Tải bản đầy đủ (.pdf) (377 trang)

Giáo trình kế toán quản trị nguyễn ngọc quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.22 MB, 377 trang )

G Í .0000026761

BỌ GIAO DỤC VÂ ĐẢO TẠO

TRƯƠNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

Giáo trình

I I

.

2014


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
— ựs. 02 —
CHỦ BIÊN: PGS.TS. NGUYÊN NGỌC QUANG

Giáo trình

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
(Tái bản lần thứ 2, có sửa đổi bỗ sung)

N H À X U Ấ T BẢN Đ Ạ I H Ọ C K IN H T Ế Q U Ố C DÂN
2014


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QỨỐC DÂN
-----yx. 03

-----

CHỦ BIÊN: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC QUANG

Giáo trình

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
(Tái bản lần thứ 2, có sửa đồi bổ sung)

N H À X U Ấ T BẢN Đ Ạ I H Ọ C K IN H T Ế Q U Ó C DÂN
2014


Mục lục

Mực L ự c
LỜI MỞ Đ Ằ U .................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VẺ KÉ TOÁN QUẢN T R Ị ...................... 11
1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
DOANH N G H IỆP.........................................................................................11
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị............................................................ 11
1.1.2. Bản chất kế toán quản trị trong doanh nghiệp............................. 14
1.2. THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP...................................................19

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u CỦA
KẾ TOÁN QUẢN T R Ị..............................................................................23

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu cùa kế toán quản trị................................. 23
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu của kế toán quản tr ị............................24
1.4. SO SÁNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ KỂ TOÁN TÀI CHÍNH.... 27
1.4.1. Những điểm giống nhau................................................................27
1.4.2. Những điểm khác n h au .................................................................27

1.5. S ự CẦN THIẾT, YÊU CẦU VÀ NHIỆM v ụ Tố CHỨC
KÉ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP..............................32
1.5.1. Sự cẩn thiết tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp.. 32
1.5.2. Yêu cầu và nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị ừong các
doanh nghiệp..........................................................................................33
1.6. TỔ CHỨC KỂ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP.... 34
1.6.1. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo chức năng
thông tin kế toán....................................................................................... 34
1.6.2. Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp theo chu trình
thông tin kế toán....................................................................................... 35
1.7. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
DOANH N G H IỆP.................................................. ................. ......................... 37

3


G iáo trìn h KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

CHƯƠNG 2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ.......................................................... 41
2.1. KHÁI QUÁT VÊ CHI PH Í.................................................................... 41
2.1.1. Bản chất kinh tế của chi p h í...........................................................41
2.1.2. Khái niệm về chi phí dưới góc độ kế toán tài chính....................42
2.1.3. Khái niệm về chi phí duới góc độ kế toán quản tr ị.....................43
2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG........44

2.2.1. Chi phí sản xuất.............................................................................. 44
2.2.2. Chi phí ngoài sản xuất....................................................................47
2.3. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO NỘI DUNG KINH TẾ.....................49
2.4. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MỐI QUAN HỆ VỚI MỨC ĐỘ
HOẠT ĐỘNG.................................................................................................54
2.4.1. Biến p h í........................................................................................... 54
2.4.2. Định phí............................................................................................57
2.4.3. Chi phí hỗn hợp............................................................................... 61
2.5. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MỐI QUAN HỆ VỚI KỲ TÍNH KẾT
QUẢ KINH D O A N H ..................................................................................73
2.5.1. Chi phí thời kỳ.................................................................................73
2.5.2. Chi phí sản phẩm.............................................................................73
2.6. CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ K H Á C.....................................76
2.6.1. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp............................................ 76
2.6.2. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát đ u ợ c.........78
2.6.3. Chi phí chênh lệch.......................................................................... 79
2.6.4. Chi phí chìm ....................................................................................80
2.6.5. Chi phí cơ h ộ i.................................................................................. 81
2.7. PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG CÁC BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH
DOANH........................................................................................................82
2.7.1. Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi p h í...........82
2.7.2. Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận g ó p ..........84
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH C H I PH Í SẢN XUÁT
SẢN PHẨM, DỊCH v ụ ..................................................................................91
3.1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUÁT SÀN PHẢM
TRUYỀN TH Ố N G ......................................................................................92

4



_ Mục lục
3.1.1. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo công việc
.................. ....... ......................................... ..........92
3.1.2. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo quá trình
sản xuất.................................................................................................105
3.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XƯÂT SẢN PHÂM
HIỆN ĐẠI.................................................................................................110
3.2.1. Phuơng pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo mô hình
chi phí mục tiêu (Target - Costing).............................. ........... .......... 110
3.2.2. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm dựa trên hoạt
động (Activity-Based Costing-ABC).......................... ......................116
3.3. BÁO CÁO SẢN XUẤT................................................................... 122
3.3.1. Khái niệm và ý nghĩa báo cáo sản xuất...................................122
3.3.2. Nội dung của báo cáo sản xuất................................................ 123
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH M ÓI QUAN HỆ CHI PH Í- SẢN LƯỢNG

VÀ LỢI NHUẬN ( c-v -p ) .................................................. ..................137
4.1. Ý NGHĨA PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ, SẢN LƯỢNG
VÀ LỢI NHUẬN..................................................................................... 138
4.2. CÁC KHÁI NIỆM c ơ BẢN ĐẾ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ

c - v - p .................... ............................................................................. 139
4.2.1. Lợi nhuận g ó p ...........................................................................139
4.2.2. Tý lệ lợi nhuận g ó p .................................................................. 142
4.3. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN......................................................144
4.3.1. Khái niệm, điều kiện và nội dung phân tích điểm hòa vốn.... 144
4.3.2. Các chỉ tiêu an toàn..................................................................... 158
4.4. C ơ CẤU CHI PHÍ VÀ Đ ộ LỚN ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG...... 160
4.4.1. Cơ cấu chi phí............................................................................160
4.4.2. Độ lớn đòn bẩy hoạt động............................ ...........................162

