Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề cương ôn tập môn phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.04 KB, 12 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Nhóm 8
Câu 4: Các bộ phận hợp thành để chứng minh cho 1 giả thuyết khoa học?
Các bộ phận hợp thành để chứng minh cho 1 giả thuyết khoa học gồm 3 bộ phần hợp
thành: luận điểm (giả thuyết khoa học), luận cứ, phương pháp.
+ Luận điểm là điều cần chứng minh cho một nghiên cứu khoa học.
+ Luận cứ là những bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm.
+ Phương pháp là cách thức được sử dụng để tìm kiếm luận cứ và tổ chức luận cứ để
chứng minh luận điểm.

Câu 5: : Nêu các bước trong quy trình nghiên cứu 1 đề tài khoa học? Trong đó,
bước nào là quan trọng nhất, vì sao?
Bước 1 : Thiết lập sự kiện
Bước 2: Lựa chọn đề tài
Bước 3: Xây dựng đề cương nghiên cứu
Bước 4: Lập kế hoạch nghiên cứu
Bước 5: Thu thập và xử lý thông tin
Bước 6: Viết báo cáo và công bố kết quả nghiên cứu .
Trong đó bước thu thập và xử lý thông tin là quan trọng nhất .Vì đó không phải là công
việc chỉ làm 1 lần hay chỉ là 1 quá trình đơn tuyến, mà được lặp đi lặp lại nhiều lần với
nhiều mức độ và mục đích khác nhau.

Câu 6: Hãy nêu hạn chế của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi?Cho ví dụ?
 Nếu không được khuyến khích đúng cách người được khảo sát thường không đưa
ra những câu trả lời chính xác và chân thật.


 Những người được hỏi có thể cảm thấy không thoải mái khi phải cung cấp các
thông tin mang tính cá nhân hoặc các liên quan đến các vấn đề nhạy cảm.
 Câu trả lời của đối tượng khảo sát có thể thiếu chính xác vì họ không nhớ rõ vấn


đề hoặc đơn giản là cảm thấy nhàm chán với cuộc khảo sát.
 Các câu hỏi đóng có thể mang lại thông tin ít có giá trị hơn các loại câu hỏi khác.
 Lỗi dữ liệu có thể xảy ra khi người được khảo sát không trả lời đầy đủ tất cả các
câu hỏi. Nguyên nhân là do sự khác nhau trong đặc điểm của tập mẫu người chọn
trả lời và không trả lời câu hỏi.
 Mỗi người khảo sát có thể hiểu các lựa chọn trả lời theo cách khác nhau, từ đó
dẫn đến sự thiếu chính xác trong dữ liệu thu thập được. Ví dụ, câu trả lời “khá
đồng ý” có thể được hiểu khác nhau tùy vào chủ đề và đối tượng trả lời.
 Khảo sát tùy chỉnh có thể có khả năng mắc một số loại lỗi nhất định
Câu 7: Trình bày cấu trúc cơ bản của đề cương nghiên cứu khoa học.
1. Lý do (hay tính cấp thiết) chọn đề tài.
- Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhu cầu công tác... Lý do giải đáp câu hỏi: Tại sao NC đề
tài này?
- Cần làm rõ các nội dung: phân tích sơ lược lịch sử vấn đề NC của các công trình đi
trước, điểm mạnh, điểm yếu, những điểm cần bổ sung, hoàn thiện.. nhằm chứng minh
không có sự trùng lặp đề tài và kq NC.
2. Mục đích nghiên cứu (nhằm vào cái gì?)
3. Giả thuyết nghiên cứu.
Giả thuyết là một mô hình giả định; một dự đoán về bản chất sự vật do người NC
đưa ra nhằm chứng minh hoặc bác bỏ.
Giả thuyết phải đạt yêu cầu sau: có tính thông tin, có khả năng giải thích sự kiện; có
thể kiểm chứng bằng thực nghiệm
4. Đối tượng nghiên cứu. (nc cái gì?)
5. Mục tiêu nghiên cứu. (làm cái gì?)
Mục tiêu là cụm từ chỉ những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong khuôn
khổ đối tượng nghiên cứu. Thực chất là phân tích chi tiết đối tượng nghiên cứu.
- Mô tả thực trạng
-Xác định các yếu tố ảnh hưởng



