Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành đáp ứng yêu cầu sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất thành phố Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành đáp ứng yêu cầu
sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất thành phố Hà Nội
Mã số đề tài: QGTĐ.12.04
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TSKH. Nguyễn Xuân Hải

Hà Nội, 1/2015


PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành đáp ứng yêu cầu sử dụng, bảo vệ
tài nguyên đất thành phố Hà Nội
1.2. Mã số: QGTĐ.12.04
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT

Chức danh, học vị, họ và tên

1

PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải

2

ThS. Nguyễn Quốc Việt


3

TS. Nguyễn Ngọc Minh

4

PGS.TS. Trần Yêm

5

PGS.TS. Vũ Văn Mạnh

6

ThS. Nguyễn Xuân Huân

7

TS. Trần Thị Tuyết Thu

8

ThS. Phạm Anh Hùng

9

CN. Phạm Thị Hà Nhung

10 ThS. Nguyễn Thị Bích Nguyệt
11 Các học viên (NCS, HVCH) khác


Đơn vị công tác

Vai trò thực hiện đề tài

Khoa MT, Trường
ĐHKHTN
Khoa MT, Trường
ĐHKHTN
Khoa MT, Trường
ĐHKHTN
Khoa MT, Trường
ĐHKHTN
Khoa MT, Trường
ĐHKHTN
Khoa MT, Trường
ĐHKHTN
Khoa MT, Trường
ĐHKHTN
Viện quy hoạch và
thiết kế NN
Khoa MT, Trường
ĐHKHTN
Viện Địa lý Nhân văn,
Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội
Khoa MT, Trường
ĐHKHTN

Chủ nhiệm

Thư ký
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

1.4. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1 Theo hợp đồng:
từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 10 năm 2014
1.5.2 Gia hạn (nếu có):
không
1.5.3 Thực hiện thực tế: từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 10 năm 2014
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
Điều chỉnh sản phẩm đào tạo của đề tài là: chuyển từ hỗ trợ 01 NCS thành đào tạo 02
HVCH. Như vậy, sản phẩm đào tạo cuối cùng của đề tài là 04 HVCH (đã được ĐHQGHN phê
duyệt điều chỉnh).
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 450 triệu đồng.

1


PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặt vấn đề
Sau khi mở rộng năm 2008, Hà Nội mới có diện tích 334,47 nghìn ha, trong đó đất nông

nghiệp trên 192 nghìn ha chiếm 57,4 % diện tích tự nhiên (DTTN) toàn thành phố, trong đó đất sản
xuất nông nghiệp (SXNN) trên 160 nghìn ha. Diện tích đất này được quy hoạch đến năm 2020
nhằm: Phát triển nông nghiệp sinh thái, ven đô hình thành các vùng sản xuất hàng hoá quanh các đô
thị, các vành đai rau an toàn, hoa, cây ăn quả sạch, phát triển rừng và cây xanh phục vụ cho các đô
thị, các khu công nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái của Thủ đô; Từng bước ứng dụng công
nghệ cao vào SXNN, trước mắt tập trung vào khâu chọn giống, công nghệ canh tác tiên tiến và các
sản phẩm mũi nhọn, xây dựng các trung tâm công nghệ cao; SXNN của Hà Nội sẽ tập trung chủ
yếu vào các sản phẩm có thế mạnh.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Hà Nội, bên cạnh những mặt tích cực là
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội (KTXH) nhanh để cải thiện chất lượng cuộc sống của con
người, thì tất yếu sẽ phát sinh hàng loạt các vấn đề khác cần quan tâm: sự gia tăng mật độ dân số và
phương tiện giao thông, đất đai bị suy giảm về số lượng và chất lượng, tài nguyên thiên nhiên bị
khai thác triệt để hơn, các chất thải ngày càng gia tăng về chủng loại lẫn số lượng, ô nhiễm môi
trường từ đó cũng gia tăng nếu không có các biện pháp phòng ngừa, quản lý và xử lý tốt các chất
thải. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa,
vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý đất nông nghiệp là rất quan trọng, đặc biệt là vùng đất chuyên canh
cho năng suất cao. Vùng ven đô với SXNN, nông thôn ổn định, hiệu quả không chỉ hỗ trợ vùng nội
đô mà còn tạo ra sự phát triển toàn diện, đồng bộ bền vững của cả vùng góp phần xây dựng thành
phố Hà Nội trở thành trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao
lưu quốc tế trong xu hướng phát triển bền vững của cả nước.
Đại học Quốc gia Hà Nội đã và đang định hướng những sản phẩm có tính đa ngành, liên
ngành phục vụ phát triển kinh tế đất nước trong đó có thủ đô Hà Nội, một trong những hướng quan
trọng đã được đưa ra là sử dụng bền vững tài nguyên đất. Vì vậy, cần thiết thực hiện đề tài: “Xây
dựng cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành đáp ứng yêu cầu sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất thành
phố Hà Nội” làm cơ sơ khoa học để nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả và bảo vệ
tốt nhất tài nguyên đất thủ đô Hà Nội.
2. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) tích hợp liên ngành đáp ứng yêu cầu
sử dụng và bảo vệ các tài nguyên đất ở Hà Nội trên cơ sở thu thập, hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu
và điều tra bổ sung thông tin về tài nguyên đất.

- Mục tiêu cụ thể: Xây dựng CSDL tích hợp liên ngành bằng phần mềm tin học đối với đất
nông nghiệp của thành phố Hà Nội.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa các công trình có liên quan
Đề tài tiến hành phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến chất lượng,
số lượng tài nguyên đất nói chung và đất SXNN nói riêng, cũng như các dữ liệu liên ngành khác về
giao thông, địa chất, khoáng sản, thủy văn, thảm thực vật tại các cơ quan nghiên cứu; cơ quan quản
lý ở Trung ương và địa phương. Trên cơ sở đó chỉnh lý, hoàn thiện bộ CSDL, cũng như rút ra một
số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, cập nhật dữ liệu
Được sử dụng để phúc tra, chỉnh lý bản đồ đất theo "Quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ
trung bình và lớn" (TCVN 9487 : 2012) và đánh giá đất đai theo "Quy trình đánh giá đất đai phục
vụ nông nghiệp" (số 10 TCN 343 - 98, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1999).
3.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu
2


Đề tài sử dụng phần mềm MapInfo 10.5 để xây dựng, quản lý, đồng bộ và chuẩn hóa CSDL
theo hệ tọa độ quốc gia VN2000. Kết hợp phần mềm PostgreSQL/PostGIS và GeoServer để tăng
cường khả năng ứng dụng của CSDL. CSDL được xây dựng đảm bảo theo 4 chuẩn: chuẩn hệ quy
chiếu, chuẩn tổ chức dữ liệu, chuẩn topology và chuẩn dữ liệu thuộc tính.
Quy trình xây dựng cơ dữ liệu
- Xác định mục đích, đối tượng, phạm vi và quy mô sử dụng bộ CSDL.
- Yêu cầu cho dữ liệu: yêu cầu về nội dung, chất lượng, hình thức tổ chức và hình thức khai
thác, lưu trữ, ứng dụng dữ liệu.
- Lập thiết kế kỹ thuật: xác định phần mềm, kỹ thuật sử dụng.
- Thu thập dữ liệu: bao gồm nhiều loại dữ liệu từ nhiều nguồn có thể ở các định dạng khác
nhau. Sau đó tiến hành khảo sát hiện trạng dữ liệu để đánh giá chi tiết về các dữ liệu đã thu thập
- Xử lý dữ liệu không gian và thuộc tính: kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý, cập nhật, chuẩn
hóa…dữ liệu. Đối với các dữ liệu thuộc tính thì các bảng biểu, số liệu phải ở khuôn dạng thiết kế

