Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nghiên cứu vai trò của Allicin từ tỏi trong quá trình điều hòa một số đáp ứng viêm trong bệnh nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng thông qua thụ thể Dectin-1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: Nghiên cứu vai trò của Allicin từ tỏi trong quá trình điều hòa một
số đáp ứng viêm trong bệnh nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng thông
qua thụ thể Dectin-1

Mã số đề tài: QG 12.13
Chủ nhiệm đề tài: Trịnh Tất Cường


PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu vai trò của Allicin từ tỏi trong quá trình điều hòa một số đáp
ứng viêm trong bệnh nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng thông qua thụ thể Dectin1
1.2. Mã số: QG 12.13
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT

Chức danh, học vị, họ và tên

Đơn vị công tác

Vai trò thực hiện đề tài

1

TS. Trịnh Tất Cường



ĐHKHTN

Chủ trì đề tài

2

Ths. Trần Thì Thùy Anh

ĐHKHTN

Thành viên

3

Cn. Hoàng Hải Yến

ĐHKHTN

Thư ký

1.4. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng:

từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 10 năm 2014

1.5.2. Gia hạn (nếu có): không
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 10 năm 2014
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): Không có sự thay đổi so với

thuyết minh ban đầu
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 170 triệu đồng.
PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăng trên tạp
chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần:

1. Đặt vấn đề
Các nghiên cứu gần đây đã công bố allicin: Có khả năng chống viêm nhiễm, tăng cường
khả năng thực bào, tăng cường khả năng của các tế bào giết tự nhiên, ức chế sự phát triển của
vi sinh vật gây bệnh và sự phát triển của những tế bào ung thư [12]. Rất nhiều công bố khoa
học và các công ty trên thế giới đã sản xuất Allicin từ việc tạo quá trình xúc tác giữa Allinin
với enzym allinase có sẵn trong tỏi [12, 13].
Dựa vào những tín hiệu của thụ thể Dectin-1, một số hợp chất tách chiết từ thực vật đã
được chứng minh có khả năng điều hòa được đáp ứng viêm và điều trị hiệu quả chuột bị nhiễm
khuẩn nặng và choáng nhiễm trùng. Chẳng hạn, các chất tách chiết từ nhân sâm Hàn Quốc như
Rb1, Rb2, Rc, hợp chất K (C-K) đã được công bố có khả năng điều hòa các tín hiệu viêm như
cytokine, quá trình phosphoryl hóa MAPK (mitogen activated protein kinase), các loại phản
ứng ôxy hóa (ROS) thông qua tín hiệu của thụ thể Dectin-1 [4, 11]. Tuy nhiên, các chất này có
nguồn gốc từ nhân sâm nên rất đắt. Do vậy, việc tìm kiếm các chất có hoạt tính chống viêm
1


vẫn đang là vấn đề cấp bách để có thể thay thế một số thuốc đang sử dụng hiện nay, cũng như
góp phần làm giảm bớt tỷ lệ tử vong và giá thành điều trị của bệnh nhiễm trùng nặng và
choáng nhiễm trùng.
Hơn nữa, kể cả trên thế giới và trong nước chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào đánh giá
vai trò của Allicin đối với con đường tín hiệu thụ thể Dectin-1 trong quá trình điều hòa những
phản ứng viêm quá mức ở vật chủ. Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nóng và ẩm, lượng dân số vào loại cao nhất thế giới nên khả năng mắc các bệnh nhiễm
trùng nặng và choáng nhiễm trùng do viêm (inflammation) là rất cao. Cho đến nay, thì nhiễm

trùng nặng và choáng nhiễm trùng vẫn là một trong các nguyên nhân chính của những ca tử
vong ở các bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt (ICU) [2, 5, 6, 7, 10]. Trong khi đó, Việt nam có
sẵn một nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng về thực vật mà khả năng ứng dụng vào lĩnh vực
dược là rất phong phú [1]. Do vậy, việc tìm kiếm phương pháp và tá dược có tiềm năng là một
vấn đề cần thiết và cấp bách để điều trị hiệu quả quá trình viêm hệ thống và sẽ hỗ trợ cải thiện
được khả năng điều trị của bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng. Xuất phát
từ cơ sở khoa học thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
2. Mục tiêu
- Có quy trình sản xuất Allicin từ tỏi
- Xác định được chức năng điều hòa quá trình đáp ứng viêm của Allicin từ tỏi
- Đánh giá được hiệu quả của Allicin trong quá trình điều trị chuột bị nhiễm trùng nặng và
choáng nhiễm trùng
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Tách chiết macrophage từ tủy xương của chuột [4, 11]
Tế bào đại thực bào (BMDM) được tách ra từ xương đùi của chuột. Sau đó, BMDM
được phân chia từ 5 đến 7 ngày trong môi trường DMEM đã được bổ sung cùng với 10% môi
trường điều kiện nuôi tế bào L929 (được xem như yếu tố kích thích M-CSF (macrophagespecific colony stimulating factor)), 10% FBS, 1mM sodium pyruvate, 50U/ml penicillin, 50
U/ml penicillin, 50 μg/ml streptomycin, and 5×10−5M 2-mercaptoethanol.
3.2. Đánh giá độc tố của Allicin tới khả năng sống của BMDM bằng kít CCK-8
Khả năng sống của tế bào được đánh giá bằng sử dụng Cell Counting Kit-8 (CCK-8,
Dojindo Laboratories, Kumammoto, Japan). 105 BMDMs được ủ cùng với Allicin trước 48 giờ
ở các nồng độ 10, 20, 30 (µg/ml). Sau quá trình này, 10µl của dung dịch CCK-8 được đưa vào
macrophage đã được ủ cùng với Allicin ở các nồng độ khác nhau trong 1 giờ. Giá trị hấp thụ ở
450 nm của mỗi mẫu này được tính như tỉ lệ phần trăm so với mẫu không được sử lý với
Allicin (xem như 100% tế bào sống).
3.3. Sản xuất Allicin từ tỏi [14]
Sản xuất tinh thể deoxyalliin
- L-cysteine và allyl bromide được tạo phản ứng để tạo ra L-deoxyalliin ban đầu:
2