4.5. PHÂN TÍCH QUAN HỆ C-V-P ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH KINH
DOANH............................................................................. ......................165
4.5.1. Thay đổi định phí và doanh thu tiêu thụ.................................... 166
4.5.2. Thay đổi biến phí và doanh thu tiêu thụ.................................... 167
4.5.3. Thay đổi định phí, giá bán và doanh thu tiêu thụ......................168
4.5.4. Thay đồi định phí, biến phí và doanh thu.................................. 168
5


G iáo trìn h KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

4.5.5. Thay đổi kết cấu sản phẩm tiêu thụ.......................................... 170
4.6. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHO PHÂN TÍCH C-V-P....................... 171
CHƯƠNG 5. D ự TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH.......................... 173
5.1. TỔNG QUAN VỀ D ự TOÁN.......................................................... 173
5.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại dự toán..................................173
5.1.2. Cơ sở khoa học xây dựng dự toán............................................ 177
5.1.3. Trình tự xây dựng dự toán......................................................... 178
5.2. ĐỊNH MỨC CHI PH Í........................................................................ 181
5.2.1. Khái niệm ....................................................................................181
5.2.2. Phương pháp xây dựng định mức chi p h í ............................... 183
5.2.3. Các định mức chi phí trong doanh n ghiệp .............................. 184
5.3. D ự TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH........................................190
5.3.1. Dự toán tiêu thụ sản phẩm, hàng h ó a.......................................190
5.3.2. Dự toán sản xuất (mua hàng)....................................................193
5.3.3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp................................ 195
5.3.4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp......................................... 197
5.3.5. Dự toán chi phí sản xuất chung................................................ 198
5.3.6. Dự toán thành phẩm, hàng hóa tồn cuối kỳ............................. 200
5.3.7. Dự toán giá vốn hàng b á n ............................................................201

5.3.8. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp... 202
5.3.9. Dự toán báo cáo tài chính.............................................................203
CHƯƠNG 6. D ự TOÁN LINH H O Ạ T ...................................................... 209
6.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA D ự TOÁN LINH HOẠT.......209
6.1.1. Khái niệm dự toán linh hoạt........................................................ 209
6.1.2. Ý nghĩa của dự toán linh h o ạ t..................................................... 211
6.2. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ ............................................... 216
6.2.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.............. 216
6.2.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp .......................219
6.2.3. Phân tích biến động chi phí sàn xuất chung.............................. 220
6.3. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TIÊU T H Ụ ............................................ 227
6.4. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG.................................................................. 229

6


Mục lục
CHƯƠNG 7. KỂ TOÁN TRÁCH NHIỆM .............................................233
7.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ HOẠT
ĐỘNG CÁC TRUNG TÂM TRÁCH N H IỆM ..................................... 234
7.1.1. Khái niệm trung tâm trách nhiệm............................................ 234
7.1.2. Phân loại trung tâm trách nhiệm ............................................. 237
7.1.3. Chi tiêu đánh giá trách nhiệm của các trung tâm .....................239
7.1.4. Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm ......................................247
7.2. BÁO CÁO B ộ PHẬN VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO B ộ PHẬN 251
7.2.1. Khái niệm và đặc điểm của báo cáo bộ phận............................251
7.2.2. Phân tích báo cáo bộ phận..........................................................253
7.3. PHÂN BỔ CHI PHÍ PHỤC v ụ CHO CÁC BỘ PHẬN...............257
7.3.1. Sự cần thiết phải phân bổ chi phí phục vụ cho các bộ phận... 257
7.3.2. Nguyên tắc phân bổ chi phí phục v ụ .......................................258

7.3.3. Tiêu thức phân bổ chi phí phục v ụ ............................................260
7.3.4. Phương pháp phân bổ chi phí phục v ụ ......................................262
7.4. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH LẬP THEO
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI P H Í......................................268
7.4.1.Các phương pháp xác định chi phí........................................... 268
7.4.2.
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo các phương pháp xác
định chi phí...........................................................................................271
CHƯƠNG 8. ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
.......................... ............................................................................................. 279
8.1. LÝ THUYẾT c ơ BÀN VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN
PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP.......................................................280
8.1.1. Lý thuyết cơ bản của định giá bán sàn phẩm trong doanh nghiệp
của nền kinh tế thị truờng................................................................... 280
8.1.2. Ý nghĩa cùa định giá bán sản phẩm trong quản trị doanh nghiệp
............................... ........ ................... *............... ............... ................. 283
8.2. VAI TRÒ CỦA ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHÂM VÀ CÁC NHÂN T ố
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH, ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHÂM 284
8.2.1. Vai trò cùa định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp........ 284
8.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, định giá bán sàn phẩm
trong doanh nghiệp..............................................................................286
7


J Lời m ở đầu

LỜI M Ở ĐẨU
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường,
từng bước hội nhập sâu rộng trên các phương diện với khu vực và thế giới
để tạo ra một nền kinh tế cộng đồng. Hòa cùng với sự thay đổi trong các

