gom và
xử lý nước thải cho toàn bộ khu vực thị trấn: Nước thải sinh họat từ các hộ gia đình
phải đi qua hố ga lắng và xử lý sơ bộ bằng phương pháp sinh học trước khi đổ ra hệ
thống cống thải chung. Đặc biệt đối với những khu vực công cộng và khu vực các
nhà cao tầng, quy hoạch xây dựng đồng bộ ngay từ đầu hệ thống bể tự hoại và xử lý
nước thải ngay từ đầu. Hệ thống thoát nước thải của thị trấn sử dụng cống có kết

cấu bằng bê tông cốt thép, tận dụng các hồ, ao trong khu vực thị trấn tạo thành hồ
điều hòa, tự làm sạch nước thải. Nước thải bệnh viện được thu gom riêng bằng hệ
thống thoát nước thải của bệnh viện và được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra
cống thoát nước chung của thị trấn.
Hệ thống hạ tầng BVMT tại các khu trung tâm dịch vụ, thương mại, chợ, bển bãi:
Tại khu vực các chợ, trung tâm dịch vụ - thương mại đảm bảo có hệ thống tiêu thoái
nước, thu gom rác thải, vận chuyển tới nơi chôn lấp chất thải của thị trấn. Trong các
chợ và khu dịch vụ thương mại có đội kiểm tra về an toàn thực phẩm và kiểm soát
dich bênh.


Xử lý ô nhiễm tại lưu vực các hồ thị trấn: Quy hoạch các hồ thị trấn thành hồ
sinh thái. Để xử lý tình trạng ô nhiễm tại lưu vực các hồ của thị trấn cần phải quy
hoạch hộ thống thu gom và xử lý nước thải của các hộ dân cư ở xung quanh hồ
trước khi thải xuống hồ. Xung quanh các hồ tiến hành kè bờ, tạo ra dải cây xanh,
kết hợp quy hoạch khu công viên cảnh quan sinh thái xung quanh khu vực hồ để tạo
ra các không gian xanh trong khu vực thị trấn, điều hòa khí hậu cho khu vực.
c) Các thị tứ, trung tâm các cụm xã
Dựa trên đặc điểm này, định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực các
thị tứ cho các lĩnh vực sau:
Hệ thống thu gom và xử lý rác thải: Trên địa bàn các thị tư, bố trí các điểm thu
gom rác thải sinh hoạt và rác thải từ các cụm làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công.
Quy hoạch các bãi chứa rác tập trung cho từng thị tứ. Rác thải sau khi được thu gom,
tập kết tại các bãi chứa rác tập trung sẽ được vận chuyển đến khu xử lý chất thải tập
trung tại phía Nam xã Xuân Phú để xử lý.
Hệ thống cấp thoát nước vệ sinh môi trường: Quy hoạch các trạm cấp nước cho
từng thị tứ, đảm bảo cung cấp đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước sạch cho dân cư và
cho các hoạt động sản xuất của làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong
cụm. Xây dựng hệ thống tiêu thoát nước trên cơ sở tận dụng khai thác các hệ thống
tiêu đã có, tận dụng ao, hồ của các khu dân cư để trữ nước thải sinh hoạt và cải tạo

thành các hồ sinh thái, hồ tự làm sạch và nối với các hệ thống tiêu đã có nhằm thoát
nước thải. Nước thải từ các hộ gia đình ở khu vực thị tứ phải được xử lý qua các bể
tự hoại, hố ga, hồ sinh học trước khi đổ vào hệ thống tiêu thoát nước thải cúa thị tứ.
Quy hoạch cải tạo lại các hệ thống cống rãnh hiện có.
Bảo vệ môi trường các khu vực làng nghề trên địa bàn thị tứ: Quy hoạch bố trí
các làng nghề giống nhau, sản xuất có cùng chất thải như nhau ở cùng một khu để
quy hoạch các khu vực xử lý chất thải, nước thải. Tại mỗi cơ sở sản xuất làng nghề
trên địa bàn thị tứ phải có hộ thống xử lý nước thải, chất thải riêng đảm bảo xử lý sơ
bộ đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống xử lý chung. Tại các làng nghề trên phải
quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Xây dựng và áp
dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí đối với các làng nghề có nguồn gây
ô nhiễm không khí như làng nghề chế biến đồ mộc cao cấp, cơ khí nhỏ tại thị tứ
Xuân Lai, khai thác chế biến vật liệu xây dựng tại cụm làng nghề ở thị tứ thuộc xã
Xuân Thiên, Thọ Lập,... Khuyến khích bắt buộc các chủ hộ sản xuất thực hiện
giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí thông qua cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới
quy trình công nghệ sản xuất thân thiên với môi trường, thay thế nguyên liệu đầu
vào, bố trí vị trí sản xuất ở cuối hướng gió nhằm giảm khả năng phân tán của khí
thải độc hại.

6


1.2. Vùng bảo tồn
Các khu bảo tồn có tiểm năng rất lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên phát triển
du lịch sẽ tác động đến môi trường nước, không khí, đất và cảnh quan sinh thái,
nhất là làm gia tăng lượng rác thải sinh hoạt.
a) Định hướng quy hoạch BVM Ĩ các khu du lịch: Theo đề án “phát triển du lịch
Thanh Hóa thành trọng điểm du lịch quốc gia” khu di tích Lam Kinh sẽ được phát
triển trở thành một trong các khu du lịch trọng điểm của tỉnh, hợp nhất với khu du
lịch Thành Nhà Hồ phát triển thành cụm du lịch Thành Nhà Hồ - Lam Kinh. Theo

