Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Nghiên cứu vai trò của thang điểm framingham trong đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.47 KB, 88 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, đái tháo đường (ĐTĐ) đang là vấn đề sức
khoẻ toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng ở các nước phát triển và
đang phát triển. Khoảng 70 % tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ là do biến chứng
mạch máu lớn trong đó bệnh mạch vành là chủ yếu [70]. Nhiều nghiên cứu
cho thấy bệnh nhân ĐTĐ mà không có bệnh lý mạch vành trước đó thì nguy
cơ tương đương với bệnh nhân đã có bệnh mạch vành mà không ĐTĐ [18],
[90]. Bệnh mạch vành có thể xuất hiện sau ĐTĐ một thời gian hoặc có thể có
ngay từ khi chẩn đoán. Theo nghiên cứu của Guzder và cộng sự, tại thời điểm
chẩn đoán ĐTĐ đó có 20,1 % bệnh nhân đó cú bệnh tim mạch và 14,2% có
bệnh mạch vành [75]. Nghiên cứu khác của Premela trên 4471 bệnh nhân
ĐTĐ mới phát hiện, tỷ lệ bệnh mạch vành là 7,9 % [74].
Bệnh nhân ĐTĐ thì nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2-4 lần so với
bệnh nhân không ĐTĐ [30],[75]. Tuy nhiên sự gia tăng nguy cơ bệnh mạch
vành ở bệnh nhân ĐTĐ không hoàn toàn chỉ do tăng glucose máu mà còn do
phối hợp nhiều yếu tố khác như: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu: giảm
HDL-C, tăng LDL- C nhỏ đậm đặc, hút thuốc lỏ, bộo trung tâm … Người ta
thấy rằng các yếu tố nguy cơ này có khuynh hướng xuất hiện cùng nhau và
tác động cộng hưởng. Những người có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng xuất
hiện các biến cố mạch vành sẽ cao hơn nhiều. Do vậy, khi đánh giá nguy cơ
bệnh mạch vành không thể chỉ đơn thuần dựa vào một yếu tố mà cần dựa vào
nhiều yếu tố để tính nguy cơ chung cho từng cá thể.
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu dịch tễ học lớn nhằm đưa ra một công
thức tính toán nguy cơ bệnh mạch vành và bệnh tim mạch nói chung dựa trên
các yếu tố nguy cơ như thang điểm Framingham, thang điểm SCORE, thang
1
điểm PROCAM … trong đó thang điểm Framingham được sử dụng phổ biến
nhất. Nhiều tác giả đã tiến hành các nghiên cứu trên quần thể chung cũng như
trên những bệnh nhân ĐTĐ nhằm xác định tính chính xác của thang điểm
nguy cơ Framinham trong dự báo nguy cơ bệnh mạch vành như: Ruth (2007)
[79], Amber (2009) [12], Kelly (2009) [82] … mỗi tác giả đưa ra các kết luận


khác nhau tuy nhiên Framingham vẫn là thang điểm được ưa chuộng để lượng
giá nguy cơ bệnh mạch vành.
Ở Việt Nam, bệnh mạch vành nói chung cũng như bệnh mạch vành ở
bệnh nhân ĐTĐ ngày càng tăng và trở thành mối quan tâm của các thầy thuốc
lâm sàng. Đã có một số nghiên cứu áp dụng thang điểm Framingham dự báo
nguy cơ bệnh mạch vành ở đối tượng bệnh nhân nói chung và bệnh nhân ĐTĐ
nói riêng tuy nhiên chưa có điều kiện theo dõi dọc lâu dài để kiểm chứng mức
độ chính xác của thang điểm này, do vậy trong điều kiện sẵn có một số yếu tố
thuận lợi là số lượng bệnh nhân được chụp mạch vành khá nhiều, chúng tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu vai trò của thang điểm Framingham trong đánh
giá nguy cơ bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2” nhằm 2
mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu mối liên quan giữa nguy cơ bệnh mạch vành theo thang
điểm Framingham với các yếu tố nguy cơ mạch vành ở bệnh nhân
đái tháo đường týp 2 có chụp mạch vành.
2. Đánh giá vai trò của thang điểm Framingham ở nhóm bệnh nhân
nghiên cứu.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Vài nét về bệnh đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, do hậu
quả của tình trạnh thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối, bệnh được đặc trưng
bởi tình trạng tăng nồng độ glucose trong máu kết hợp với các rối loạn quan
trọng về chuyển hoá carbonhydrate, chất béo và protein. Các rối loạn này có
thể dẫn đến các biến chứng cấp tính, tình trạng dễ bị nhiễm trùng và về lâu dài
sẽ gõy cỏc biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ [8],[15],[49],[86].
1.1.2. Chẩn đoán
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Asociation)

năm 2010, chẩn đoán ĐTĐ nếu có 1 trong 4 tiểu chuẩn sau [14]:
1. Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1mmol/l kết hợp với các triệu chứng của
tăng glucose máu. Hoặc:
2. Glucose mỏu lỳc đói ≥ 7,0mmol/l. Glucose mỏu đúi được định nghĩa
là sau ít nhất 8h không ăn. Hoặc:
3. Glucose máu 2h sau khi uống 75g glucose ≥11,1mmol/l. Hoặc:
4. HbA1C ≥ 6,5 % bằng phương pháp sắc ký lỏng.
1.1.3. Tình hình bệnh đái tháo đường
Tỷ lệ ĐTĐ ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển dân số, lóo hoỏ, đô
thị hoá và sự gia tăng của béo phì, lối sống tĩnh tại. Theo ước tính, năm 2000
trên thế giới tỷ lệ ĐTĐ là 2,8% (171 triệu người) và sẽ gấp đôi (4,4%) vào
3
năm 2030 (366 triệu người), trong đó Ấn Độ là nước có số người mắc cao
nhất, tiếp theo là Trung Quốc và Mỹ [81].
Theo kết quả của điều tra sức khoẻ tại Mỹ, năm 1993 có khoảng 7,8 triệu
người được chẩn đoán ĐTĐ trong đó có 90-95% là ĐTĐ týp 2 [8], đến năm
2000 Mỹ có khoảng 17,7 triệu người ĐTĐ và ước tính tăng lên khoảng 30,3
triệu người vào năm 2010 [81].
Tại Việt Nam, theo điều tra cơ bản năm 1992 tại một số quận nội thành
TP Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ ĐTĐ là 2,52 ± 0,4% [8], điều tra 1999-2001 tỷ
lệ ĐTĐ tại thành phố Hà Nội là 2,42% [1]. Theo ước tính của Shaw và cộng
sự, năm 2010, số người ĐTĐ ở Việt Nam xấp xỉ 1,65 triệu người, chiếm 2,9%
dân số và năm 2030 là 3,4 triệu người, chiếm 4,4% dân số [50].
1.2. Bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
1.2.1. Đặc điểm bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Bệnh tim mạch, đặc biệt bệnh mạch vành là nguyên nhân chính gây bệnh
tật và tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ [30]. Bệnh nhân ĐTĐ nguy cơ mắc bệnh
mạch vành gấp 2-4 lần người không ĐTĐ [30],[44],[75],[90]. Trong nghiên
cứu MRFIT (Multiple Risk Factor Intervention Trial), tỷ lệ bệnh mạch vành ở
bệnh nhân nam có ĐTĐ gấp 3 lần bệnh nhân nam không ĐTĐ ngay cả khi