chính sách quản lý kinh tế vi mô và vĩ mô, kế toán là công cụ sắc bén trong
quản lý kinh tế cũng thay đổi theo. Sự thay đổi của kế toán đã làm cho
người học, người dạy và các chuyên gia hành nghề thường xuyên cập nhật,
bổ sung các kiến thức mới nhất.
Trong hệ thống thông tin kế toán nói chung, kế toán quản trị là một bộ
phận cấu thành không thể thiếu được trong các doanh nghiệp kinh doanh,
đơn vị sự nghiệp có thu. Ke toán quản trị với chức năng là công cụ hữu hiệu
cung cấp thông tin cho các cấp quản lý để đưa ra các quyết định điều hành
mọi hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Để phục vụ kịp thời nhu càu học tập, nghiên cứu của đông đảo các đối
tượng là học viên, sinh viên, nghiên cứu sinh, kế toán tổng hợp, kế toán
trường, nhà quản trị kinh doanh...; cho các bậc đào tạo: đại học, sau đại
học, bồi dưỡng nâng cao... tập thể giáo viên Bộ môn Phân tích và Ke toán
quản trị thuộc Khoa Kế toán và Kiểm toán - Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội đã biên soạn giáo trình “Ke toán quản trị”.
Giáo trình này biên soạn dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu kế toán
quản tri của những nước có nền kinh té thị trường phát triển, giáo trình kế
toán quản trị của các trường đại học khối kinh tế đầu ngành ở Việt Nam, tài
liệu hội thảo quốc tế...đồng thời kết hợp với thông tư hướng dẫn kế toán
quản trị cùa Bộ Tài chính.
Việc hoàn thành cuốn sách này là sự cố gắng của tập thể các thầy, cô
giáo trong Bộ môn với kinh nghiệm giảng dạy và thực tiễn nhiều năm công
tác. Tham gia biên soạn sách gồm:


G iáo t rình KẾ TOÁN QUÁN n ạ ______________

1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang, biên soạn chuơng 1,7 và 8.
2. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, biên soạn chương 9 vả 10.
3. PGS.TS. Phạm Thị Gái, biên soạn chương 3.

4. TS. PhạmThị Thủy, giảng viên chính, biên soạn chương 6.
5. Th.s. Nguyễn Thị Minh Phương, giảng viên, biên soạn chương 4.
6. Th.s. Nguyễn Mai Chi, giảng viên, biên soạn chương 5.
7. Th.s. Trương Anh Dũng, giảng viên chính, biên soạn chương 2.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong biên soạn, nhưng do đây là một lĩnh
vực khoa học mới mẻ cả về phương diện lý thuyết và thực tế ở Việt Nam,
nên cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp chân thành
của các bạn đọc gần, xa.
Xin chân thành cảm ơn!
TM tập thể tác giả
Chủ biên
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

10


Chương 1; Jổng quan vệ kế toán quàn trị

Chương 1
TỔNG Q U AN VỀ K Ế TO ÁN Q U Ả N TRỊ
Mục tiêu của chương này cung cấp cho người học những nội dung sau:
❖ Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị, từ đó thấy được
sự tồn tại và phát triển của thông tin kế toán quản trị là tất yếu
khách quan trong các doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường.
❖ Đoi tượng và phương pháp nghiên cứu của kế toán quản trị
trên phương diện lý thuyết và thực tiễn của nhà quản trị đổi
với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quản lý.
❖ So sánh kế toán tài chính và kế toán quản trị để thấy được
điếm giống nhau và khác nhau giữa 2 hệ thống thông tin này.
❖ Tổ chức kế toán quản trị trong một đơn vị cụ thể để đáp ứng

các nhu cầu thông tin phục vụ quản lý các cấp.
1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHÁT KÉ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị
Lịch sử phát triển của kế toán gắn liền với quá trình phát triển của xã
hội loài người, qua các hình thái kinh tế xã hội. Cùng với sự phát triển của
kinh tế hàng hóa vả kinh tế thị trường ngày nay, kế toán ngày càng hoàn
thiện và phát triển trên mọi phương diện, nó thực sự ứở thành công cụ
không thể thiếu được trong quản trị, kiểm tra, kiểm soát và điều hành các
hoạt động kinh tế tài chính của bất kỳ đơn vị nào.

11


G iáo trìn h KẾ TOÁN QUÀN TRỊ

Sự phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển nền Irinh tế. Khi
nền kinh tế phát triển, các phương pháp kế toán cũng thay đổi vả ngày càng
hoàn thiện hơn. Các nghiên cứu đã chi ra sự phát triển của kế toán chủ yêu
là để phục vụ nhu cầu của con người và mục tiêu cuối cùng cùa kê toán là
cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động ra các quyết định. Các hoạt động
của kế toán nhằm hướng tới việc cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu quàn lý.
Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì thông tin kế toán càng có
vai trò quan trọng, nó vừa là công cụ hữu ích phục vụ cho quán trị, điều
hành, kiểm soát đáng tin cậy, vừa là một phân hệ quan trọng cấu thành nên
hệ thống thông tin kinh tế tài chính của đơn vị.
Chức năng cùa kế toán nói chung là cung cấp thông tin vể hoạt động
kinh tế tài chính của một tổ chức cho các đối tượng sử dụng thông tin, với
những mục tiêu sau:
Cung cấp các báo cáo kế toán theo các quy định phục vụ cho các đối

tượng bên ngoài và bên trong đơn vị.
Hoạch định các chính sách dài hạn và ngắn hạn của đơn vị phục vụ
các đối tượng bên trong tổ chức.
Kiểm soát kết quả các hoạt động của đơn vị phục vụ các đối tượng bên
trong tổ chức.
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán rất đa dạng (các ngân hàng, cồ
đông, nhà cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản trị
các cấp trong doanh nghiệp,...) và nhu cầu thông tin mà kế toán phải cung
cấp cũng rất khác nhau phụ thuộc vào mục đích của người sừ dụng thông
tin. Điều đó đã thúc đẩy kế toán phát triển và cho ra đời các loại kế toán
khác nhau. Theo mục đích cung cấp thông tin, kế toán chia thành: kế toán
tài chính và kế toán quản trị.
Ke toán tài chính chủ yếu thực hiện mục tiêu cung cấp các thông tin
cho các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp là chú yếu và các đối
tượng bên trong ứng xừ cho phù hợp.
Ke toán quản trị đáp ứng nhu cầu thông tin cùa các đối tượne bẽn