định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện sẽ hình thành phát triển tuyến du
lịch chính trong nội huyện:
Tuyến du lịch Lam Kinh - Long Hồ (Thọ Lập) - Khu di tích Lê Hoàn (Xuân Lập):
phát triển du lịch thắng cảnh và du lịch văn hóa lịch sử, gắn với các lễ hội truyền thống
Tuyến: Đập Bái Thượng - hộ thống sông Chu: phát triển du lịch cảnh quan
Ngoài ra tận dụng phát triển tối đa lợi thế có nhiều di tích lịc sử văn hóa (xem
phụ lục 1) để phát triển các điểm du lịch tại các vùng phụ cận trong huyện. Khu du
lịch Lam Kinh được ngăn cách với khu công nghiệp Lam Sơn bởi sông Chu. Việc
hình thành và phát triển một bên là khu công nghiệp, một bên là trọng điểm khu du
lịch đòi hỏi phải có sự quy hoạch hợp lý nhằm tránh những tác động tiêu cực, gây
ảnh hưởng bất lợi đến môi trường.
b) Hệ thống hạ tầng về bảo vệ môi trường các khu du lịch: Với sự quan tâm đầu tư
phát triển du lịch của huyện, đến năm 2020 dự báo số lượng du khách đến các điểm
du lịch trên toàn huyện sẽ gia tăng, đặc biệt là trong các mùa lễ hội. Cùng với sự gia
tăng của khách du lịch, hộ thống các cơ sở lun trú, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn,
nhà nghỉ, các cơ sở hạ tầng vể giao thông, cung cấp điện, bưu chính viễn thông,...)
sẽ được hình thành và phát triển ở tốc độ nhanh để đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch. Từ đó nảy sinh các vấn đề về môi trường tại các điểm du lịch: vấn đề nước thải,
rác thải,... ngày càng gia tăng.
c) Hệ thống cấp thoát nước: Tại các điểm du lịch, đầu tư xây dựng hệ thống cấp
nước hợp vệ sinh đủ đảm bảo cung cấp nước cho toàn bộ người dân sống trong khu
vực có điểm du lịch và du khách trong mùa lễ hội. Nguồn nước cấp cho khu du lịch
Lam Kinh có thể tận dụng nguồn nước mặt từ hồ chứa nước (quy mô gần 50ha) nằm
trong phạm vi khu đi tích, nguồn nước mặt sông Chu và từ các giếng khoan, cải tạo
và xây dựng hệ thống thoát nước cho các khu, điểm du lịch. Xây dựng hệ thống thu
gom nước thải sinh hoạt cho toàn khu, điểm du lịch. Tất cả nước thải từ các hoạt
động du lịch ở các hồ nước, nước thải từ tàu thuyền chở khách trên sông Chu, nước
thải từ các nhà hàng ăn uống và các khu vê sinh,., phải được thu gom và xử lý đạt



tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường, tránh gây ô nhiễm nguồn nước
sông Chu, làm mất cảnh quan hộ sinh thái sông Chu.
d) Hệ thôhg thu gom và xử lý rác thải: Dựa theo không gian vùng du lịch xác định
trên sơ đồ, quy hoạch các điểm thu gom rác thải trên từng tuyến du lịch. Tại mỗi
điểm thu gom áp dụng các biện pháp xử lý sơ bộ nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường,
tránh tình trạng rác thải vứt bừa bãi, ô nhiễm nước rác. Lượng rác tại các điểm thu
gom sẽ được đưa đi xử lý tại bãi chôn lấp chất thải ở khu xử lý chất thải tập trung
phía Nam xã Xuân Phú. Tại các điểm du lịch, bố trí các thùng thu gom rác thải đặt
cách nhau từ 100-200m theo tuyến đường đu khách tham quan trong khu du lịch.
Sau đó, vào cuối ngày (trong mùa du lịch) tổ dịch vụ môi trường tại các điểm du
lịch sẽ đi thu gom rác tại các thùng rác và đưa đến nơi xử lý.
e) Quy hoạch bảo tồn các khu di tích:
Thọ Xuân có nhiều khu di tích được xếp hạng Quốc gia và cấp tỉnh (xem phụ
lục 1). Các khu di tích này phải được quy hoạch và quản lý để bảo vệ các giá trị di
sản văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và đặc biệt là gìn giữ các giá trị tâm linh, tinh thần
của người dân. Đặc biệt là khu di tích văn hóa lịch sử Lam Kinh.
Khu di tích Lam Kinh: có tiềm năng du lịch phong phú và sinh động với hệ sinh
thái cảnh quan đa dạng: rừng - hồ - núi và di tích. Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo
tồn, tôn tạo, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, rừng Lam Kinh và cảnh
quan sinh thái vùng; Nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần, dân trí của nhân dân
vùng quy hoạch, các xã vùng ven khu di tích nhằm khơi dậy niềm tự hào ở mỗi
người dân nơi đây. Để thực hiên các nhiệm vụ này, cần tiến hành quy hoạch cấp
nước, thoát nước thải, quản lý và thu gom, xử lý chất thải rắn,., để bảo vệ môi
trường cho khu di tích. Tại khu di tích Lam Kinh, rác thải sẽ được thu gom và đưa
đến bãi chôn lấp rác ở khu xử lý chất thải tập trung tại phía Nam xã Xuân Phú để xử
lý. Theo điều tra, tổng lượng rác thải sinh hoạt và các loại rác thải, phế thải khác
năm 2006 trong toàn bộ khu di tích là 1.850 tấn nhưng mới chỉ được thu gom
khoảng 46,6%. Để đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường đến năm 2020 thu gom
được toàn bộ lượng rác thải trong khu di tích cần phải tăng cường năng lực thu gom,
mua sắm các trang thiết bị, phương tiện thu gom nhằm đáp ứng giải quyết được

toàn bộ lượng rác thải phát sinh. Thực hiện quy hoạch bảo tồn khu rừng Lam Kinh
nằm trong khu di tích. Đặc biệt cần phải bảo tồn nghiêm ngặt khu trung tâm điện
Lam Kinh ở chân núi Dầu với diện tích trên 41 ha đã trở thành khu vực có rừng cây
xum xuê (trong đó có nhiều cây lim tái sinh từ thời thuộc Pháp đến nav vẫn còn).
Hiện tại, Ban quản lý di tích Lam Kinh chịu trách nhiệm bảo vệ và châm sóc rừng.
Số cây lim tái sinh và những cây hỗn hợp khác mọc lên ngày càng nhiều.
f) Quy hoạch bảo vệ hệ sinh thái cảnh quan sông Chu:

8


Dọc theo sông Chu, đã hình thành và phát triển một hệ thống làng mạc, thôn
xóm trù phú với những cánh đồng mía, ngô, lúa bát ngát xanh dờn, lưu giữ nhiều di
sản vô giá. Hệ thống sông Chu có vai trò đặc biệt quan trọng về nhiều mặt như cấp
nước, trở thành trục quy hoạch chính để nối liền các khu đô thị, công nghiệp và khu
vực đồng bằng, là tuyến giao thông đường thủy quan trọng để nối liền các vùng
miền,... Trong quá trình phát triển và hình thành những làng mạc trù phú cùng với
các hệ thống phụ lưu của sông đã tạo nên cảnh sắc nên thơ rất đặc trưng của sông
Chu. Khu vực đầu nguồn sông Chu trên địa bàn huyện nằm ngăn cách giữa khu di
tích Lam Kinh và khu công nghiệp Lam Sơn dễ bị tổn thương do các tác động từ
các hoạt động phát triển công nghiệp và du lịch. Vì vậy, quy hoạch bảc vệ hệ sinh
thái cảnh quan sông Chu phải đảm bảo vừa phát triển đô thị, dân cư cũng như vùng
hạ lưu sông Chu để nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy kinh tế phát triển, vừa
bảo tồn, phục hồi và gìn giữ được phong cảnh, cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái
sông Chu.
Trên cơ sở đó phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu: phục hồi và gìn giữ các giá
tri cảnh quan sinh thái đã tồn tại trước đây; đẩy mạnh việc bảo vệ môi trườngnông
thôn, đô thị thông qua cái nhìn tổng thể về toàn bộ lưu vực sông Chuvàthiết lập
một phương thức để chia sẻ tầm nhìn rộng lớn đối với lưu vực sông Chu; thực hiện
quy hoạch các hộ thống tiêu thoát nước thải đổ vào sông Chu. Toàn bộ các hệ thống

nước thải (cả sinh hoạt lẫn công nghiệp) đều phải xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi
trường cho phép trước khi thải ra sông Chu; nghiêm cấm việc đố chất thải ra ven bờ
sông Chu, quy hoạch thu gom và vớt rác thải ở ven sông, dưới lòng sông để trả lại
cảnh quan sinh thái cho hệ thống sông Chu, tránh gây ô nhiễm cục bộ và trên diện
rộng ra cả vùng hạ lưu sông Chu.
g) Quy hoạch bảo tồn rừng nguyên sinh tại xã Thợ Lãm:
Nằm ở khu vực đồi Chè ở phía Đông núi Chẩu. thuộc thôn Điền Trạch - xã Thọ
Lâm hiện nay người dân còn giữ được khu rừng tự nhiên rất tốt như rừng nguyên
sinh, có quy mô khoảng 25ha. Đây là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn lại trên
địa bàn huyện Thọ Xuân, với đặc thù là một khu rừng độc lập, không gắn liền con
sông, con suối nào. Khu rừng này tuy không có giá trị đa dạng sinh học cao, chủ
yếu chỉ là các loại cây gỗ tạp tự nhiên từ nhóm 4 trở đi và các thảm thực vật: cây
dương xỉ, dây leo, thiên nhiên kiện, động vật có một số loài chim, bò sát, rắn và một
vài thứ nhỏ, chó ma, chồn, cáo,., nhưng khu rừng này lại có một vị trí và vai trò rất
quan trọng đối với cuộc sống của người dân trong vùng. Theo nhận thức của người
dân, khu rừng này chính là lá phổi xanh của toàn bộ khu vực sân bay Sao Vàng và
khu dân cư trong vùng. Trong kháng chiến, khư rừng đã trở thành lá chắn nguỵ
trang cho khu quân sự sân bay Sao Vàng. Ngoài việc điều tiết môi sinh, môi trường
khu rừng còn tạo nguồn nước phục vụ cho sán xuất nông nghiệp của dãn cư, đáp
9


V

X

ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp mía đường. Hiện tại,
chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ nào từ phía chính quyền xã, huyện để đầu tư bảo vê
khu rừng. Khu rừng này được bảo tồn hoàn toàn dựa vào người dân trong thôn Điền
Trạch. Người dân nơi đây tự nguyên đóng tiền, trích kinh phí từ nguồn lợi sản xuất

hoa màu, góp công sức để bảo vệ khu rừng. Thôn cử một đội bảo vệ có nhiệm vụ
giám sát, theo dõi trông coi khu rừng, không cho phép bất kỳ người nào vào trong
rừng chặt cây. Nếu có người vào rừng khai thác, chặt phá, bất kỳ người dân làng
nào thấy sẽ đánh kẻng báo động và bắt xử lý theo luật làng. Hiện nay, ở khu vực
chân đồi phía Tây do người dân chuyển sang trồng cây công nghiệp ngấn ngày, gây
sạt lở nên diộn tích rừng bị thu hẹp một phần. Quy hoạch bảo tồn khu rừng cần phải
có sự phối hợp quản lý, quan tâm đầu tư của chính quyền các cấp, ngành. Dự kiến
quy hoạch trồng cây cao su ở các khu vực xung quanh phía chân đồi Chè để chống
sự mài mòn dưới chân đồi, bảo vệ được khu rừng, đồng thời khai thác thêm tiềm
năng kinh tế cho người dân trong vùng. Việc quy hoạch bảo tồn khu rừng cần tiến
hành thực hiên theo mô hình dựa vào cộng đồng.
1.3. Vùng môi trường nông thôn
Quy hoạch mồi trường vùng nồng thôn dựa trên cơ sở phân vùng quy hoạch phát
triển của hệ thống sinh thái nông nghiệp. Theo đó, dựa vào đặc điểm về điều kiện tự
nhiên, các lợi thế và đặc trưng phát triển phân thành 2 khu vực: khu vực trung du
miền núi và khu vực đồng bằng.
a) Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực miền núi.
Hệ thống cấp nước khu vực miền núi: gồm nước mặt lấy từ các sông suối, nước
ngầm tầng nông và nước mưa. Nguồn kinh phí chủ yếu để thực hiện dự án cấp nước
nông thôn là: tài trợ của chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
sự hỗ trợ của ngân sách huyện và đóng góp của người dân.
Quy hoạch trồng và bảo vệ rừng: Theo số liệu thống kê, kiểm kê diện tích đất,
diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 1.821,62 ha; diện tích rừng sản xuất là
2.014,54 ha; diện tích rừng phòng hộ là 107,78ha. Như vậy, cơ cấu đất lâm nghiệp
hiện tại còn nhiều bất cập. Tỷ lệ diện tích đất trống đồi núi trọc còn tương đối nhiều,
diện tích rừng phòng hộ còn quá ít. Quy hoạch trồng và bảo vệ rừng cần tập trung
vào các mục tiêu chính: tăng diện tích rừng phòng hộ theo phương án: trồng rừng
phòng hộ tại các khu vực nhạy cảm (ở đầu nguồn các sông, nguồn nước), chuyển
đổi rừng tự nhiên sản xuất sang rừng tự nhiên phòng hộ; tăng cường khoanh nuôi
phục hồi rừng tự nhiên, khoanh nuôi để phát triển và bảo vệ các khu rừng tự nhiên

rừng nguyên sinh cần phải bảo tồn; tăng diện tích và chất lượng các loại rừng trồng
sản xuất bằng cách phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc, ớ các khu vực núi đồi
cao trồng các loại cây gây rừng, trồng rừng làm neuyên liệu tĩiấy cho các nhà máy