thống nhất.
- Lưu trữ, lập bản đồ chuyên đề: Lưu trữ cũng như sử dụng và xây dựng ứng dụng cho bộ
CSDL được hoàn thiện nhờ sự kết hợp giữa phần mềm GIS và hệ quản trị CSDL. Thành lập bản đồ
chuyên đề với phần mềm biên tập bản đồ chuyên nghiệp, để hiển thị trực quan dữ liệu cần thiết.
4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
4.1. Đặc điểm tài nguyên đất
Kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất thành phố Hà Nội tỷ lệ 1/100.000 xác định Hà Nội có
7 nhóm, 22 đơn vị phân loại đất (bảng 1).
a. Nhóm đất cát
Cồn cát và bãi cát ven sông (Cb): Diện tích 1.067,84 ha, chiếm 0,32% DTTN toàn thành
phố. Nằm ở ngoài đê, tiếp cận với sông hoặc ở giữa dòng. Tập trung ở các xã ven sông của các
huyện Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm và huyện Ba Vì.
b. Nhóm đất phù sa
Đây là nhóm đất chủ yếu với diện tích 122.158,66 ha, chiếm 36,75% DTTN.
Nhóm đất phù sa gồm có 8 loại đất, trong đó: có diện tích lớn nhất là đất phù sa glây
(53.995,29 ha), thứ hai là đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (34.108,99 ha), tiếp theo lần
lượt là đất phù sa được bồi trung tính ít chua (22.159,53 ha), đất phù sa úng nước (5.234,15 ha), đất
phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (4.584,22 ha), đất phù sa không được bồi chua (1.217,76 ha), đất
phù sa được bồi chua (742,79) và cuối cùng là đất phù sa ngòi suối (115,93 ha).
c. Nhóm đất xám
Có diện tích 19.334,63 ha, chiếm 5,82% DTTN. Nhóm có 2 đơn vị phân loại đất: đất xám
bạc màu trên phù sa cổ và đất xám bạc màu glây.
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B) có diện tích 9.191,93 ha chiếm 2,77% DTTN, phân bố ở
huyện Sóc Sơn, huyện Ba Vì, Chương Mỹ, thị xã Sơn Tây. Đất xám bạc màu glây trên phù sa cổ
(Bg) có diện tích 10.142,70 ha, chiếm 3,05% DTTN. Phân bố ở Sóc Sơn, Đông Anh và Ba Vì.
d. Nhóm đất đỏ vàng
Diện tích 48.945,47 ha chiếm 14,72% DTTN, gồm 7 loại đất sau: Đất đỏ vàng trên đá mắc
ma axit (Fa) có diện tích 0,12 ha; Đất đỏ vàng trên đá cát (Fq) diện tích 46,89 ha; Đất đỏ vàng trên
đá mắc ma bazơ (Fk) diện tích có 2.434,83 ha; Đất đỏ vàng trên đá vôi (Fv) diện tích có 369,53 ha;
Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs) diện tích có 21.028,99 ha; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng

lúa nước (Fl) diện tích 6.901,60 ha; Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) diện tích 18.163,50 ha.
3


Bảng 1: Diện tích các loại đất của thành phố Hà Nội
TT
Tên đất
Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
I Nhóm đất cát
C
1.067,84
0,32
1 Cồn cát và bãi cát ven sông
Cb
1.067,84
0,32
II Nhóm đất phù sa
P
122.158,66
36,75
2 Đất phù sa được bồi trung tính ít chua
Pbe
22.159,53
6,67
3 Đất phù sa được bồi chua
Pbc
742,79
0,22
4 Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua
Pe

34.108,99
10,26
5 Đất phù sa không được bồi chua
Pc
1.217,76
0,37
6 Đất phù sa glây
Pg
53.995,29
16,24
7 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
Pf
4.584,22
1,38
8 Đất phù sa úng nước
Pj
5.234,15
1,57
9 Đất phù sa ngòi suối
Py
115,93
0,03
III Nhóm đất xám
X
19.334,63
5,82
10 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ
B
9.191,93
2,77

11 Đất xám bạc màu glây
Bg
10.142,70
3,05
IV Nhóm đất đỏ vàng
F
48.945,47
14,72
12 Đất đỏ vàng trên đá mắc ma axit
Fa
0,12
0,00
13 Đất đỏ vàng trên đá cát
Fq
46,89
0,01
14 Đất đỏ vàng trên đá mắc ma bazơ
Fk
2.434,83
0,73
15 Đất đỏ vàng trên đá vôi
Fv
369,53
0,11
16 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất
Fs
21.028,99
6,33
17 Đất đỏ vàng biển đổi do trồng lúa nước
Fl

6.901,60
2,08
18 Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Fp
18.163,50
5,46
V Đất mùn vàng đỏ trên núi
H
289,04
0,09
19 Đất mùn vàng đỏ trên đá mắc ma bazơ
Hk
289,04
0,09
VI Nhóm đất thung lũng
D
85,29
0,03
20 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
D
85,29
0,03
VII Đất lầy và than bùn
T
731,56
0,22
21 Đất lầy thụt
J
551,86
0,17

22 Đất than bùn
T
179,70
0,05
Tổng cộng
192.612,49
57,94
Đất phi nông nghiệp
137.675,89
41,41
Núi đá không có rừng cây
2.144,42
0,65
Tổng diện tích tự nhiên
332.432,80
100,00
e. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
Đất mùn vàng đỏ trên đá mắc ma bazơ (Hk): có diện tích có 289,04 ha, chiếm 0,09% DTTN;
phân bố tập trung ở huyện Ba Vì. Loại đất này nằm ở độ cao lớn, địa hình bị chia cắt và thuộc khu
bảo tồn thiên nhiên Ba Vì, vì vậy trồng rừng phòng hộ vẫn là mục tiêu hàng đầu, ngoài ra còn có thể
tận dụng để trồng cây dược liệu.
f. Nhóm đất thung lũng
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D), với diện tích 85,29 ha chiếm 0,03% DTTN. Đất
phân bố rải rác ở Sóc Sơn, dưới chân đồi núi phiến thạch sét.
g. Nhóm đất lầy và than bùn
Đất lầy thụt (J) diện tích hiện nay có 551,86 ha, chiếm 0,17% DTTN; phân bố ở địa hình
thấp trũng thuộc huyện Quốc Oai. Đất than bùn (T) diện tích hiện nay có 179,70 ha, chiếm 0,05%
DTTN. Loại đất này được hình thành ở địa hình thấp, trũng do thực vật phát triển mạnh, sau khi
chết tích luỹ lại tạo thành các lớp xác thực vật dày tới hàng mét. Phân bố ở huyện Mỹ Đức.
4



4.2. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Nội
Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2013, thì tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là
332.432,80 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp 186.126,93 ha, chiếm 55,99% DTTN. Đất phi nông
nghiệp 137.675,89 ha, chiếm 41,41% DTTN. Đất chưa sử dụng còn 8.629,99 ha chiếm 2,60%
DTTN (trong đó có 2.144,42 ha núi đá không có rừng cây, chiếm 0,65% DTTN) (bảng 2).
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Nội
Thứ tự
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.1.3
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2

2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.3
2.4
2.5
2.6
3
3.1
3.2
3.3

Mục đích sử dụng đất
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn

Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây
Tổng diện tích tự nhiên


NNP
SXN
CHN
LUA
COC
HNK
CLN
LNP
RSX
RPH
RDD
NTS

LMU
NKH
PNN
OTC
ONT
ODT
CDG
CTS
CQP
CAN
SKC
CCC
TTN
NTD
SMN
PNK
CSD
BCS
DCS
NCS

Diện tích (ha)
186.126,93
149.668,72
133.743,06
112.661,25
624,12
20.457,69
15.925,67
24.392,52

8.302,38
5.510,00
10.580,14
10.625,42
1.440,26
137.675,89
36.995,08
28.136,58
8.858,49
70.007,01
1.947,41
8.471,94
372,17
12.226,09
46.989,40
848,58
2.867,58
26.420,30
537,33
8.629,99
4.237,49
2.248,08
2.144,42
332.432,80

