Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Khởi nghiệp kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.54 KB, 12 trang )

KHỞI NGHIỆP KINH DOANH
­ Cung cấp cái nhìn tổng quan về khởi nghiệp
­ Trong bài này ‘doanh nghiệp’ nên được hiểu là một công việc kinh 
doanh
Bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ
Làm sao để bắt đầu?
Nêu ban đang co y đinh băt đâu môt viêc kinh doanh nho thi hay nghiên 
́ ̣
́ ́ ̣
́ ̀
̣
̣
̉ ̀ ̃
cưu cac b
́ ́ ươc c
́ ơ ban đ
̉ ể khởi đầu một công việc kinh doanh, bao gồm: 
phát triển ý tưởng kinh doanh, tiến hành nghiên cứu thị trường, xây 
dựng kế hoạch kinh doanh và phân tích số liệu để đo lường mức độ 
thành công của doanh nghiệp. Nội dung chính:
­ Tinh thần doanh nghiệp
­ Các bước để bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ
­ Kế hoạch kinh doanh của tôi ­ công cụ giúp bạn tạo kế hoạch kinh 
doanh
­ Số liệu đo lường mức độ thành công
I.
Khái niệm
Khởi nghiệp là gì?
Là tạo ra một doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường
I.


Có nhiều cách để trở thành chủ một doanh nghiệp
­ Xây dựng doanh nghiệp của bạn: bạn có một ý tưởng hoặc thói quen 
tốt mà bạn muốn biến chúng thành sản phẩm hoặc dịch vụ và thu hút 
khách hàng.
­ Tạo ra công việc trực tuyến: bạn có thể sử dụng các trang như 
Amazon, Alibaba, Lazada, Facebook hoặc các website khác để bán sản 
phẩm hoặc sức sáng tạo của mình, như là trang sức hoặc đồ thủ công.
­ Mua một doanh nghiệp có sẵn: bạn có thể mua một doanh nghiệp đã 
có sẵn sản phẩm hoặc dịch vụ, đã có khách hàng và đang vận hành.
­ Mua nhượng quyền kinh doanh: bạn có thể trả phí để có được mô 
hình kinh doanh bao gồm thương hiệu, giá cảm marketing và bán hàng. 
Một ví dụ về nhượng quyền là các cửa hàng Mc Donals.
­ Làm việc tự do (Freelancer): Những người làm việc tự do bán dịch vụ 
của họ cho các doanh nghiệp cần thuê. Các dịch vụ như: viết nội dung, 


viết code, marketing, kế toán và thiết kế, có thể hoàn thành trực tuyến. 
Bạn có thể xem các trang làm việc tự do như: Upwork, Toptal, 
Freelancer.
Ít vốn và nhiều vốn
Việc cần ít vốn
Các dịch vụ cá nhân
­ dọn nhà  ­ Những việc khéo tay
­ Trông trẻ     ­ Thợ may
­ Tư vấn    ­ Bán lẻ
Sáng   tạo   nghệ   thuật   và   đồ   mỹ 
nghệ

Việc cần nhiều vốn
­ Nhà hàng

­ Sản xuất
­ Bất động sản

Các nguồn vốn
­ Tiết kiệm
­ Khoản vay ngân hàng
­ Góp vốn
­ Mượn gia đình và bạn bè
Khởi nghiệp không dễ, cần nhiều thời gian và có nhiều rủi ro
Phải đóng nhiều vai trò
­ Vừa phát triển sản phẩm
­ Vừa phải lo tài chính
­ Vừa phải tiếp thị
­ Kiêm bán hàng
­ Lo vận hành 
­ Dịch vụ khách hàng
Nhưng có thể nhận được nhiều thứ
­ Kiếm được tiền
­ Tự do làm những điều mình muốn
­ Phát triển chuyên môn và kỹ năng
­ Mở rộng quan hệ
­ Phát huy tính sáng tạo
Để trở thành doanh nghiệp thành công
Bạn cần kiên trì và hiểu rằng doanh nghiệp chỉ thành công khi luôn 
điều chỉnh mô hình kinh doanh theo thời gian. Các ưu tiên: khách hàng 
mục tiêu, thị trường, đối thủ sẽ được thay đổi thứ tự ưu tiên tùy giai 
đoạn.


Bạn có gì để đạt được điều đó?

