Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CHỦ ĐỀ TRUYỆN KIỀU ( theo cv 3280 và TT26)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297 KB, 16 trang )

CHỦ ĐỀ
TRUYỆN KIỀU VÀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TRONG TRUYỆN KIỀU
Thời lượng: 8 tiết (Tiết 25-32)
- Gồm các đoạn trích: Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lấu Ngưng Bích
-Miêu tả và miêu tả nội tâm trong truyện Kiều
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức, kĩ năng.
a.Kiến thức.
+ HS biết: (trình bày được)
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Nhân vật, sự kiện , cốt truyện của Truyện Kiều.
+ HS hiểu:
- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của ND trong miêu tả nhân vật.
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của đại thi hào ND
- Cảm hứng nhân đạo của ND: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích
cụ thể. Sự đồng cảm của ND với những tâm hồn trẻ tuổi.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm.
+ HS vận dụng được:
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của ND
trong các văn bản.
- Viết đoạn văn tự sự có miêu tả và miêu tả nội tâm.
+Tích hợp: Miêu tả và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự (đoạn trích Chị em Thúy
Kiều , Kiều ở lầu Ngưng Bích)
b. Kĩ năng.
- Biết cách đọc – hiểu tác phẩm truyện thơ trung đại ( phát hiện, phân loại, cảm nhận, xây
dựng kiến thức thành hệ thống)
- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác gia văn học trung
đại.
- Nội dung lồng ghép-tích hợp: Dạy học gắn với di sản tinh thần của dân tộc.
2. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.


a. Phẩm chất.
- Yêu nước: thái độ tôn trọng những giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp của dân tộc.
- Nhân ái: tình yêu và thái độ trân trọng con người.
- Chăm chỉ: có trách nhiệm, nghiêm túc trong tìm hiểu, học tập.
b. Năng lực chung.
- Tự chủ và tự học: khai thác các nguồn thông tin về những vấn đề văn học.
- Giao tiếp và hợp tác.
- Sáng tạo: nảy Kiều, ngâm Kiều…
1


c. Năng lực chuyên biệt.
- Năng lực ngôn ngữ: giao tiếp tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ, trình bày một vấn đề trước
tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp…
- Năng lực thẩm mĩ: cảm thụ văn học.
BƯỚC II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
Các nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
của chủ đề
thấp
cao
ND1. Khái
-Những nét cơ - Những nét
- Phân tích
- Đánh giá sự
quát về tác giả bản về ND
chính về thời

khái quát giá ảnh hưởng
Nguyễn Du và - Xuất xứ và
đại, gia đình,
trị nội dung, của tác phẩm
tác phẩm
thể loại Truyện cuộc đời ND có nghệ thuật tác đối với đời
Truyện Kiều.
Kiều.
ảnh hưởng tới
phẩm.
sống văn hóa
sáng tác Truyện
tinh thần và
Kiều.
sức sống của
tác phẩm.
ND2. Chị em
-Vị trí, bố cụa
- Hiểu ý nghĩa
- Vận dụng
- So sánh bức
Thúy Kiều.
của đoạn trích. và tác dụng của hiểu biết về
chân dung của
- Nhận diện các các yếu tố nghệ thể loại, các
TV, TK.
chi tiết, hình
thuật trong việc yếu tố nghệ
- Cảm nhận
ảnh, phép tu

khắc họa hình
thuật để phân giá trị của các
từ…miêu tả
ảnh nhân vật.
tích nội dung. chi tiết, phép
chân dung nhân - Hiểu vẻ đẹp
tu từ.
vật Thúy Vân,
về ngoại hình,
- Cảm nhận
Thúy Kiều.
tài năng, phẩm
vẻ đẹp của
chất của nhân
những câu thơ
vật.
đặc sắc, vẻ
đẹp chân
dung nhân
vật.
ND 3. Kiều ở
-Vị trí, bố cục
- Hiểu ý nghĩa
- Vận dụng
- So sánh bức
lầu Ngưng
của đoạn trích. và tác dụng của hiểu biết về
tranh thiên
Bích.
- Nhận diện các các yếu tố nghệ thể loại, các