10


giấy, ở khu vực núi đồi thấp và trung bình, quy hoạch trồng vùng nguyên liệu mía
để phục vụ cho ngành công nghiệp mía đường của huyện.
b) Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực đồng bằng:
Khu vực vùng đổng bằng ngoài đê sông Chu : Định hướng quy hoạch bảo vệ
môi trường khu vực ngoài đê xác định trên các lĩnh vực sau:
Xây dựng các trạm cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong khư vực, đảm bảo đến
năm 2010 cấp được 601it/ngày/người nước sạch đáp ứng cho nhu cầu của người dân.
Sử dụng nguồn nước mặt sông Chu, xây dựng các công trình thủy lợi và hệ thống
các trạm bơm để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của các xã nằm về phía tả ngạn
sông Chu. Đối với các xã nằm ở phía hữu ngạn sông Chu, xây dựng các kênh tiêu tự
chảy sử dụng nguồn nước lấy từ hộ thống kênh Nông Giang.
Xây dựng các hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước lũ trên cơ sở tận dụng khai
thác các hệ thống tiêu đã có, nâng cấp và kiên cố hóa kênh muơng tiêu, xác định
các khu vực thoát lũ nhằm tránh tình trạng ngập nước trong mùa mưa. Xây dựng hệ
thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất cho khu dân cư.
Nước thải của các hộ dân cư phải được tiêu thoát qua các hố ga trước khi đổ vào hệ
thống thoát nước thải chung của khu vực. Tận dụng ao, hồ, các vùng trũng của các
khu dân cư để trữ nước thải sinh hoạt và cải tạo thành các hồ sinh thái, hồ tự làm
sạch và nối với hệ thống tiêu thoát. Đảm bảo chất lượng nước được xử lý đạt tiêu
chuẩn trước khi đổ ra sông Chu.
Quy hoạch xây dựng các điểm thu gom rác thải tập trung, và vận chuyển rác thái
đến nơi xử lý để loại bỏ hoàn toàn tình trạng vứt rác bừa bãi dọc ven bờ sông Chu
và giải quết các điểm tồn đọng rác thải bất hợp lý, gây mất vệ sinh trong khu vực.

Xây dựng các hệ thống hầm bioga để xử lý lượng phân thải ra từ các hộ chăn nuôi
gia súc và tận dụng khí đốt cho dân cư. Tăng cường sử dụng hố xí 2 ngăn và hố xí
tự hoại hợp vệ sinh
Quy hoạch tập trung các khu vực khai thác cát, sỏi ở ven hai bên bờ sông Chu.
Phân vùng ranh giới giữa khu vực khai thác với các khu vực tập kết vật liệu thải và
bảo đảm cảnh quan thiên nhiên. Quy hoạch tuyến đường giao thõng vào các khu
khai thác, các tuyến vận chuyển vật liệu cát, sỏi. Trồng hệ thống cây xanh hai bên
đường để giảm bớt bụi từ các phương tiện vận chuyển.
Do vùng ngoài đê là khu vực thường xuyên bị ngập Lụt trong mùa mưa lũ khi
nước sông Chu lên cao nên cần phải quy hoạch các trạm cảnh báo lũ, theo dõi tinh
hình nước sông dâng cho người dân và chính quyền các xã đổ có phương án phòng
tránh. Quy hoạch xây dựng và nâng cao các hộp cáp tại khu vực các xã ngoài đê để
đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cho chính quyền và nhân dân trong xã trong
thời gian xảy ra lũ lụt, mưa bão. Xác định các khu vực an toàn, khu vực dành cho


thoát lũ (xem bản đồ quy hoạch trang 106) để quy hoạch các hệ thống tiêu thoát lũ
nhằm thoát lũ khi cần thiết. Quy hoạch các điểm di dân, tuyến di dân và chuẩn bị sẩn
phương án di dân khi cần thiết để đối phó với tình hình lũ lụt có thể xảy ra bất cứ lúc
nào trong mùa mưa bão.
Vùng trong đê sông Chu:
Xây dựng hệ thống các trạm cấp nước để cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt của
người dân, đảm bảo 2010 đạt 601ít/người/ngày. Nguồn nước cấp sinh hoạt lấy từ
nguồn nước hộ thống kênh Nông Giang để cấp cho khu vực các xã nằm về phía hữu
ngạn sông Chu và sử dụng các hệ thống nước giếng khoan. Cấp nước cho sản xuất:
thông qua các công trình thủy lợi. Đối với khu vực các xã nằm ở vùng iiữu ngạn
sông Chu, xây dựng các hệ tiêu tự chảy, hệ thống kênh mương đê dẫn nước từ kênh
Nông Giang phục vụ nước tưới cho nhu cầu sản xuất của người dân. Đối với khu
vực nằm về phía tả ngạn sông Chu, quy hoạch xây dựng các hệ thống trạm bơm,
kênh tiêu để bơm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Do đó, ở khu vực hữu ngạn