hiệu chỉnh theo tuổi, giới, chủng tộc [88]. Trong nghiên cứu khác của Deepa
và cộng sự, tỷ lệ bệnh mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ là 21,4%, ở bệnh nhân
rối loạn dung nạp glucose là 14,9%, trong khi tỷ lệ này ở bệnh nhân dung nạp
glucose bình thường là 9,1%. Tỷ lệ bệnh mạch vành tăng cùng với tuổi và
thời gian mắc ĐTĐ, gần 40% bệnh nhân ĐTĐ có thời gian mắc bệnh trên 20
năm có bệnh ĐMV [30].
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận bệnh nhân ĐTĐ thì nguy cơ mắc
bệnh mạch vành tương đương với người không ĐTĐ mà có bệnh mạch vành
trước đó [18],[44],[61],[93]. Do vậy người ta coi điều trị dự phòng bệnh mạch
4
vành ở bệnh nhân ĐTĐ là điều trị dự phòng thứ phát. Bệnh mạch vành có thể
đó cú ngay từ thời điểm chẩn đoán đái tháo đường hoặc diễn biến từ từ sau
nhiều năm.
Guzder và cộng sự tiến hành đánh giá bệnh mạch vành của 571 bệnh
nhân đái tháo đường mới phát hiện thấy có 14,2% trường hợp đó cú bệnh
mạch vành tại thời điểm chẩn đoán, đồng thời các tác giả này cũng theo dõi
428 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới phát hiện (chưa có bệnh mạch vành tại thời
điểm chẩn đoán) thấy có 14% bệnh nhân ĐTĐ xuất hiện bệnh mạch vành sau
5 năm theo dõi [75]. Trong nghiên cứu lớn UKPDS(United Kingdom
Prospestive Diabetes Study) tiến hành theo dõi trong vòng 10 năm, 3898 bệnh
nhân ĐTĐ mới phát hiện chưa có biến chứng mạch máu trầm trọng hay tai
biến mạch não trong vòng 1 năm trước đó thấy tỷ lệ biến cố mạch vành là 6,3
% [79].
1.2.2. Cơ chế xơ vữa mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
Hình 1: Cơ chế xơ vữa mạch ở bệnh nhân đái tháo đường [63]
Biến chứng mạch máu lớn là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong
ở bệnh nhân ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy tiến trình của
mảng xơ vữa đã được tiến hành, tuy nhiên nghiên cứu về cơ chế bệnh học của
5
mảng xơ vữa cũng như cơ chế khởi phát các biến cố cấp tính trên lâm sàng

mới thực sự có những thay đổi mạnh mẽ trong hai thập kỷ gần đây. Ngày nay
người ta thống nhất rằng xơ vữa động mạch là một quá trình viêm mạn tính
chứ không phải là sự suy thoái của mạch theo tuổi tác. Hơn nữa, chính sự đứt
gãy hay sự ăn mòn của mảng xơ vữa chứ không phải mức độ tắc nghẽn mạch
là nguyên nhân chính của các biến cố tim mạch cấp tính trên lâm sàng [63].
Đái tháo đường là nguyên nhân chính làm tăng quá trình viêm mạn tính
đặc trưng bởi các mảng xơ vữa mạch, điều này đã được chứng minh bởi
Pedro và cộng sự khi nghiên cứu các tiêu bản cắt lát động mạch vành ở những
bệnh nhân đái tháo đường và không đái tháo đường có nhồi máu cơ tim cấp.
Tác giả thấy rằng trên tiêu bản lát cắt mảnh động mạch vành của bệnh nhân
đái tháo đường có nhiều mảng xơ vữa giàu lipid, thâm nhiễm nhiều đại thực
bào và huyết khối lớn hơn so với bệnh nhân không đái tháo đường. Sự khác
biệt này gợi ý có sự tăng tính không ổn định của mảng xơ vữa ở bệnh nhân
đái tháo đường [68].
Có rất nhiều yếu tố góp phần gây nên biến chứng mạch máu ở bệnh nhân
ĐTĐ týp 2. Sự đa dạng của các yếu tố nguy cơ đều tập trung tác động vào
mạch máu làm thúc đẩy tình trạng xơ vữa mạch.
Tăng glucose máu làm giảm sản xuất các yếu tố kích thích prostaglandin
(prostacyclin - stimulating factor - PSF), giảm hoạt tính của nitric oxide NO,
tăng bradykinin trong lớp nội mạc bị tổn thương và làm thay đổi chuyển hoá
lipoprotein và tương tác lipid - tế bào. Những thay đổi này góp phần thúc đẩy
tiến triển của mảng xơ vữa ở bệnh nhân đái tháo đường do làm giảm tính giãn
mạch của lớp nội mạc, bradykinin làm tăng tính co mạch, và tăng sinh tế bào
cơ trơn thành mạch.
6
Tăng nồng độ glucose máu làm tăng quá trình glycosyl hoá lipoprotein,
tăng tính nhạy cảm với các tác động oxy hoá. Những lipoprotein glycosyl hoá
này làm giảm tiêu fibrin và tăng độ tập trung tiểu cầu do vậy làm tăng khả
năng hình thành huyết khối; kích thích các phân tử bỏm dớnh tế bào (CAMs),
bạch cầu đơn nhõn bỏm dính vào lớp tế bào nội mạc sau đó di chuyển xuống