­ Bạn có kỹ năng, kinh nghiệm và nguồn lực nào để giúp bạn khởi 
nghiệp?
­ Bạn đã làm việc (làm như một nhân công) trong ngành này chưa?
Hành trang khởi nghiệp
Một số kỹ năng và khả năng cần có để khởi đầu doanh nghiệp
­ Các kỹ năng
Bạn có kỹ  năng nào, điều gì cần  Có
Không Cần cải thiện
cải thiện?
Sáng tạo
Cải tiến và giải quyết vấn đề
Tự lực
Tạo động lực
Đam mê
Tháo vát
Biết chấp nhận rủi ro
Biết tổ chức
Có kế hoạch chiến lược
Tự tin
Thích ứng với sự thay đổi
­ Kinh nghiệm
Bạn có kinh nghiệm nào, điều gì  Có
Không Cần cải thiện
cần cải thiện?
Thiết   kế   và   phát   triển   sản   phẩm, 
dịch vụ
Tiếp thị
Bán hàng
Tài chính kế toán
Dịch vụ khách hàng

Vận hành doanh nghiệp
Kỹ năng về vi tính


­ Các mối quan hệ
Bạn   có   kinh   mối   quan   hệ   nào,  Có
Không Cần cải thiện
điều gì cần cải thiện?
Cố vấn
Khách hàng tiềm năng
Nguồn tài chính
Những nhà kinh doanh khác
­ Nguồn lực
Nguồn   lực   tài  Có
Không
Cần cải thiện
chính
Tiền của mình
Tiền   mượn   gia 
đình, bạn bè
Các khoản vay
Tín dụng
Bạn cũng phải tính toán tiền chi phí trang trải khi doanh nghiệp chưa  
có thu nhập: tiền thuê nhà, thức ăn, các hóa đơn,..
Các bước khởi tạo doanh nghiệp 

Bước 1. Phát triển ý tưởng kinh doanh
Có nhiều cách để nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh:



­ Từ một ý tưởng tốt: bạn có thể có một ý tưởng cho một sản phẩm, 
dịch vụ hoặc một sở thích mà bạn có thể biến thành ý tưởng kinh 
doanh.
­ Từ việc giải quyết vấn đề: bạn thấy vấn đề của khách hàng cần 
phải giải quyết.  
­ Từ việc quan sát: bạn cũng có thể tập quan sát vấn đề hoặc sự bất 
tiện nào mà bạn đối mặt hàng ngày. Luôn mang theo một cuốn sổ tay 
theo mình và viết vấn đề hoặc sự bất tiện và tìm giải pháp.
­ Tra Google: bạn vẫn cần sự giúp đỡ để tìm ra ý tưởng về sản phẩm 
hoặc dịch vụ.
Đầu tiên bạn cần có ý tưởng kinh doanh, sau đó tìm một tệp khách 
hàng, tìm khách hàng mục tiêu, những người sẽ mua sản phẩm, dịch vụ 
của bạn.
­ Sản phẩm, dịch vụ 
này   có   giải   quyết 
được nghiêm túc vấn 
đề   của   khách   hàng 
khoongh?
­   Có   đủ   số   lượng 
Sản phẩm
người   gặp   vấn   đề 
này không? Nếu ít quá 
không đủ  khách hàng 
để kinh doanh
­ Liệu họ có sẵn sàng 
Khách hàng mục tiêu
trả tiền cho sản phẩm 
Dịch vụ
hoặc dịch vụ này ko?
 Bước  2. 

   Ti
  ến hành nghiên cứu thị trường 
Bạn đã có ý tưởng tuyệt vời cho sản phẩm và dịch vụ. Tiếp theo là gì?
Bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường để hiệu cơ hội kinh doanh. 
Bằng việc hiểu cơ hội kinh doanh, bạn có thể đánh giá cơ hội tạo nên 
một doanh nghiệp thành công. Để làm điều này, bạn cần thu thập 
thông tin về:
­ Khách hàng tiềm năng: người có thể mua sản phẩm, dịch vụ của 
bạn (thị trường mục tiêu), tại sao họ mua sản phẩm này? Nhu cầu của 
họ là gì? Họ có thể trả giá bao nhiêu cho sản phẩm và dịch vụ? Thị 
trường mục tiêu này có lớn không? Phân tích nhân khẩu học (giới tính, 
độ tuổi,..), thói quen tiêu dùng của họ như thế nào?