thường quy hoạch các khu vực trồng lúa nước do chủ động tưới tiêu nhờ kênh tiêu
tự chảy của hệ thống kênh Nông Giang lấy nước từ đập Bái Thượng. Còn ở khu vực
tả ngạn, thường quy hoạch trồng các loại hoa màu, các loại cây không cần nước tưới
như mía do hệ thống tưới tiêu không chủ động. Quy hoạch các hệ thống thu gom và
xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình, nước thải từ các làng nghề sán xuất trên cơ sở tận
dụng các ao, hồ, các khu vực trũng để trữ nước thải, cải tạo thành các hồ sinh thái, hổ
tự làm sạch để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra khu vực các sông. Các hệ
thống cống thoát nước thải phải được xây dựng theo kiểu hệ thống cống ngầm. Quy
hoạch các hệ thống tiêu thoát nước mưa trên cơ sở tận dụng khai thác các hệ thống tiêu
đã có, nâng cấp và kiên cố hóa thêm kênh mương tiêu, kết hợp với việc tiêu thoát nước
thải từ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề và các khu dân cư cho
từng hệ thống tiêu. Quy hoạch xây dựng các điểm thu gom và xử lý rác thải nông
thôn nhằm loại bỏ hoàn toàn tình trạng thải rác bừa bãi ra các bãi ven bờ sông, đồng
ruộng, ao hồ. Tại mỗi thôn xóm, thành lập 1 tổ thu gom rác thái và xây dựng 1 hố
chôn để xử lý rác thải sâu khoảng 3m với diện tích khoảng 1.OOOrn2 và cách xa khu
dân cư tối thiểu 500m. Từng thôn xóm cãn cứ vào nhu cầu của dân để quy định số
buổi thu gom rác trong thôn. Tăng số lượng các hộ sử dụng hố xí 2 ngăn, hố xí tự
hoại và tiến tới loại bỏ hình thức bố xí đào và các hình thức không hợp vệ sinh khác
nhằm loại bỏ tình trạng bón phân tươi, tăng tỷ lệ số hộ ủ phân trước khi sử dụng;
Tăng cường sử dụng chuồng trại hợp vệ sinh; Sử dụne các loại phân từ chuồng trại
để tận dụng khí đốt dùng cho đun nấu của dân cư theo công nshệ Biogas.
c) Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường vung chậm lũ:
Để phòng tránh hiểm họa và ổn định đời sống cho dân CƯ ớ những vùn" nhạy
cảm khi thực hiện phân lũ, huyện chủ động lập quy hoạch di ckm tạm thời cùn<; các
p


biện pháp hỗ trợ nhằm bảo đảm cuộc sống và vệ sinh môi truờng cho dân cư trong
vùng, các xã trong vùng chậm lũ cùng với huyện lập quy hoạch các địa điểm di dân
tạm thời lên những vùng cao hơn mực nước lũ (khu vực các xã Xuân Châu, Quảng

Phú...), có các phương án và kế hoạch di chuyển dân, cung cấp lương thực, điện,
nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, nhà bạt cho các hộ sống tạm thời trong thời
kỳ phân lũ, lập các tổ chức ứng cứu và sẵn sàng vận chuyển người và các đồ dùng
sinh hoạt cần thiết cho các hộ trong vùng chậm lũ. Trong quy hoạch di dân tạm thời,
xác định các bể chứa nước sông, nước mưa, các trạm bơm nước di động và các dụng
cụ, hóa chất (phèn,..) để xử lý nước sông bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho các
hộ, dân vùng chậm lũ; tổ chức các nhóm hoạt động phòng chống dịch bệnh có trang
bị các trang thiết bị, dụng cụ và cơ số thuốc phòng chữa bệnh cần thiết. Các nhóm
này được tập huấn trước để vừa hướng dẫn cộng đồng dân cư làm tốt công tác vệ
sinh cảnh quan môi trường, đồng thời phòng trừ những dịch bệnh đảm bảo sức khỏe
cho nhân dân trong thòi gian phân lũ và sau lũ. Trong quy hoạch môi trường xác
định ở mỗi địa điểm di dân tạm thời trong thời gian chậm lũ các trạm khai thác
nước ngầm và nước mặt có xử lý nước hợp vệ sinh nhằm bảo đảm nước sạch cho
dân cư các xã vùng phân lũ. Xây dựng các cơ sở hạ tầng khác như hệ thống lưới
điện, đường, trường, trạm tại các xã chậm lũ trên cơ sở quy hoạch của các ngành.
Các chất thải tại các địa điểm di dân tạm thời cho các thôn, xóm, khu thuộc các xã
phải được quy hoạch thu gom và xử lý bảo đảm vệ sinh môi trường đáp ứng phục
hồi đất phục vụ cho phát triển cây trồng sau phân lũ.
II. CÁC VỪNG QUY HOẠCH HUYỆN THỌ XUÂN

Huyện Thọ Xuân chia thành 4 vùng chính: vùng dô thị - công nghiệp, vùng
đồi và núi thấp, vùng đồng bằng trong đê và vùng ngoài đê.
2.1. Vùng đô thị - công nghiệp
Vùng đô thị - công nghiệpcó 3 điểm chính: đô thị Lam Sơn, thị trấn Thọ
Xuân và sân bay Sao Vàng.
a) Đô thị Lam Sơn do có vị trí nằm trên cả hai trục giao thông (đường nối với thành
phố Thanh Hoá - Thường Xuân và đường Hồ Chí Minh) đã được đưa vào quy hoạch
thành một trung tâm kinh tế xã hội của Miền Tây Thanh Hoá với quy mô dự kiến là
thị xã. Đô thị Lam Sơn có chức năng là trung tâm công nghiệp chế biến mía đường,
giấy và các sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời là trung tâm du lịch thương mại liên

quan với di tích Lam Kinh. Các chức nãng này được phân vùng quy hoạch cụ thể
đối với đô thị Lam Sơn: khu nhà máy công nghiệp tập truns phía Nam, khu du lịch
nằm ở phía Bắc bên bờ sông Chu, giữa hai khu vực này là các cơ sở thương mại
dịch vụ và nhà ở.
b) Thị trấn Thọ Xuân nằm ở trung tâm huyện, trên bờ sông Chu; iĩiữ vai trò trung
tâm chính trị và thương mại của huyện.
13


c) Sân bay Sao Vàng được hoạch định cho hoạt động quân sự và các công trình
công nghiệp quốc phòng.
2.2. Vùng đồi và núi thấp
Vùng đồi và núi thấp nằm chủ yếu ở phía Nam, một ít ớ phía Tây và Tây Bắc
huyện; hiện nay đang gập khó khăn về nguồn nước, đất đai kém mầu mỡ; được
hoạch định giữa chức năng của hệ sinh thái bảo vệ cho huyện. Trong phạm vi vùng
đổi và núi thấp: một số các khu vực ít dốc được hoạch định trồng cây công nghiệp
(cao su, m ía đường, V.V.), phần còn lại là trổng rừng bảo vệ nguồn nước.