Đất nông nghiệp thành phố Hà Nội là nhóm đất có quy mô diện tích lớn nhất với 186.126,93
ha, chiếm 55,99% DTTN. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) và
các huyện ngoại thành Hà Nội (cũ) trong đó nhiề u nhấ t là các huyê ̣n Ba Vì với 29.176,56 ha, huyê ̣n
Chương Mỹ với 14.026,70 ha, huyê ̣n Mỹ Đức với 14.171,16 ha, huyê ̣n Sóc Sơn với 17.934,42 ha.
Các huyện còn lại của tỉnh Hà Tây (cũ), và các huyện ngoại thành Hà Nội (cũ) diê ̣n tí ch đấ t nông

nghiê ̣p dao đô ̣ng từ 2.000 - 13.000 ha. Toàn thành phố có 10.295 ha đất khu bảo tồn thiên nhiên
chiế m 3,09% DTTN. Trong đó: Thạch Thất: diê ̣n tích 200 ha; Ba Vì - K9 - Lăng Hồ Chí Minh: diê ̣n
tích 200,00 ha; vườn quốc gia Ba Vì: diê ̣n tích 6.286 ha; Hương Sơn - Mỹ Đức: 2.720 ha.
5


Diê ̣n tić h đất dành cho khu du lịch là 12.802 ha, chiế m 3,85% DTTN toàn thành phố . Trong
đó: Vườn quố c gia Ba Vì : diê ̣n tích 11.372 ha; Khu du lich
̣ văn hóa Hương Sơn : diê ̣n tích 600 ha;
Khu du lich
̣ văn hóa Cổ Loa: diê ̣n tić h 830 ha.

Hình 1. Bản đồ đất thành phố Hà Nội (thu từ
bản đồ tỷ lệ 1/100.000)

Hình 2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành
phố Hà Nội (thu từ bản đồ tỷ lệ 1/100.000)

4.3. Yêu cầu về sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất
Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất giai đoa ̣n 2001 - 2010 để phu ̣c vu ̣
phát triển kinh tế , phát triển đô thị , phát triển các khu công nghiệp , khu du lich,
̣ thương ma ̣i đã đáp
ứng được phần nào yêu cầu về phát triển KTXH của thành phố và nhu cầu sử dụng đất của các đơn
vị, tổ chức kinh tế, đất ở cho nhân dân trên địa bàn thành phố , trong đó:
Việc xây dựng các khu , cụm công nghiệp đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản
xuấ t nói riêng , phát triển KTXH nó i chung của thành phố theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại
hóa. Năm 2010 giá trị tăng thêm của công nghiệp đạt 25.145 tỷ đồng , trong đó chủ yếu là công
nghiệp chế biến và công nghiệp ngoài Nhà nước . Sản xuất công nghiệp tại các khu , cụm công
nghiê ̣p đã chiế m tỷ tro ̣ng lớn và quan tro ̣ng trong sản xuấ t công nghiê ̣p nói chung của thành phố
:

chiế m tỷ tro ̣ng hơn 60% giá trị sản xuất công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu toàn thành phố.
Sản xuất nông, lâm nghiê ̣p đã có những chiń h sách hơ ̣p lý để khuyế n khić h khai hoang phu ̣c
hóa, phủ xanh đất trống đồi núi trọc , bảo vệ và phát triển rừng nên diện tích đất lâm nghiệp đã tăng
lên đáng kể , môi trường sinh thái ngày càng đươ ̣c cải thiê ̣n . Thực hiê ̣n giao đấ t SXNN , đấ t nuôi
trồ ng thủy sản ổ n đinh
̣ cùng với các chính sách đẩ y ma ̣nh sản xuấ t hàng hóa , bố trí cơ cấu cây trồ ng
vâ ̣t nuôi hợp lý, khôi phu ̣c và phát triể n nhiề u vườn cây ăn quả , phát triển cây công nghiệp có giá trị
kinh tế cao; duy trì và hình thành các vùng chuyên canh trồng rau , hoa, cây cảnh đã nâng cao giá trị
trên một ha đấ t SXNN trên địa bàn.
Các công trình văn hóa , y tế , giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, thương ma ̣i, du lich
̣ đã
được quan tâm đầu tư đúng mức và phát triển tương đối toàn diện , từng bước nâng cao đời số ng vâ ̣t
chấ t tinh thầ n của nhân dân trên địa bàn thành phố . Đồng thời mở rộng và xây dựng các khu đô thị
mới, xây dựng các nhà chung cư cao tầng làm thay đổi bộ mặt đô thị, giải quyết nhu cầu về nhà ở,
từng bước cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn thành phố.
6


Với mục đích khai thác ngày càng triệt để nguồn tài nguyên đất đai để đem lại hiệu quả, lợi
nhuận cao cho các mục đích dân sinh, kinh tế, đã có tác động không nhỏ tới môi trường và đặc biệt
là môi trường đất trên địa bàn thành phố. Sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch phát triển các khu dân
cư nông thôn cùng với tập quán sinh hoạt của nhân dân cũng gây ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi.
Vốn là loại tài nguyên vô giá và không thể thay thế trong SXNN nên việc sử dụng và bảo vệ tài
nguyên đất luôn là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản lý bền vững đất đai . Viê ̣c khai thác , sử
dụng đất hợp lý , hiê ̣u quả góp phần quan trọng trong quá triǹ h phát triể n K TXH. Tuy nhiên, tiến
trình đô thị hóa, hiện đại hóa đang có những tác động mạnh mẽ tới diện tích đất SXNN về cả số
lượng và chất lượng. Đất đai thường xuyên có sự biến động mạnh trong khi các thông tin về tài
nguyên đất vẫn còn rất hạn chế.
Nguyên nhân củ a những vấ n đề tồ n ta ̣i nêu trên là ở mô ̣t số điạ phươn g công tác quản lý đấ t
đai vẫn còn buông lỏng và chính sách quản lý còn nhiều bất cập ; nhâ ̣n thức về chính sách đấ t đai

trong nhân dân không đồ ng đề u , ý thức của người sử dụng đất chưa cao , chưa chấ p hành nghiêm
pháp luật đất đai . Thực tế cũng cho thấy các công tác quản lý thông tin, tư liệu về đất đai bằng
phương pháp truyền thống dựa trên hồ sơ, sổ sách và bản đồ giấy mà tại các địa phương đang thực
hiện khó đáp ứng được nhu cầu cập nhật, tra cứu, khai thác các thông tin về tài nguyên đất đai.
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có một công cụ mới có khả năng cung cấp thông tin chính xác
nhanh chóng phục vụ cho công tác quản lý, đánh giá và quy hoạch đất đai bền vững.
Trong các ứng dụng công nghệ hiện nay thì công nghệ viễn thám và GIS có thể đáp ứng
được yêu cầu này, với khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hỗ trợ ra quyết
định, quy hoạch, chồng ghép bản đồ, quản lý thông tin tài nguyên thiên nhiên…Việc thành lập
CSDL dựa trên công nghệ GIS có ưu điểm về chức năng quản lý thông tin không gian và thuộc tính
gắn liền với nó. Bên cạnh đó thông tin được chuẩn hóa, các công cụ tìm kiếm, phân tích thông tin
phục vụ rất hữu ích trong công tác quản lý đất đai, mà theo phương pháp truyền thống khó có thể
thực hiện được.
4.4. Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu
CSDL là một tập hợp các lớp thông tin (các tệp dữ liệu) ở dạng vectơ, raster, bảng số liệu,
văn bản với những cấu trúc chuẩn. Từ đó, đảm bảo cho các bài toàn chuyên đề ở các mức độ phức
tạp khác nhau. Mục tiêu quan trọng của việc thành lập và xây dựng một bộ CSDL tài nguyên đất đai
đó là cung cấp dữ liệu số đầy đủ về tài nguyên đất, cũng như biên tập ra các bản đồ chuyên ngành
phục vụ kịp thời cho công tác sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý lãnh thổ,…CSDL
được tạo và quản lý bằng GIS cho phép các ứng dụng đa ngành có thể được thực hiện trên cùng một
nền dữ liệu thống nhất.
Ngoài ra, bộ CSDL còn được lưu trữ, quản lý bằng phần mềm GIS kết hợp với phần mềm
quản trị CSDL để tối ưu hóa dữ liệu, nhằm nâng cao khả năng ứng dụng, sử dụng, phân tích và truy
vấn dữ liệu.
4.4.1. Tổ chức cơ sở dữ liệu
Bản đồ nền địa hình chuẩn VN2000 (đã số hóa) do Tổng cục Địa chính nay là Bộ TN&MT
ban hành là lớp nền địa lý trong quá trình xây dựng CSDL. Tỷ lệ bản đồ nền (dùng xây dựng bản đồ
đất) và bản đồ gốc đất chính thức là 1/50.000 khớp biên ranh giới để biên tập bản đồ thành phố Hà
Nội tỷ lệ 1/100.000. Khớp biên và đồng bộ hóa bản đồ sau đó quy về bản đồ nền địa hình tỷ lệ
1/100.000. Đối với Hà Nội tổng DTTN là 332.432,80 ha được chuẩn hóa CSDL HTSDĐ ở tỷ lệ