khoang dưới nội mạc; làm giảm giải phóng NO từ nội mạc do vậy làm giảm
tính giãn mạch. Các lipoprotein glycosyl hoá hay oxy hoá ở lớp nội mạc có
thể bị biến đổi tiếp do quá trình oxy hoá dẫn đến hình thành cấu trúc
lipoprotein glycoxidized kích thích hệ miễn dịch hình thành kháng thể. Các
phức hợp miễn dịch này bị dọn sạch bởi các đại thực bào tạo thành tế bào bọt
(foam cell) và giải phóng các cytokines. Các cytokines sẽ kích thích gan giải
phóng protein phản ứng (C - reactive protein - CRP - một yếu tố nguy cơ tim
mạch độc lập ở bệnh nhân ĐTĐ) đồng thời làm tổn thương thêm nội mạc,
khởi phát vòng xoắn bệnh lý [63].
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ phối hợp gây xơ vữa mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
Bản chất ĐTĐ týp 2 đã là yếu tố nguy cơ rất cao đối với biến chứng
mạch máu lớn, tuy nhiên nếu phối hợp với các yếu tố nguy cơ khỏc thỡ sẽ gia
tăng nguy cơ đú lờn rất nhiều lần
1.2.3.1. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là yếu tố nguy cơ biến cố tim mạch độc lập. Tỷ lệ
THA ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khá cao (trên 50% ở các nghiên cứu, trong nghiên
cứu UKPDS, THA ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới chẩn đoán là 72,7%) [59]. Cơ
chế mối liên quan chưa rõ ràng. THA làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và bệnh
tim mạch nói chung ở cả đối tượng đái tháo đường và không đái tháo đường [88].
1.2.3.2. Rối loạn chuyển hoá lipid máu
• LDL-C (Low density lipoprotein cholesterol)
7
Rối loạn chuyển hoá lipid máu là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất ở
bệnh nhân ĐTĐ. Kiểu rối loạn lipid hay kết hợp với ĐTĐ týp 2 là tăng
VLDL-triglycride, giảm HDL-C, tuy nhiên LDL-C thường không tăng hoặc
tăng rất nhẹ. Người ta thấy rằng, tỷ lệ tăng nồng độ LDL-C ở bệnh nhân ĐTĐ
týp 2 gần như tương tự như trong quần thể, tuy nhiên có sự khác biệt trong
kích thước phân tử LDL, ở BN ĐTĐ tăng các phân tử LDL nhỏ, đậm đặc so
với quần thể nói chung. Chính phân tử LDL-C nhỏ đậm đặc này là yếu tố rất
quan trọng đối với nguy cơ bệnh tim mạch cũng như là xơ vữa động mạch

[89],[92]. Trong nghiên cứu của Tetsuo và cộng sự, nồng độ LDL-C nhỏ đậm
đặc có mối liên quan chặt chẽ với độ dày lớp trung nội mạc động mạch cảnh
ngay cả khi đã hiệu chỉnh về tuổi, giới, THA, ĐTĐ, CRP, hút thuốc và mức
lọc cầu thận. Theo NCEP – ATP III (National Cholesterol Education Program
- Adult Treatment Panel III - chương trình Giáo dục Quốc gia về Cholesterol
hướng dẫn điều trị cho người lớn lần III): nếu giảm 1% LDL-C thì sẽ giảm
1% nguy cơ bệnh mạch vành [84]. Trong nghiên cứu The Strong Heart Study,
các tác giả kết luận cứ giảm 1 mg/dl LDL-C sẽ giảm 12% nguy cơ bệnh tim
mạch [85], nghiên cứu khác của Stephen N. Davis cũng cho cứ thấy giảm 1
mmol/l LDL-C (18mg/dl) sẽ giảm 36% nguy cơ mạch vành [89].
• HDL-C (High density lipoprotein cholesterol)
Tầm quan trọng của HDL-C trong bảo vệ tim mạch đã được chứng minh
bởi các nghiên cứu dịch tễ học về mối quan hệ nghịch giữa nồng độ HDL-C
và nguy cơ bệnh mạch vành. Mặc dù vai trò trực tiếp lên cơ chế xơ vữa mạch
chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng người ta thấy rằng HDL-C thấp thường kết
hợp với tăng LDL-C nhỏ đậm đặc, và liên quan đến sự xuất hiện các yếu tố
gây xơ vữa mạch khác. Trong nghiên cứu PROCAM (PROspective
CArdiovascular Munster Study), HDL-C thấp là yếu tố tiên đoán độc lập
nguy cơ bệnh mạch vành với tất cả các mức LDL-C [38], tăng 1% HDL-C sẽ
8
giảm 2-3% nguy cơ bệnh mạch vành [38]. Trong nghiên cứu UKPDS, nguy cơ
tương đối bệnh tim mạch (trong đó có bệnh mạch vành) giảm 0,15 lần với giảm
mỗi 0,1mmol/l HDL-C ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Các bằng chứng về vai trò bảo
vệ của HDL cũng được củng cố bởi các nghiên cứu quan sát khác [89].
• Triglyceride
Ngày nay có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của triglyceride
đối với nguy cơ bệnh mạch vành. Cùng với HDL-C, triglyceride là yếu tố
quan trọng góp phần vào nguy cơ tồn dư bệnh mạch máu lớn. Theo nghiên
cứu PROVE-IT TIMI- 22 (The Pravastatin or Atorvastatin Evaluation and
Infection Therapy—Thrombolysisin Myocardial Infarction 22), ngay cả khi