- Vùng đồng bằng trong đê có địa hình khá bằng phẳng, đất đai mẩu mỡ lại
chủ động được thuỷ lợi nhờ hộ thống thuỷ nồng Bái Thượng nên được hoạch định là
noi phát triển nông nghiệp chính của huyện (trồng lúa nước, trồng mầu và trồng
mía).
- Vùng đất và bãi bồi ngoài đẽ Sông Chu và sông Cầu Chày đất đai rất mầu
mỡ, có diện tích khá rộng. Tuy nhiên, hàng năm thường xuyên bị ngập úng vào mùa
lũ. Vùng này rất thuận lợi cho việc trồng cây mầu ngắn ngày (bao gồm: ngô, khoai,
lạc vừng, sắn, đôi chỗ trồng mía). Trong tương lai, sau khi hồ thuỷ điện Cửa Đạt
hoàn thành và đi vào hoạt động, cần nắm bắt chế độ điều tiết nước của hồ Cửa đạt
để điều chỉnh lại loại hình canh tác nông nghiệp trong vùng này.
bAn đ ổ PHfiN VÙNG MÕI Ĩ M Ờ H G HUVỄN THỌ XUÕN, TỈNH THANH HOR


Hình I Sơ đồ phân vùng chức nang môi trường huyện Thọ Xuân

14


III. CÁC D ự ÁN VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỂN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THỌ XUÂN.

3.1. Phát triển đô thị và công nghiệp
3.1.1. Khu đô thị công nghiệp - thương mại - du lịch Lam Sơn
Dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Lam Sơn do UBND
tỉnh Thanh Hoá là chủ đầu tư, đã được xây dựng trên căn cứ của Quyết định
10/1998/QĐ-TTg phê duyệt định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt
Nam đến nãm 2020; Công văn số 2983/BXD-KTQH của Bộ Xây dựng ngày
11/11/1999 về chương trình kế hoạch tổ chức thực hiện định hướng quy hoạch tổng
thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. Chức năng của đô thị đã được xác
định là trung tâm kinh tế văn hoá của vùng núi Thanh Hoá; trung tâm công nghiệp
mía đường, chế biến nông lâm sản, dịch vụ; điểm du lịch; vị trí quan trọng về an
ninh quốc phòng; đầu mối giao thông. Quy mô dân số theo quv hoạch 38.000 người
năm 2010, 60.000 người năm 2020. Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế
17.760 người năm 2010 và 28.200 người năm 2020. Do có vị trí thuận lợi về giao
thông đường bộ (đường Hồ Chí Minh và đường giao thông nối với thành phố Thanh
hoá), giao thông đường thuỷ (Sông Chu và hộ thống kênh thuv lợi từ đập Bái
Thượng ; địa hình bằng phảng và quỹ đất lớn; neuồn nước sạch dồi dào (nước mặt
hộ thông kênh thuỷ lợi từ đập Bái Thượng, sông Chư, nước ngầm phong phú); có
nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử cảnh quan có giá trị (Lam Kinh, Tây Hồ, V.V.).
Đối với đô thị đa chức năng công nghiệp - thương mại - du lịch dịch vụ Lam Sơn,
một số vấn để môi trường cần quan tâm:



Phân định rõ ràng không gian đô thị cho từng chức năng nóitrên, cùng như
khu vực sinh sống của người dân và cơ quan quản lý.



Đảm bảo chỉ tiêu môi trường: cấp nước,chiếu sáng,cây xanh, không
trống, dịch vụ giao thông đô thị, v.v.



Xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải: thu gom rác thái sinh hoạt, xử lý
nước thải (đặc biệt là nước thải công nghiệp), xử lý khí thài, thoát nước mưa.

gian

3.1.2. Thị trấn Thọ Xuân
Thị trấn Thọ Xuân, hiện tại và cho đến năm 2020 vẫn là trung tâm chính tri
của huyện. Để đảm bảo phát triển bền vững, ngoài việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ
tầng nhà cửa của các cơ quan quản lý cấp huyện, thị trấn Thọ Xuân cần phải giải
quyết một số vấn đề:


Hoàn thiện quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2020, trong đó có quy
hoạch giao thông, cấp thoát nước, cây xanh, v.v.



Xử lý, cái tạo môi trường các hồ điều hoà, bãi chứa rác ngoai đê sông Chu

3.1.3. Khu vực sán bay Sao Vàng


15


Sân bay Sao Vàng được quy hoạch là vị trí quan trọng trone đảm bảo an ninh
quốc phòng quốc gia. Để đảm bảo phát triển bền vững kinh tê địa phương và phát
triển của sân bay trong thòi gian tới, cần xác định rõ giới hạn của sân bay gồm
đường bằng và cơ sở hạ tầng dịch vụ sân bay. Trong đó, làm rõ khả năng sử dụng
sân bay vào mục đích phục vụ dân sự và phát triển kinh tế.
3.2. Phát triển nông nghiệp
Do chủ động cao về nguồn nước tưới và tiềm năng lớn về đất đai, nông nghiệp
đã và sẽ là ngành kinh tế chủ đạo của huyện Thọ Xuân. Một sô khía cạnh phát triển
nông nghiệp huyện Thọ Xuân:
3.2.1.Trồng trọt: Các loại hình cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, cây mầu, cây dâu, cây
công nghiệp (mía, cao su, sắn, cafe), trong đó cây lúa với vai trò đảm bảo an ninh
lương thực cần phải duy trì diện tích và nâng cao chất lượng san phẩm lúa ở vùng
đồng bằng trong đê sông Chu. Vùng trồng ngô và mầu nên phát iriến tập trung trên
các bãi ngoài đê sông Chu, với các giống ngô năng suất cao, thích hợp với chế độ lũ
lụt sông Chu, đặc biệt sau khi hồ chứa nước Cửa đạt thượng nguồn sông Chu đi vào
vận hành. Các cây công nghiệp (mía, cao su, sắn, cafe) nên tập trung phát triển ở
vùng đồi và những nơi trồng lúa không có hiệu quả vì thiếu nước.
3.2.2.
Chân nuôi: Thọ Xuân là nơi có tiềm năng phát triển chán nuôi bò, lợn, gà,
vịt do khí hậu đất đai thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú. Để phát triển chăn nuôi,
cần quan tâm đến việc xây dựng các cơ sở dịch vụ chăn nuôi (thu mua sản phẩm,
chế biến thức ăn chăn nuôi, dịch vụ thú y).
3.3. Cổng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
3.3.1. Công nghiệp đường: hiện tại và tương lai, công nghiệp ché' biến đường đã và
sẽ là ngành công nghiệp chủ đạo của huyện Thọ Xuân. Đê côn SI níihiệp đường phát
triển canh tranh được với sản phẩm nước ngoài, cần quan tâm dược việc cải tạo