+ L-cysteine hòa tan trong ethanol tuyệt đối
+ Bổ sung thêm sodium hydroxide tạo ra môi trường bazơ.
+ Bổ sung allyl bromide từ từ tới khi kết tủa trong vào 1 giờ ở môi trường lạnh
+ Để yên ở môi trường phòng trong 2 giờ
+ Trung hòa phản ứng tới pH 5,5 ở nơi lạnh để tạo ra tinh thể L-deoxyalliin
- Tinh sạch tinh thể L-deoxyalliin:
+ Hòa tan L-deoxyalliin thô trong acetic acid (1%)
+ Bổ sung thêm ethanol tuyệt đối với thể tích gấp 15 lần
+ Bay hơi cồn bằng thiết bị bay hơi chân không thu được tinh thể L-deoxyalliin tinh
sạch.
Sản xuất alliin
- Deoxyalliin ở trên được bổ sung thêm nước và khuấy đều.
- Bổ sung hydrogen peroxide vào dung dịch ở dạng nhỏ giọt.
- Bổ sung thêm methanol, khuấy đều.
- Bổ sung hydrogen peroxide từng giọt và khuấy ở nhiệt độ thích hợp.
Sản xuất Allicin
- Tìm điều kiện thích hợp (hàm lượng Alliin bổ sung, nhiệt độ, thời gian, pH) cho phản ứng
giữa Alliin và Allinaze để tạo ra hàm lượng Allicin nhiều nhất:
+ Đối với tìm điều kiện thích hợp cho hàm lượng Alliin:
- Lấy 1 gram Alliin hòa tan trong 20 ml nước cất. Sau đó bổ sung thêm 1, 2, 4, 6, 8, 10
gram tỏi tươi (tỏi lý sơn) đã được nghiền nát.
- Ủ hỗn hợp đã bổ sung Alliin như phần trên ở 4ºC trong 20 phút.
- Tiếp tục lấy mẫu để phân tích hàm lượng Allicin tạo thành bằng phương pháp HPLC.
+ Đối với tìm điều kiện thích hợp cho thời gian:
- Lấy 1 gram Alliin hòa tan trong 20 ml nước cất. Sau đó bổ sung thêm 1 gram tỏi tươi
(tỏi lý sơn) đã được nghiền nát.
- Ủ hỗn hợp đã bổ sung Alliin như phần trên ở 4ºC trong các khoảng thời gian 20, 40,
60, 90, 120 phút.
- Tiếp tục lấy mẫu để phân tích hàm lượng Allicin tạo thành bằng phương pháp HPLC.

+ Đối với tìm điều kiện thích hợp cho nhiệt độ:
- Lấy 1 gram Alliin hòa tan trong 200 ml nước cất. Sau đó bổ sung thêm 1 gram tỏi đã
được nghiền nát.
- Ủ hỗn hợp đã bổ sung Alliin như trên ở 4, 8, 10, 18, 25ºC trong 20 phút
- Tiếp tục lấy mẫu để phân tích hàm lượng Allicin tạo thành bằng phương pháp HPLC
+ Đối với tìm điều kiện thích hợp cho pH:
- Lấy 1 gram Alliin hòa tan trong 200 ml nước cất. Sau đó bổ sung thêm 1gram tỏi tươi
(tỏi lý sơn) đã được nghiền nát.
3


- Ủ hỗn hợp đã bổ sung Alliin như trên ở 4ºC và điều chỉnh pH= 4, 5, 6, 7, 8 trong 60
phút.
- Tiếp tục lấy mẫu để phân tích hàm lượng Allicin tạo thành bằng phương pháp HPLC
- Phân tích Allicin tạo thành bằng phương pháp HPLC
+Từ diện tích píc của mẫu Allicin sản xuất và đường chuẩn của Allicin sẽ xác định hàm
lượng Allicin theo công thức:
% w/w allicin = C x FV x D x 100%
W(1000µg/mg)
Ở đây:
C là hàm lượng Allicin có trong mẫu đem phân tích (µg/mL), suy ra dựa vào đường
chuẩn của Allicin
FV là thể tích cuối cùng của mẫu đem phân tích (mL).
D độ phã loãng của mẫu đem phân tích nếu có
W là khối lượng mẫu (mg).
3.4. Tinh sạch Allicin sau khi được tạo thành
- Hỗn hợp alliin và tỏi tươi được nghiền nát sau khi ủ ở các điều kiện thích hợp sẽ được bổ
sung thêm diethyl ether. Sau đó tách lớp ở trên và thu phần dịch ở dưới tiến hành đông khô thu
Allicin tinh khiết.
3.5. Phân tích hàm lượng Allicin bằng HPLC (của hãng simadzu) [14]

- 1ml mẫu dịch hoặc 1 mg bột Allicin sau khi đông khô được hòa tan trong 1ml methanol. Sau
đó dung dịch này được phá bọt bằng bể siêu âm.
- Đưa đệm methanol lên cột C18 đảo pha.
- Đưa dịch lên cột tốc độ 1,2 ml/phút.
- Sau đó sử dụng pha động gồm acetonitrile: đệm phosphate (0,01N, pH=2,5): 85:15
- Đo bước song UV ở 372 nm.
3.6. Đánh giá khả năng sản xuất cytokine bằng ELISA Kit (BD Bioscience)
a. Đưa vào mỗi giếng 100  l Capture antibody pha trong dung dịch đệm Coating buffer
theo tỉ lệ 1/250. Ủ qua đêm ở 40C
b. Rửa lại 3 lần bằng dung dịch rửa với 200  l/giếng
c. Thêm 200  l/giếng dung dịch Assay. Ủ 1h ở nhiệt độ phòng
d. Rửa lại 5 lần bằng dung dịch rửa
e. Bổ sung mẫu chuẩn có chứa kháng nguyên ở thể tích 100  l/giếng. Ủ 2h ở nhiệt độ
phòng
f. Rửa lại 5 lần bằng dung dịch rửa
g. Thêm 100  l/giếng dung dịch Worrking detector gồm: Dung dịch Assay +Detection
antibody + Sav - HRP.Ủ trong 1h ở nhiệt độ phòng
4


h. Tiến hành rửa đĩa 7 lần bằng dung dịch rửa
i. Tiếp tục bổ sung 100  l dung dịch develop vào mỗi giếng. Ủ đĩa 30 phút ở trong bóng
tối
j. Cuối cùng, thêm vào mỗi giếng 50  l dung dịch stop để dừng phản ứng
Đọc bằng máy đọc ELISA Biorad, sử dụng bước song 540nm.
3.7. Phân tích hiệu quả ức chế con đường tín hiêụ MAPK (p38) và quá trình phoshoryl
hóa của p47 phox của Allicin khi gây viêm bằng zymosan sử du ̣ng ky ̃ thuâ ̣t western blot
BMDM được sử lý cùng với Laminarin hoặc galactan trong 60 phút trước khi ủ cùng
với Allicin (30 µg/ml) hoặc Dexamethasone (100 nM) trong 45 phút. Sau đó các tế bào sẽ
đươ ̣c xử lý cùng với zymosan (100 µg/ml). Dịch chiết tế bào thu được sau khi phá tế bào được