1/50.000 sau đó thu về tỷ lệ 1/100.000 để in ấn sử dụng.
CSDL mang tính thống nhất, tập trung trên nền HTTTĐL nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý sử
dụng và bảo vệ đất (hình 3). CSDL được xây dựng là một bộ CSDL không gian với các đặc tính:
Cung cấp các loại dữ liệu không gian trong mô hình dữ liệu và ngôn ngữ truy vấn; Hỗ trợ các loại
dữ liệu không gian, lập chỉ mục không gian và các giải thuật phân tích không gian.
CSDL gồm 2 hợp phần chính:
7


- CSDL không gian, còn gọi là CSDL địa lý: dữ liệu thể hiện ở dạng bản đồ với hai dạng cấu
trúc đó là raster và vectơ. Dữ liệu không gian thường được tổ chức thành từng lớp đối tượng.
- CSDL phi không gian: số liệu được tổng hợp dưới dạng bảng biểu. Thường được dùng để
mô tả đối tượng. Để quản lý dữ liệu thuộc tính của đối tượng địa lý trong CSDL, GIS đã sử dụng
phương pháp gán các giá trị thuộc tính cho các đối tượng thông qua bảng số liệu.
Phần lớn các số liệu thu thập từ các nguồn thống kê, điều tra đều ở khuôn dạng bảng tính
EXCEL, khi nhập vào CSDL phải được chuyển đổi vào khuôn dạng xBase cho phép tổng hợp, sắp
xếp, tìm kiếm dữ liệu, đồng thời tương thích với cấu trúc liên hệ của dữ liệu thuộc tính trong CSDL
bản đồ, tạo thuận lợi cho việc kết nối CSDL bản đồ và CSDL phi không gian. CSDL phi không gian
là một hệ thống số liệu được tổ chức thành database trong MapInfo. Theo quy mô dữ liệu nó được
phân chia theo cấp hành chính để quản lý.

CSDL ĐẤT VÀ SDĐ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hình 3. Tổ chức cơ sở dữ liệu
4.4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu về phân cấp các chỉ tiêu tự nhiên
Để hoàn thiện bộ CSDL tài nguyên đất đai phục vụ cho SXNN thì việc tổng hợp và xây
dựng CSDL về phân cấp các chỉ tiêu tự nhiên cho phân hạng thích nghi đất đai với một số loại hình
sử dụng đất chính theo định hướng quy hoạch của thành phố là rất cần thiết. Đây là cơ sở, là công
cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất một cách hợp lý.

a. Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu
Các đơn vị đất đai có ranh giới cụ thể trên bản đồ và phản ánh những đặc trưng môi trường
tự nhiên. Đặc biệt cần quan tâm đến đặc điểm đất trong mối quan hệ với khả năng thích nghi cho
các loại sử dụng đất khác nhau. Các yếu tố tự nhiên được sử dụng để xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai: Các nhóm đất có điều kiện tương tự về độ dốc (đối với vùng đồi núi), địa hình tương đối (đối
với vùng đồng bằng), độ dày tầng đất mịn, thành phần cơ giới, chế độ tưới và mức độ ngập úng.
b. Phân cấp các chỉ tiêu tự nhiên
Đặc điểm của tài nguyên đất trong mối quan hệ với khả năng thích nghi cho các loại sử dụng
đất khác nhau cần phải đặc biệt quan tâm đến. Các yếu tố tự nhiên được sử dụng bao gồm: các
nhóm đất có điều kiện tương tự về độ dốc (đối với vùng đồi núi), địa hình tương đối (đối với vùng
đồng bằng), độ dày tầng đất mịn, thành phần cơ giới, chế độ tưới và mức độ ngập úng.
Trong đó:
Nhóm đất (G): 24 loại đất được gộp vào thành 17 nhóm đất (bảng 3).
8


Độ dốc (SL):
0-8o
8-15o
15-25o
> 25o

SL1
SL2
SL3
SL4

Thành phần cơ giới (C):
Cát
C1

Cát pha, thịt nhẹ C2
Thịt trung bình
C3
Thịt nặng, sét
C4

Địa hình tương đối (E):
Cao
E1
Vàn cao E2
Vàn
E3
Vàn thấp
E4
Trũng
E5
Chế độ tưới (I):
Được tưới
I1
Không được tưới
I2

Độ dày tầng đất mịn (D):
> 100 cm
D1
70-100 cm
D2
50-70 cm
D3
30-50 cm

D4
< 30 cm
D5
Mức độ ngập lụt (F):
Không bị ngập
F1
Bị ngập
F2

Bảng 3: Nhóm đất theo phân cấp chỉ tiêu tự nhiên
G1
G2

G14

- Cồn cát và bãi cát ven sông (Cb)
- Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe)
- Đất phù sa được bồi chua (Pbc)
- Đất phù sa được bồi của hệ thống sông khác (Pb)
- Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe)
- Đất phù sa không được bồi chua (Pc)
- Đất phù sa không được bồi của hệ thống sống khác (P)
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf)
- Đất phù sa glây (Pg)
- Đất phù sa úng nước (Pj)
- Đất phù sa ngòi suối (Py)
- Đất xám bạc màu (X)
- Đất xám bạc màu glây trên phù sa cổ (Bg)
- Đất thung lũng dốc tụ (D)
- Đất than bùn (T)

- Đất lầy thụt (J)
- Đất đỏ vàng trên đá cát (Fq)
- Đất đỏ vàng trên đá mắc ma axit (Fa)
- Đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ và trung tính (Fk)
- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv)
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs)

G15

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)

G16

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl)

G17

- Đất mùn vàng đỏ trên núi (Hk)

G3
G4
G5
G6
G7
G8
G9
G10
G11
G12
G13


c. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất
Mỗi loại hình sử dụng đất có những đòi hỏi về đặc điểm tính chất đất đai, và các yếu tố tự
nhiên khác nhau. Việc xác định yêu cầu sử dụng đất đai được căn cứ vào: Đặc điểm tính chất đất
đai; Yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng được thỏa mãn; Đảm bảo có hiệu quả kinh tế lâu dài;
Bảo vệ được độ màu mỡ của đất và môi trường. Ngoài ra, còn xem xét tới tập quán canh tác và các
điều kiện khác của địa phương.
Phương pháp phân hạng áp dụng theo phương pháp điều kiện giới hạn của FAO đề xuất,
mức độ thích nghi phân theo 4 cấp, trong đó: S1 (rất thích nghi); S2 (thích nghi); S3 (Ít thích nghi);
N (không thích nghi). Để khớp và thuận tiện cho việc xác định hạng, yêu cầu sử dụng đất theo các
mức độ thích nghi S1, S2, S3, N đã được thống nhất thiết lập (bảng 4).
9