nâng cao năng suất cây mía, quy hoạch vùng trồng mía, cái thiện công nghệ sản
xuất đường từ cây mía, tận dụng các chất thải (bã mía, rĩ đườnc) để sản xuất phụ
cồn, giấy, đầu tư xử lý nước thải.
3.3.2. Công nghiệp giấy: tiềm năng phát triển công nghiệp giấy cúa huyện thấp, tuy
nhiên nếu biết tận đụng các khả năng (chất thải của ngành công nghiệp đường, phát
triển trồng rừng nguyên liệu giấy, V.V.), Thọ Xuân có thế mở rộ nil phát triển công
nghiệp giấy.
3.3.3. Phát triển các nghề thủ công và làng nghề: Thọ Xuân có nhiều sản phẩm
làng nghề như: bánh gai Tứ Trụ, trổng dâu nuôi tằm, quay tơ dệt lúa Xuân Phú, nón
lá Thọ Lộc, đan cót Bát Căng, kinh doanh thương mại Xuãn Tín, v.v. Việc quy
hoạch các ngành nghề và làng nghề về lâu dài nên định hướng thành một sản phẩm
thương mại trong phát triển du lịch chung của huyện nói riêng và tinh nói chung.
3. 4. Trồng và bảo vệ rừng: Thọ Xuân có ba loại rừng: rừns tự nhiên trên núi cao
và vùng đồi, rừng sinh thái (Lam Kinh, Thọ Lãm), rừng trổnii cây nguyên liệu và
16


cây công nghiộp trên vùng đồi. Các vấn đề chủ yếu ở đây: duy trì và bảo vệ nghiêm
ngặt rừng tự nhiên và rừng sinh thái, quy hoạch phát triển rừng trồng cây nguyên
liệu và cây công nghiệp trên vùng đồi, đảm bảo quỹ đất cho các ngành kinh tế khác.
3.5. Quy hoạch du lịch: với trung tâm du lịch là di tích Lam Kinh (đền nhà Lê, khu
lãng mộ nhà Lê và trên 400 ha rừng sinh thái) và 25 di tích được xếp hạng trong đó
có 7 di tích cấp quốc gia, Thọ Xuân thường xuyên tổ chức các lễ hội (lễ hội Lê
Hoàn ngày 8/3 âm lịch, lễ hội Lam Kinh ngày 22/8 âm lịch). Tuy nhiên, cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch (nhà ở, các dịch vui chơi giải trí, v.v) và sản phẩm thương mại
du lịch của huyộn rất nghèo nàn, vai trò của cộng đồng trong du lịch chưa cao. Để
phát triển du lịch cần có quy hoạch phát triển du lịch, bao gồm:
• Quy hoạch các tuyến du lịch và hạ tầng cơ sở dịch vụ du lịch, bao gồm du lịch
lễ hội, du lịch nghỉ ngơi, tuyến du lịch đường bộ và đường thuỷ.
• Đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch mang bản sắc vãn hoá địa phương.

• Phối kết hợp với các cơ sở khác trong tỉnh Thanh hoá mớ rộng phạm vi khai
thác du lịch ngoại tỉnh, ngoài huyện.
3.6. Phát triển giao thông đường thuỷ sông Chu
Vùng hạ lưu sông Chu thuộc huyện Thọ Xuân saư khi hồ Thuv điện cửa Đạt,
có mực nước ổn định, nên khả năng phát triển giao thông đường ill 11ỷ trên sông Chu
đang trở thành hiện thực. Loại hàng hoá dịch vụ cần vận chuyến trên sông Chu
gồm: nguyên liệu và sản phẩm của công nghiệp mía đường và côns nghiệp giấy, vật
liệu xây dựng, khách du lịch. Để phát triển giao thông đường thuỷ sông Chu cần
quy hoạch xây dựng các cảng và đường giao thông xuống cáng. VỊ trí thuận lợi để
xây dựng các cảng sông Chu là thị trấn Lam Sơn và thị trấn Thọ Xuân. Trong đó,
cảng thị trấn Lam Sơn mang tính chất một cảng đa chức năniĩ, phục vụ cho các nhà
máy đường, nhà máy giấy và khu di tích Lam Kinh.
3.7. Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt sông Chu
Sông Chu có nguồn thuỷ sản tương đối phong phú và là tiổm năng phát triển
nuôi trồng thuỷ sản. Trên sông Chu hiện đã có nhiều hộ nuôi cá lồng bè, tuy nhiên
do ảnh hưởng ô nhiễm của nước thải của các nhà máy đường và íiiấy đóng tại thị
trấn Lam Sơn, cá trên các lồng bè trên sông thường bị chết do ô nhiễm. Vì vậy, dự
án nuôi cá lồng bè trên sông Chu chỉ có thể phát triển bền vững, khi viêc xử lý nước
thải của các nhà máy trong thị trấn Lam Sơn đảm bảo các quy định.
3.8. Du lịch Lam Kinh:
Lam Kinh được xem là nơi phát tích của Lê Lợi và thủ đỏ thứ hai của nhà Lê.
Tại đây đã có nhiều di tích lịch sử được Nhà nước công nhận. Lum Kinh có 400 ha
rừng tự nhiên, hồ nước đang được Nhà nước nâng cấp dầu tư thành một điểm du lịch
quốc gia. Hàng năm, Lễ hội Lam Kinh thu hút đông đảo khách ihập phương, đại
diện chính quyền trung ương, địa phương và các ngành kinh tế \ã hội. Tuy nhiên,
ngoài một số cơ sở hạ táng (đường giao thông, hồ nước, cung điọn, v.v.) đang được

r .A I w o

c


TRi.It-.:-. T A "