chạy điện di trên gel 12% sodium dodecyl sulfate-polyacrylamide (SDS-PAGE) và chuyển lên
màng PVDF (GE Healthcare). Màng này được ủ cùng với kháng thể thứ nhất phosphor-p38,
p38 tổng số, ser435, p45 phox (Invitrogen) tổng số. Sau đó, màng sẽ được ủ cùng với kháng
thể thứ hai là kháng kháng thể IgG (GE Healthcare). Liên kết của các kháng thể này sẽ được
phát hiện bằng các chất làm tăng phát quang hóa .
3.8. Xây dưṇ g mô hin
̀ h in vivo gây bệnh nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng trên
chuô ̣t sử du ̣ng zymosan [4]
3.8.1 Gây nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng ở chuột bằng tiêm Zymosan
Chuột có độ tuổi từ 8-10 tuần (khoảng 18-22 gram) được gây nhiễm trùng nặng và
choáng nhiễm trùng bằ ng cách tiêm dưới da bụng với zymosan 2mg/kg. Khả năng sống của
chuột được tính cách 5 tiếng đối với 40 giờ đầu và tiếp tục được tính cách 10 giờ trong 80 giờ
tiếp sau.
3.8.2. Đánh giá hiệu quả chống viêm của Allicin sử dụng chuột bị nhiễm trùng nặng và choáng
nhiễm trùng bằng phân tích khả năng sống sót của chuột
Chuột có độ tuổi từ 8-10 tuần (khoảng 18-22 gram) sẽ được tiêm với các liều lượng
khác nhau của Allicin (20mg/kg, 30mg/kg). Sau đó, sẽ tiêm zymosan đối với cả chuột đã được
tiêm và không tiêm với Allicin.
3.8.3. Đánh giá hiệu quả ức chế sản xuất cytokine tiền viêm (TNF-α, IL-6) trong huyết thanh
của chuột
Chuột được tiêm với các nồng độ khác nhau của Allicin (20mg/kg, 30mg/kg). Sau đó,
cả chuột được tiêm và không với Allicin sẽ được tiêm cùng với Zymosan. Tiếp sau, lấy huyết
thanh và xác định và TNF-α, IL-6 bằng kít ELISA.
3.8.4. So sánh hiệu quả kháng viêm của chất nghiên cứu và chấ t đố i chứ
ng Dexamethasone
trong điều trị chuột bị nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng
Chuột có độ tuổi từ 8-10 tuần (khoảng 18-22 gram) được chia thành các nhóm khác
nhau và được thực hiện gây nhiễm trùng nặng và
choáng khuẩn. Chuột sẽ được tiêm với
Allicin (30mg/kg) và Dexamethasone (2mg/kg) [9]. Sau đó, sẽ được tiêm với zymosan

5


(2mg/kg). Khả năng sống của chuột được tính cách 5 tiếng đối với 40 giờ đầu và tiếp tục được
tính cách 10 giờ trong 80 giờ tiếp sau.
3.8. Phân tích thống kê
Đối với phân tích thống kê, các số liệu được lấy từ các kết quả độc lập , được thể hiện
ý nghĩa bằng ± SD và được phân tích bằng student’s t-test cùng với điều chỉnh Bonferroni hoặc
ANOVA đối với nhiều phép so sánh. Sự khác nhau sẽ được chỉ ra ý nghĩa bằng P< 0.05.
4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
4.1. Phương pháp sản xuất Allicin sử dụng tỏi Việt Nam
4.1.1. Allicin tạo ra từ tỏi tươi
Để xác định được thời gian thích hợp, 1 gram tỏi tươi được nghiền nát và ủ ở nhiệt độ
4ºC tại các thời điểm khác nhau. Kết quả phân tích hàm lượng Allicin tạo thành bằng HPLC
chỉ ra trên bảng 1 cho thấy với thời gian ủ khác nhau thì lượng Allicin tạo thành vẫn rất thấp
chỉ tương đương với 1,8%.
Bảng 1: Hàm lượng Allicin tạo thành phụ thuộc vào thời gian
Thời gian (phút)

Hàm lượng Allicin tạo thành (%)

0
20
40
60
90
120

0
0,2

0,6
0,1
1,8
1,8

4.1.2. Allicin tạo ra từ tỏi tươi phụ thuộc vào alliin bổ sung
Để xác định được lượng alliin thích hợp, 1 gram Alliin đã được bổ sung vào tỏi tươi
được nghiền nát ở các trọng lượng khác nhau giống như phần phương pháp. Kết quả phân tích
hàm lượng Allicin tạo thành trong dịch bằng phương pháp HPLC chỉ ra trên bảng 2 cho thấy
lượng Allicin tạo thành khá cao so với khi không được bổ sung alliin tương đương với 7,4%.
Bảng 2: Hàm lượng Allicin tạo thành phụ thuộc alliin
Trọng lượng tỏi tươi (gram)

Hàm lượng Allicin tạo thành (%)

0
1
2
4
6
8
10

0
6
7,4
7,2
7,4
7,3
7,4


4.1.3. Phản ứng giữa Alliin và Allinaze tạo thành Allicin phụ thuộc vào thời gian
Để xác định được phản ứng giữa Alliin và Allinaze phụ thuộc vào thời gian, 1 gram
6


Alliin đã được bổ sung vào tỏi tươi được nghiên nát như phần phương pháp. Kết quả phân tích
hàm lượng Allicin được chỉ ra trên bảng 3 cho thấy lượng Allicin tạo thành trong phản ứng là
phụ thuộc vào thời gian để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thời gian để phản ứng xảy ra cho hàm
lượng Allicin cao nhất sau 90 phút với lượng Allicin tạo thành tương đương với 6,1%.
Bảng 3: Hàm lượng Allicin tạo thành phụ thuộc vào thời gian
Thời gian (phút)

Hàm lượng Allicin tạo thành (%)