nhiên trong 4
chi tiết, hình
thuật trong việc yếu tố nghệ
dòng thơ đầu
ảnh, phép tu
tái hiện bức
thuật để phân và 6 dòng
từ…miêu tả
tranh thiên
tích nội dung. cuối.
thiên nhiên,
nhiên, sinh
- Cảm nhận
miêu tả nội tâm hoạt.
giá trị của các
nhân vật Thúy
- Hiểu vẻ đẹp
chi tiết, phép
Kiều.
của thiên
tu từ.
nhiên,nét đẹp
- Cảm nhận
trong sinh hoạt
vẻ đẹp của
2


văn hóa tinh
thần.


ND 4. Tích hợp
miêu tả, miêu tả
nội tâm trong
văn bản

-Nhận diện
được miêu tả ,
miêu tả nội tâm
trong các đoạn
trích Truyện
Kiều
-Nhận diện các
hình thức sinh
hoạt tập thể

-Hiểu ý nghĩa,
tác dụng của
miêu tả, miêu tả
nội tâm trong
đoạn trích

những câu thơ
đặc sắc, vẻ
đẹp của thiên
nhiên.
- Trình bày
cảm nhận sâu
sắc sau khi
học xong chủ

đề.
-Vận dụng
viết đoạn văn
miêu tả, miêu
tả nội tâm

ND 5. Sinh
- Hiểu các làm - Thực hiện
- Trình bày
hoạt tập thể
được các
cảm nhận sâu
hình thức nảy
hình thức
sắc sau khi
Kiều, ngâm
sinh hoạt tập học xong chủ
Kiều, viết kịch
thể
đề.
bản và biểu
diễn…
III. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHO CÁC CẤP ĐỘ MÔ TẢ .
A.Câu hỏi nhận biết.
1, Những thông tin cơ bản về ND và Truyện Kiều?
2, Dựa vào diễn biến cốt truyện hãy xác định vị trí các đoạn trích?
3, Nêu bố cục đoạn trích?
4, Để miêu tả hai chị em Thúy Kiều tác giả đã sử dụng những hình ảnh, từ ngữ nào?
5, Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả TV, TK?
6, Tài năng của TK được miêu tả như thế nào?


B. Câu hỏi thông hiểu:
1, Em hiểu thế nào là mai cốt cách, tuyết tinh thần?
2, Em có nhận xét gì về cách tả người của Nguyễn Du?
3, Em hiểu thế nào về câu thơ Kiều càng sắc sảo mặn mà?

C. Câu hỏi vận dụng .
1, Khi miêu tả TK, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng của nghệ thuật
ấy?
2, Qua đó ta thấy TK là người như thế nào?
3, Miêu tả vẻ đẹp của TK bằng lời văn của em?
4, Bút pháp miêu tả TK có điểm gì khác so với cách miêu tả Thúy Vân?
3


5, Cảm nhận bức tranh thiên nhiên và tâm trạng 8 câu cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng
Bích?
6, Cảm nhận sâu sắc nhất của em sau khi học xong Truyện Kiều?
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ.
Các nội dung của
Thời lượng
GV chuẩn bị
chủ đề
(Tiết)
ND1. Khái quát về
60 phút
- Máy chiếu, máy
tác giả Nguyễn Du
tính, tư liệu về
và tác phẩm Truyện

Nguyễn Du
Kiều.
ND2. Chị em Thúy
Kiều.

90 phút

ND 3. Kiều ở lầu
Ngưng Bích.