12

I


Chương 1: Tổng quan về kệ tọận quản t r ị_________
trong doanh nghiệp (nhà quản trị các cấp) phục vụ cho các hoạt động, để ra
quyết định nhằm đạt được các mục tiêu tối ưu.
Như vậy kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của hệ thống thông
tin kế toán nói chung trong các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường,
nguyên nhân sự phát triển của kế toán quản trị là do sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp, tập đoàn, quốc gia cùa tổng thể nền kinh tế. Nhưng trong bất
kỳ một doanh nghiệp nào thì thông tin kế toán quản trị với chức năng cơ bản

là công cụ hữu hiệu để các cấp lãnh đạo đưa ra quyết định điều hành mọi hoạt
động nhằm hướng tới các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Việc nghiên cứu kế
toán quản trị được xem xét từ nhiều quan điểm và góc độ khác nhau.
Theo GS.Robert s.Kaplan, trường Đại học Harvard Business School
(HBS), trưởng phái kế toán quản trị của Mỹ, “Ke toán quản trị là một bộ
phận của hệ thống thông tin quản trị trong các tổ chức mà nhà quản trị dựa
vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức”.
Nhu vậy theo quan điểm này, kế toán quản trị là công cụ gắn liền với
hoạt động quản trị của các tổ chức. Nó có vai trò quan trọng cho các tồ chức
xây dựng các dự toán, hoạch định các chính sách và kiểm soát mọi hoạt
động của tố chức.
Theo GS H.BOUQUIN Đại học Paris- Dauphin, trường phái kế toán
quản trị của Pháp, “Kế toán quản trị là một hệ thống thông tin định lượng
cung cấp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định điều hành các tồ chức nhằm
đạt hiệu quả cao”.
Như vậy, theo quan điểm này, kế toán quản trị là công cụ cung cấp
thông tin cho các nhà quản trị, dựa vào thông tin đó các nhà quản trị đưa ra
quyết định điều hành các hoạt động nhằm đạt hiệu quả kinh tế tối ưu.
Theo hiệp hội Kế toán viên hợp chủng quốc Hoa Kỳ “Ke toán quản
trị là quy trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, truyền đạt các
thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị đề điều hành các
hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn”.
Theo quan điêm này, nhấn mạnh vai trò của kế toán quản trị là công
cụ không thể thiếu được cùa các nhà quản trị khi đưa ra các quyết định kinh
doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản.

13


Giáo trìn h KẾ TOÁN QUẢN TRỊ


Theo Luật ké toán Việt Nam “Kế toán quản trị là việc thu thập, xừ lý
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cẩu quán trị và
quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.
Theo quan điểm này, ngoài việc nhấn mạnh vai trò của kế toán quản
trị là thông tin hữu ích phục vụ các cấp quản lý khi đưa ra các quyết định
còn cho biết quy trình nhận diện thông tin kế toán quản trị trong các tô chức
hoạt động.
Các khái niệm trên tuy có sự khác nhau về hình thức, song đều có
những điểm cơ bản giống nhau:
- Ke toán quản trị là một bộ phận cấu thành trong hệ thống kế toán của
các tổ chức hoạt động.
- Ke toán quản trị là công cụ không thể thiếu được trong các doanh
nghiệp kinh doanh theo cơ chế thị trường vì nó là cơ sờ khoa học để đưa ra
mọi quyết định kinh doanh.
- Thông tin kế toán quản trị trong các tổ chức hoạt động giúp cho nhà
quản trị thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp: lập kế hoạch; tổ chức
thực hiện; kiểm ừa, đánh giá và ra quyết định.
Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm kế toán quản tri
nhu sau:
Ke toán quản trị là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp
thông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động cùa một đơn vị
cụ thể. Các thông tin đó giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định
liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình
hình thực hiện các hoạt động của đom vị nhằm tối ưu hóa các mục tiêu.
1.1.2. Bản chất kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Trước khi nghiên cứu bản chất của kế toán quản trị, ta sẽ nghiên cứu
bản chất của thông tin kế toán ừong hệ thống các thông tin của một tố chức
hoạt động.
Hệ thống thông tin là một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận khác nhau

có mối liên hệ tác động qua lại với nhau, được sắp xếp theo một trật tự nhất

14


Chương 1: Tổng quart về kế toán quản trị _________
định nhằm tạo thành một chỉnh thể thống nhất của tổ chức hoạt động, có khả
năng thực hiện một số chóc năng hoặc mục tiêu nhất định. Theo quan điểm
này, doanh nghiệp là một hệ thống, nếu xem xét theo chức năng hoạt động
nó bao gồm: hệ thống quyết định ngắn hạn, hệ thống quyết định tác nghiệp
và hệ thống thông tin. Trong đó, hệ thống thông tin thực hiện mối liên hệ
giữa hệ thống quyết định dài hạn và hệ thống quyết định tác nghiệp, đảm
bảo cho chúng vận hành một cách thuận tiện để đạt được các mục tiêu đã đề
ra. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin của doanh nghiệp còn có chức năng thu
thập và trao đổi thông tin nội bộ với môi truờng bên ngoài.
S ơ đồ 1.1. M ối quan hệ giữa hệ thống thông tin trong một tổ chức

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp rất đa dạng và
phong phú, do vậy hệ thống thông tin của doanh nghiệp cũng được phân
thành các hệ thông tin theo từng lĩnh vực, từng chức năng quản trị, nhằm
cung cấp thông tin trợ giúp cho quá trình ra quyết định ở mỗi lĩnh vực, mỗi
hoạt động. Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp thường bao gồm các hệ
thống thông tin con:
- Hệ thống thông tin thị truờng.
- Hệ thống thông tin sản xuất.
- Hệ thống thông tin tài chính.
- Hệ thống thông tin nhân sự.
- Hệ thống thông tin kế toán.
Các hệ thống thông tin con có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ
và tác động qua lại với nhau. Các hệ thống con ờ trên đều có mối quan hệ