Bảng 4: Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất chính
Loại hình sử
dụng đất

Chuyên lúa
(L)

Rau - màu
(RM)

Hoa - cây cảnh
(HCC)

Yếu tố
Loại đất (G)
Độ dốc (SL)

Địa hình tương đối (E)
Độ dày tầng đất (D)
Thành phần cơ giới (C)
Chế độ tưới (I)
Mức độ ngập lụt (F)
Loại đất (G)
Độ dốc (SL)
Địa hình tương đối (E)
Độ dày tầng đất (D)
Thành phần cơ giới (C)
Mức độ ngập lụt (F)
Loại đất (G)
Độ dốc (SL)
Địa hình tương đối (E)
Độ dày tầng đất (D)
Thành phần cơ giới (C)
Mức độ ngập lụt (F)

S1
G3, G4
1
2, 3, 4
1, 2, 3
3,4
1
1
2, 3, 8
1
1, 2
1, 2, 3

2
1
3, 6, 15
1
1, 2
1, 2
2, 3
1

Phân hạng thích nghi
S2
S3
G2,G8
G5,G6,G15,G16
1
2
1
5
4
5
2
1
1
1
1
1
1, 4,7
9,13,15
1
2

3
4
4
5
3
1, 4
1
2
2,7
4,8
1
2
3
4
3
4
2, 3
1, 4
1
2

N
Còn lại
3, 4
2
2
Còn lại
3, 4
5
Còn lại

3, 4
5
5
-

d. Phương pháp xác định hạng thích hợp đất đai
Mỗi tính chất đất đai sẽ có một mức thích hợp sau khi đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của
một loại sử dụng nào đó. Như vậy mỗi đơn vị đất đai trong quá trình so sánh sẽ có nhiều cấp thích
hợp riêng lẻ. Ví dụ có 7 yêu cầu sử dụng nào đó đối với mỗi loại hình sử dụng thì mỗi đơn vị đất có
tới 7 cấp thích hợp riêng lẻ.
Để xác định được cấp phân hạng chung nhất cho khả năng thích hợp của một loại hình sử
dụng đất nào đó, một trong những phương pháp được FAO đề nghị là “phương pháp kết hợp theo
điều kiện hạn chế" hay còn gọi là"lấy theo giới hạn dưới”. Cụ thể là mức độ thích hợp của 1 đơn vị
đất đai với một loại hình sử dụng là mức thích hợp thấp nhất đã được phân loại của các tính chất đất
đai. Hay nói cách khác chỉ cần 1 trong những điều kiện tự nhiên (chế độ mưa, loại đất, độ sâu ngập,
điều kiện tưới, độ dốc...) không thuận lợi thì một loại hình sử dụng đất nào đó sẽ không thực hiện
được mặc dù các điều kiện tự nhiên còn lại rất thuận lợi.
e. Kết quả thích nghi đất đai
Căn cứ vào HTSDĐ, mục tiêu của dự án quy hoạch thành phố, các loại hình sử dụng đất
được lựa chọn để đánh giá thích nghi là: Đất chuyên lúa; Đất chuyên rau và cây hoa màu; Đất trồng
hoa và cây cảnh. Kết quả đánh giá phân hạng thích nghi đất đai đối với 3 loại hình sử dụng đất trên
thì toàn thành phố Hà Nội xác định được 22 kiểu thích nghi đất đai (bảng 5). Mỗi kiểu thích nghi
đất đai có thể thích hợp với 1 hoặc nhiều loại sử dụng đất nông nghiệp. Diện tích đất ở các mức độ
thích nghi của từng loại sử dụng đất được tổng hợp ở bảng 6. Trong đó:
Đất chuyên lúa
Diện tích đất ở mức độ rất thích nghi (S1) 75.639,68 ha.
Diện tích đất ở mức độ thích nghi (S2) 14.833,96 ha, yếu tố hạn chế mức độ thích nghi này
chủ yếu là loại đất, chế độ nước tưới.
Diện tích ở mức độ ít thích nghi (S3) 33.925,63 ha, yếu tố hạn chế mức độ thích nghi này
chủ yếu do địa hình cao hoặc vàn cao, điều kiện canh tác gặp khó khăn.

10


Đất chuyên rau và cây hoa màu
Diện tích đất ở mức độ rất thích nghi (S1) là 10.625,49 ha.
Diện tích đất ở mức độ thích nghi (S2) 63.109,29 ha, yếu tố hạn chế do loại đất.
Diện tích đất ở mức độ ít thích nghi (S3) 28.925,71 ha, yếu tố hạn chế là loại đất và cấp địa
hình tương đối: địa hình cao thường khô hạn về mùa khô, địa hình thấp dễ ngập úng vào mùa mưa.
Đất trồng hoa và cây cảnh
Diện tích đất ở mức độ rất thích nghi (S1) là 10.653,57 ha.
Diện tích đất ở mức độ thích nghi (S2) 56.388,57 ha, chế độ tưới là yếu tố hạn chế lớn nhất.
Diện tích đất ở mức độ ít thích nghi (S3) 65.291,12 ha, yếu tố hạn chế do loại đất và ngập
úng vào mùa mưa.
Bảng 5: Diện tích các kiểu thích nghi đất đai
Kiểu thích nghi

Chuyên lúa

1
S1
2
S1
3
S1
4
S1
5
S2
6
S2

7
S2
8
S2
9
S2
10
S3
11
S3
12
N
13
N
14
N
15
N
16
N
17
N
18
N
19
N
20
N
21
N

22
N
Tổng cộng
Diện tích đất phi nông nghiệp
Núi đá không có rừng cây
Tổng diện tích tự nhiên

Rau - màu
S2
S2
S3
N
S1
S2
S2
S3
N
S2
S3
S1
S1
S2
S2
S2
S3
S3
S3
S3
N
N


Hoa - Cây cảnh

Diện tích (ha)

S2
S3
N
S3
S2
S2
N
S2
S3
S1
N
S1
S2
S2
S3
N
S1
S2
S3
N
S3
N

25.995,01
46,99

29,57
49.568,10
231,14
1.189,06
3.539,7
794,15
9.080,24
8.860,53
25.065,10
1.776,81
8.617,54
19.527,13
3.885,41
65,79
16,24
34,52
1.260,34
1.725,78
1.450,04
29.853,62
192.612,49
137.675,89
2.144,42
332.432,80

Bảng 6: Diện tích đất ở các mức độ thích nghi đất đai
STT
1
2
3


Loại hình sử dụng
đất
Chuyên lúa
Rau – màu
Hoa - cây cảnh

Diện tích đất theo mức độ thích nghi (ha)
S1
S2
S3
N
75.639,68
14.833,96
33.925,63
68.213,22
10.625,49
63.109,29
28.925,71
89.952,00
10.653,57
56.388,57
65.291,12
60.279,23