90 phút

ND 4. Tích hợp
miêu tả, miêu tả nội
tâm trong văn bản

60 phút

ND 5. Sinh hoạt tập
thể hình thức nảy
Kiều, ngâm Kiều,
viết kịch bản và
biểu diễn…

45 phút

HS chuẩn bị

- Soạn bài, bảng
phụ. Tìm đọc thông

tin về tác giả Nguễn
Du và Truyện Kiều.
Tóm tắt truyện
Máy chiếu, máy tính, - Soạn bài, bảng
tìm hiểu nghệ thuật phụ.
ước lệ, nội dung
đoạn trích
Máy chiếu, máy tính, - Soạn bài, bảng
tìm hiểu nghệ thuật phụ.
tả cảnh ngụ tình
Máy chiếu, máy tính,
tìm hiểu nghệ thuật
miêu tả và miêu tả
nội tâm trong đoạn
trích Truyuện Kiều
-Máy chiếu, máy
tính, một số hình
thức sinh hoạt tập
thể
- Văn bản: Truyện
Kiều của Nguyễn
Du.(để bói Kiều)

- Soạn bài, bảng
phụ.

-Tham gia các hoạt
động.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ.

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
- Thời gian: 5 phút.
- Phương pháp và kĩ thuật áp dụng: thuyết minh, vấn đáp, thuyết trình.
- Năng lực: sử dụng ngôn ngữ.
4


-GV chiếu một số hình ảnh về Nguyễn Du, sông Lam, núi Hồng Lĩnh
? Những hình ảnh trên gợi nhắc đến nhà thơ nào?
-GV giới thiệu bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
- Thời gian: khoảng từ 300 phút
- Phương pháp : thuyết trình, đọc diễn cảm, nhập vai…
-Kĩ thuật: độngnão, KWL, tương tác, phản biện, 3-2-1
HĐ 1. Khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
-Thời gian:60 phút.
-Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, nhóm.
-Kĩ thuật: KTB, tương tác, phản biện, 3-2-1

5


Bước 1: Giao nhiệm vụ.(thực hiện trong 1 tiết)
- GV tổ chức cho HS thảo luận để xác định nội dung trong chủ đề.
1. ND 1: Khái quát về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều.
2. ND 2:Chị em Thúy Kiều.
3. ND3: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
4. ND 4: Miêu tả và miêu tả nội tâm trong Truyện Kiều
5. ND 5: Sinh hoạt tập thể hình thức nảy Kiểu, ngâm thơ, viết kịch bản và biểu diễn…

- Thành lập nhóm
- Giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn cụ thể cho từng nhóm.
1.ND 1: Khái quát về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều.
+ Thông tin về Nguyễn Du:
- Thân thế.
- Gia đình
- Thời đại.
- Sự nghiệp văn học.
+ Tác phẩm Truyện Kiều:
- Thể loại.
- Xuất xứ
- Bố cục.
- Nội dung
- Nghệ thuật.
2. ND 2:Chị em Thúy Kiều.
- Chân dung khái quát của hai nằng.
- Hình ảnh Thúy Vân
- Hình ảnh Thúy Kiều
3. ND:3 Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Khung cảnh lầu Ngưng Bích và tâm trạng Kiều khi bị giam lỏng.
- Nỗi nhớ của Kiều.
- Bức tranh tâm cảnh.
4. ND 4: Miêu tả và miêu tả nội tâm trong Truyện Kiều
5. ND 5: Sinh hoạt tập thể hình thức nảy Kiểu, ngâm thơ, viết kịch bản và biểu diễn…
- Nảy Kiều
- Ngâm Kiều
- Viết kịch bản và biểu diễn.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
Thực hiện trên lớp học.

Thời
HĐ của GV và HS
Nội dung
lượng
60
HĐ 1. Khái quát về tác giả I. Nguyễn Du:
phút.
Nguyễn Du và tác phẩm Truyện 1. Cuộc đời:
Kiều.
- Tên chữ: Tố Như. Tên hiệu: Thanh
6


-Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV gọi HS lên bảng trình bày
hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp
sáng tác của ND.
* GV nhấn mạnh những yếu tố có
ảnh hưởng đến sáng tác của ND.