15


G iáo trìn h KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

mật thiết với hệ thống thông tin kế toán. Các hệ thống thông tin đều phải
huy động và sử dụng nhiều nguồn lực tài chính khác nhau trong quá trình
hoạt động, trong khi đó tài sản là đối tượng nghiên cứu của kế toán- Do vậy,
để cung cấp thông tin phục vụ hoạt động quản trị của doanh nghiệp, hệ
thống thông tin kế toán cần phải dựa vào thông tin từ các hệ thống thông tin
con khác cung cấp. Hệ thống thông tin ké toán có tầm quan trọng đặc biệt
đối với các nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh, các
quyết định này có ảnh hường đến toàn bộ doanh nghiệp.
*Ke toán quản trị là một bộ phận cấu thành hệ thống kế toán nói chung
Thông tin kế toán là một bộ phận cấu thành cơ bản trong hệ thống các
công cụ quản lý kinh tế vi mô, nó có vai trò tích cực trong việc điều hành và
kiểm soát các hoạt động kinh tế cùa các đơn vị, có ý nghĩa cho mọi đối
tượng tùy theo các lợi ích khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của kế toán càng giữ
một vị thế quan trọng ở bất cứ loại hình đơn vị nào. Đối với các doanh
nghiệp kinh doanh, ké toán là một nguồn thông tin quan trọng để đua ra các
quyết định kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các
đơn vị hành chính sự nghiệp, kế toán là công cụ theo dõi tình hình sử dụng
và cấp phát nguồn kinh phí của ngân sách nhằm góp phần tiết kiệm và nâng
cao hiệu quả sử dụng kinh phí.
Như vậy, kế toán là một công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế nói
chung và các đơn vị trong nền kinh tế nói riêng. Xét ờ các đom vị trong nền
kinh tế, thông tin kế toán chia thành 2 bộ phận cơ bàn. Thông tin kế toán
cung cấp cho các đối tượng bên ngoài sử dụng để đưa ra quyết định hữu ích

cho từng đối tượng, ví dụ các nhà đầu tư, các cơ quan thuế... ta gọi đó là kế
toán tài chính. Thông tin kế toán chi cung cấp cho các cấp quản trị trong nội
bộ doanh nghiệp sử dụng để đưa ra quyết định điều hành các hoạt động kinh
doanh ta còn gọi là kế toán quàn trị.
* Thông tin kê toán quàn trị với việc ra quyết định cùa nhà quản trị
Trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, nhà quản trị luôn phải đua ra các quyết định khác nhau. Ra quyết
định là một chức năng cơ bản của nhà quản trị, đồng thời cũng là nhiệm vụ

16


Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị
khó khăn và phức tạp nhất của họ. Tính phức tạp càng tăng thêm khi mà
mỗi tình huống phát sinh đều tồn tại không chỉ một hoặc hai mà nhiều
phương án liên quan khác nhau đòi hỏi nhà quản trị phải lựa chọn phương
án tốt nhất. Do đó thông tin kế toán quản trị thường phục vụ chủ yếu cho
chức năng này.
Đe phục vụ cho việc ra quyết định, nhà quản trị cần thiết phải tập hợp
và phân tích nhiều dạng thông tin khác nhau, trong đó có thông tin do kế
toán quàn trị cung cấp, đặc biệt là thông tin về chi phí có vai trò đặc biệt
quan trọng, v ấn đề đặt ra ở đây là các thông tin này phải được xử lý bằng
các phương pháp như thế nào để phục vụ hiệu quả nhất cho việc ra quyết
định của nhà quản trị. Quyết định của nhà quản trị bao gồm hai loại: quyết
định ngắn hạn và quyết định dài hạn. Quyết định ngắn hạn là những quyết
định thường liên quan đến một kỳ kế toán hoặc trong phạm vi thời hạn dưới
một năm. Hay nói cách khác các quyết định ngắn hạn được đưa ra nhằm
thỏa mãn các mục tiêu ngắn hạn của tổ chức. Các quyết định ngắn hạn phát
sinh thường xuyên, liên tục trong quá trình điều hành doanh nghiệp, như các
quyết định mua ngoài hay tự sản xuất một chi tiết sản phẩm hoặc chấp nhận

hay từ chối đơn đặt hàng đặc biệt, quyết định giá bán,... Quyết định dài hạn
là những quyết định liên quan đến quá trình đầu tư vốn để phục vụ cho mục
tiêu lâu dài của doanh nghiệp, đây là các quyết định liên quan đến vốn đầu
tư dài hạn cho mục đích thu được lợi nhuận trong tương lai. Các quyết định
dài hạn thường liên quan đến việc đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng sản
xuất, thay đổi quy trình công nghệ, quyết định lựa chọn mua hay thuê máy
móc, thiết bị,... Vấn đề đặt ra là xác định các phương pháp thích hợp trong
việc xử lý thông tin kế toán quản trị để phục vụ hiệu quả cho việc ra các
quyết định. Phân tích thông tin thích hợp được ứng dụng cho cả quyết định
ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt với quyết định ngắn hạn, lý thuyết thông tin
thích hợp được sử dụng kết hợp với cách tính lợi nhuận góp trong báo cáo
kết quả kinh doanh được xem là một công cụ rất hữu hiệu. Ke toán quản trị
cũng giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định không chỉ bằng
cách cung câp các thông tin thích hợp, mà còn bằng cách vận dụng các kỹ
thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, đế từ đó nhà quản trị lựa
chọn, làm cơ sở ra quyết định thích hợp nhất.