điều trị đạt mức LDL-C < 70 mg/dl thì những bệnh nhân có TG ≥ 200 mg/dl
vẫn có nguy cơ tử vong, nhồi máu cơ tim hay hội chứng vành cấp tăng 56%
so với nhóm có TG < 200 mg/dl [67]. Các nghiên cứu cũng cho thấy tăng
triglyceride làm tăng biến cố tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 [23], sự kết
hợp tăng triglycride máu sau ăn, hút thuốc lá và thời gian mắc bệnh là các yếu
tố nguy cơ độc lập với biến chứng mạch máu lớn trên lâm sàng và cận lâm
sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 [71].
1.2.3.3. Béo phì
Béo phì là một trong các yếu tố của hội chứng chuyển hoá và là một yếu
tố nguy cơ tim mạch, người lớn béo phì có tỷ lệ tử vong cao hơn những người
BMI thấp, đồng thời nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng khác như bệnh mạch
vành, nhồi máu cơ tim và ĐTĐ týp 2 cũng cao hơn. Bệnh nhân vừa ĐTĐ vừa
béo phì nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao gấp 7 lần so với người khoẻ
mạnh, do vậy ĐTĐ và béo phì hay “ĐTĐ bộo phỡ” cú mối liên hệ mật thiết
về mặt dịch tễ, là thách thức với hệ thống chăm sóc sức khoẻ toàn cầu [60].
Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của béo trung tâm hay là béo tạng,
thể hiện ở chu vi vòng bụng, người ta cho rằng chu vi vòng bụng là một yếu
9
tố dự báo bệnh tim mạch liên quan đến béo phì ngay cả khi có cân nặng bình
thường. Béo trung tâm được xem là yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến các biến
đổi khác trong hội chứng chuyển hoá bao gồm lipid máu và kháng insulin
[17],[73]. Trong nghiên cứu của Ingrid đánh giá giữa chu vi vòng bụng và chỉ
số BMI trong mối liên hệ với các rối loạn khác như lipid máu, glucose, leptin,
insulin để xem yếu tố nào ưu việt hơn trong việc đánh giá nguy cơ bệnh mạch
vành ở những phụ nữ tuổi tiền mãn kinh thấy rằng chu vi vòng bụng là yếu tố
vượt trội hơn hẳn [48].
NCEP-ATP III coi chu vi vòng bụng là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
quan trọng, bổ sung cho các yếu tố nguy cơ khác [84]. Các nghiên cứu cũng
thấy rằng giảm cân đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tiến triển
thành ĐTĐ cũng như ngăn chặn tiển triển các biến chứng mạch máu lớn ở

bệnh nhân ĐTĐ bao gồm bệnh mạch vành, đột quỵ và tử vong [60].
1.2.3.4. Hút thuốc lá
Có nhiều bằng chứng cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tiến triển
thành ĐTĐ và làm tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp2 [94], ngừng
hút thuốc là làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh tật và tử vong do ĐTĐ [31]. Theo
Negri, bệnh nhân ngừng thuốc lá 5 năm trở lên thì nguy cơ bệnh mạch vành
gần như những người không hút thuốc lá bao giờ [33]. Trong nghiên cứu
INTERHEART, tỷ lệ bệnh mạch vành ở những người hút thuốc lá trên 20
điếu/ngày tăng 3 lần ở bệnh nhân nam và 6 lần đối với nữ không hút thuốc lá
[47]. Một nghiên cứu khác thực hiện trờn cỏc nữ điều dưỡng có ĐTĐ týp 2
cho thấy hút thuốc lá kết hợp chặt chẽ với tăng nguy cơ bệnh mạch vành và
nguy cơ này tăng cùng với số điếu thuốc hút trong ngày. So với người không
hút thuốc lá, nguy cơ tương đối bệnh mạch vành là 1,21 với người từng hút
thuốc lá trong quá khứ; 1,66 với người hiện đang hút thuốc dưới 14 điếu/ngày
và 2,68 với người đang hỳt trờn 14 điếu một ngày [11].
10
1.2.3.5. Tình trạng kháng insulin
Kháng insulin hay tăng nồng độ insulin máu xuất hiện ở phần lớn những
bệnh nhân có HCCH. Nó kết hợp chặt chẽ với các yếu tố khác của HCCH và
có mối liên quan với nguy cơ bệnh tim mạch. Cơ chế chưa rõ ràng, người ta
cho rằng kháng insulin gây rối loạn chứng năng nội mạc mạch máu thông qua
giảm tổng hợp NO - là chất gây giãn mạch chính và quan trọng nhất [25].
Kháng insulin là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành quan trọng kể cả đối
với những đối tượng ĐTĐ týp 2. Kazunari Matsumoto và cộng sự nghiên cứu
chỉ số nhạy cảm insulin giữa 2 nhóm bệnh nhân ĐTĐ có và không có bệnh
mạch vành thấy rằng chỉ số nhạy cảm insulin ở nhóm không có bệnh mạch
vành cao hơn hẳn (3,23%/phút so với 2,4%/ phút, p < 0,01) [56].
1.2.3.6. Tình trạng tiền viêm
Biểu hiện bằng tăng protein C phản ứng (C - reactive protein - CRP),
xuất hiện phổ biến ở những đối tượng có hội chứng chuyển hóa, một trong