Hiên.
- Quê: làng Tiên Điền, huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm
quan, có truyền thống về văn học.
- Nguyễn Du sinh ra và lớn lên vào
cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19, đây là
thời kì XH có nhiều biến động dữ dội:
XHPK khủng hoảng sâu sắc...
=> Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ

đến tình cảm, nhận thức, cuộc đời, sự
nghiệp của Nguyễn Du.
2. Con người.
- Có kiến thức sâu rộng.
- Có vốn sống phong phú và niềm
cảm thông sâu sắc với những đau khổ
của nhân dân
- là một thiên tài văn học, một nhà
nhân đạo chủ nghĩa lớn, một danh
nhân văn hóa thế giới.
3. Sự nghiệp văn học :
-Tác phẩm chữ Hán: ba tâp thơ gồm
243 bài.
- Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều;
Văn chiêu hồn.
II. Truyện Kiều.
- Gọi HS trình bày hiểu biết về tác 1. Nguồn gốc:
phẩm.
+ Nguồn gốc, thể loại
-“Truyện Kiều” không phải do
+Tóm tắt
Nguyễn Du hoàn toàn sáng tạo ra mà
+ Giá trị nội dung và nghệ thuật.
được sáng tác dựa trên cốt truyện
- GV đánh giá chung kết quả thực “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh
hiện nhiệm vụ tìm hiểu và giới Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
thiệu về tác giả, tác phẩm.
-“Truyện Kiều còn có tên khác:
- GV tổng hợp chung, lấy VD minh “Đoạn trường tân thanh”.
họa để làm sáng tỏ những giá trị đó - Là truyện thơ viết bằng chữ Nôm

của Truyện kiều.
theo thể lục bát.
- GV liên hệ với tục bói Kiều ở 2. Thể loại; Truyện thơ Nôm bao gồm
miền Bắc.( dạy học gắn với di sản 3254 câu thơ lục bát
tinh thần của dân tộc)
3. Tóm tắt:
- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước.
- Phần 2: Gia biến và lưu lạc.
7


- Phần 3: Đoàn tụ
4. Giá trị:
a) Nội dung:
- Giá trị hiện thực:
+ Bức tranh hiện thực về XHPK bất
công đã chà đạp lên quyền sống con
người.
+ Số phận bất hạnh của người phụ nữ
tài hoa, đức hạnh trong XHPK.
- Giá trị nhân đạo:
+ Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tài năng,
hình thức, tâm hồn con người
+ Lên án chế độ XHPK vô nhân đạo.
+ Cảm thương trước số phận bi kịch
của con người.
+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân
phẩm, ước mơ, khát vọng của con
người.
b) Nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ lục bát thành thạo,
điêu luyện. 3254 câu thơ lục bát mà
câu nào cũng đúng luật, đúng cách
gieo vần
- Ngôn ngữ:
+ Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đạt
tới đỉnh cao thể hiện sự giàu đẹp của
tiếng Việt
- Nghệ thuật xây dựng và miêu tả
nhân vật bậc thầy.
- Miêu tả thiên nhiên độc đáo.
90 phút

HĐ 2. Chị em Thúy Kiều.
-Chuyển giao nhiệm vụ học tập qua
hệ thống câu hỏi: nhận biết, hiểu
biết, vận dụng.
H. Để miêu tả hình ảnh hai chị em
Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng
những hình ảnh nào? Ý nghĩa của
những hình ảnh ấy?
Cách miêu tả của nhà văn có gì độc
đáo?
H. Qua những câu thơ trên em cảm
nhận được gì về vẻ đẹp của 2 chị
8

- Xuất xứ: trích phần I: Gặp gỡ và
đính ước, từ câu 15 đến câu 38.
1. Vẻ đẹp chung của chị em Thúy

Kiều.
- Hoàn hảo mười phân vẹn mười
- Bút pháp ước lệ tượng trưng.
 Đẹp duyên dáng thanh cao.