Tổng cộng
(ha)
192.612,49
192.612,49
192.612,49


11


Hình 4. Bản đồ thích nghi đất đai thành phố Hà Nội (thu từ bản đồ tỷ lệ 1/100.000)
4.4.3. Tích hợp cơ sở dữ liệu liên ngành
Tích hợp là chức năng quan trọng của GIS, với mục tiêu bổ sung, hợp nhất CSDL theo thể
thống nhất. Đối với CSDL tài nguyên đất đai tích hợp liên ngành thì ngoài dữ liệu đầy đủ về đất đai,
còn cần bổ sung các thông tin liên ngành bổ trợ khác (về giao thông, địa hình, địa chất, khoáng sản,
thủy văn và thảm thực vật).
Dữ liệu, thông tin từ mỗi lĩnh vực do một hoặc nhiều đơn vị chuyên môn phụ trách, do đó,
sản phẩm điều tra xử lý phục vụ công tác quản lý của mỗi ngành được lưu dưới các dạng thông tin
và dữ liệu quản lý khác nhau. Cách lưu trữ có thể ở nhiều mức khác nhau, từ dữ liệu dạng số, trong
CSDL hoặc tài liệu gốc, nguyên thủy ban đầu. Thông thường thông tin và dữ liệu của từng lĩnh vực
sẽ do các đơn vị phụ trách thông tin tư liệu của chính ngành đó lưu trữ và quản lý. Chính vì vậy,
vấ n đề đặt ra là cầ n tích hợp các thông tin để sử dụng trên quy mô tổng thể , đáp ứng những yêu cầu
toàn diện hơn mà một ngành hay lĩnh vực riêng lẻ không thể thực hiện được. Đặc biệt, việc tích hợp
CSDL còn rất có ý nghĩa khi thông tin tích hợp được quản lý dưới dạng một CSDL không gian, trên
một nền địa lý thống nhất, cho phép thực hiện phân tích các lớp dữ liệu bằng các công cụ phân tích
không gian và thể hiện kết quả dưới dạng các bản đồ, trích xuất dạng bảng biểu…
CSDL tích hợp liên ngành cung cấ p cho người dùng một cái nhìn tổ ng thể của toàn bộ dữ
liệu thuộc nhiều lĩnh vực có liên hệ với nhau trên một nề n thố ng nhấ t . Với CSDL tích hợp, chúng ta
còn thấ y sự phản ánh lẫn nhau giữa thông tin dữ liệu, cho phép kế t xuấ t nhiề u loại b áo cáo phục vụ
công tác quản lý nhà nước về TNMT một cách hiệu quả.
Ngoài lớp thông tin chính là thông tin về đất đai và HTSDĐ, các lớp dữ liệu bổ trợ về hành
chính, điểm độ cao, ranh giới, địa danh,… và các lớp tích hợp liên ngành khác về giao thông, sông
suối, địa hình, tài nguyên khoáng sản cũng được xây dựng và hoàn thiện nhằm cung cấp đầy đủ
thông tin, trợ giúp ra quyết định trong các công tác quy hoạch, sử dụng và bảo vệ tài nguyên.
4.5. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu
Các yếu tố nội dung đóng vai trò là bản đồ nền cho việc thể hiện các lớp dữ liệu chuyên

ngành khác, bao gồm:
- Cơ sở toán học;
- Thủy hệ và các đối tượng liên quan;
- Địa hình;
- Đường giao thông và các đối tượng liên quan;
12


- Dân cư và các đối tượng kinh tế, văn hoá, xã hội;
- Thực vật;
- Biên giới quốc gia, địa giới hành chính;
- Ghi chú địa danh và các ghi chú cần thiết khác.
4.5.1. Chuẩn hóa các lớp thông tin tài nguyên đất
a. Lớp thông tin hành chính
Lớp thông tin hành chính được chia thành 2 cấp: đơn vị hành chính cấp xã và đơn vị hành
chính cấp huyện. Nguồn thông tin, tư liệu gốc là bản đồ địa giới hành chính các cấp hành chính thực
hiện theo nghị định 364/CP.
Hành chính cấp xã
- Dữ liệu bản đồ hành chính cấp xã:
+ Lớp đối tượng vùng: thể hiện đơn vị hành chính của từng xã.
+ Lớp đối tượng chữ thể hiện: tên đơn vị hành chính; địa danh trong vùng.
Hành chính cấp huyện
- Dữ liệu bản đồ hành chính cấp huyện:
+ Lớp đối tượng vùng: thể hiện vùng lãnh thổ thuộc đơn vị hành chính của từng xã trên cơ
sở tổng hợp các dữ liệu bản đồ đối tượng vùng cấp huyện.
+ Lớp đối tượng chữ: thể hiện tên địa danh trong huyện.
- Dữ liệu thuộc tính hành chính cấp xã, huyện được mô tả ở bảng dưới đây:
Bảng 7: Dữ liệu thuộc tính theo đơn vị hành chính cấp xã, huyện
STT
1

2
3

Thông tin thuộc tính
Tên xã
Tên huyện
Diện tích

Tên trường
xa
huyen
dientich

Loại dữ liệu
Character
Character
Decimal

Độ rộng
30
30
(10,2)

Đơn vị
ha

b. Lớp thông tin về thổ nhưỡng
Dữ liệu bản đồ: thể hiện các khoanh đất theo phân loại phát sinh. Dữ liệu thuộc tính: các
khoanh đất có dữ liệu thuộc tính được chuẩn hóa lại theo vùng với cấu trúc thống nhất như sau:
Bảng 8: Chuẩn hóa lớp thông tin về thổ nhưỡng

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Thông tin thuộc tính
Mã loại đất
Loại đất
Độ dốc
Địa hình tương đối
Tầng dày
Thành phần cơ giới
Mức độ glây
Đá lẫn
Kết von
Diện tích khoanh đất

Tên trường
TT
KH_DAT
DDOC
DHTD
TDAY

TPCG
GLAY
DLAN
KVON
dientich

Loại dữ liệu
Integer
Character
Character
Character
Character
Character
Character
Character
Character
Decimal

Độ rộng

Đơn vị

10
4
10
4
4
4
4
4

(10,2)

ha

c. Lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất
Dữ liệu bản đồ: Lớp thông tin này gồm các đối tượng vùng thể hiện các loại hình sử dụng đất
13


theo bảng HTSDĐ.
Dữ liệu thuộc tính: các đối tượng vùng cấu trúc dữ liệu thuộc tính như sau:
Bảng 9: Chuẩn hóa lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất
STT

Thông tin thuộc tính

1
2
3
4
5

Mã liên kết đối tượng
Hiện trạng sử dụng đất
Mã hiện trạng
Tên huyện
Diện tích khoanh đất

Tên trường
ID

hientrang
MaHT
huyen
dientich

Loại dữ
liệu
Integer
Character
Character
Character
Decimal

Độ rộng

Đơn vị

60
4
40
(10,2)

ha

d. Lớp thông tin về sử dụng tài nguyên đất đai
Dữ liệu bản đồ: Lớp thông tin này quản lý các loại đối tượng dạng vùng thể hiện sự phân bố
các loại hình sử dụng đất theo tài nguyên đất (loại đất, địa hình tương đối, thành phần cơ giới lớp
đất mặt).
Dữ liệu thuộc tính: cấu trúc dữ liệu của lớp thông tin này như sau:
Bảng 10: Chuẩn hóa lớp thông tin về sử dụng tài nguyên đất

STT
1
2
3
4
5
6

Thông tin thuộc tính
Loại sử dụng đất
Mã loại sử dụng đất
Loại đất
Mã địa hình tương đối
Thành phần cơ giới
Diện tích khoanh đất

Tên trường
sudungdat
LUT
KH_DAT
DHTD
TPCG
dientich

Loại dữ
liệu
Char
Num
Character
Character

Character
Decimal

Độ rộng

Đơn vị

30
10
10
10
4
(10,2)

ha

e. Lớp thông tin về thích hợp đất đai cho canh tác nông nghiệp
Dữ liệu thuộc tính thể hiện những thông tin sau:
Bảng 11: Chuẩn hóa lớp thông tin về thích nghi đất đai
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14

Thông tin thuộc tính
Mã loại đất
Loại đất
Độ dốc
Địa hình tương đối
Tầng dày
Thành phần cơ giới
Mức độ glây
Đá lẫn
Kết von
Diện tích khoanh đất
Kiểu thích nghi đất đai
Mức độ thích nghi cho loại sử
dụng đất: hoa – cây cảnh
Mức độ thích nghi cho loại sử
dụng đất: rau – màu
Mức độ thích nghi cho loại sử
dụng đất: lúa