những cơ chế của hiện tượng này là béo phì, các mô mỡ dư thừa sẽ giải phóng
các cytokine viêm làm tăng nồng độ CRP.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng viờm đúng vai trò rất quan
trọng trong bệnh mạch vành cũng như xơ vữa động mạch. CRP tham gia vào
quá trình viêm tại chỗ trong lòng động mạch vành và cỏc mụ khỏc (mô mỡ)
dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa [37],[45]. HsCRP (high sensitive CRP:
CRP độ nhạy cao) dường như là yếu tố viêm đáng tin cậy nhất, một số giả
thiết cho rằng tăng hsCRP phản ánh xuất hiện sự không ổn định của mảng xơ
vữa [84]. Theo Ricker, CRP cùng với LDL-C là yếu tố nguy cơ mạch vành
độc lập, cùng bổ sung cho nhau phân tầng nguy cơ tim mạch cho từng bệnh
nhân [77],[78]. CRP tăng ở những bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định và
nhồi máu cơ tim, nồng độ càng cao thì tiên lượng càng tồi [37].
11
1.2.3.7. Tình trạng tiền huyết khối
Biểu hiện bằng tăng plasminogen activator inhibitor (PAI)-1 (chất ức chế
tiêu fibrin) trong huyết tương cũng như trên tiêu bản mảnh cắt động mạch
vành ở bệnh nhân đái tháo đường, mức độ tăng PAI-1 kết hợp với tăng mức
độ trầm trọng của nhồi máu cơ tim [87]. Thêm vào đó các chất tiền huyết khối
khác cũng tăng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2: fibrinogen, yếu tố mô, yếu
tố VII. Fibrinogen là chất phản ứng viêm cấp tương tự CRP, xuất hiện đáp
ứng với quá trình viêm. Vì vậy, tình trạng tiền huyết khối và tình trạng viêm
có thể liên quan với nhau. Tăng fibrinogen làm tăng đông, do đó tăng khả
năng hình thành huyết khối [41].
1.2.3.8. Microalbumin niệu
Microalbumin niệu (MAU) ở bệnh nhân ĐTĐ được xác định khi nồng độ
albumin niệu đạt 20-200 µmg/ph, báo hiệu sự tiến triển thành suy thận mạn.
Gần đây người ta thấy rằng MAU ở bệnh nhân ĐTĐ phản ánh sự tổn thương
mạch hệ thống và tăng nguy cơ bệnh mạch vành mà không liên quan đến mức
lọc cầu thận [29], tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, đồng thời
người ta cũng gợi ý đến vai trò của microalbumin niệu đối với tình trạng

kháng insulin và tiên lượng nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 thực sự [57].
Các dữ liệu từ nghiên cứu HOPE (The Heart Outcomes Prevention
Evaluation) cho rằng bất kỳ nồng độ microalbumin niệu nào đều có giá trị
tiên lượng bệnh mạch vành ở bệnh nhân có hay không có ĐTĐ, nguy cơ tăng
cùng với tỷ lệ MAU/creatinin niệu tăng ngay cả khi nồng độ microalbumin
niệu dưới ngưỡng chẩn đoán [39]. Nghiờn cứu của Klausen và cộng sự cũng
cho kết quả tương tự [58].
1.2.4. Đặc điểm tổn thương mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
12
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tổn thương mạch vành ở
bệnh nhân ĐTĐ là tổn thương nhiều nhánh, phức tạp, lan toả và hẹp nặng, do
vậy việc điều trị can thiệp khó khăn hơn. Trong nghiên cứu của Goraya và
cộng sự tiến hành giải phẫu tổn thương mạch vành trờn cỏc đối tượng tử vong
chia làm 2 nhúm cú ĐTĐ và không ĐTĐ cho thấy: BN ĐTĐ bị xơ vữa mạch
vành giai đoạn nặng chiếm 75% và 58% là tổn thương nặng nhiều nhánh
trong khi ở BN không ĐTĐ là 55% và 48% theo thứ tự, sự khác biệt có ý
nghĩa với p < 0,001 (CI: 95%) [40]. Trong một nghiên cứu khác của Gabija và
cộng sự tiến hành đánh giá tính chất mảng xơ vữa ở bệnh nhân ĐTĐ không
triệu chứng bằng chụp MSCT (multislice Computed Tomography Scans)
mạch vành nhận thấy mảng xơ vữa lớn hơn và lan toả ở bệnh nhân ĐTĐ so
với không ĐTĐ, chính nó tạo nên tính không ổn định của mảng xơ vữa và các
biến cố mạch vành xảy ra chủ yếu do sự đứt gãy của các mảng xơ vữa này [35].
Một nghiên cứu khác của Adnal và cộng sự tiến hành đánh giá ảnh
hưởng của đái tháo đường lên quá trình hình thành cấu trúc tuần hoàn bàng hệ
mạch vành thấy rằng điểm tuần hoàn bàng hệ trung bình ở nhóm bệnh nhân
đái tháo đường là 2,41 ± 2,20 thấp hơn so với nhúm khụng đái tháo đường là
2,60 ± 2,39, điều này có thể lý giải rằng nội mạc mạch máu đóng vai trò quan
trọng trong hình thành tuần hoàn bàng hệ, và chức năng nội mạc bị rối loạn ở
bệnh nhân đái tháo đường týp 2, do đó tỷ lệ tuần hoàn bàng hệ ở bệnh nhân
đái tháo đường týp 2 thấp hơn nhiều so với bệnh nhân không đái tháo đường.

Đồng thời kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy rằng số mạch vành bị
tổn thương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhiều hơn so với nhúm khụng
đái tháo đường (1,58 ± 0,68 và 1,42 ± 0,65, p < 0,05) [10].
Ở Việt Nam, nghiên cứu tổn thương động mạch vành thực hiện trờn mỏy
chụp mạch máu xoá nền (DSA) trên 227 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trong
đó 109 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và 118 không ĐTĐ, tác giả Bùi Minh Trang
13
nhận thấy bệnh ba thân động mạch vành ở nhóm ĐTĐ týp 2 chiếm ưu thế hơn
so với nhúm khụng ĐTĐ (33,9% so với 17,8%), và đặc điểm tổn thương
mạch týp C (tổn thương phức tạp, vụi hoỏ, xoắn vặn, dài, lan toả) ở bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 là 44,5% trong khi bệnh nhân không ĐTĐ là 17,2%, sự khác biệt
đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) [7].
1.3. Thang điểm nguy cơ Framingham trong dự báo nguy cơ bệnh mạch vành
Thang điểm nguy cơ Framingham (Framingham Risk Score-FRS) là
thang điểm được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu, bắt nguồn từ
nghiên cứu Framingham, được đưa ra vào năm 1998.
Framingham Heart Study là nghiên cứu đầu tiên của hàng loạt các nghiên
cứu về điều tra các yếu tố nguy cơ tim mạch. Bắt đầu từ năm 1948 với 5.209
đối tượng từ 28 đến 62 tuổi ở Framingham, Massachussets, chưa có bệnh tim
mạch trước đó. Trải qua thời gian dài nghiên cứu với những thay đổi nhận
thức về vai trò của các yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh
tim có hay không tử vong, các tác giả đã xây dựng thang điểm Framingham
dựa vào các yếu tố như: tuổi, giới, hút thuốc lá, huyết áp tâm thu, huyết áp
tâm trương, cholesterol toàn phần, HDL- Cholesterol, đái tháo đường. Dựa
theo bảng điểm, tính nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành và phân tầng: nguy cơ
thấp, nguy cơ trung bình và nguy cơ cao [19].
Năm 2001, NCEP – ATP III đưa ra khuyến cáo điều trị cho các thầy
thuốc lâm sàng dựa trên bằng chứng về chẩn đoán, phân loại và điều trị rối
loạn lipid máu đồng thời đưa ra cỏch tớnh điểm Framingham cải tiến dựa trên
dữ liệu của nghiên cứu Framingham Heart Study, đánh giá nguy cơ bệnh

