Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vàng da do đâu?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.05 KB, 6 trang )

Vàng da do đâu?

Vàng da là một triệu chứng biểu hiện của nhiều nguyên
nhân khác nhau. Vàng da thường kèm theo vàng niêm
mạc như gan bàn chân, gan bàn tay, vàng kết mạc mắt.
Có trường hợp chỉ vàng da đơn thuần, nhưng có trường
hợp vàng da kèm theo ngứa, có trường hợp vàng da
kèm theo xuất huyết dưới da và có nhiều trường hợp
vàng da kèm theo các triệu chứng thực thể khác. Vàng
da do bệnh lý nhưng cũng có trường hợp vàng da sinh
lý. Như vậy vàng da biểu hiện như thế nào, tính chất
của nó ra sao.
Xin nêu một số điển hình sau đây:
Một số nguyên nhân gây vàng da:
- Vàng da sinh lý: vàng da sinh lý thường chỉ gặp ở một số
trẻ sau khi sinh ra da bị vàng (ước tính khoảng 1/3 số trẻ sơ
sinh). Thông thường vàng da sinh lý kéo dài khoảng một
đến vài tuần rồi tự hết không để lại biến chứng gì, bởi vì trẻ
sơ sinh có đời sống hồng cầu ngắn hơn đời sống hồng cầu ở
người lớn. Do đó lượng hồng cầu bị hủy nhanh làm tăng
lượng bilirubin trong máu. Đồng thời gan của trẻ sơ sinh
cũng chưa hoàn thiện chức năng làm việc nhanh đủ để loại
trừ lượng bilirubin trong máu ra khỏi dòng máu. Nếu sau
vài tuần mà hiện tượng vàng da vẫn không thuyên giảm (có
khi còn gia tăng) thì nguy cơ có thể là vàng da do bệnh lý
về gan hoặc về máu hoặc
bệnh khác
- Vàng da do viêm đường
dẫn mật: Viêm đường dẫn
mật hoặc viêm túi mật đều
làm cho hiện tượng ứ mật


hoặc tắc mật làm xuất hiện
hiện tượng vàng da. Trong
những trường hợp này
thường có sốt cao, rét run
và có thể có đau vùng túi
mật (hạ sườn phải). Triệu
chứng đau thường xuất hiện trước triệu chứng sốt và vàng
da, có trường hợp kèm theo ngứa.

Chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
bằng chiếu ánh sáng đặc biệt
loại bỏ bilirubin.
- Vàng da do sỏi đường dẫn mật. Sỏi đường dẫn mật có thể
là sỏi đường dẫn mật trong gan hay ngoài gan. Sỏi ở ống
mật chủ, ở ngã ba ống mật chủ - túi mật, ở cổ túi mật hoặc
sỏi ở túi mật. Triệu chứng là đau quặn hay xuất hiện sau
bữa ăn, đau lan ra sau lưng, lan sang trái, đôi khi túi mật
căng phồng có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy. Sau đau là sốt và
vàng da. Triệu chứng của sỏi đường dẫn mật hay xuất hiện
từng đợt. Hậu quả xấu nhất là có thể gây thấm mật phúc
mạc rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh hoặc làm tổn
thương tế bào gan.
- Vàng da do bệnh của tụy tạng như viêm tụy cấp tính hoặc
mạn tính, đặc biệt là ung thư đầu tụy. Ung thư đầu tụy da
càng ngày càng vàng đậm.
- Vàng da do các bệnh về máu như bệnh huyết tán.
- Vàng da do viêm gan (viêm gan A,B,C,D,E). Dù là viêm
gan do virut viêm gan nào cũng đều gây vàng da, vàng mắt
trong giai đoạn toàn phát của bệnh. Sau thời kỳ ủ bệnh là
đến giai đoạn khởi phát, sau đó là toàn phát. Trong các thể

loại viêm gan gây vàng da cần lưu ý thể viêm gan cấp tính
hoặc thể viêm gan thể teo gan, vàng cấp là rất nguy hiểm.
- Vàng da do bệnh sốt rét (sốt rét cơn và sốt rét ác tính) do
lượng hồng cầu bị phá hủy nhiều giải phóng ra bilirubin
gây vàng da. Bệnh thường gặp ở vùng có sốt rét lưu hành,
nhất là miền núi, cao nguyên.
- Bệnh sốt vàng da, chảy
máu. Bệnh này do xoắn
khuẩn Leptospira gây nên.
Bệnh có thể gặp ở dân tộc ít
người, người làm rừng, bảo
vệ rừng, bộ đội biên phòng,
vận động viên bơi lội do
xoắn khuẩn Leptospira đào
thải ra từ nước tiểu chuột
làm nhiễm ở các nguồn nước sông suối, ao, hồ. Khi xoắn
khuẩn Leptospira bám vào da chúng dễ dàng xâm nhập vào
bên trong cơ thể người nhất là khi da đã mềm mại do ngâm
dưới nước.
Khi bị vàng da nên làm gì ?
Mặc dù thể hiện một triệu chứng chung là vàng da nhưng
tính chất, căn nguyên và hậu quả gây vàng da không giống

Một trường hợp vàng da do
VGSV B.
nhau, khó lường trước được, vì vậy khi bị vàng da cần đi
khám ngay. Khám càng sớm càng tốt để mau chóng tìm ra
nguyên nhân và từ đó có phương hướng điều trị phù hợp
cho từng loại bệnh. Chẳng hạn, đối với vàng da sinh lý ở
trẻ sơ sinh thường vàng nhẹ và hết sau 2 - 3 tuần. Nếu vàng

da nhiều và kéo dài bác sĩ sẽ có cân nhắc cẩn thận để xử lý
hiện tượng vàng da cho thích hợp, (một trong các biện pháp
là có thể đặt trẻ dưới ánh sáng đặc biệt để giúp loại bỏ
bilirubin cho đến khi gan làm việc hoàn chỉnh). Trường
hợp vàng da do viêm gan virut hoặc do xoắn khuẩn
Leptospira, sốt rét, bệnh sốt vàng...
Ngoài việc điều trị cho cá nhân người bệnh thì cần có
hướng phòng bệnh cho gia đình và cộng đồng. Đặc biệt
những trường hợp vàng da kèm đau vùng hạ sườn, sốt cao
có thể là một cấp cứu ngoại khoa do thấm mật phúc mạc.
Tóm lại, khi thấy vàng da cần đến bác sĩ khám ngay. Tuyệt
đối không nghe sự mách bảo của bạn bè, người thân mà
chủ quan hoặc tự mua thuốc để điều trị. Bởi vì làm như vậy
bệnh sẽ không những không khỏi mà còn trầm trọng thêm,
khi đó cho dù có đến bệnh viện thì cũng đã muộn hoặc quá
muộn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×