Tên trường
TT
KH_DAT
DDOC
DHTD
TDAY

TPCG
GLAY
DLAN
KVON
dientich
KTN

Loại dữ liệu
Integer
Character
Character
Character
Character
Character
Character
Character
Character
Decimal
Character

Độ rộng

HCC

Character

4

Raumau


Character

4

Lua

Character

4

10
4
10
4
4
4
4
4
(10,2)
4

Đơn vị

ha

14


4.5.2. Chuẩn hóa các lớp thông tin tích hợp
a. Chuẩn hóa thông tin địa hình

Dữ liệu bản đồ: thể hiện theo quy phạm hiện hành.
Dữ liệu thuộc tính: các khoanh đất có dữ liệu thuộc tính được chuẩn hóa lại các vùng theo
cấu trúc thống nhất như sau:
Bảng 12: Chuẩn hóa lớp thông tin địa hình
STT
1
2
3
4

Thông tin thuộc tính

Tên trường

Mã liên kết đối tượng
Mã loại bình đồ
Độ cao
Tên mảnh

ID
type
val
Manh

Loại dữ
liệu
Integer
Integer
Decimal
Character


Độ rộng

Đơn vị

(10,1)
30

b. Chuẩn hóa thông tin thủy văn
Bảng 13: Chuẩn hóa lớp thông tin thủy văn
STT
1
2
3

Thông tin thuộc tính

Tên trường

Chỉ số
Tên sông suối
Lưu vực

ID
Ten
Lv

Loại dữ
liệu
Integer

Character
Character

Độ rộng

Đơn vị

10
30

Các yếu tố thể hiện ở bản đồ nền và lớp thủy văn:
- Hệ thống sông suối, ao hồ
- Tên sông, suối ao hồ theo quy định
c. Chuẩn hóa thông tin khoáng sản
Dữ liệu bản đồ:
Thể hiện trên bản đồ theo quy định hiện hành: Quy định về đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra
tài nguyên khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 của Bộ TN&MT.
Dữ liệu thuộc tính: các khoanh đất có dữ liệu thuộc tính được chuẩn hóa lại các vùng theo cấu
trúc thống nhất như sau:
Bảng 14: Chuẩn hóa lớp thông tin khoáng sản
STT
1
2
3
4
5
6

Thông tin thuộc tính
Chỉ số

Tên điểm
Ký hiệu
Nguồn gốc
Trữ lượng
Quy mô

Tên trường
ID
Ten
KyHieu
NguonGoc
TruLuong
QuiMo

Loại dữ
liệu
Integer
Character
Character
Character
Character
Character

Độ rộng

Đơn vị

10
10
20

30
20

Các yếu tố thể hiện ở bản đồ nền và dữ liệu lớp khoáng sản:
- Ký hiệu các điểm mỏ theo quy định hiện hành
- Tên loại mỏ

15


4.6. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu

Hình 5. Cơ sở dữ liệu tài nguyên đất

Hình 6. Cơ sở dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất

Hình 7. Cơ sở dữ liệu về thích nghi đất đai cho
một số loại sử dụng đất

Hình 8. Cơ sở dữ liệu về giao thông

Hình 9. Cơ sở dữ liệu về thủy văn

Hình 10. Cơ sở dữ liệu về địa hình

Hình 11. Cơ sở dữ liệu về địa chất khoáng sản

Hình 12. Cơ sở dữ liệu về thảm thực vật
16



4.7. Sử dụng và quản lý cơ sở dữ liệu
CSLD được sử dụng và quản lý trực tiếp thông qua phần mềm MapInfo với các chức năng:
nhập và bổ sung dữ liệu; chuyển đổi và trích xuất dữ liệu; ngoài ra dữ liệu còn được phân tích, truy
vấn một cách nhanh chóng, chính xác qua các hàm từ đơn giản đến phức tạp.
Với bộ CSDL xây dựng được, ngoài việc quản lý và sử dụng trực tiếp bằng phần mềm
MapInfo, ta có thể ứng dụng và phát triển nó trên các phần mềm GIS chuyên nghiệp khác, bằng
cách chuyển đổi định dạng và kết hợp với các hệ quản trị dữ liệu khác để từ đó tối ưu hóa dữ liệu,
giảm dung tích lưu trữ cũng như sao lưu dưới nhiều định dạng. Các dữ liệu được chuẩn hóa và định
dạng tab file được chuyển sang dạng shape file bằng công cụ chuyển đổi của MapInfo, sau đó
chuyển vào PostgreSQL thông qua Server sẵn có và cổng nạp dữ liệu từ PostGIS. Cuối cùng thực
hiện kết nối CSDL với phần mềm GIS khác, ví dụ như với ArcMap 10.1. Sau khi kết nối xong ta có
thể tiến hành làm việc với CSDL như đối với các dữ liệu chuẩn của phần mềm.
Để tăng cường khả năng ứng dụng và phát triển CSDL, đề tài tiến hành nghiên cứu xây
dựng trang WebGIS bằng phần mềm mã nguồn mở GeoServer, từ đó, mở rộng phạm vi người dùng,
cũng như tối ưu hóa chất lượng dữ liệu.
5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
CSDL tích hợp liên ngành về tài nguyên đất, đánh giá đất đai và các thông tin bổ trợ khác
(về giao thông, địa hình, địa chất, khoáng sản, thủy văn và thảm thực vật) của thành phố Hà Nội
được xây dựng, chuẩn hóa theo hệ tọa độ VN2000, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin liên ngành
đáp ứng nhu cầu trong sản xuất cũng như trong các công tác quy hoạch, sử dụng, quản lý và bảo vệ
tài nguyên bền vững. Bộ CSDL với tính mới là sự liên kết mạnh mẽ của các thông tin liên ngành,
đặc biệt là CSDL tài nguyên đất (theo các tiêu chí phân cấp tự nhiên phục vụ công tác phân hạng
đánh giá đất đai cho SXNN) với các CSDL bổ sung khác về giao thông, địa hình, địa chất, khoáng
sản, thủy văn và thảm thực vật. Nhờ sự liên kết này mà bộ CSDL có thể trả lời được các câu hỏi
phức tạp về sử dụng đất trong các phương án quy hoạch cũng như kế hoạch sử dụng đất một cách
nhanh chóng và chính xác.
Bộ cơ sở dữ liệu được xây dựng, vận hành, lưu trữ, quản lý bằng phần mềm GIS với giao
diện thân thiện người sử dụng có thể thực hiện các thao tác phân tích không gian, tìm kiếm, truy
vấn, chỉnh sửa, bổ sung…một cách dễ dàng.

Bản đồ đất, bản đồ sử dụng đất và bản đồ thích nghi cho một số cây trồng thể hiện kết quả
phân hạng đất đai cho một số loại sử dụng đất thành phố Hà Nội tỷ lệ 1:100.000 được thành lập dựa
trên kết quả điều tra, chỉnh lý theo hệ tọa độ quốc gia VN2000. Ngoài yếu tố loại đất, trên bản đồ
đất còn có thể hiện kết quả nghiên cứu về các yếu tố tự nhiên như: độ dốc, địa hình tương đối, tầng
dày, thành phần cơ giới, đá lẫn và độ sâu glây.
Kết quả đề tài mang lại giá trị thực tiễn cao cho khu vực nghiên cứu là thành phố Hà Nội,
khi mà CSDL ban đầu của thành phố, đặc biệt là dữ liệu về HTSDĐ và tài nguyên đất không còn
thống nhất, đầy đủ và cần được cập nhật và thống nhất sau khi sáp nhập một số vùng lân cận.
Với tiềm năng lớn trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch thì bộ CSDL
là công cụ hữu ích hỗ trợ kịp thời cho các công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng và bảo vệ TNMT.
6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Tiếng Việt
 Đề tài đã xây dựng và chuẩn hóa được bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất đai và các thông
tin liên ngành bổ trợ khác (giao thông, địa hình, địa chất, khoáng sản, thủy văn và thàm thực vật)
theo hệ tọa độ VN2000. Những thông tin dữ liệu này có tính tổng hợp, dễ cập nhật, khai thác và sử
dụng, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp.
 Đề tài cũng xây dựng được bản đồ đất, bản đồ sử dụng đất và bản đồ thích nghi đất đai cho
3 loại sử dụng đất với tỷ lệ 1.100.000.
17