­ Đối thủ cạnh tranh: hiểu về năng lực của đối thủ, chất lượng sản 
phẩm và dịch vụ, giá cả, lợi nhuận, thị phần, giá trị độc đáo, xếp hạng 
trực tuyến.
­ Ngành: Sản phẩm, dịch vụ của bạn phải tuân theo quy định nào của 
nhà nước? Xu hướng của ngành, sự phát triền và dung lượng thị 
trường. Có cải tiến mới nào trong ngành không? Các cải tiến đang thay 
đổi ngành này thế nào?
­ Yêu cầu pháp lý: yêu cầu pháp lý là yêu cầu về mặt thị trường và tính 
pháp lý của doanh nghiệp (pháp lý về cấu trúc doanh nghiệp, các đăng 
ký, các giấy phép, các luật lệ và quy định của chính phủ, bảo hiểm, yêu 
cầu về môi trường và các yếu tố khác).
Khi bạn thực hiện nghiên cứu thị trường, cần đặt ra các câu hỏi:
­ Có lỗ hổng thị trường nào mà bạn có thể cạnh tranh không?
­ Bạn có thể tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt hơn hoặc khác biệt hơn so 
với đối thủ cạnh tranh?
­ Có đủ khách hàng tiềm năng mua sản phẩm, dịch vụ để giúp bạn 

thành công hay không?
­ Cơ hội mà bạn hình dung đang tăng lên hay thu hẹp?
 Bước  3. 
   Phát tri
 
ển và thử nghiệm mô hình kinh doanh 
Bây giờ bạn cần phát triển mô hình kinh doanh. Đầu tiên hãy xem liệu 
bạn có tạo ra lợi nhuận không?
Bạn cần biết về chi phí cố định, chi phí biến đổi, điểm hòa vốn và 
thêm nữa. 

­ Mô hình kinh doanh: một mô hình kinh doanh là thiết kế cho sự thành 
công. Hoạt đông của một doanh nghiệp bao gồm xác định nguồn doanh 
thu, cơ sở khách hàng, sản phẩm và chi tiết về tài chính.


­ Điểm hòa vốn: xác định bạn cần bán bao nhiêu sản phẩm để có thể 
trang trải được chi phí.
­ Chi phí cố định: là chi phí không đổi bất kể bạn sản xuất bạn sản 
xuất bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
­ Chi phí biến đổi: là chi phí thay đổi theo số lượng đơn vị sản phẩm.
Ghi nhớ rằng: nếu bạn không thể tạo ra lợi nhuận, bạn cầ phải xem 
xét lại ý tưởng kinh doanh.
Khi bạn phát triển mô hình kinh doanh, bạn cần đặt ra cho chính mình 
một số câu hỏi quan trọng:
 
­ Liệu bạn có thể tạo ra lợi nhuận không?
­ Sản phẩm, dịch vụ của bạn có tốt hơn đối thủ cạnh tranh không?
­ Cách bạn sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ thế nào?
­ Cách bạn sẽ sử dụng phương tiện truyền thông và kênh tiếp thị để 

tạo ra lợi nhuận thế nào?
­ Cánh bạn kiểm soát tài chính thế nào?
Tiếp theo, kiểm tra sản phẩm, dịch vụ của bạn và thông điệp 
Marketing với khách hàng tiềm năng, người cố vấn, bạn bè và gia đình. 
Nhận phản hồi của họ để cải tiến kế hoạch, ý tưởng về sản phẩm và 
dịch vụ. Và bắt đầu xây dựng cơ sở khách hàng.
Thông   điêọ   marketing   có   thu   hút 
không?
­ Thông điệp có rõ ràng không? Thông 
điệp đặt ra những câu hỏi gì?
­ Họ  có muốn mua sản phẩm không? 
Nếu   không   thì   họ   có   những   sự   lựa 
chọn   nào   và   làm   sao   bạn   vượt   qua 
được?
 
Mọi người có sẵn sàng mua không?
­ Điều gì làm khách hàng thích thú với 
sản phẩm, dịch vụ  của bạn? Điều gì 
làm họ chưa thích?
­ Họ  có sẵn sàng trả  tiền không? Họ 
sẽ mua tiếp chứ?
­ Họ  có thích sản phẩm, dịch vụ  của 
bạn hơn của đối thủ không? Tại sao?


Ghi nhớ: Nếu ít người muốn mua, bạn cần nghĩ lại thông điệp 
marketing
Bước 4: Đặt tên doanh nghiệp
Bây giờ là lúc bạn đặt tên cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn không 
làm điều này, quá trình sau đó có thể rất khó và tốn nhiều thời gian. 

Dưới đây là vài điều cần xem xét khi đặt tên:
­ Tên có dễ nhớ không, có ý nghĩa không, có liên quan đến việc kinh 
doanh của bạn không?
­ Tên có dễ nói và đánh vần không?
­ Tên có thu hút khách hàng mục tiêu không?
­ Tên có phân biệt doanh nghiệp của bạn và đối thủ không?
­ Bạn có hiểu biết về quy định của pháp luật về việc đặt tên và bảo vệ 
tên doanh nghiệp của bạn không?
­ Nếu bạn có kế hoạch lập trang Web, thì tên miền có thể đăng ký hay 
không?