90 phút

em Thúy Kiều?
* Gv chốt kiến thức.
- Yêu cầu HS đọc đoạn tả Thúy
Vân.
H. Khi miêu tả Thúy vân, tác giả đã
sử dụng những hình ảnh nào? Bút
pháp nghệ thuật? Tác dụng?
- GV bình, chuyển ý.
H. Tại sao ND tả Thúy Vân trước?
Tác giả có dụng ý gì?
- GV giới thiệu thủ pháp đòn bẩy.
H. Nhận xét về số câu tả Thúy
Kiều?
Em hiểu thế nào về câu: Kiều càng
sắc sảo mặn mà?
H. ND đã gợi tả vẻ đẹp của Thúy
Kiều bằng những hình ảnh ước lệ
nào?
H. Bút pháp miêu tả Thúy Kiều có
điểm gì khác so với cách tả Thúy
Vân?
- GV yêu cầu HS phân tích cụ thể

bút pháp này.
H. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của
Thúy Kiều?
THẢO LUẬN
- So sánh chân dung của các nhân
vật trong Truyện Kiều và Kim Vân
Kiều truyện để thấy tài năng sáng
tạo của ND.
- Có bạn phát hiện: đoạn trích có
kết cấu vòng tròn rất hợp lí. Em
hãy chứng minh điều đó là đúng?
H. Cảm hứng nhân đạo của tác
phẩm được thể hiện như thế nào
qua đoạn trích?
* Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ tìm hiểu văn bản, khả
năng cảm thụ văn bản của HS.
HĐ 3 . Kiều ở lầu Ngưng Bích.
-Chuyển giao nhiệm vụ học tập qua
hệ thống câu hỏi: nhận biết, hiểu
9

2.Vẻ đẹp của Thúy Vân.
- Khuôn trăng, nét ngài
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu
da
Vẻ đẹp đầy đặn sang trọng, duyên
dáng, đoan trang, quý phái, thiên
nhiên phải nể phục.
3.Vẻ đẹp của Thúy Kiều.

- Sắc sảo, mặn mà
- Làn thu thủy, nét xuân sơn
- hoa ghen, liễu hờn
- Nghiêng nước nghiêng thành.
- Thông minh, thi họa, ca ngâm,
đàn…
 Tài sắc vẹn toàn, tuyệt thế giai
nhân.

- Xuất xứ: trích phần II: Gia biến và
lưu lạc, từ câu 1033 đến câu 1054.


biết, vận dụng.
H. Em hãy kể tóm tắt các sự việc
trong phần trước của đoạn trích?
H. Bố cục của đoạn trích?
- Yêu cầu HS đọc 6 câu đầu.
H. Khung cảnh thiên nhiên trước
lầu Ngưng bích được tg tái hiện
qua hình ảnh nào?
H. không gian, thời gian, cảnh vật
ấy được miêu tả bằng từ ngữ và bút
pháp nào?
H. bút pháp miêu tả thiên nhiên ở
đây có gì khác với cách miêu tả
thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh
ngày xuân?
H. Qua đó em cảm nhận như thế
nào về không gian thiên nhiên ở lầu

Ngưng Bích?
H. Tâm trạng Kiều được thể hiện
qua chi tiết nào? Đó là tâm trạng
gì?
* Gv bình nâng cao.
- Gọi HS đọc 8 câu tiếp theo.
H. Trong cảnh ngộ của mình, Kiều
nhớ tới ai? Nỗi nhớ của nàng được
diễn tả theo trình tự nào?
H. vì sao Kiều nhớ Kim Trọng
trước khi nhớ cha mẹ?
THẢO LUẬN NHÓM.
- Nỗi nhớ thương người yêu, cha
mẹ của Tk được tái hiện như thế
nào?
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Yêu cầu Hs thảo luận, trình bày,
bổ sung.
H. Bình chữ tưởng ( tưởng người
dưới nguyệt chén đồng)?
H. Câu Bên trời góc…bao giờ cho
phai diễn tả điều gì?
H. Em hiểu gì về tâm trạng TK khi
nhớ tới người yêu? Cho thấy nàng
là người thế nào?
10

1. Khung cảnh lầu Ngưng Bích và
tâm trạng Thúy Kiều.
 Cảnh vật hiện ra bao la, mênh

mông, hoang vắng xa lạ và cách biệt.
 Cảnh ngộ cô đơn, tủi hổ, cay đắng
đáng thương.