I ĐẠĩ" HỌCTHAI KGUYẼỈÍ ị

Ị_ f|p Ể M E p M p j

17


G iáo trìn h KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Trong các doanh nghiệp kinh doanh, mục tiêu cuối cùng đó là lợi
nhuận thu được khi đã đầu tư vào hoạt động. Nhung để đạt lợi nhuận cao
nhất các nhà quản trị kinh doanh cần phải có các quyết định kinh doanh một
cách sáng suốt và khoa học. Muốn quyết định kinh doanh có tính khả thi cao

phải dựa vào hệ thống thông tin kế toán quản trị cung cấp.
Như vậy kế toán quản trị có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của
các tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả của doanh nghiệp bằng
các thước đo khác nhau, gắn với các quan hệ tài chính để cung cấp cho các
cấp quản trị theo yêu cầu cụ thể.
Từ những sự phân tích trên, ta có thể khái quát bản chất của kế toán
quản trị như sau:
- Ke toán quàn trị là một bộ phận cẩu thành của kế toán nói chung
trong các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh.
- Thông tin kế toán quản trị chủ yếu cung cấp cho các nhà quản trị
doanh nghiệp đưa ra các quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh.
Các cấp quản trị từ tổ trướng sản xuất, quàn đốc phân xưởng, trường các
phòng ban đến ban giám đốc và hội đồng quản trị doanh nghiệp.
- Thông tin kể toán quản trị thường cụ thể và mang tính chất định
lượng nhiều vì gắn với các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
- Thông tin kế toán quàn trị được cụ thể hoá thành các chức năng cơ
bản của các nhà quản trị như: xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; phân
tích, đánh giá và ra quyết định.
Chức năng cơ bản của nhà quản trị đó là chức năng ra quyết định điều
phối các hoạt động kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận.
Tóm lại, bản chất thông tin kế toán quản trị là hệ thống thông tin
quản lý doanh nghiệp. Thông tin kế toán quản trị có chức năng quan
trọng nhằm tăng cường quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, trong
môi trường kinh doanh luôn luôn biến động và phức tạp. Thực chất đó là
một hệ thống thông tin quản trị hữu ích, một hệ thống thông tin quan hê
lợi ích, trách nhiệm trong nội bô doanh nghiệp.
Đe cung cấp thông tin nhằm tăng cường công tác quản tri doanh

18



Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị
nghiệp, giúp các nhà quản trị hoàn thành tét các chức năng của mình, tổ
chức kế toán quản trị phù hợp, khoa học, hiệu quả, tiết kiệm,... đáp ứng các
yêu cầu đề ra là một nội dung rất quan trọng đối với mọi cấp quản trị.
1.2. THÔNG TIN KÉ TOÁN QUÀN TRỊ VỚI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
TRONG DOANH NGHIỆP
Thông tin kế toán quản trị có vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ hoạt
động kinh doanh của các tổ chức hoạt động. Đó là cơ sở quan trọng để đưa
ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển bền vững của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Ra quyết định là chức năng đồng thời cũng là nhiệm vụ cơ bản của các
nhà quản trị doanh nghiệp. Nhiệm vụ cơ bản của các nhà quản trị trong bất
kỳ tổ chức hoạt động nào gồm những chức năng: xây dựng kế hoạch; tổ
chức thực hiện; kiểm soát, đánh giá và ra quyết định. Mối liên hệ giữa các chức
năng của các nhà quản trị thể hiện trong một chuỗi các quyết định liên tiếp:
- Kế hoạch là một bức tranh tổng thể của doanh nghiệp trong tương
lai, hoặc tồng thể các chi tiêu kinh tế đuợc xây dựng và đưa ra các biện pháp
để đạt được các mục tiêu kỳ vọng. Đe xây dựng kế hoạch các nhà quản trị
thường phải dự đoán, phán đoán kết quả của các chi tiêu kinh tế sẽ xảy ra
dựa trên những cơ sở khoa học sẵn có. Trong quá trình xây dựng, nhà quản
trị thường phải liên kết các chi tiêu kinh tế với nhau để thấy rõ sự tác động
về nguyên nhân và kết quả sẽ xảy ra trong tương lai. Ví dụ: huy động nguồn
vốn từ các tổ chức nào? Sử dụng nguồn vốn cho những mục đích gì? Do vậy,
thông tin kế toán quản trị cần phải cung cấp cho các nhà quản lý đề xây dựng
kế hoạch các mục tiêu đề ra, nhằm đạt kết quả cao nhất trong các hoạt động.
Tóm lại, kế hoạch là phương hướng chỉ đạo để các hoạt động kinh
doanh diễn ra một cách bình thường, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá
các kết quả kinh doanh thu về.
- Nhiệm vụ tổ chức các hoạt động, đây là chức năng cơ bản của các

nhà quản trị. Chức năng này nhằm truyền đạt các chì tiêu kế hoạch đâ xây
dựng cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Đồng thời tổ chức hoạt động tại
các bộ phận theo như kê hoạch đã phê duyệt. Chức năng này yêu cầu các

19


G iáo trìn h KẾTOÁN QUẢN T R Ị___________

nhà quản lý phải liên kết các bộ phận với nhau, sử dụng nguồn lao động hợp
lý nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trinh sàn xuất để đạt đuợc các
mục tiêu đã dự định. Chức năng này yêu cầu các nhà quản trị phải sử dụng
tổng hợp các thông tin của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp, các thòng tin
bên trong và bên ngoài, thông tin định lượng và thông tin định tính đê từ đó
phán đoán và thực hiện tốt các quá trình kinh doanh theo các kế hoạch, dự
toán đã xây dựng.
Tổ chức thực hiện còn là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố trong quá
trình sản xuất và vai ữò của các nhà quản trị để thực hiện các khâu công
việc theo như kế hoạch đã đề ra nhằm để đạt được mục tiêu của quá trình
kinh doanh. Đây là giai đoạn quyết định nhất, bởi vì các quyết định kinh
doanh phải hết sức linh hoạt, phù hợp với các điều kiện thực tiễn khi đó mới
khai thác hết khả năng tiềm tàng của các yếu tố sản xuất và đạt được mục
tiêu tối ưu.
Ví dụ: Quyết định mua vật tu ở thị trường nào vừa đàm bào chất
lượng, vừa đảm bảo chi phí thấp nhất...
Kiểm tra và đánh giá các kết quả thực hiện. Căn cứ vào các chi tiêu
của các kết quả thực hiện đối chiếu với các kế hoạch đã xây dựng để kiểm
tra và đánh giá tình hình thực hiện kết quà của doanh nghiệp. Thông qua
đó để phân tích và thu nhận các thông tin phục vụ cho quá trình kinh doanh
tiếp theo.