Tiếng Anh
 This research has built and standardized database of land resources and other
interdisciplinary informations (traffic, topography, geology, mineral, hydrography and vegetational
cover) according to VN2000 projection. These database is integrated, easy to update, exploit and
use, satisfies the land use requirements and agricutural land protection.
 Soil map, current land-use map and adaptation map for 3 main types of cultivation in 1:
100.000 scale were also established according to VN2000 projection.
PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Kết quả nghiên cứu

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký

Đạt được

1
3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả
Ghi địa chỉ
và cảm ơn
sự tài trợ
Sản phẩm
TT
của
ĐHQGHN
đúng quy
định
1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus
1.1
2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản
2.1
3 Đăng ký sở hữu trí tuệ
3.1
4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus
4.1 Nguyen Xuan Hai, Pham Thi Ha
Đã in


Nhung, Nguyen Quoc Viet,
Standardized Database Of Land
Evaluation For Agricultural
Production, ARPN Journal of
Agricultural and Biological
Science. ISSN 1990-6145. Vol. 9,
No. 7, July 2014. p. 219-225.
4.2 Nguyen Xuan Hai, Vu Van Manh,
Đã in

Nguyen Thi Bich Nguyet, Pham
Anh Hung, and Pham Thanh Van,
Study on suitability for Nang Xuan
rice variety by combination of
Hanoi soil database and
climatechange scenario, ARPN
Journal of Agricultural and
Biological Science. ISSN 19906145. Vol. 9 No. 8, August 2014.
P. 256-263.
Tình trạng
(Đã in/ chấp nhận in/ đã nộp
đơn/ đã được chấp nhận đơn
hợp lệ/ đã được cấp giấy xác
nhận SHTT/ xác nhận sử
dụng sản phẩm)

Đánh giá
chung
(Đạt,
không

đạt)

Đạt

Đạt

18


5

Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành
quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
5.1 Phạm Thị Hà Nhung, Nguyễn
Đã in

Xuân Hải, Nguyễn Quốc Việt,
Phạm Anh Hùng. Xây dựng và
quản lý cơ sở dữ liệu đất đai phục
vụ quy hoạch sử dụng đất và bảo
vệ tài nguyên đất huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Khoa học tự nhiên
và Công nghệ, Tập 30, số 4S,
2014, tr. 124-130.
6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng
6.1
7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở
ứng dụng KH&CN
7.1


Đạt

Ghi chú:
- Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự
công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>
- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp nhận nếu
có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định.
- Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo cáo.
Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất
bản.
3.3. Kết quả đào tạo
Thời gian và kinh Công trình công bố liên quan
TT
Họ và tên
phí tham gia đề tài (Sản phẩm KHCN, luận án, luận Đã bảo vệ
(số tháng/số tiền)
văn)
Học viên cao học
1 Dương Thị Thơm
06/25 triệu đồng
Luận văn
Đã bảo vệ
2 Phan Anh Tuấn
06/25 triệu đồng
Luận văn
Đã bảo vệ
3 Phạm Hùng Sơn
06/25 triệu đồng

Luận văn
Đã bảo vệ
4 Nguyễn Thị Phương Thảo 06/25 triệu đồng
Luận văn
Đã bảo vệ
5 Phạm Thị Hà Nhung
06/25 triệu đồng
01 Bài báo đăng trên tạp chí
Đã bảo vệ
ĐHQGHN, Luận văn
Ghi chú:
- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận
nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;
- Cột công trình công bố ghi như mục III.1.

19


PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
TT
Sản phẩm
Số lượng Số lượng đã
đăng ký hoàn thành
1 Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống
ISI/Scopus
2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất
bản
3 Đăng ký sở hữu trí tuệ
4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus
01

02
5 Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN,
01
01
tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa
học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt
hàng của đơn vị sử dụng
7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định
chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN
8 Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS
9 Đào tạo thạc sĩ
04
05
PHẦN V. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ
TT
A
1
2
3
4
5
6
7
8
B
1
2

Nội dung chi

Chi phí trực tiếp
Thuê khoán chuyên môn
Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..
Thiết bị, dụng cụ
Công tác phí
Dịch vụ thuê ngoài
Hội nghị, Hội thảo, kiểm tra tiến độ, nghiệm
thu
In ấn, Văn phòng phẩm
Chi phí khác
Chi phí gián tiếp
Quản lý phí
Chi phí điện, nước
Tổng số

Kinh phí
được duyệt
(triệu đồng)
420
312
10

Kinh phí
thực hiện
(triệu đồng)
420
312
10

30


30

18

18

26
24
30
30

26
24
30
30

450

450

Ghi chú

PHẦN VI. KIẾN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tổ chức thực
hiện ở các cấp): Không
PHẦN VII. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)
I. MINH CHỨNG KẾT QUẢ CÔNG BỐ
1. Nguyen Xuan Hai, Pham Thi Ha Nhung, Nguyen Quoc Viet, Standardized Database Of Land
Evaluation For Agricultural Production, ARPN Journal of Agricultural and Biological
Science. ISSN 1990-6145. Vol. 9, No. 7, July 2014. p. 219-225.

2. Nguyen Xuan Hai, Vu Van Manh, Nguyen Thi Bich Nguyet, Pham Anh Hung, and Pham Thanh
Van, Study on suitability for Nang Xuan rice variety by combination of Hanoi soil database and
climatechange scenario, ARPN Journal of Agricultural and Biological Science. ISSN 1990-6145.
Vol. 9 No. 8, August 2014. P. 256-263.
20


3. Phạm Thị Hà Nhung, Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Quốc Việt, Phạm Anh Hùng. Xây dựng và quản
lý cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên đất huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, số 4S,
2014, tr. 124-130.
II. MINH CHỨNG KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
1. Dương Thị Thơm, Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, 2012
2. Phan Đức Tuấn, Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sự biến động đất
nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, 2012.
3. Phạm Hùng Sơn, Nghiên cứu một số mô hình sử dụng bền vững đất nông nghiệp ở huyện Phú
Xuyên, Hà Nội, 2013.
4. Nguyễn Thị Phương Thảo, Nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất huyện Ba Vì cho mục tiêu phát
triển bền vững, 2014.
5. Phạm Thị Hà Nhung, Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và
bảo vệ tài nguyên đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, 2014.
III. MINH CHỨNG KẾT QUẢ KHÁC
1. Bản đồ đất thành phố Hà Nội (thu từ bản đồ tỷ lệ 1/100.000)
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Nội (thu từ bản đồ tỷ lệ 1/100.000)
3. Bản đồ thích nghi đất đai thành phố Hà Nội (thu từ bản đồ tỷ lệ 1/100.000)
4. 01 đĩa CD ghi lại Bộ cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành về tài nguyên đất được lưu trữ ở 2 định
dạng shape flie và table file trong 2 folder, với các lớp dữ liệu chính:
+ Thổ nhưỡng
+ Hiện trạng sử dụng đất

+ Phân cấp các chỉ tiêu tự nhiên và phân hạng thích nghi đất đai cho 3 loại sử dụng đất
+ Địa chất khoáng sản
+ Địa hình
+ Giao thông
+ Thủy văn
+ Thảm thực vật

Hà Nội, ngày ........ tháng........ năm .......
Đơn vị chủ trì đề tài
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)

21



×