mạch vành có hoặc không có tử vong sau 10 năm, phân tầng nguy cơ và mục
tiêu điều trị đối với từng mức độ [84].
Thang điểm này tính toán dựa vào 5 yếu tố nguy cơ mạch vành chính:
tuổi, giới, tăng huyết áp, cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, hút thuốc lá,
14
đối với mỗi yếu tố có thang điểm riêng sau đó tính tổng và ước tính nguy cơ
bệnh mạch vành 10 năm [84].
Cỏch tính điểm yếu tố nguy cơ biến cố mạch vành
Tuổi
Tuổi
20-
34
35-
39
40-
44
45-
49
50-
54
55-
59
60-
64
65-
69
70-
74
75-
79

Nam -9 -4 0 3 8 8 10 11 12 13
Nữ -7 -3 0 3 6 8 10 12 14 16
Cholesterol toàn phần
Tuổi 20-39 40-49 50-59 60-69 70-79
CT(mg%) F M F M F M F M F M
<160 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
160-199 4 4 3 3 2 2 1 1 1 0
200-239 8 7 6 5 4 3 2 1 1 0
240-279 11 9 8 6 5 4 3 2 2 1
≥289
13 11 10 8 7 5 4 3 2 1
HDL cholesterol
HDL-C (mg%) Nam Nữ
≥ 60
-1 -1
50-59 0 0
40-49 1 1
<40 2 2
Huyết áp tâm thu
HA (mmHg)
Chưa điều trị Đang điều trị
F M F M
< 120 0 0 0 0
120-129 1 0 3 1
130-149 2 1 4 1
140-159 3 1 5 2
≥ 160
4 2 6 3
Thuốc lá
15

Tuổi 20-39 40-49 50-59 60-69 70-79
Thuốc lá F M F M F M F M F M
Không 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Có 9 8 7 5 4 3 2 1 1 1
Nguy cơ 10 năm
Tổng số điểm
(nữ)
Nguy cơ 10 năm
(%) (nữ)
Tổng số điểm
(nam)
Nguy cơ 10 năm
(%) (Nam)
< 9 < 1 < 0 < 1
9 1 0 1
10 1 1 1
11 1 2 1
12 1 3 1
13 2 4 1
14 2 5 2
15 3 6 2
16 4 7 3
17 5 8 4
18 6 9 5
19 8 10 6
20 11 11 8
21 14 12 10
22 17 13 12
23 22 14 16
24 27 15 20

≥25 ≥ 30
16 25
≥17 ≥ 30
Phân tầng nguy cơ
Nguy cơ thấp <10%
Nguy cơ trung bình 10-20%
Nguy cơ cao > 20%
Một số nghiên cứu về thang điểm Framingham trong dự báo bệnh mạch vành
Năm 2001, Ralp và cộng sự nghiên cứu áp dụng thang điểm Framingham
trong nghiên cứu trên nhiều chủng tộc: da trắng, da đen, người gốc Mỹ … dựa
vào phân tích 6 nghiên cứu cộng gộp: Atherosclerosis Risk in Communities
16
Study (1987-1988), Physicians’ Health Study (1982), Honolulu Heart
Program (1980-1982), Puerto Rico Heart Health Program(1965-1968), Strong
Heart Study (1989-1991), và Cardiovascular Health Study (1989-1990) thấy
rằng thang điểm Framingham có thể áp dụng được với tất cả các chủng tộc
nếu hiệu chỉnh một số yếu tố nguy cơ [27].
Năm 2004, Mandeep tiến hành nghiên cứu áp dụng thang điểm
Framingham trên 6643 đối tượng nam chưa có tiền sử bệnh tim mạch trước
đó và đưa ra kết luận thang điểm Framingham dự báo quá mức nguy cơ tử
vong do bệnh mạch vành và nguy cơ bệnh tim mạch nói chung [62]. Trong
khi đó nghiên cứu của Ruth và cộng sự, so sánh giá trị của thang điểm
Framingham, SCORE dựa vào dữ liệu từ nghiên cứu UKPDS lại cho rằng
thang điểm Framingham đánh giá thấp nguy cơ bệnh mạch vành ở bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 [79]. Có nhiều ý kiến khác nhau về vai trò của FRS, tuy nhiên đây
vẫn là thang điểm được sử dụng rộng rãi trong phân loại và sàng lọc những
đối tượng nguy cơ cao.
Ở Việt Nam, Nguyễn Hồng Huệ [4] áp dụng FRS để tính nguy cơ bệnh
mạch vành trên những bệnh nhân khám tại Bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng
thấy rằng nguy cơ bệnh mạch vành tăng khi xét theo các yếu tố nguy cơ, Lê