Thực chất của quá trình kiểm tra và đánh giá thường là so sánh thấy
được sự khác nhau giữa thực hiện với kế hoạch đã xây dựng, từ đó xác định
các nguyên nhân ảnh hưởng để có thể điều chinh quá trình thực hiện của
từng người, từng bộ phận nhằm cho các tổ chức hoạt động đạt được các mục
tiêu tối ưu. Thông thường việc kiểm tra, đánh giá của kế toán quàn trị thông
qua hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Hệ thống kiểm soát nội
bộ được thực hiện thông qua việc phân công, phân cấp dựa trên cơ chế quàn
lý tài chính và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong một tó chức
hoạt động cụ thể. Ví dụ: Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về các chi
tiêu số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất. Trường phòng vật tu chịu trách
nhiệm về chất lượng nguyên vật liệu thu mua.

20


Chương 1: Tổng quan về kế toán quản tr ị_________
- Ra quyết định, đây là chức năng cơ bản nhất của thông tin kế toán
quản trị. Dựa vào nguồn thông tin thu thập, thông qua phân tích, chọn lọc
thông tin để đưa ra quyết định đói với từng hoạt động cụ thể của quá trình
kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sù dụng vốn, tiết kiệm chi phí...
Ra quyết định là công việc thường xuyên cúa các nhà quản trị ảnh
hưởng đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Việc ra quyết định thường
dựa trên cơ sở tổng hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng trong đó
thông tin kế toán quản trị thường giữ vai trò có tính chất quyết định và độ
tin cậy cao. Các nhà quản trị thường đứng truớc nhiều phương án kinh
doanh khác nhau. Mỗi phương án thường bao gồm nhiều hệ thống thông tin
đa dạng như là số lượng, chủng loại, chi phí, lợi nhuận, vốn, thị trường...
Do vậy đòi hỏi kế toán quản trị phải tổng hợp, phân tích và chọn lọc hệ
thống thông tin này. Trên cơ sở đánh giá hệ thống thông tin do kế toán quản
trị cung cấp để đưa ra các quyết định chọn các phương án tối ưu.

Ví dự. Trưởng phòng đầu tư cần phải biết thu hẹp hay mờ rộng phạm
vi sàn xuất kinh doanh của mặt hàng nào. Trưởng phòng vật tư cần phải biết
thông tin về tình hình hàng tồn kho để đưa ra quyết định thu mua vật tư cho
phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của quá trình sản xuất, đồng thời nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Truởng phòng tiêu thụ cần biết các thông tin về từng
thị trường để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Giám đốc doanh nghiệp cẩn
phải biết toàn bộ các thông tin về tình hình tài chính và các yếu tố sàn xuất
để điều hành quá trình sản xuất một cách nhịp nhàng, đồng bộ.
Các nhà quản trị là người ra quyết định nhằm đảm bào sự tồn tại, phát
triển liên tục cùa doanh nghiệp và kiểm soát việc thực hiện các quyết định
đó. Do vậy tương ứng với từng khâu công việc quản trị thì kế toán phải cung
cấp thông tin phù hợp cho từng khâu công việc đó.
- Trước hết, kế toán quản trị phải thiết lập một hệ thống các chi tiêu,
mở tài khoản, sổ sách để ghi chép một cách có hệ thống các hoạt động sản
xuất kinh doanh cùa doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống chì tiêu, mở tài
khoản phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng thông tin và đặc điểm của hoạt
động sản xuất kinh doanh khi đó các thông tin mới có tính hiệu quà về mọi
mặt. Ví dụ phân loại nguyên vật liệu theo sản phẩm sản xuất để ghi chép,
chi tiết hoá công nợ theo thời gian, theo đối tượng, khi đó ta phản ánh chính

21


G iáo trìn h K Í TOÁN QUÀN TRỊ

xác chi phí theo sản phẩm, biện pháp thu hồi nợ phù hợp ...
- Phản ánh các thông tin kế toán thực hiện vào các tài khoán, vào các
sổ sách đã thiết kế theo nhu cầu các cấp quản trị.
- Từ các thông tin trên, kế toán quản trị tiến hành tính toán các chi tiêu
theo yêu cầu quản trị nội bộ và tổng hợp thành các báo cáo của các cấp quản

trị khác nhau.
- Ke toán quản trị tiến hành kiểm tra các thông tin ừên các báo cáo,
phân tích, đánh giá hiệu quả của các hoạt động và ừ ợ giúp các nhà quản lý
đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.
Ta có thể khái quát chức năng quản trị và vai trò thông tin kế toán
quản trị qua sơ đồ sau:
S ơ đồ 1.2. M ối quan hệ giữa thông tin k ế toán quản trị với chức năng
quản trị doanh nghiệp
Các chức năng quản trị

22

Thông tin kế toán quản tri


Chương1: Tổng quan về kế toán quản trị

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VẢ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u CỦA KẾ

TOÁN QUẢN TRỊ
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một phân hệ kế toán trong các tổ chức hoạt động,
được thể hiện rõ nét nhất trong các doanh nghiệp kinh doanh, các đơn vị sự
nghiệp tự chủ tài chính. Do vậy, kế toán quản trị cũng có đói tượng nghiên
cứu chung của kế toán là tài sản, nguồn vốn gắn với các quan hệ tài chính
của tổ chức hoạt động. Sự vận động của tài sản, nguồn vốn gắn với các quan
hệ tài chính vì mục tiêu lợi nhuận được kế toán quản trị coi trọng hàng đầu.
Như vậy, kế toán quản trị bắt đầu nghiên cứu ở một tổ chức hoạt động từ khi