0
20
40
60
90
120

0
5,9
6
6,2
6,5
6,3

4.1.4. Phản ứng giữa Alliin và Allinaze tạo thành Allicin phụ thuộc vào nhiệt độ

Để xác định được phản ứng giữa Alliin và Allinaze phụ thuộc vào nhiệt độ, 1 gram
Alliin đã được bổ sung vào tỏi tươi được nghiền nát như phần phương pháp. Kết quả phân tích
hàm lượng Allicin tạo thành được chỉ ra trên bảng 4 cho thấy lượng Allicin tạo thành trong
phản ứng là phụ thuộc vào nhiệt độ để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhiệt độ để phản ứng xảy ra
cho hàm lượng Allicin cao nhất 18ºC sau 20 phút với lượng Allicin tạo thành tương đương
6,8%.
Bảng 4: Hàm lượng Allicin tạo thành phụ thuộc vào nhiệt độ
Nhiệt độ (ºC)

Hàm lượng Allicin tạo thành (%)

4
8
10
18
25

6,1
5,9
6
6,8
6,5

4.1.5. Phản ứng giữa Alliin và Allinaze tạo thành Allicin phụ thuộc vào pH
Để xác định được phản ứng giữa Alliin và Allinaze phụ thuộc vào pH, 1 gram Alliin đã
được bổ sung vào 1 gram tỏi tươi được nghiền nát như phần phương pháp. Kết quả phân tích
hàm lượng Allicin trong dịch chỉ ra trên bảng 5 cho thấy lượng Allicin tạo thành trong phản
ứng là phụ thuộc vào pH để phản ứng xảy ra hoàn toàn. pH để phản ứng xảy ra cho hàm lượng
Allicin cao nhất là 5 với lượng Allicin tạo thành tương đương 7%.


pH

Hàm lượng Allicin tạo thành (%)
7


Bảng 5:
Allicin tạo thành
pH

4
5
6
7
8

5,9
7
6,5
6,3
5,4

Hàm lượng
phụ thuộc vào

Sau khi tìm ra được điều kiện thích hợp dựa vào bảng 1, 2, 3, 4, 5 nếu bổ sung thêm 1
gram Alliin trong 2 gram tỏi tươi (tỉ lệ 1:2) và ở điều kiện pH= 5, nhiệt độ 18ºC và thời gian
cho phản ứng xảy ra là 90 phút sẽ cho kết quả Allicin là nhiều nhất đạt 7,9%. Kết quả thu được
này là hơi thấp hơn so với patent đã công bố là khoảng 8,3% [14].
4.2. Sơ đồ sản xuất Allicin

Sản xuất tinh thể
deoxyalliin
Bổ sung thêm dịch
tỏi tươi, pH= 5,
nhiệt độ 18ºC

Sản xuất Alliin

Dịch Allicin
(thời gian ủ 90 phút)
Làm sạch bằng ethyl ether
Đông khô

Kiểm tra bột thu được
bằng HPLC

Bột Allicin

Hình 1: Sơ đồ sản xuất Allicin từ tỏi tươi

4.3. Đánh giá khả năng tinh sạch của Allicin sau khi được sản xuất
Allicin sau khi được sản xuất theo quy trình sẽ được đánh giá độ tinh sạch bằng phương
pháp HPLC giống như phần phương pháp. Allicin chuẩn của hãng Sigma được chạy kiểm tra
bằng thiết bị HPLC (hãng simadzu, cột C18 đảo pha) với bước sóng 372 nm (hình 2). Sau đó,
Allicin sản xuất được phân tích cho kết quả sắc ký đồ như hình 3.
8


mAU
100 372nm,4nm (1.00)


mAU
100U 372nm,4nm (1.00)

75
75

50
50

25
25

0
0

0.0

2.5

5.0

10.0

7.5

12.5

15.0


17.5

0.0

min

Hình 2: Sắc ký đồ của Allicin chuẩn (Sigma)

2.5

5.0

7.5

10.0

12.5

15.0

17.5

20.0

22.5

25.0

min


Hình 3: Sắc ký đồ của Allicin sản xuất

Từ kết quả sắc ký đồ hình 2 và hình 3 cho thấy Allicin sản xuất ra có pick giống với
pick của Allicin của hãng Sigma và cũng cho gần như duy nhất một pick. Điều đó khẳng định
sản phẩm Allicin thu được có độ tinh sạch rất cao. Để đánh giá độ tinh sạch của Allicin tạo
thành, từ Allicin của hãng Sigma đã được sử dụng để tạo đường chuẩn tuyến tính tương ứng ở
các nồng độ khác nhau 10, 20, 30, 40, 50 µg/ml (hình 4). Dựa vào diện tích pick tại nồng độ
khác nhau của Allicin chuẩn sẽ xây dựng được đường chuẩn Allicin trên hình 5.
mAU
1(#1) Ch1 372nm
2(#1) Ch1 372nm
3(#1) Ch1 372nm
100 4(#1) Ch1 372nm
5(#1) Ch1 372nm

Conc.(x10)
5

5.0

4

4.0

75
3

3.0

50

2

2.0

25
1

1.0

0
12.0

13.0

14.0

15.0

16.0

17.0

18.0

19.0

0.0

20.0


Hình 4: Diện tích các pic tương ứng

0

1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000 9000000 10000000 11000000 12000000

Area

Hình 5: Đường chuẩn của Allicin

Từ công thức ở phần phương pháp tính được bột Allicin thu được là 92,8%.
4.4. Khả năng sống của tế bào không bị ảnh hưởng bởi Allicin
Để khẳng định Allicin có gây độc đối với tế bào BMDM hay không, BMDM được chia
đều vào các giếng khác nhau trên đĩa nuôi tế bào 96 giếng với mật độ 1x105. Sau đó, BMDM
được ủ cùng với 10 μl kit đếm tế bào. Kết quả này, cho thấy Allicin không có khả năng gây
độc với BMDM ở các nồng độ được đánh giá (hình 5)

ĐC

10

20

30

 g/ml

Hình 6: Allicin không gây độc đối với tế bào BMDMs
9



BMDMs được nuôi với mật độ 1×105 tế bào/ giếng. Sau 3-4 ngày, các tế bào này được xử lý cùng với
Allicin ở các nồng độ lần lượt là 10, 20, 30 μg/ml. Các tế bào sống đã được đo bằng kit đếm tế bào. Dữ liệu
chỉ ra sự sai số của ba thí nghiệm độc lập.

4.5.Allicin ức chế quá trình sinh cytokine tiền viêm trong BMDM được kích thích bởi
zymosan
Để đánh giá hiệu quả Allicin trong quá trình ức chế viêm, BMDM đã được ủ với các
nồng độ khác nhau của Allicin trong 45 phút ở các nồng độ 5, 10, 20, 30, 40 µg/ml được ủ tiếp
với zymosan sau 18 giờ. Từ hình 7 cho thấy Allicin đã ức chế quá trình sản xuất cytokine tiền
viêm TNF-α, IL-6 nhưng không với IL-10. Với nồng độ 30 µg/ml thì Allicin ức chế sinh
cytokine cho hiệu quả tốt nhất.
TNF-α
?