2.Nỗi nhớ của Kiều.
+ Nhớ Kim Trọng.
- Tưởng người dưới nguyệt chén
đồng.
+ Nhớ cha mẹ.
Thành ngữ, điển tích, điển cố, ngôn
ngữ độc thoại nội tâm.
 Thủy chung, hiếu thảo, đáng trân
trọng.


H. bình chữ xót ( Xót người tựa cửa
hôm mai)?
H. Nhận xét nghệ thuật dùng từ của
ND?
H. Qua nỗi nhớ cha mẹ, em hiểu
Kiều là người như thế nào?
* Gv đọc 8 câu cuối.
H. tìm những hình ảnh được tác giả
sử dụng để tái hiện tâm trạng TK?
H. Những yếu tố nghệ thuật nào
được sử dụng trong đoạn thơ? Tác
dụng?
* Gv lưu ý : mỗi cặp câu thơ là một
tâm trạng của Kiều  Tả cảnh ngụ
tình.

H. Em cảm nhận thế nào về bức
tranh thiên nhiên và tâm trạng của
Kiều?
* Gv chốt kiến thức, chuyển giao
nhiệm vụ.
60 phút

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ :
Cho HS thảo luận theo kĩ thuật
KTB
?Đọc đoạn trích “Chị em Thúy
Kiều”,
Kiều ở lầu Ngưng Bích” Đoạn trích
kể về việc gì?
? Chỉ ra những yếu tố miêu tả trong
đoạn trích? Các chi tiết miêu tả ấy
nhằm thể hiện những đối tượng
nào?
? Kể lại nội dung đoạn trích? (Dựa
vào nội dung sách giáo khoa)
? So sánh đoạn vừa kể với nội dung
đoạn trích?
? Qua đó em rút ra nhận xét gì về
vai trò của yếu tố miêu tả trong văn
bản tự sự?
? Đọc ghi nhớ trong SGK?
? Giả sử bỏ hết nhân vật và sự việc
thì đoạn văn trên như thế nào? Hãy
11


3.Nỗi buồn của Kiều.
- Điệp ngữ: buồn trông
- từ láy, câu hỏi tu từ, đảo trật tự từ…
- Độc thoại nội tâm
- Tả cảnh ngụ tình.
 bức tranh tâm cảnh buồn, cô đơn, lẻ
loi, hãi hùng…

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn
bản tự sự.
1. Ví dụ: Truyện Kiều
2. Nhận xét :
- Sử dụng những yếu tố miêu tả

- Sinh động hấp dẫn

3. Ghi nhớ :sgk
- Miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật,
nhân vật và sự việc làm cho câu
chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm.


rút ra kết luận về điều đó?
? Em đã được học văn bản nào có
sử dụng yếu tố MT và TS?
? Qua đây em rút ra bài học gì
trong khi kể chuyện?
Bước 4: Kết luận, nhận định
*GVKL và chuyển ý
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ

? Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn
trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
GV: Hướng dẫn trả lời các câu hỏi,
thống nhất các ý kiến tại bảng phụ
GV: Hướng dẫn HS thảo luận
nhóm
- HT: thảo luận theo dăy bàn
- Thời gian: 10 phút
- Yêu cầu
Dãy 1:
? Tìm những câu thơ tả cảnh trong
đoạn trích? Dấu hiệu nào cho thấy
đây là những câu thơ miêu tả cảnh
sắc bên ngoài? Cảnh vật thiên
nhiên ở 2 đoạn hiện ra như thế nào?
? Những câu thơ tả cảnh có mối
quan hệ như thế nào với việc thể
hiện tâm trạng Kiều?
Dãy 2:
? Tìm những câu thơ miêu tả nội
tâm Kiều? Dấu hiệu nào cho thấy
đây là những câu thơ miêu tả nội
tâm?
? Yêu cầu học sinh đại diện các
nhóm trả lời?
Bước 4: Kết luận, nhận định
* GV chốt lại nội dung thảo luận
của các nhóm.
* GV nhận xét, chấm điểm hoạt
động nhóm và cá nhân.