thành lập, sau đó tiến hành các hoạt động kinh doanh như cung cấp các yếu
tố đầu vào, sản xuất ra sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và thực hiện phân phối
kết quả tài chính cho tới khi giải thể hoặc phá sản. Ke toán quản trị cũng gắn
liền với một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó kế toán quản trị còn nghiên cứu những đối tượng đặc thù
và cụ thể hoá nhằm cung cấp các thông tin nhanh, chính xác cho các cấp
quản trị đạt được mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận:
- Nghiên cứu sâu về chi phí của doanh nghiệp theo các góc độ khác
nhau như phân loại chi phí, dự toán chi phí, xây dựng định mức chi phí,
phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận... nhằm mục
đích kiểm soát và quản lý chi phí chặt chẽ và dự toán chi phí chính xác để
tối thiểu hóa chi phí.
- Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất như lao động, hàng tồn kho và
tài sản cố định nhằm khai thác tối đa các yếu tố sẵn có, đảm bảo chi phí thấp
nhất và lợi nhuận cao nhất, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận thông qua
các hệ thống báo cáo kết quả kinh doanh trong việc hình thành các quyết
định điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
- Xây dựng các trang tâm trách nhiệm, phân tích chi phí, doanh thu và

23


Giáo trìn h KẾ TOÁN QUÀN TRỊ

lợi nhuận theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp để đưa ra các quvết định cân
đầu tư thêm hay thu hẹp hoặc chấm dứt hoạt động của tùng bộ phận nhâm
phát triển và bảo đảm an toàn của vốn kinh doanh, đồng thời xác định trách
nhiệm của cá nhân, bộ phận trong tổng thể doanh nghiệp.
- Kiểm soát việc thực hiện từng khâu công việc, làm rõ các nguyên

nhân gây ra sự biến động giữa chi phí theo dự toán và thực tế. Từ đó phát huy
những thế mạnh trong hoạt động kinh doanh và có các biện pháp ngăn chặn
những điểm yếu nhằm nâng cao hiệu quả của từng hoạt động kinh doanh.
- Cung cấp các thông tin cần thiết để làm sáng tò việc đưa ra quyết định
kinh doanh hiện tại và tương lai. Xây dựng các dự toán chi phí, doanh thu và
kết quả tài chính nhằm dự báo các kết quả kinh doanh diễn ra theo kế hoạch.
- Phân tích và lụa chọn các phương án đầu tư ngắn hạn và dài hạn để
đảm bảo an toàn và phát triển vốn trong hoạt động kinh doanh có hiệu quà nhất.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu của kế toán quản trị
Thông tin mà kế toán quản trị thu thập được thường thông qua nhiều
thước đo khác nhau như hiện vật, giá trị, thời gian, chủng loại, cơ cấu... Để
xử lý những thông tin này phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, kế
toán quản trị ngoài việc sử dụng các phương pháp truyền thống còn sử dụng
những phương pháp đặc trưng để đảm bảo cho các quyết định kinh doanh
tối ưu.
- Các phương pháp truyền thong:
Phương pháp chứng từ. Chứng từ là bằng chứng để ghi nhận thông tin
kế toán quản trị ngay từ ban đầu các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Chứng từ ghi nhận thông tin kế toán quản trị về cơ bản tương tự như chứng
từ ghi nhận thông tin kế toán tài chính, song có điểm khác biệt vì xuất phát
từ mục tiêu cùa hai phân hệ thông tin kế toán. Chứng từ của kế toán quán trị
thường yêu cầu cao tính trung thành của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong
khi đó chứng từ của kế toán tài chính thường ưu tiên tính pháp lý cúa nebiệp
vụ phát sinh.

24


Chưcmg 1: Tong quan vệ kế toán quản trị_______
Phương pháp tài khoản kế toán. Trong kế toán tài chính các tài khoản

được mở nhằm đáp ứng mục tiêu lập báo cáo tài chính cung cấp thông tin
chủ yếu ra bên ngoài doanh nghiệp. Trong khi đó các tài khoản kế toán quản
trị được mở xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị nội bộ để theo dõi và
điều hành các hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Tài khoản doanh thu dưới góc
độ kế toán quản trị có thể được mở theo nhiều tiêu thức khác nhau như sản
phẩm, địa điểm, thời gian, nhóm mặt hàng, thị tnrờng...nhằm phục vụ nhu
cầu quản trị của từng cấp. Trong khi đó, tài khoản doanh thu dưới góc độ kế
toán tài chính chù yếu để lập hệ thống báo cáo tài chính phục vụ cho các đối
tượng bên ngoài doanh nghiệp.
Phương pháp tính giá. Trong kế toán quản trị sử dụng nhiều phương
pháp tính giá khác nhau nhằm phản ánh chính xác đối tượng chịu chi phí để
đưa ra quyết định lựa chọn phương án tối ưu. Hiện tại trong các doanh
nghiệp vẫn có sự giao thoa giữa tính giá dưới góc độ kế toán tài chính và
tính giá dưới góc độ kế toán quản trị. Tính giá dưới góc độ kế toán tài chính
thường hướng tới xác định giá thực tế hàng tồn kho, chi phí cho mục tiêu
quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài quan tâm
cho các hoạt động kinh doanh đã xảy ra, song tính giá dưới góc độ kế toán
quản trị thường hướng tới xác định chính xác đối tượng chịu chi phí phục vụ
cho việc ra quyết định tối ưu cho những phương án tương lai.
Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. Trong kế toán quản trị hệ
thống báo cáo kế toán rất đa dạng và phong phú xuất phát từ đặc điểm kinh
doanh của các doanh nghiệp khác nhau và nhu cầu quản trị của từng cấp.
Trong khi đó hệ thống báo cáo kế toán tài chính thường thống nhất về hình
thức và các chỉ tiêu báo cáo.
Như ta đã biết kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của hệ thống
thông tin kế toán nói chung trong các doanh nghiệp, do vậy ngoài các
phương pháp sử dụng chung của kế toán như: phương pháp chứng từ,
phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân
đối kế toán đã trình bày, còn sừ dụng một số phương pháp đặc thù để làm
sáng tỏ thông tin kế toán quản trị phục vụ nhu cầu quản lý.


25


×