Nồng độ cytokine (pg/ml)
IL-6

IL-10
IL-

Hình 7: Allicin ức chế quá trình sinh cytokine tiền viêm trong BMDM được kích thích bởi
zymosan
1x 105 BMDMs từ chuột được ủ cùng với Allicin ở các nồng độ khác nhau trong 45phút trước khi ủ với
zymosan 100 µg/ml. Dịch sau khi tế bào được ủ với zymosan 18h sẽ được đánh giá đối với quá trình sản xuất
cytokine bằng ELISA kit (BD Bioscience). Dịch thu được sau 18h sẽ được đánh giá bằng phân tích ELISA. Các
kết quả được biểu hiện sai số bởi 5 thí nghiệm độc lập. DC-: đối chứng âm, DC+: đối chứng dương (với
zymosan).

4.6. Alicin điều hòa quá trình sinh cytokine tiền viêm thông qua thụ thể Dectin-1

Allicin đã được điều tra xem có khả năng ức chế quá trình sản xuất cytokine do
zymosan kích thích. Đối với mục đích này, BMDMs đã được ủ cùng với các nồng độ tăng
dần của laminarin, một chất ức chế hoạt động của thụ thể Dectin-1 [4], hoặc polysaccharide
10


galactan ở các nồng độ khác nhau. Tiếp theo, các tế bào được ủ cùng với Allicin (hình 8A),
Dexamethasone (hình 8B) trước khi ủ với zymosan. Tế bào ủ cùng với laminarin xuất hiện quá
trình sinh ra cytokine ngược lại với tế bào không xử lý với laminarin ở hình 8A. Trái lại, các tế
bào được xử lý cùng với polysaccharide galactan vẫn cho kết quả giống như tế bào được xử
lý với Allicin. Giống như kết quả hình 8A, các kết quả trên hình 8B cũng cho kết quả tương
tự (điều này đã được công bố theo [4]). Từ các kết quả này gợi ý rằng thụ thể Dectin-1 có
một vai trò cơ bản trong quá trình Allicin truyền tín hiệu quá ức chế zymosan kích thích
sinh ra cytokine tiền viêm trong BMDMs.
Nồng độ cytokines (ng/ml)

Nồng độ cytokines (ng/ml)

TNF-

4800
3600

A

TNF-

4800

B


3600

2400

2400

1200

1200

0

0

IL-6

8000
6000

6000

4000

4000

2000

2000


0

IL-6

8000

0

IL-12p40

800
600

600

400

400

200

200

0

IL-12p40

800

0

M SC SC

M SC

lam
ALLICIN

Zym

gal

SC

lam

gal
Dex

Zym

Hình 8: Allicin hoặc Dexamethasone điều hòa quá trì nh đáp ứng viêm kích thích bằng zymosan
thông qua thụ thể dectin-1.
BMDMs đã được ủ ban đầu cùng với chất đối vận với thụ thể Dectin 1 ở các nồng độ Laminarin (0,1, 0,25,
0,5mg/ml), polysacaride galactan (0,1,0,25,0,5mg/ml) hoặc với dung môi đối chứng (0,1%DMSO) trong 60
phút trước khi xử lý Allicin (30 µg/ml) (ở hình A) hoặc Dex (Dexamethasone, 100 nM) (ở hình B) trong 45
phút. Dịch tế bào lấy được sau khi ủ với zymosan sẽ được đánh giá nồng độ cytokine bằng phương pháp ELISA.
Kết quả thí nghiệm chỉ ra trong 5 thí nghiệm độc lập. M: môi trường; Sc: không có Allicin; Lam: Laminarin;
gal: galactan; Dex: dexamethasone; Zym: zymosan.

4.7. Khả năng ức chế của Allicin đối với quá trình phospho hóa MAPK trong BMDM

được kích thích bởi zymonsan thông qua thụ thể Dectin-1
BMDM được tiền xử lý cùng với Allicin . Sau đó các tế bào sẽ đươ ̣c xử lý cùn g với
zymosan. Dịch chiết phá vỡ tế bào được chạy điện di trên gel 12% SDS-PAGE và chuyển lên
11


màng PVDF. Từ hình 9A, cho thấy quá trình phospho hóa đã biểu hiện mạnh nhất sau 30 phút
đối với cả p38 và ERK1/2. Do vậy, các tế bào BMDMs sau khi được tiền xử lý với laminarin
hoặc Galactan trong 60 phút. Sau đó, được ủ với Allicin và Dexamthesone, tiếp tục được ủ với
zymosan trong 30 phút, thu tế bào tiến hành phân tích western blot. Kết quả thu được trên hình
9A và 9B, cho thấy Allicin cũng giống như Dexamethasone đã ức chế quá trình phospho hóa
p38 và ERK1/2 thông qua thụ thể Dectin-1.
A

B
Zym
Zym

0

5

15

30

60

Allicin
120


240

480 (min )

M

SC

SC

lam

Dexa
gal

SC

lam

gal

P-ERK1/2

P-ERK1/2

ERK1/2

ERK1/2


p-p38

p-p38

p38

p38

Hình 9: Allicin đã ức chế hoạt động của p38, pERK được kích thích bởi zymosan
A. 1x 105 BMDMs đã được ủ với zymosan ở các thời gian như chỉ định; B. Tế bào đã được tiền sử lý với
laminarin (0.25 mg/ml) hoặc với galactan (0.25 mg/ml) hoặc dung dịch DMSO (0,1%) làm đối chứng trong 60
phút trước khi ủ với Allicin (30 µg/ml) hoặc Dexa (100 nM) trong 45 phút. Sau đó các tế bào được kích thích
với zymosan (100 µg/ml) trong 30 phút. Tế bào sau đó được phá bằng đệm và ủ trong đá trước khi phân tích
bằng Western bot để phân tích p38 hoặc ERK1/2. Kết quả thí nghiệm chỉ ra trong 5 thí nghiệm độc lập. M; môi
trường, SC; lam; laminarin; gal; galactan; Dexa; Dexamethasone, zym; zymosan.