-Các giải pháp phát huy vai trò trung tâm KT
6. Phương pháp nghiên cứu (chương 4)
Sử dụng phương pháp nào?
Viết phương pháp nên viết cho từng mục tiêu. Có bao nhiêu mục tiêu chuyên biệt
thì cần có bấy nhiêu phương pháp tương thích.
7. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, thời gian, quy mô, nội dung nc
8. Dự kiến đóng góp của đề tài
Câu 8: Trình bày cách đặt tên đề tài. Lấy ví dụ và phân tích ví dụ
CẤU TRÚC
Đối tượng nghiên
cứu
Gỉa thuyết khoa học

VÍ DỤ
"Cấu trúc câu tiếng Lào"

"Phông lưu trữ Uỷ ban Hành chính Hà Nội (1954-1975) - nguồn
sử liệu chữ viết nghiên cứu lịch sử thủ đô”

Mục tiêu nghiên cứu "Đặc điểm khu hệ thú Ba Vì"

Mục tiêu phương
tiện

"Chuyển hoá phế liệu ligno-xenluloza nhờ nấm sợi bằng phương
pháp lên men rắn"

Mục tiêu môi
trường

Mục tiêu+Phương
tiện+Môi trường

"Đặc trưng sinh học về sự phát triển cơ thể và sự sinh đẻ của phụ
nữ nông thôn Đồng bằng Bắc bộ"
"Sử dụng kỹ thuật kích hoạt nơtron để khảo sát sự phân bố của
nguyên tố đất hiếm trong một số khoáng vật VN"

Câu 9: : Hãy nêu các công việc chuẩn bị và cấu trúc logic của một buổi thuyết
trình.


Công việc chuẩn bị:
+ Xác định rõ mục tiêu báo cáo ( tính cấp thiết của vấn đề; nội dung nghiên cứu gồm
những gì?; Kết quả chính đề tài dự kiến mang lại?).
+ Phác thảo đề cương báo cáo (trình tự sắp xếp các ý báo cáo; trình bày lần lượt hay
lồng ghép…)
+ Chuẩn bị phần mở đầu thật hiệu quả (nên đặt câu hỏi gợi mở nội dung. Tránh nói
vòng vo; ….).
+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học (văn phong ở thể bị động để thể hiện tính khách quan
của kết quả)….
Cấu trúc logic của thuyết trình gồm 4 phần:
1.
2.
3.
4.

Vấn đề thuyết trình
Luận điểm thuyết trình
Luận cứ thuyết trình

Phương pháp thuyết trình

Câu 10: Hãy trình bày qui chuẩn cấu trúc của một bài báo khoa học?
Phần 1: Mở đầu
- Lý do của nghiên cứu
- Ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của nghiên cứu
Phần 2: Lịch sử nghiên cứu
- Mô tả sơ lược quá trình nghiên cứu, các thành tựu nghiên cứu, các thành tựu
nghiên cứu của công trình trước đó
- Những vấn đề ( câu hỏi) đang tồn tại trong nghiên cứu và vấn đề được tác giả
đề cập trong công trình nghiên cứu của mình
Phần 3: Phương pháp và luận cứ chứng minh
- Cơ sở lý luận, tức các luận cứ lý thuyết và phương pháp được sử dụng
- Các luận cứ thực tiễn, thực nghiệm…
Phần 4: Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu
- Nêu các kết quả chính đạt được trong nghiên cứu


- Độ chính xác của các kết quả. Những hạn chế và khả năng chấp nhận kết quả
Phần 5: Kết luận và khuyến nghị
+ Đánh giá tổng hợp các kết quả thu được, khẳng định tính đúng đắn của luận
điểm chứng minh, ghi nhận những đóng góp về lý thuyết, dự kiến khả năng áp
dụng…
- Các khuyến nghị bổ sung về lý thuyết, về áp dụng kết quả, hướng nghiên cứu
tiếp tục

Câu 1: Nghiên cứu khoa học là gì? Mục đích và sản phẩm của nghiên cứu khoa
học?
- Nghiên cứu khoa học là quá trình khảo sát hay kiểm tra một vấn đề khoa học, là
công trình thí nghiệm đặc biệt nhằm mục đích tìm kiếm, khám phá những thuộc tính

bản chất của sự vật, hiện tượng, phát hiện các quy luật vận động của chúng, đồng
thời vận dụng các quy luật để cải tạo thế giới.
- Mục đích của NCKH là khám phá bản chất và các quy luật vận động của thế giới,
tạo ra thông tin mới nhằm áp dụng chúng vào sản xuất vật chất hay tạo ra những giá
trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con người.
- Sản phẩm của NCKH là thông tin. Thông tin chứa đựng trong:
+ Các luận điểm của tác giả đã được chứng minh hoặc bác bỏ.
+ Các luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ.
+ Tóm tắt khoa học; bài báo khoa học.
+ Luận văn, luận án...

