Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

10 lý do bạn nên tắt chế độ lấy nét tự động (AF)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.83 KB, 13 trang )

10 lý do bạn nên tắt chế độ lấy nét
tự động (AF)
Rất lâu trước đây, câu chuyện về một chiếc máy ảnh có thể tự
động lấy nét nghe có vẻ rất viễn tưởng. Làm sao người ta có thể tạo ra
một loại máy móc đủ thông minh để biết chính xác chúng ta cần lấy nét
vào đâu và vào lúc nào cơ chứ?
Vậy mà giờ đây câu chuyện viễn tưởng của ngày đó đã hoàn toàn trở
thành sự thật, nếu không muốn nói là một sự thật rất phổ thông, khi mà gần
như tất cả các loại máy ảnh trên thị trường hiện nay đều có chế độ chụp AF.
Tất nhiên, nó hoạt động khá hiệu quả. Nhưng cũng tất nhiên, sự hiệu quả đó
không đồng nghĩa với hoàn hảo. Không hiếm khi khi chế độ này trả về cho
bạn một bức ảnh bị lấy nét sai vị trí, hoặc lens của máy phải điều chỉnh rất
lâu trước khi quyết định được điểm focus. Đôi khi, bạn còn không thể chụp
được ảnh. Và điều đó quả là không dễ chịu chút nào.

Anhso xin giới thiệu với các bạn 10 tình huống mà bạn nên vui vẻ với
việc tắt chế độ chụp AF và trở về với chế độ không bao giờ lỗi thời, lấy nét
bằng tay.
1. Trong điều kiện chụp thiếu sáng
Trong điều kiện thiếu sáng, độ tương phản cũng sẽ kém. Trong khi đó,
chế độ chụp AF lại dựa vào ánh sáng và độ tương phản để chọn điểm lấy nét.
Thường thì máy của bạn sẽ có tích hợp đèn Flash hỗ trợ. Tuy vậy, trong rất
nhiều trường hợp đèn flash cũng không có ích gì cho bạn, như trong shot
ảnh ở đầu bài viết này chẳng hạn.
Mặc dù trông bức hình này có vẻ khá sáng, trên thực tế, ánh sáng khá
yếu, và người chụp đã phải để phơi sáng trong 30s.

2. Khi độ tương phản không đủ lớn
Nếu bạn để AF và hướng máy về một đối tượng chụp như là một bức
tường trơn 1 màu chẳng hạn, máy sẽ khó mà tìm được điểm lấy nét, cho dù
điều kiện ánh sáng có tốt tới đâu. Bạn có thể re-frame tạm thời vào một đối


tượng nào đó chi tiết hơn, rồi half-press để kích hoạt chết độ AF và chốt
điểm lấy nét, rồi quay lại với góc chụp ban đầu. Hoặc đơn giản hơn là chọn
chế độ lấy nét bằng tay.
3. Chụp ảnh hoang dã
Hầu hết các động vật đều có thính giác rất tốt, và cho dù chế độ AF
của bạn hoạt động có tốt đến đâu, nó vẫn phát ra khá nhiều âm thanh. Dù chỉ
là một tiếng xoáy rất khẽ của lens cũng có thể làm đối tượng của bạn bỏ
chạy. Vì vậy, tốt nhất là nên tắt AF khi bạn muốn có những shot ảnh hoang
dã thật tự nhiên và đẹp mắt.

4. Chụp phong cảnh
Khi chụp phong cảnh, bạn thường muốn mọi vật đếu rõ nét, từ mặt đất
cho tới những ngọn núi ở rất xa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên cố
gắng làm tăng DOF (vùng ảnh nét), tốt nhất là lấy nét ở khoảng 1/3 độ sâu
của ảnh (tại điểm được gọi là ‘hyperfocal distance’ – khoảng vượt tiêu cự).
Hãy tắt AF, vì nếu bạn để chế độ này, khi ấn nút chụp, máy sẽ tự lấy nét lại,
rất có thể là vào những ngọn núi ở phía xa thay vì tại điểm bạn mong muốn.
5. Khi chụp HDR
Chụp HDR (High Dynamic Range – sự thể hiện trung thực sắc độ
cảnh vật bên ngoài tuân theo yếu tố thị giác) thường đòi hỏi bạn phải chụp
nhiều shot của cùng 1 cảnh, với các thiết lập giống hệt nhau trừ độ phơi sáng,
sau đó kết hợp chúng bằng các phần mềm hỗ trợ. Việc chọn điểm lấy nét cho
từng shot rất quan trọng để đảm bảo một kết quả như ý. Nếu bạn bật AF,
mỗi lần chụp, có thể máy sẽ lại chọn một điểm lấy nét hơi khác đi.

×