4.8. Khả năng ức chế của Allicin đối với quá trình oxy hóa trong BMDM được kích thích
bởi zymosan thông qua thụ thể Dectin-1
Để đánh giá khả năng trình ức chế của Allicin đối với phosphoryl hóa của p47phox
dưới kích thích của zymosan trong tế bào BMDM đã được phân tích như phần phương pháp.
Kết quả chỉ ra ở hình 10A xuất hiện quá trình phosphoryl hóa của Ser 345 trong khoảng thời
gian từ 15-30 phút sau khi tế bào được kích thích bởi zymosan. Sau đó các tế bào BMDM đã
được ủ với laminarin hoặc galactan trước khi ủ với Allicin hoặc Dexa và ủ với zymosan trong
15 phút. Kết quả ở hình 10B chỉ ra Allicin đã ức chế quá trình phosphoryl hóa của Ser 345
trong tế bào được ủ với zymosan. Tuy nhiên, quá trình này đã bị phá vỡ khi tế bào được tiền
xử lý bằng laminarin nhưng không với galactan. Những kết quả này chỉ ra Allicin có khả năng
tham gia vào quá trình điều hòa hoạt động phosphoryl hóa của p47phox thông qua thụ thể
Dectin-1.
A


Zym

0

5

15

B

Allicin

Zym
30 60 120 (min)

M SC SC Lam Gal

Zym
Dex
M SC SC Lam Gal

p-ser345

p-ser345

p47phox

p47phox

Hình 10: Allicin ức chế quá trình phosphoryl hóa của p47phox thông qua thụ thể Dectin-1

BMDM đã được kích thích bởi zymosan (100 µg/ml) theo như thời gian chỉ định (A). Tế bào tiền xử lý với
laminarin (0.25 mg/ml) hoặc polysaccharide galactan (0.25 mg/ml) trong 60 phút trước khi ủ với Allicin
(30µg/ml) hoặc Dexa (100nM) trong 45 min (B). Sau đó tế bào đã được ủ với zymozan (100 µg/ml) trong 15

12


min. Sau đó các tế bào xử lý và phân tích Western blot cùng với anti–phospho-Ser345–p47phox Ab (p-Ser345)
hoặc anti-p47phox Ab (p47phox). M, môi trường; SC, dung môi kiểm soát (DMSO); Lam, laminarin; Gal,
polysaccaride galactan; Dex, Dexamethasone. Kết quả được lặp lại 3 lần độc lập.

4.9. Đánh giá khả năng điều trị của Allicin trên chuột bị nhiễm trùng nặng và choáng
nhiễm trùng
Để đánh giá khả năng điều trị của Allicin cho chuột bị nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm
trùng, chuột đã được tiêm và không với Allicin (20, 30 mg/kg) trước 24 giờ. Sau đó, các lô
chuột đã được tiêm zymosan (2 mg/kg). Hình 11A, 100% chuột đã chết sau 5 ngày nhận được
zymosan nhưng khoảng 30% chuột vẫn sống sót khi nhận được Allicin (30mg/kg, P<0.001).
Mức độ cytokine tiền viêm của TNF-α và IL-6 trong huyết thanh đã giảm ý nghĩa khi chuột
được uống Allicin (30 mg/kg) hình 11B. Các kết quả này chỉ ra Allicin có khả năng làm giảm
quá trình đáp ứng viêm trong chuột bị nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng gây ra bởi
zymosan.

Hình 11: Allicin bảo vệ chuột chống lại quá trình nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng gây
ra bởi zymosan
(A) Chuột (mỗi nhóm 10 con) đã được nhậnn Allicin (20, 30 mg/kg) trước 24 giờ. Sau đó, được tiêm zymosan
(2mg/kg). Khả năng sống của chuột được tính cách 5 tiếng đối với 40 giờ đầu và tiếp tục được tính cách 10 giờ
trong 80 giờ tiếp sau. (B) Mức độ huyết thanh của TNF -α, IL-6 đã được đo trong chuột không nhận và nhận
Allicin (30 mg/kg) bằng ELISA sau 18 giờ tiêm zymosan. Kết quả được lặp lại 3 lần độc lập.

4.10. So sánh hiệu quả kháng viêm của Allicin với Dexamethasone đối với chuột bị nhiễm

trùng nặng và choáng nhiễm trùng
Dexamethasone là thuốc điều trị viêm rất hiệu quả. Do vậy, để đánh giá hiệu quả điều
trị của Allicin trong chuột bị nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng, chuột đã được tiêm
với Allicin là 30 mg/kg, Dexamethasone là 2 mg/kg. Sau 24 giờ, các nhóm chuột này sẽ
được tiêm zymosan (2 mg/kg). Trên hình 12 cho thấy chuột nhận được Allicin và
Dexamethasone ở các nồng độ khác nhau thì khả năng sống sót đã tăng dần. Ở nồng độ
Allicin 30 mg/kg tỉ lệ sống sót khoảng 30% còn ở Dexamethasone là 40%. Từ kết quả này, cho
thấy Allicin có thể cải thiện được quá trình điều trị chuột bị nhiễm trùng nặng và choáng
13


nhiễm trùng tại nồng độ 30 mg/kg.
100

Tỉ lệ sống sót (%)

Muối sinh lý
Dexamethasone (2mg/kg)

80

Allicin (30mg/kg)

60
P=0.0038**

40
P=0.0080**

20

0
0

20

40

60

80

Thời gian (giờ)

100

Hình 12: Khả năng bảo vệ của chuột của Allicin và Dexamethasonechống lại bệnh nhiễm trùng
nặng và choáng nhiễm trùng do zymosan sinh ra.
Chuột được chia làm 3 nhóm khác nhau (n=10 con/1nhóm). Nhóm thứ nhất không được tiêm Allicin. Nhóm thứ
hai được tiêm Allicin 30mg/kg. Nhóm thứ 3 được tiêm Dexamethasone 2 mg/kg. Sau 24h, các nhóm chuột này
được tiêm với zymosan 2mg/kg.

4.11. Allicin và Dexamethasone đã làm giảm khả năng sản xuất cytokine trong chuột bị
nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng
Để đánh giá khả năng điều trị chuột bị nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng thường
có hai chỉ tiêu quan trọng được đánh giá đó là huyết áp và nồng độ cytokine. Do vậy, huyết
thanh của chuột sau khi bị gây nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng khi được tiêm Allicin
30mg/kg hoặc Dexamethason 2mg/kg và chuột không nhận được Allicin đã được đánh giá
nồng độ TNF-α và IL–6. Kết quả chỉ ra ở hình 13 cho thấy nồng độ cytokine tiền viêm bước
đầu đã giảm đi đáng kể ở chuột nhận được Allicin và Dexamethasone so với chuột không nhận
được Allicin hoặc Dexamethasone.