Câu 2: Tiêu chuẩn để đánh giá một đề tài tốt? Cần lưu ý gì khi lựa chọn đề tài?
• Tiêu chuẩn để đánh giá một đề tài tốt:
1. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu rõ ràng
2. Quá trình nghiên cứu được chi tiết hóa
3. Thiết kế nghiên cứu được hoạch định một cách chi tiết
4. Giới hạn (phạm vi nghiên cứu) nghiên cứu được trình bày rõ ràng


5. Đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghiên cứu (sao chép, tự tạo dữ liệu)
6. Kết quả nghiên cứu được trình bày một cách rõ ràng, rành mạch, không mơ hồ
7. Các kết luận được chứng mình, bình luận với các nghiên cứu trước có nền tảng và
cơ sở vững chắc
8. Những kinh nghiệm của người nghiên cứu được phản ảnh.
• Cần lưu ý gì khi lựa chọn đề tài:
- Tính khoa học
- Tính mới và độc đáo: tính mới của một đề tài nghiên cứu khoa học được thể hiện
dưới nhiều dạng, có thể liệt kê ra như sau:
+ Đề tài hoàn toàn mới
+ Đề tài sử dụng cách tiếp cận mới

+ Đề tài sử dụng số liệu mới
+ Khám phá ra điều mới
- Tính khả thi
- Tính áp dụng
- Ý tưởng nghiên cứu lấy từ đâu
- Phát triển ý tưởng
- Từ ý tưởng đến tên đề tài
- Lựa chọn giáo viên hướng dẫn phù hợp sở trường/ đề tài nghiên cứu.

Câu 3: Sự kiện khoa học là gì? Nêu đặc điểm của sự kiện khoa học? Hãy nêu một
sự kiện khoa học và mâu thuẫn chứa đựng trong sự kiện đó?
- Sự kiện khoa học là một sự vật hoặc một hiện tượng có chứa đựng những vấn đề
đòi hỏi phải giải thích bằng những tri thức khoa học và bằng những phương pháp
quan sát hoặc thực nghiệm khoa học.
- Sự kiện khoa học có thể là sự kiện tự nhiên hoặc sự kiện xã hội mà do nhận thức
của con người phát hiện hoặc trực tiếp bằng các giác quan hoặc gián tiếp thông qua
các phương tiện hỗ trợ.


- Đặc điểm của sự kiện khoa học: mới lạ kể cả về không gian, thời gian và bản chất
của nó. Do sự kiện được phát hiện bằng các giác quan hoặc bằng các phương tiện hỗ
trợ nên sự kiện luôn là hiện thực và tuân theo quy luật nhân quả.
- Một sự kiện khoa học và mâu thuẫn chứa đựng trong sự kiện đó:
+ Sự kiện tai nạn giao thông
+ Mâu thuân: tai nạn giao thông xảy ra có phải do đường hẹp? Tại sao đường càng
rộng thì tai nạn càng nhiều và càng nghiêm trọng?

BÀI TẬP
Câu 9:
“Gần 7 giờ sáng nay (6.1), mặt trời đã lên cao nhưng TP.HCM vẫn mù sương. Trên ứng

dụng Air Visual ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (chỉ số AQI) ở TP.HCM ở mức xấu
(mức màu đỏ - không tốt cho sức khỏe con người). Chỉ số AQI trung bình tại TP.HCM lúc
này là 177, gần đạt tới ngưỡng màu tím - nguy hại cho sức khỏe. Đa số các trạm đo đều
hiển thị mức chỉ số chất lượng không khí màu đỏ, chỉ một số điểm hiển thị màu cam không tốt với đối tượng nhạy cảm. Cá biệt, khu vực ấp Xuân Thới Đông 2 (Hóc Môn), chỉ
số chất lượng không khí cực xấu, AQI = 231, chạm ngưỡng màu tím. Bản tin dự báo thời
tiết hằng ngày trên ứng dụng Zalo cũng thông báo chất lượng không khí tại TP.HCM ngày
6.1 xấu, chỉ số bụi mịn tăng cao ở mức có hại cho sức khỏe. Trong khi đó, Thủ đô Hà Nội
hôm nay duy trì chất lượng không khí ở mức xấu nhưng chỉ số AQI cao nhất là 158 - vẫn
thấp hơn tại TP.HCM. Với kết quả đo lường này, TP.HCM đã "vượt mặt" Hà Nội trên bảng
xếp hạng những thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu (theo Air Visual), đứng vị trí thứ 7,
trong khi Hà Nội xếp thứ 13.”
Trong đoạn viết trên, chỉ ra luận điểm, luận cứ và phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã
sử dụng.
Luận điểm: TP.HCM đã "vượt mặt" Hà Nội trên bảng xếp hạng những thành phố ô
nhiễm nhất toàn cầu (theo Air Visual), đứng vị trí thứ 7, trong khi Hà Nội xếp thứ
13.”
Luận cứ:
 Trên ứng dụng Air Visual ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (chỉ số AQI) ở TP.HCM
ở mức xấu (mức màu đỏ - không tốt cho sức khỏe con người). Chỉ số AQI trung bình
tại TP.HCM lúc này là 177, gần đạt tới ngưỡng màu tím - nguy hại cho sức khỏe.