Bước 5. Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Sau khi bạn đã phát triển ý tưởng kinh doanh, tiến hành nghiên cứu thị 
trường, hình thành và kiểm tra mô hình kinh doanh, tiếp theo bạn cần 


xây dựng kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh là lộ trình kinh 
doanh của bạn.
­ Sản phẩm, dịch vụ: mô tả sản phẩm, dịch vụ của bạn bao gồm các 
đặc tính và lợi ích cơ bản. 
Cách sản phẩm, dịch vụ của bạn giải quyết vấn đề của khách hàng 
mục tiêu?
­ Tiếp thị: Bạn có kế hoạch nào thông báo cho khách hàng về giải pháp 
của bạn về vấn đề của họ và tác động đến việc khách hàng mua sản 
phẩm của bạn?
Thông điệp Marketing của bạn là gì?
­ Bán hàng: Bạn định chọn kênh nào để tương tác với khách hàng tiềm 
năng để nhận được đơn đặt hàng của họ?
Làm sao để theo dõi khách hàng tiềm năng và vun đắp mối quan hệ với 
họ?

­ Vận hành: nếu bạn làm ra sản phẩm, dịch vụ, cần xác định nhà cung 
cấp nguyên vật liệu, việc phân phối và chi phí sản xuất.
Bất kể nếu bạn cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông qua bán trực tuyến 
hay bán hàng trực tiếp, cần xác định tất cả các chi phí vô hình (tiền 
thuê nhà, điện nước, tiền lương,..).
­ Tài chính: hãy thử tính
+ Tất cả các chi phí để khởi nghiệp và kế hoạch của bạn để đạt được 
khoản vốn này.
+ Dự đoán trước chi phí hàng tháng. Bao gồm chi phí vô hình.
Bạn cần phải bán được bao nhiêu sản phẩm để trang trải được chi 
phí? Nếu doanh số không đáp ứng được thì bạn sẽ làm gì để trang trải?
­ Số liệu đánh giá sự thành công:
Làm sao biết công ty của bạn thành công? Dựa vào doanh thu? Biên độ 
lợi nhuận hay sự tăng trưởng số lượng khách hàng?
Bước 6. Tìm vốn
Bước cuối cùng để bắt đầu doanh nghiệp là nhận được vốn. Doanh 
nghiệp của bạn có cần thêm vốn để bắt đầu không? Nếu vậy bạn cần 
tìm nguồn vốn.
Như đã nói ở trên, có rất nhiều nguồn vốn khác nhau:
­ Ngân hàng
­ Góp vốn
­ Từ gia đình và bạn bè
­ Hay là tiền tích góp của bạn


ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP
Như một chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn cần xác định số liệu tốt nhất để 
đo lường sự thành công. Số liệu bạn chọn thể hiện phụ thuộc và vài 
yếu tố:
­ Doanh số của bạn đến từ đâu?

­ Yếu tố nào tác động đến khả năng lợi nhuận của bạn nhiều nhất?
­ Đâu là lý do khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn?
­ Điều gì ảnh hưởng đến chi phí?
­ Khách hàng đến từ đâu?

Chỉ số cho các phần khác nhau của doanh nghiệp
Các chỉ số của bạn sẽ phản ảnh mục tiêu kinh doanh của bạn và áp 
dụng các phần khác nhau trong doanh nghiệp cảu bạn. Chúng có thể 
thay đổi sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp theo thời gian.
­ Vận hành: vận hành là những hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp 
để biến nguyên vật liệu và sức lao động thành sản phẩm và dịch vụ.
­ Marketing: là quá trình thu hút và tác động tới khách hàng mua sản 
phẩm hoặc dịch vụ.
­ Bán hàng và tương tác với khách hàng: là bán sản phẩm, dịch vụ và 
xây dựng mối quan hệ với khách hàng để họ tiếp tục mua và giới thiệu 
sản phẩm, dịch vụ cho người khác.
­ Nhận diện: là sự nhận biết của khách hàng tiềm năng về doanh 
nghiệp, sản phẩm, hoặc dịch vụ.
­ Xem xét: là hoạt động đánh giá sản phẩm, dịch vụ để mua
­ Sự hài lòng là khi sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng hoặc vượt trội hơn 
mong chờ của khách hàng.
­ Giữ chân: là đề cập đến việc bán thêm hàng cho khách hàng hiện tại
­ Bán gia tăng: là bán cho khách hàng sản phẩm, sản phẩm có giá trị cao 
hơn, các bản nâng cấp hoặc tiện ích bổ sung, nhầm nâng cao lợi 
nhuận.
­ Giới thiệu: là khi khách hàng nói tốt với người khác về sản phẩm và 
dịch vụ.
Số liệu để đô lường thành công của doanh nghiệp
­ Sản phẩm hoặc dịch vụ:



+ Số lượng bị trả về do lỗi hoặc gặp vấn đề
+ Số lượng gửi lại bảo hành
­ Marketing:
+ Tiếp cận được khách hàng
+ Gắn kết khách hàng
+ Bán để tăng đơn hàng chiêu thị hoặc quảng cáo
+ Tăng doanh số bán hàng nhờ chương trình quảng cáo
+ Giải quyết thắc mắc của khách hàng
+ Xếp hạng của khách hàng (số lượng khách hàng tiềm năng hoàn 
thành mục tiêu hoặc hành động được xác định trước, như mua hàng)
­ Bán hàng và tương tác 
+ Số lượng khách hàng
+ Tăng trưởng khách hàng
+ Dự báo doanh số
+ Bán hàng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng
+ Quy mô bán hàng trung bình
+ Chi phí để có được khách hàng: là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ 
ra để thu hút được 1 khách hàng
+ customer acquisition cost
+ giá trị trọn đời của khách hàng, giá trị khách hàng trọn đời hoặc giá trị 
trọn đời là một dự đoán về lợi nhuận ròng được quy cho toàn bộ mối 
quan hệ tương lai với khách hàng.
+ Số lượng khách hàng quay lại
+Chỉ số đo lường sự hài lòng: đây là chỉ số đo lường sự hài lòng, mức 
độ khách hàng sẵn sàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ và giới 
thiệu cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp sử dụng
+ Phản hồi của khách hàng
+ Hiệu quả của kênh: bạn có thể sử dụng các kênh khác nhau để bán 
hàng (mạng xã hội, đối tác, bán hàng trực tuyeeps và các cửa hàng).

­ Vận hành: 
+ Số lượng hàng tồn kho: đo lường số lần hàng tồn kho được bán hoặc 
sử dụng trong một thời gian, chẳng hạn trong một năm.
+ Giao hàng đúng hẹn
+ Chi phí
­ Tài chính
+ Biên độ đóng góp trên từng đơn vị: doanh số bán hàng trên từng đơn 
vị sản phẩm trừ cho chi phí biến đổi của đừng đơn vị sản phẩm
+ Tăng trưởng doanh số
+ Tăng trưởng chi tiêu so với tăng trưởng bán hàng
+ “Tỷ lệ đốt tiền mặt”: tiền tiêu trong một tháng


+ Khả năng sinh lời
+ Nợ xấu
+ Doanh thu
Tính chất của số liệu tốt
Như bạn có thể thấy, có rất nhiều thứ có thể đo lường trong kinh 
doanh. Chìa khóa để tìm ra số liệu tốt nhất để dùng cho doanh nghiệp 
là số liệu cần phải đáp ứng được:
­ Phản biện để thành công: tập trung vào số liệu là phản biện để 
công ty bạn thành công
­ Có thể hành động: số liệu sẽ giúp bạn hiểu doanh nghiệp của bạn 
thành công hay thất bại và đưa thông tin giúp bạn sửa lỗi và cải tiến. 
­ Có thể so sánh: bản thân số liệu đôi khi không có ý nghĩa. Bạn cần 
hiểu nội dung của nó. Xu hướng doanh số tăng hay giảm so tuần trước, 
tháng trước, năm trước? Tăng, giảm bao nhiêu? Xu hướng có thể giúp 
bạn dự báo hiệu quả của doanh nghiệp sắp tới và hành động dựa trên 
xu hướng. 
Số liệu định lượng và số liệu định tính

Không phải tất cả số liệu đều là con số (định lượng) số liệu cũng có 
thể là những chủ thể (định tính)
­ Định lượng: số liệu định lượng là những con số, chúng rất dễ được 
thu thập, so sánh và đánh giá. Ví dụ như tăng trưởng doanh số hay biên 
độ lợi nhuận.
­ Định tính: số liệu định tính không phải là những con số, thông 
thường đến từ việc trao đổi với khách hàng mục tiêu. Ý kieiesn của 
mọi người, thói quen tiêu dùng, tiêu chí mua hàng, và phản hồi là những 
ví dụ về số liệu định tính.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×