14


4000

IL-6 (pg/ml)

TNF-α (pg/ml)

2000

***
***

3000

1500

2000

1000

1000
0

***
***

500

ĐC

V

All

Zymosan

Dex

0
ĐC

V

All Dex
Zymosan

Hình 13: Allicin hoặc Dexamethasone ức chế cytokine tiền viêm trong chuột bị nhiễm trùng nặng
và choáng nhiễm trùng
Máu của chuột bị nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng được nhận Allicin hoặc Dex và chuột không nhận
được Allicin được tách huyết thanh bằng ly tâm(10000vòng/phút). Sau đó các mẫu huyết thanh được xác định
cytokine bằng đo ELISA. Chuột không được tiêm Zymosan, ĐC; Chuột không được tiêm Allicin, V; chuột nhận
được Allicin, All, chuột nhận được Dexamethansone, Dex.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đỗ Tất Lợi (2000) Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
2. Brown GD (2006) Dectin-1: a signaling non-TLR pattern-recognition receptor. Nature. 6: 33-43.
3. Cohen J (2002) The immunopathogensis of sepsis. Nature. 420: 885–91.

4. Cuong TT, Yang CS, Yuk JM, Lee HM, Ko SR, Cho BG, Jo EK (2009) Glucocorticoid receptor agonist compound K
regulates dectin-1-dependent inflammatory signaling through inhibition of reactive oxygen species. Life Sciences. 85: 625633.
5. O’neill LA, Bryant CE, Doyle S (2009) Therapeutic targeting of toll-like receptors for infectious and inflammatory
diseases and cancer. Pharmacology Review. 61:177–197.
6. Peter J, Barnes DM, Michael K (1997) Nuclear factor-kB- A pivotal transcription factor in chronic inflammatory
diseases. The New England Journal of Medicine (336): 1066-1071.
7. Ramasubramaniaraja R (2011) Inflammation and medicinal herbs. International Journal of Pharmaceutical Sciences
Review and Research. 9: 1-7.
8. Riedemann NC, Guo RF, Ward PA (2003) Novel strategies for the treatment of sepsis. Nature Medicine. 9: 17–24.
9. Chatterjee S, Premachandran S, Shukla J, Poduval TB (2007) Synergistic Therapeutic Potential of Dexamethasone and larginine in Lipopolysaccharide-Induced Septic Shock. Journal of Surgical Research 140: 99-108
10. Vane J and Botting R (1987) Inflammation and the mechanism of action of anti-inflammatory drugs. The FASEB
Journal, 1(2): 89-96.
11. Yang CS, Ko SR, Cho BG, Shin D M, Yuk JM, Li S, Kim JM, Evans RM, Jung JS, Song DK and Jo EK (2008) The
ginsenoside metabolite compound K, a novel agonist of glucocorticoid receptor, induces tolerance to endotoxin-induced
lethal shock. Journal of Cellular and Molecular Medicine. 12: 1739–1753.
12. URL1:
13. URL3: 33. supplement/Allicin%20Studies.pdf
14. Patent No: US 7179632 B2

15


5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
5.1. Đánh giá về các kết quả đã đạt được
- Tính mới và giá trị khoa học
Xây dựng cơ sở khoa học cho việc phát triển mô hình gây viêm ở mức độ in vitro và in
vivo từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu và phát triển các loại thuố c khá ng viêm có khả năng
trị liệu cao.
Hiê ̣n nay chúng ta còn thiế u vắ ng mô hin
̀ h nghiên cứu thực nghiê ̣m chấ t kháng viêm

in vitro và in vivo hiê ̣n đa ̣i. Kế t quả của đề tài sẽ góp phân nâng cao chấ t lươ ̣ng nghiên cứu về
lĩnh vực này ở Phò ng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein- Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên.
- Giá trị thực tiễn và khả năng ứng dụng
Đối với lĩnh vực dược, đề tài góp phần phát hiê ̣n và tạo ra nguyên liệu có tiềm năng lớn
để sản xuất thuốc giúp phòng và điều trị bệnh liên quan đến viêm nhiễm, giảm chi phí nhập
khẩu dược phẩm.
Góp phần củng cố khả năng nghiên cứu về các hoạt chất có hoạt tính sinh học đây
cũng là một trong những hướng nghiên cứu chính của phòng Enzym học và Phân tích hoạt tính
sinh học thuộc Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein.
5.2. Kết luận
1. Đã xây dựng được quy trình sản xuất Allicin có khả năng tạo ra Allicin khoảng 7,9%
2. Allicin với nồng độ 30 µg/ml có khả năng ức chế quá trình sinh cytokine tiền viêm (IL-6,
TNF-α) trong BMDM gây kích thích bằng zymosan thông qua thụ thể Dectin-1
3. Allicin với nồng độ 30 µg/ml có khả năng ức chế quá trình phospho hóa MAPK (p38 và
ERK1/2) trong BMDM được kích thích bởi zymosan thông qua thụ thể Dectin-1.
4. Allicin với nồng độ 30 µg/ml có khả năng ức chế quá trình tạo gốc oxy hóa trong BMDM
được kích thích bởi zymosan thông qua thụ thể Dectin-1.
5. Allicin với liều lượng 30mg/kg giúp cải thiện sự sống của chuột bị choáng do zymosan gây
ra.
6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
6.1. Tiếng Việt
- Đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất Allicin
- Đã đánh giá được khả năng kháng viêm của Allicin thông qua thụ thể Dectin-1 ở mức độ in
vitro.
- Đánh giá được hiệu quả cải thiện sự sống xót của Allicin ở chuột bị nhiễm trùng nặng và
choáng nhiễm trùng.
16



- Đã sản xuất được 1 gram Allicin
- Công bố kết quả nghiên trên hai bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành khoa học của Đại
học Quốc gia.
- Đã đào tạo được 1 thạc sỹ và 1 cử nhân thuộc hệ tài năng.
6.2. Tiếng Anh

-Allicin is extracted from Allium stavium
-Assessment of the effectiveness of Allicin on regulating the inflammatory response in BMDM
with zymosan
-Assessment of the effectiveness of Allicin on the phosphorylation of MAPK by zymosan
-Assessment of the inhibition of Allicin in the process of creating oxidation (measure
intracellular ROS by dihydroethidium (DHE) using laser-scanning confocal microscopy) by
zymosan.
-Assessment of the effectiveness of Allicin on treating mice with severe sepsis and septic
shock cause by zymosan.
-1 gram Allicin
-Scientific papers likely to be published on national journals: 2
-Expected contribution to research training: 1 master, 1 bachelor
PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Kết quả nghiên cứu
TT

4

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký

Đạt được


1

Quy trình sản xuất Allicin từ Allicin sản xuất có hoạt Allicin sản xuất có hoạt
tính sinh học
tính sinh học
tỏi

2

Mô hình gây viêm trên tế Tương tự cá c mô hình đã
đươ ̣c sử du ̣ng trong các
bào đại thực bào
phòng thí nghiệm quốc tế.