Ánh Diệu [2] áp dụng thang FRS dự báo bệnh mạch vành ở 101 bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 thấy rằng tỷ lệ bệnh mạch vành tăng cao ở nhúm có nguy cơ cao
một cách có ý nghĩa [2].
17
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm tất cả các bệnh nhân tuổi từ 20-79, có triệu chứng đau ngực,
được chụp mạch vành tại phòng tim mạch can thiệp và được chẩn đoán ĐTĐ
týp 2, điều trị tại Khoa C3, C4 Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, từ
tháng 10/2010 đến tháng 5/2011.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu phải thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:
- Bệnh nhân có triệu chứng đau ngực và được chụp mạch vành.
- Bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ hoặc mới được chẩn đoán ĐTĐ
theo Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2010 [14]. Ở Việt Nam
chưa thống nhất về lựa chọn tiêu chuẩn HbA1C trong chẩn đoán
ĐTĐ đồng thời trong nghiên cứu của chúng tôi có thể có tình trạng
tăng glucose máu giả tạo do stress, do đó chúng tôi phối hợp tiêu
chuẩn nồng độ HbA1C ≥ 6,5% kèm theo các tiêu chuẩn về tăng
glucose máu và các triệu chứng khác.
- Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 phù hợp với điều kiện Việt
Nam [6]:
 Bệnh diễn biến từ từ.
 Glucose máu tăng ở mức vừa phải (< 15mmol/l).
 Không có nhiễm toan ceton.
 Thường có cơ địa béo phì hiện tại hoặc trước đó.
 Glucose máu ổn định khi áp dụng một hoặc nhiều biện pháp như
chế độ ăn, thuốc viên hạ glucose máu hoặc insulin liều thấp.
18

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Chúng tôi loại trừ khỏi nghiên cứu những bệnh nhân có ít nhất một
trong các đặc điểm sau:
 Có bệnh tim mạch: bệnh cơ tim, bệnh van tim hoặc bệnh mạch
vành trước đó.
 Bệnh nhân nhồi máu cơ tim có sốc tim.
 Tiền sử hoặc hiện tại có tai biến mạch não hoặc bệnh động
mạch ngoại vi.
 Có các bệnh nội tiết phối hợp: HC Cushing, basedow, to đầu
chi, u thượng thận…
 Nghiện rượu hoặc viêm gan virus, đó cú biến chứng viêm gan,
xơ gan, suy gan, suy thận.
 Bệnh nhân có bệnh cấp tính kèm theo: nhiễm trùng nặng, tăng
áp lực thẩm thấu…
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu
Mẫu thuận tiện, bao gồm tất cả các bệnh nhân có chụp mạch vành và
được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 đủ tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ trong
thời gian nghiên cứu.
2.2.3. Quy trình nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được chụp mạch vành tại Phòng can thiệp – Viện Tim
mạch Việt Nam bởi cỏc bỏc sỹ chuyên khoa Tim mạch can thiệp, bằng máy
Toshiba, sử dụng phần mềm Inffinix và có chẩn đoán ĐTĐ chúng tôi tiến
hành các bước sau:
19
Bước 1: Thu thập số liệu
Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được hỏi bệnh, khai thác tiền
sử, thăm khám lâm sàng theo mẫu bệnh án thống nhất, các xét nghiệm được
làm tại khoa Sinh hoá, Huyết học, Bệnh viện Bạch Mai.

• Hỏi bệnh
 Khai thác tiền sử bản thân:
 THA và mức độ tuân thủ điều trị
 Rối loạn lipid máu
 Hút thuốc lá
 Đỏi tháo đường, thời gian mắc đái tháo đường.
 Tiền sử gia đình có người tử vong do các bệnh tim mạch hoặc
tai biến mạch não.
• Khám lâm sàng:
Bệnh nhân được thăm khám toàn thân, đặc biệt lưu ý tới:
 Đo chu vi vòng bụng: bằng thước dõy khụng chun giãn. Lấy số
đo chu vi vòng bụng nhỏ nhất từ mào chậu đến rốn, bệnh nhân
thở nhẹ nhàng, khụng thóp bụng, đo đến 0,5 cm.
 Đo vòng mông: bằng thước dây không chun giãn. Đo vị trí ngang
qua 2 mấu chuyển lớn xương đùi, tính bằng cm, đo đến 0,5 cm.
 Tính chỉ số eo/hụng (WHR: Waist-to- Hip Ratio):
WHR= vũng bụng/vũng mụng.
 Đo huyết áp: Tất cả bệnh nhân đều được đo bằng huyết áp kế
ANKA sản xuất tại Nhật Bản. Đo huyết áp tiến hành trong
trạng thái nghỉ ngơi ít nhất 10 phút, không có gắng sức, không
dùng chất kích thích trước đó.
• Xét nghiệm: Tất cả bệnh nhân đều được xét nghiệm máu bao gồm:
20
 Công thức máu: được làm tại Khoa Huyết học Bệnh viện Bạch
Mai bào bằng các loại máy đếm tế bào tự động (máy ADVIA
120, máy CD 3700, máy XT 1800i).
 Sinh hóa máu được làm tại Khoa Sinh hóa Bờnh viện Bạch Mai
bao gồm sinh hóa máu cấp cứu được làm trong vòng 3 giời sau
thời điểm bệnh nhân vào viện:
 Glucose, hsCRP, Ure, creatinin. Sinh hóa mỏu thường: Lấy

máu tĩnh mạch buổi sáng sau 8-10 giờ nhịn đói, xét nghiệm:
glucose, cholesterol toàn phần, HDL-C, triglyceride, LDL-C
(bằng máy COBAS 6000, máy MODULAZ P800, máy AU
640, máy AU 2700), HbA1C (bằng máy VARIAUNT).
Bước 2: Đánh giá các số liệu thu được
• Chẩn đoỏn bộo bụng (béo dạng nam) theo khuyến cáo của Tổ chức
Y tế Thế giới áp dụng cho các nước Châu Á – Thái Bình Dương
năm 2000 [80], dựa vào một trong hai tiêu chuẩn sau:
Chu vi vòng bụng:
 Bình thường: nam < 90 cm, nữ < 80cm.
 Béo bụng: nam ≥ 90 cm, nữ ≥ 80 cm.
Chỉ số eo/hụng (WHR):
 Bình thường WHR nam < 0,9; nữ < 0,8.
 Béo bụng WHR nam ≥ 0,9; nữ ≥ 0,8.
• Tăng huyết áp: Bệnh nhân có tiền sử chẩn đoán THA, đang điều trị
thuốc hạ áp hoặc mới được chẩn đoán THA khi vào viện. Chẩn
đoán THA theo tiêu chuẩn JNC VII: khi HA tâm thu ≥ 140 mmHg
và/hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg.
21
• Rối loạn lipid máu: BN có tiền sử RL lipid máu hoặc xét nghiệm
có tình trạng RL chuyển hóa ít nhất một trong các thành phần
lipid máu theo tiêu chuẩn của NCEP–ATP III [84] như sau:
- Cholesterol ≥ 5,2 mmol/l.
- HDL-C < 1,03 mmol/l
- LDL-C ≥ 2,6 mmol/l.
- Triglyceride ≥ 1,7 mmol/l.
• Mức độ kiểm soát glucose máu: Dựa vào chỉ số HbA1C (với điều
kiện bệnh nhân không có thiếu máu, Hb ≥ 130g/l ở nam và
Hb≥120g/l ở nữ), đánh giá theo tiêu chuẩn ADA 2010 [14]:
 Kiểm soát tốt: HbA1C < 7%.