DT

/

H

Z


đầu tư, du lịch Lam Kinh hiện nay còn thiếu các sản phẩm du lịch mang lại lợi ích
kinh tế cho địa phương: kinh doanh các sản phẩm du lịch, hạ tầng nhà ở và dịch vụ
cho khách nghỉ ngơi, v.v. Do vậy, ngoài việc đầu tư nâng cấp đền thờ, khu lãng tẩm,
đường giao thông trong khu du lịch, để phát triển bền vững du lịch cần huy động
doanh nghiệp và người dân địa phương đầu tư sản xuất các hàng hoá du lịch, đầu tư
hạ tầng nhà ở và dịch vụ du lịch, bảo vệ môi trường khu vực du lịch.
3.9. Xây dựng các điểm thương mại dịch vụ trên đường Hồ Chí Minh
Theo đường Hồ Chí Minh, Thọ Xuân nằm cách điểm đầu mối Hoà Lạc (Hà
Nội) 150 km. Trong tương lai, khi đường Hồ Chí Minh đi vào vận hành ổn định,
lượng hàng hoá và các phương tiện thông qua sẽ tăng trưởng. VỊ trí dể phát triển các
điểm thương mại dịch trên đường Hồ Chí Minh là thị trấn Lam Sơn. Do vậy, việc
kết hợp dịch vụ thương mại và du lịch ở thị trấn Lam Sơn hiện nay và Thị xã Lam
Sơn trong tương lai gần cần được xem là một nội dung phát triển lâu dài của chính
quyền huyện Thọ Xuân.
3.10. Các dự ăn bảo vệ môi trường ưu tiên:
Hai nội dung cần được quan tâm trước tiên là các dự án xây dựng cơ hạ tầng
bảo vệ môi trường và quan trắc, kiểm soát chất lượng môi trường.
3.11. Các dự ăn xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường:

Đầu tư xây dựng khu xử lý và bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt là nhiệm vụ quan
trọng trong bảo vệ môi trường huyện Thọ Xuân. Đối tượng phục vụ chủ yếu của
khu xử lý và bãi chôn lấp rác thải là thị trấn Thọ Xuân và thị trấn Lam Sơn. Việc
làm này se hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước của bãi rác năm ngoài đê sông
Chu hiện nay tại thị trấn Thọ Xuân và các bãi rác lưu động tại ihị trấn Lam Sơn.
Nhà máy cấp nước sạch cho thị trấn Thọ Xuân và thị trấn Sao Vàng với nguồn
nước thô lấy từ hệ thống sông nông giang bắt đầu từ đập Bái Thượns.
Đầu tư nâng cấp hệ thống thoát và xử lý nước thải dô thị thuộc thị trấn Thọ
Xuân và thị trấn Lam Sơn (không kể các hệ thống xử lý nước thái công nghiệp của
các nhà máy, đường, giấy, cồn, v.v.) tại các thị trấn trên.
Xây dựng kế hoạch và chiến lược đầu tư, phòng ngừa tai biến thiên nhiên đối
phó với lũ lụt sông Chu, bao gồm: bê tông hoá đê sông Chu, các phương tiện cứu trợ
trong thời điểm lũ lụt, quy hoạch các điểm dân cư nầm ngoài đê sóng Chu, v.v.
3.12. Chương trình quan trắc môi trường
3.12.1. Môi trường không khí: Đối tượng quan irắc môi trường không khí là các
nhà máy trong khu công nghiệp thuộc thị trấn Lam Sơn. Các thỏniĩ số quan trắc là
khí thải của các lò đốt. Các điểm quan trắc tập trung tại khu vực các nhà máy trên.
3.12.2. Môi trường nước thải: Đối tượng quan trắc nước thải là các nhà máy đường
Lam Sơn, nhà máy cồn, nhà máy giấy Mục Sơn, xưởng giấy Lam Kinh của Bộ quốc
phòng. Thông số quan trắc được xác định theo TCVN 5945/2005 và số liệu phân
18


tích nước thải trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Vị trí quan trắc là các đầu đường ống xả nước thải công nghiệp của các nhà máy nói
trên.
3.12.3. M ôi trường nước mặt: Đối tượng quan trắc là chất lượng nước sông Chu,
nước hệ thống nông giang từ đập Bái Thượng, nước các hồ lớn gần các thị trấn.
Thông số quan trắc được xác định theo TCVN 5942/2005. Vị trí quan trắc tối thiểu
như sau:

Vị trí quan trắc trên sông Chu: đập Bái Thượng, cầu Lam Kinh (thị trấn Lam
Sơn), cầu Hạnh Phúc (cách thị trấn Thọ Xuân 2 km về phía Đông).
Vị trí quan trắc trên kênh nông giang từ đập Bái Thượng: cửa lấy nước tại đập
Bái Thượng, cầu Đức Long thuộc xã Nam Giang.
Các hồ lớn (Tây Hồ, hồ sinh học, v.v.) gần thị trấn Thọ Xuân và thị trấn Lam
Sơn được lựa chọn để lấy mẫu quan trắc nước mặt.
3.12.4. Môi trường nước ngầm: Đối tượng quan trắc nước ngầm là chất lượng nước
ngẩm tầng sâu hiện đang là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư địa phương.
Các thông số quan trắc dựa theo TCVN 5944/2005. Các điểm quan trắc nước ngầm
nên thiết kế theo hai tuyến: một tuyến vuông góc với sông Chu chạy qua thị trấn
Thọ Xuân (qua các xã Quảng Phú - Xuân Tín - Phú Yên - thị trấn Thọ Xuân - Nam
Giang), tuyến thứ hai chạy dọc theo sông Chu (thị trấn Lam Sơn - Thọ Diên - thị
trấn Thọ Xuân - Xuân Vinh).
3.12.5. Tài nguyên thiên nhiên: Hai đối tượng cần ưu tiên lựa chọn để quan trắc là
rừng và sử dụng đất. Phương pháp quan trắc là thu thập ảnh viễn thám và áp dụng
phần mềm hệ thông tin địa lý để đánh giá biến động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huyện uỷ - ƯBND huyện Thọ Xuân, Địa chí Thọ Xuân, Địa chí huyện Thọ
Xuân, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.
2. Công ty tư vấn đầo tư xây dựng Giao thông công chính Hà Nội, Báo cáo nghiên
cứu khả thi hạ tẩng kỹ thuật đô thị Lam Sơn giai đoạn I, Thanh Hóa, 2004.
3. Nguyễn Thuý Lan, Định hướng quy hoạch môi trường huvện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hoá; Luận vãn Thạc sỹ khoa học môi trường, Hà Nội, 2007.
4. Phòng Tài nguyên môi trường - UBND huyện Thọ Xuản, Đề án về BVMT
huyện Thọ Xuân đến năm 2010 và mục tiêu đến năm 2020, 2006.
5. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa, Báo cáo tổng hợp Quy
hoạch thủy lợi vùng trung du, miền núi huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020, Thanh Hóa, 2005.
6. UBND huyện Thọ Xuân, Quy hoạch sử dụng đất huyện Thọ Xuân giai đoạn

2001-2010, 2001. ’

19



×