Tương tự các mô hình đã
đươ ̣c sử du ̣ng trong các
phòng thí nghiệm quốc tế.

3

Mô hình gây bệnh choáng Tương tự các mô hình đã
đươ ̣c sử du ̣ng tro ng các
nhiễm trùng ở chuột
phòng thí nghiệm quốc tế

Tương tự các mô hình đã
đươ ̣c sử du ̣ng trong các
phòng thí nghiệm quốc tế


Bột Allicin

1 gram

1 gram

17


3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả
Tình trạng
Ghi địa chỉ
Đánh giá
(Đã in/ chấp nhận in/ đã nộp và cảm ơn sự
chung
đơn/ đã được chấp nhận đơn
(Đạt,
Sản phẩm
tài trợ của
TT
hợp lệ/ đã được cấp giấy xác ĐHQGHN
không đạt)
nhận SHTT/ xác nhận sử dụng đúng quy
sản phẩm)
định
1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus
2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản
3 Đăng ký sở hữu trí tuệ
4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus
5 Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành

quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
5.1 Hoang Hai Yen, Trinh Tat
Đúng
quy Đạt
đã đăng
định

Cuong, Giang Huy Diem, Tran

Trung Doan, Nguyen Phuong.
An extracted Subtance from
Garlic
regulates
zymosaninduced inflammatory responses
through Dectin-1. VNU Journal
of Science 3S (2014): 313-318
5.2 Trinh Tat Cuong, Giang Huy

Diem, Tran Trung Doan, Nguyen
Van Dung. Allicin protects mice
against zymosan-induced septic

đã đăng

Đúng
định

quy Đạt

shock through the inhibition of

reactive oxygen species. VNU
Journal of Science 3S (2014):
125-131
6
7

Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng
Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở
ứng dụng KH&CN
Ghi chú:
- Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự tác giả, tên công trình, tên tạp chí/nhà xuất bản, số phát hành, năm phát hành, trang đăng công trình,
mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>
- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp nhận nếu có
ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định.
- Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo cáo.
Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất
bản.
18


3.3. Kết quả đào tạo
TT

Họ và tên

Thời gian và kinh phí
tham gia đề tài
(số tháng/số tiền)


Học viên cao học
1
Nguyễn Thị 8 tháng/ 25 triệu

Hoàng
Quỳnh

Lan

Công trình công bố liên quan
(Sản phẩm KHCN, luận án, luận văn)

Đã bảo vệ

Tên luận văn: Nghiên cứu vai trò Đã bảo vệ
của Allicin từ tỏi trong quá trình
điều hòa một số đáp ứng viêm
trong bệnh nhiễm trùng nặng và
choáng nhiễm trùng thông qua
thụ thể Dectin-1

Cử nhân tài năng
1
Nguyễn Hải 6 tháng/10 triệu

Anh

Tên đề tài: Regulation of Đã bảo vệ
inflammation and inhibition of
the growth of several cancer cell

lines by garlic extracts

Ghi chú:
- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận
nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;
- Cột công trình công bố ghi như mục III.1.

PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ
TÀI
TT

Sản phẩm

1

Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống
ISI/Scopus
Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất
bản
Đăng ký sở hữu trí tuệ
Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus
Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN,
tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa
học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt
hàng của đơn vị sử dụng
Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định
chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN
Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS
Đào tạo thạc sĩ

Cử nhân hệ tài năng

2
3
4
5
6
7
8
9
10

Số lượng
đăng ký

Số lượng đã
hoàn thành

0
0
0
0
2

2

0
0
1
1


1
1

19


PHẦN V. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ
TT
A
1
2
3
4
5
6
7
8
B
1
2

Nội dung chi
Chi phí trực tiếp
Thuê khoán chuyên môn
Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..
Thiết bị, dụng cụ
Công tác phí
Dịch vụ thuê ngoài
Hội nghị, Hội thảo, kiểm tra tiến độ, nghiệm

thu
In ấn, Văn phòng phẩm
Chi phí khác
Chi phí gián tiếp
Quản lý phí
Chi phí điện, nước
Tổng số

Kinh phí
được duyệt
(triệu đồng)

Kinh phí
thực hiện
(triệu đồng)

156,4
82
25
62,4
0
0

156,4
82
25
62,4
0
0


0

0

12

12

13,6
13,6

13,6
13,6

170

170

Ghi chú

20


PHẦN V. KIẾN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tổ chức
thực hiện ở các cấp)
1. Đánh giá thêm khả năng thay đổi huyết áp của Allicin ở chuột bị choáng nhiễm trùng.
2. Đánh giá thêm khả năng bảo vệ gan và thận của Allicin đối với chuột bị choáng nhiễm trùng
4. Allicin bước đầu đã được sản xuất tại phòng thí nghiệm với quy mô nhỏ. Do vậy, cần nâng
cấp quy mô sản xuất với sản lượng là 10 kg tỏi cho một lần sản xuất.
PHẦN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)

1- Phụ lục 1: Quy trình sản xuất Allicin từ tỏi
2- Phụ lục 2: Mô hình gây viêm đối với tế bào macrophage
3- Phụ lục 3: Mô hình chuột bị nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm trùng
4- Phục lục 4: Hình ảnh bột Allicin
5- Bài báo 1: Trinh Tat Cuong, Giang Huy Diem, Tran Trung Doan, Nguyen Van Dung.
Allicin protects mice against zymosan-induced septic shock through the inhibition of reactive
oxygen species. VNU Journal of Science 3S (2014): 125-131
6- Bài báo 2: Hoang Hai Yen, Trinh Tat Cuong, Giang Huy Diem, Tran Trung Doan, Nguyen
Phuong. An extracted Subtance from Garlic regulates zymosan-induced inflammatory
responses through Dectin-1. VNU Journal of Science 3S (2014): 313-318
7- Tờ bìa luận văn thạc sỹ:
8- Photo Bằng tốt nghiệp thạc sỹ
9- Tờ bìa khóa luận tốt nghiệp cử nhân tài năng:
10- Photo bằng tốt nghiệp cử nhân tài năng
Hà Nội, ngày ........ tháng........ năm .......
Đơn vị chủ trì đề tài
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)

21



×