 Kiểm soát kém: HbA1C ≥ 7%.
• Đánh giá tổn thương mạch vành:
 Mức độ hẹp mạch vành: được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm
(%) độ hẹp so với đoạn mạch vành bình thường ngay sát chỗ
hẹp. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa
kỳ/Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC) năm 2009
[26], chúng tôi chia mức độ hẹp mạch vành như sau:
- ĐMV bình thường hoặc xơ vữa nhẹ: hẹp <50%.
- Xơ vữa gây hẹp vừa: 50%  70%.
- Xơ vữa gây hẹp nặng: > 70% ở mạch vành phải, mạch
liên thất trước và nhánh mũ, hoặc >50% với động mạch
vành trái, hoặc tắc hoàn toàn.
22
Như vậy với mức độ hẹp 50% trở lên được coi là tổn thương
có ý nghĩa.
 Số nhánh mạch vành tổn thương:
- 1 nhánh.
- 2 nhánh.
- 3 nhánh.
Bước 3: Tính nguy cơ bệnh mạch vành theo thang điểm Framingham
Dựa vào thang điểm Framingham. Lần lượt tiến hành:
• Cho điểm từng yếu tố nguy cơ:
 Tuổi
 HDL-C
 Cholesterol toàn phần
 Hút thuốc lá
 Huyết áp tâm thu
• Tính tổng điểm đối với từng cá thể.
• Dựa vào bảng nguy cơ suy ra nguy cơ bệnh mạch vành (tính bằng
%) tương ứng với số điểm tính được .

• Phân tầng nguy cơ thành 3 nhóm:
- Nhóm nguy cơ thấp < 10%.
- Nhóm nguy cơ trung bình (10 - 20%).
- Nhóm nguy cơ cao (> 20%).
Bước 4: Tìm mối liên quan giữa nguy cơ bệnh mạch vành dựa vào
thang điểm Framingham với các yếu tố nguy cơ mạch vành
• Tính nguy cơ bệnh mạch vành trung bình dựa vào FRS theo một
số yếu tố nguy cơ , bao gồm:
23
 Các yếu tố nguy cơ theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt
Nam năm 2008 [5]:
- Tuổi: nam ≥ 45 tuổi, nữ ≥ 55 tuổi.
- Tăng huyết áp (HA tâm thu ≥ 140 mmHg và hoặc HA
tâm trương ≥ 90mmHg).
- Rối loạn lipid máu (Tăng cholesterol toàn phần, tăng
triglyceride, giảm HDL-C và tăng LDL-C giống tiêu
chuẩn NCEP - ATP III).
- Hút thuốc lá: nếu bệnh nhân hiện tại đang hút thuốc lá
hoặc bỏ thuốc dưới 1 năm.
- Béo bụng (chu vi vòng bụng, chỉ số eo/hụng).
 Một số yếu tố nguy cơ khác:
- HsCRP (với điều kiện không có biểu hiện nhiễm
trùng trên lâm sàng, chỉ số bạch cầu bình thường:
bạch cầu 4 - 10G/l).
- Thời gian mắc đái tháo đường:
 ≤ 5 năm.
 Trên 5 năm – 10 năm.
 Trên 10 năm.
- Mức độ kiểm soát glucose máu: Dựa vào HbA1C
- Số lượng các yếu tố nguy cơ mạch vành.

• So sánh nguy cơ bệnh mạch vành trung bình giữa nhúm cú yếu tố
nguy cơ và không có yếu tố nguy cơ.
• Áp dụng phương trình tuyến tính, tìm mối liên quan giữa nguy cơ
bệnh mạch vành dựa vào FRS với 1 số yếu tố nguy cơ.
• So sánh mức độ tổn thương mạch vành và số nhánh mạch vành tổn
thương theo từng nhóm nguy cơ.
24
Bước 5: Đánh giá vai trò của thang điểm Framingham trên nhóm
bệnh nhân nghiên cứu
Phân nhóm đối tượng nghiên cứu thành nhóm nam, nữ và nhóm đối
tượng chung:
- Tính tỷ lệ có bệnh mạch vành theo từng nhóm nguy cơ.
- So sánh tỷ lệ bệnh mạch vành theo từng nhóm nguy cơ.
- Áp dụng đường cong ROC tìm ngưỡng tối ưu chẩn đoán bệnh
mạch vành.
2.2.4. Xử lý số liệu
• Số liệu của nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
• Các biến định tính được tính tỷ lệ phần trăm, các biến định lượng
được tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. So sánh có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05.
• Áp dụng đường cong ROC tìm ngưỡng tối ưu chẩn đoán. Độ chính
xỏc được tính bằng diện tích dưới đường cong (AUC - Area Under
the Curve). Xác định đơn giản mức độ chính xác dựa vào hệ thống
điểm sau đõy:
 0,90 -1 : rất tốt
 0,80 - 0,90 : tốt
 0,70 - 0,80 : khá tốt
 0,60 - 0,70 : tồi
 0,50 - 0,60 : không giá trị
• Sử dụng hệ số tương quan r tỡm hiểu mối liên quan giữa hai biến

định lượng. Hệ số tương quan r có giá trị từ -1 đến + 1. Khi hệ số
tương quan > 0: tương quan đồng biến, khi hệ số tương quan < 0:
tương quan nghịch biến; hệ số tương quan càng gần 1 thì tương quan
càng chặt. Xác định mức độ tương quan như sau:
25

×