 Bản tin dự báo thời tiết hằng ngày trên ứng dụng Zalo cũng thông báo chất lượng
không khí tại TP.HCM ngày 6.1 xấu, chỉ số bụi mịn tăng cao ở mức có hại cho sức
khỏe.

Câu 8: Lập kế hoạch thực hiện cho một đề tài mà anh/chị đã, đang hoặc sẽ thực
hiện.
Đề tài nghiên cứu: Vai trò của thiết bị lọc nước
1.

2.
3.
4.
5.
6.

Tìm kiếm tài liệu về thiết bị lọc nước
Đọc và chọn lọc tài liệu liên quan đế thiết bị lọc nước
Viết đề cương nghiên cứu, tổng quan tài liệu về vai trò thiết bị lọc nước
Triển khai nghiên cứu
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về thiết bị lọc nước
Trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu

Câu 7: Hãy trình bày phần “lý do chọn đề tài” với một đề tài mà anh/chị đã,
đang hoặc sẽ thực hiện.
Đề tài: Vai trò của thiết bị lọc nước
Lý do nghiên cứu: Hiện nay thiết bị lọc nước có tầm quan trọng rất lớn đối với con
người hiện nay đặc biệt là các tỉnh bị ngập mặn, thiếu nước ngọt như là ở các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long, nhưng thực tế cho thấy thì có khá ít hộ gia đình sử dụng
thiết bị lọc nước,đa số là mua nước ngọt ở các nhà máy nên nhóm chúng tôi nghiên
cứu về vai trò cũng như là lợi ích của thiết bị lọc nước mang lại để một phần nào đó
khuyến khích người dân lắp đặt và sử dụng thiết bị lọc nước nhiều hơn.

Câu 6: Đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài “Khảo sát thực trạng
lạm dụng thuốc kháng sinh ở Việt Nam hiện nay”.
Phương pháp nghiên cứu phù hợp cho đề tài “khảo sát thực trạng lạm dụng thuốc
kháng sinh ở Việt Nam hiện nay” là





Phương pháp thu thập số liệu về số lượng tiêu dùng kháng sinh từ các bệnh
viện và các tiệm thuốc tây để thấy được thục trạng sử dụng thuốc kháng sinh
của người dân đang ở mức độ nào
Phương pháp sử dụng phép phân tích định tính liều lượng được phép sử dụng
kháng sinh ở từng độ tuổi và phương pháp phân tích tác hại khi sử dụng quá
liều dựa trên bộ tiêu chuẩn đã xây dựng từ bộ y tế hoạc tổ chứ ý tế thế giới
WHO.


Câu 5: “Kĩ năng làm việc nhóm là một điểm yếu của rất nhiều sinh viên Việt
Nam”. Hãy đưa ra các luận cứ, phương pháp để chứng minh cho giả thuyết này.
Luận cứ: Trong 1 nhóm có 10 người nhưng khi trả lời các câu hỏi thì cả 10 người đều
ra đáp án sai nên kĩ năng làm việc nhóm là 1 điểm yếu.
Phương pháp: quan sát và nhìn nhận.

Câu 4: Từ sự kiện khoa học “Tai nạn giao thông”, anh/chị hãy xây dựng giả
thuyết khoa học và đưa ra các luận cứ, phương pháp để chứng minh giải thuyết
khoa học đó.
- Giả thuyết khoa học: Một trong những nguyên nhân gây tại nạn giao thông là do người
tham gia giao thông còn kém về ý thức và nhận thức.
- Luận cứ: Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, tai nạn giao thông (TNGT) 5
tháng đầu năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/5/2020), trên cả nước đã xảy ra
5.508 vụ TNGT, làm chết 2.667 người, bị thương 3.965 người. Trong đó 60% số vụ xuất
phát từ ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông, nguyên nhân là
lưu thông không đúng phần đường; vi phạm tốc độ; nồng độ cồn; tránh vượt sai quy
định; lưu thông vào đường cấm, ngược chiều.
- Phương pháp chứng minh:








Nhóm phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Phương pháp điều tra
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp toán học
Phương pháp xử lý thông tin

Câu 3: Cho tên đề tài: “Ảnh hưởng của hóa chất trong các sản phẩm chăm sóc cá
nhân và gia dụng tới sức khỏe con người”. Hãy xác định:
- Các mục tiêu nghiên cứu,
- Đối tượng nghiên cứu,
- Phương pháp nghiên cứu,
- Khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Các mục tiêu nghiên cứu:


+ Tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của hóa chất trong các sản phẩm chăm sóc cá
nhân và gia dụng tới sức khỏe con người.
+ Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các hóa chất trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân tới
sức khỏe con người.
+ Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các hóa chất trong các sản phẩm gia dụng tới sức khỏe
con người.
- Đối tượng nghiên cứu: sức khỏe của người sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá
nhận và các sản phẩm gia dụng.
- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp thực nghiệm
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Câu 2: Dựa vào lĩnh vực mà anh/chị đang nghiên cứu, hãy xác định:
- Tên đề tài,
- Mục tiêu nghiên cứu,
- Đối tượng nghiên cứu,
- Khách thể và phạm vi nghiên cứu
Lĩnh vực mà tụi anh đang nghiên cứu là về thiết bị lọc nước nha:
Tên đề tài: Vai trò của thiết bị lọc nước
Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiểu về vai trò của thiết bị lọc nước
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của thiết bị lọc nước
Khách thể và phạm vi nghiên cứu: các tỉnh bị ngập mặn, thiếu nước ngọt.

Câu 1: Hãy xác định mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của đề tài sau: “Thực
phẩm bẩn hiện nay ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp”.
Mục tiêu chung:
-

Khảo sát thực trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam hiện nay.

-

Đưa ra giải pháp nhằm hạn chế tình trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam hiện nay.


Mục tiêu cụ thể:
-


Khảo sát tình trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam hiện nay:



Lý thuyết: khảo sát tình trạng ngộ độc, gây bệnh ở thực phẩm tại Việt Nam.



Thực nghiệm:

+ Lấy mẫu thực phẩm tại trang trại, vườn, khu vực chợ, quán ăn, siêu thị, lò mổ, chốt
trạm kiểm định.
+ Thí nghiệm, kiểm tra chất lượng một số tiêu chuẩn của an toàn thực phẩm.
+ Đánh giá.


Điều tra:

+ Hỏi cơ quan quản lý chất lượng, quản lý thị trường.
+ Hỏi người nông dân, người trồng trọt, người chăn nuôi.
+Hỏi chỗ cung cấp cây giống.
-

Đưa ra giải pháp nhằm hạn chế tình trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam hiện nay:\



Cơ quan các cấp có thẩm quyền:

+ Cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát thực phẩm; cũng như công tác tuyên truyền cho

mọi tầng lớp nhân dân.
+ Về phía quản lý nhà nước, cần khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm,
làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về các văn bản pháp luật liên quan đến ATTP.
+ Hướng dẫn cặn kẽ, đầy đủ, kịp thời giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển đúng
định hướng, tuân thủ nghiêm quy trình và các quy định về ATVSTP khi đi vào hoạt động.
+ Tạo điều kiện thuận lợi nhất để công nghiệp sản xuất sạch phát triển; trong đó, chú
trọng phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất thịt sạch, rau sạch, phụ gia thực
phẩm…bảo đảm an toàn theo đúng tiêu chuẩn được các cơ quan chức năng đánh giá,
chứng nhận.
+ Tăng cường, nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP nhất là ở cấp huyện,
xã; xử lý nghiêm khắc những đối tượng vi phạm.


Người dân:

+ Cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm;
chặt chẽ và thận trọng trong lựa chọn sản phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc.


+ Kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin, lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất, kinh
doanh không bảo đảm ATTP, tạo sức ép đến nhà sản xuất, kinh doanh cũng như nhà
quản lý nhằm đảm bảo sự ATTP cho cộng đồng.
+ Hãy tạo ra thực phẩm sạch bằng cách tự trồng.


Người nông dân, thương lái, nhà buôn, nhà hàng, quán ăn, siêu thị:

+ Cần có sự minh bạch, công khai về quy trình sản xuất nuôi trồng thực phẩm từ phía
doanh nghiệp và cơ sở sản xuất để người dân nắm rõ.




×