? Vậy miêu tả ngoại cảnh và miêu
tả nội tâm khác nhau như thế nào?
GV: chiếu lên máy bảng so sánh
12

II. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm
trong văn tự sự
1. Ví dụ: sgk
* Đoạn trích Kiều Ngưng Bích.
2. Nhận xét:
+ Miêu tả cảnh:
-> Cảnh TN buồn, hoang vắng...
+ Miêu tả tâm trạng Kiều.
→ Tâm trạng Thuý Kiều: bẽ bàng,
buồn khổ, nhớ người yêu nhớ cha mẹ.


? Nội tâm là gì? Thế nào là miêu tả
nội tâm?
GV lưu ý: Sự phân biệt giữa miêu
tả cảnh sắc TN và miêu tả nội tâm
chỉ là tương đối vì trong miêu tả
cảnh TN đó gửi gắm tình cảm cuả
nhân vật và ngược lại trong miêu tả
nội tâm cũng có yếu tố ngoại cảnh 3. Ghi nhớ: sgk
đan xen: Buồn trông cửa bể chiều
hôm thì khó cs thể phân biệt được
đâu là cảnh và đâu là tình được
- Người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ?

? Vậy miêu tả nội tâm có tác dụng
như thế nào đối với việc khắc hoạ
nhân vật trong văn tự sự?
- GV kết luận.
? Tóm lại, thế nào là miêu tả nội
tâm trong văn tự sự? Có mấy cách
miêu tả và tác dụng của nó?
? Đưa một số sự việc xảy ra , em có
thể sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm?
- Một số văn bản tự sự sử dụng yếu
tố miêu tả nội tâm
+ Lão Hạc, Làng, Lặng lẽ Sa Pa.
? Đọc ghi nhớ.
HĐ 5. Sinh hoạt tập thể.
-HS biểu diễn theo tổ, nhóm
- Khen ngợi, trao thưởng
? Cảm nhận sâu sắc nhất sau khi
học chủ đề?
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
- Thời gian: khoảng từ 45 phút
- Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình.
- Kĩ thuật: động não, hoạt động nhóm.
Hoạt động của Thầy và Trò
Bài 1: Cho câu thơ:

Chuẩn KT-KN cần đạt

Luyện tập.
Bài 1 .
"Vân xem trang trọng khác vời"

a,
a, Hãy chép tiếp 3 câu thơ tiếp b, Biện pháp ước lệ tượng trưng trong câu thơ
13


theo.
b, Phân tích biện pháp nghệ thuật
sử dụng trong câu thơ: "Hoa cười
ngọc thốt đoan trang".
c, Viết đoạn văn theo phương thức
quy nạp (10 câu) nêu cảm nhận về
vẻ đẹp của Thúy Vân trong đoạn
trích vừa chép thơ. Trong bài viết
có sử dụng lời dẫn trực tiếp và
phép nối.

-GV nhận xét, chốt kiến thức

Bài 2.
Phân tích hình ảnh ẩn dụ:
"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế
ngồi"

-GV chốt kiến thức, nhấn mạnh
nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

“Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. Vẻ đẹp của
Vân được so sánh với những điều đẹp đẽ nhất
của tự nhiên: hoa, ngọc.

Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp nền nã, hiền
dịu, quý phái.
c, Gợi ý viết: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân
- Câu thơ mở đầu đoạn khái quát vẻ đẹp
của nhân vật, hai chữ “sang trọng” gợi vẻ cao
sang, quý phái.
- Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, vẻ đẹp của
Vân được so sánh với những thứ cao đẹp nhất
trên đời trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.
+ Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ
khuôn mặt tới làn da, mái tóc, nụ cười, giọng
nói.
- Tác giả sử dụng những từ ngữ trau chuốt,
chọn lọc: khuôn mặt phúc hậu, đầy đặn, tươi
sáng như trăng tròn.
- Chân dung Thúy Vân là chân dung mang
tính cách số phận. Vân đẹp hơn những vẻ đẹp
trong tự nhiên. Vẻ đẹp của nàng khiến tự
nhiên “thua”, “nhường” dự báo cuộc đời êm
đềm, không sóng gió.
Bài 2 .
- Nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập.
Một cơn “gió cuốn mặt duềnh” là sự tưởng
tượng của Kiều trước thực tại mù mịt, chênh
vênh của Kiều.
- Âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” ấy chính
là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão
táp đã, đang ập xuống cuộc đời nàng và còn
tiếp tục đè lên kiếp người đè nặng lên trong
xã hội phong kiến cổ hủ, bất công.

- Tất cả những đợt sóng đang gầm thét trực
chờ nhấn chìm Kiều, nàng không chỉ buồn mà
là sợ, kinh hãi trước khi rơi vào vực thẳm một
cách bất lực.
Nỗi buồn đã lên tới đỉnh điểm khiến Kiều
thực sự tuyệt vọng.Cảnh vật được nhìn thông
qua lăng kính tâm trạng của Kiều “Cảnh nào
14


cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui
đâu bao giờ”.
Bài 3.
Thuật lại đoạn trích Kiều ở lầu
Ngưng Bích bằng văn xuôi, chú ý
miêu tả nội tâm của Kiều.
-Thu giấy nháp của hs
- Chấm nhanh một vài bài
-Nhận xét
Chốt kiến thức về miêu tả nội tâm
trong văn bản tự sự.

Bài 3.
Thuật lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của Kiều

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
- Thời gian:khoảng từ 40 phút
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, viết sáng tạo.
- Kĩ thuật: động não, tương tác, phản biện, 3-2-1.

Gv yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi sau:
H. Cảm nhận sâu sắc nhất của em sau khi học xong chủ đề Truyện Kiều của Nguyễn Du?
- Dùng KT đã học để giải quyết các BT TN hoặc tự luận
- Biểu diễn ngâm thơ, kịch...
*Cách thức tiến hành hoạt động.
- Cá nhân, nhóm báo cáo, trình bày kết quả bài làm, sản phẩm biểu diễn
Sinh hoạt tập thể
- HS biểu diễn theo tổ, nhóm
- Khen ngợi, trao thưởng
H. Cảm nhận sâu sắc nhất sau khi học Chủ đề?
? Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Thúy Kiều?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
-Thời gian: khoảng từ 7 phút.
*Hướng dẫn về nhà:
- Sưu tầm, ghi chép, học thuộc một số đoạn trích tiêu biểu trong Truyện Kiều: đọc thêm:
Cảnh ngày xuân, Mã Giám Sinh mua Kiều, Thúy Kiều báo ân báo oán.
- Vị trí, bố cục của đoạn trích.
- Nhận diện các chi tiết, hình ảnh, phép tu từ…miêu tả thiên nhiên, lễ hội.
- Hiểu ý nghĩa và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong việc tái hiện hình ảnh nhân
vật.
- Hiểu vẻ đẹp của nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng hiểu biết về thể loại, các yếu tố nghệ thuật để phân tích nội dung.
- Đọc Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
15


*. Cách thức tiến hành hoạt động.
- Đọc sách, tra cứu In-ter-net
- Hỏi người lớn, thầy cô
- Gv khái quát lại chủ đề.

*Soạn bài: Thuật ngữ.
VI. PHỤ LỤC VÀ ĐIỀU CHỈNH.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
===============***===============

16



×