Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế Chăn Nuôi Gà H''Mông Của Nông Hộ Ở Tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.21 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ
CHĂN NUÔI GÀ H' MÔNG CỦA NÔNG HỘ
Ở TỈNH VĨNH LONG

GVHD

TRẦN THỊ THU DUYÊN

Sinh viên thực hiện

VƯƠNG HÀ
MSSV: 4077548
Lớp: Kinh tế nông nghiệp 1
Khóa: 33

Cần Thơ - 2010


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long

LỜI CẢM TẠ
Hơn ba năm học tập trong ngôi trường này em đã tích lũy cho bản thân
được nhiều điều hữu ích. Và làm luận văn tốt nghiệp thực sự là một thử thách
đáng nhớ. Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều cá nhân và đơn vị có liên quan đến đề tài
nghiên cứu của em.


- Trước hết, xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học
Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em có cơ hội tiếp xúc thực tế sản xuất để em có cơ
hội hiểu thêm về thực tế sản xuất sau thời gian học những lý thuyết trên lớp.
- Xin chân thành cám ơn cô Trần Thị Thu Duyên đã tận tình hướng dẫn
em trong quá trình thực hiện đề tài.
- Xin chân thành cám ơn các cơ quan: Sở Nông nghiệp – Phát triển nông
thôn tỉnh Vĩnh Long, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Mang
Thít tỉnh Vĩnh Long đã tạo mọi điều kiện để em thu thập đủ số liệu cần thiết.
- Xin chân thành cám ơn sự hợp tác và giúp đỡ của 14 hộ chăn nuôi gà H'
Mông tại tỉnh Vĩnh Long , đặc biệt là sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của bác Lê
Văn Lai.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều
kết quả trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Kính chúc quý cô chú, anh chị ở
phòng NN & PTNN huyện Mang Thít đạt được nhiều thắng lợi mới trong công
việc và cuộc sống.
Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2010
Sinh viên thực hiện

Vương Hà

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

i

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Đề tài này đucợ thực hiện tại khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học Cần Thơ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2010

Giáo viên hướng dẫn
( đã ký)

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

ii

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2010
Sinh viên thực hiện

Vương Hà

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

iii

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Thu Duyên
Học vị : Cử nhân
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp...................
Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ.
Họ và tên sinh viên : Vương Hà
MSSV : 4077548
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Tên đề tài : “Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ




tỉnh Vĩnh Long”.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
........................................................................................................................................
2. Hình thức:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
........................................................................................................................................
7. Kết luận:
........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2010
Giáo viên hướng dẫn
(đã ký)

Trần Thị Thu Duyên

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

iv


SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
--------------------------------------...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2010

Giáo viên phản biện

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

v


SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long

MỤC LỤC
Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................

1

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu..............................................................................

1

1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu.................................................................

1

1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn........................................................

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................

2

1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................

2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................

2

1.4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................

2

1.4.1. Không gian ...................................................................................

2

1.4.2. Thời gian .......................................................................................

2

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................

2

1.5. Lược khảo tài liệu.....................................................................................

2


Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................

4

2.1. Phương pháp luận.....................................................................................

4

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................

4

2.1.2.Chi phí ...........................................................................................

6

2.1.3. Hiệu quả kinh tế ............................................................................

8

2.1.4.Các chỉ tiêu tài chính......................................................................

8

2.1.5. Phương pháp DEA ........................................................................

9


2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 10
2.2.1.Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.............................................. 10
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................ 10
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu...................................................... 11
Chương 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ H' MÔNG
CỦA NÔNG HỘ Ở TỈNH VĨNH LONG ....................................................... 12
3.1. Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................ 12
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Vĩnh Long ....................................... 12
GVHD: Trần Thị Thu Duyên

vi

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
3.1.2. Giới thiệu tổng quát về tình hình chăn nuôi gia cầm của tỉnh
Vĩnh Long .............................................................................................. 17
3.2. Tổng quan về tình hình chăn nuôi gà H' Mông tại tỉnh ........................... 18
3.2.1. Lí do chọn nuôi gà H' Mông của nông hộ .................................... 18
3.2.2. Tổng quan về các hộ nuôi gà H' Mông ở tỉnh Vĩnh Long ........... 18
3.2.3.Tình hình nuôi................................................................................ 20
3.2.4. Nguồn cung con giống .................................................................. 22
3.2.5. Đặc điểm chuồng trại .................................................................... 22
3.2.6. Đặc điểm kỹ thuật ........................................................................ 23
3.2.7.Tình hình tiêu thụ hiện nay ............................................................ 27
3.3. Hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi gà H' Mông của nông hộ .............. 28
3.3.1. Phân tích chi phí nuôi ................................................................... 28
3.3.2. Doanh thu của hộ nuôi .................................................................. 30
3.3.3. Phân tích các tỷ số tài chính.......................................................... 31

Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ H'MÔNG
CỦA NÔNG HỘ BẰNG PHƯƠNG PHÁP DEA .......................................... 34
4.1. Phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi gà H' Mông ............................. 34
4.2. Phân tích hiệu quả phân phối của hộ nuôi gà H' Mông .......................... 37
4.3. Phân tích hiệu quả chi phí của hộ nuôi gà H' Mông ............................... 38
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ H’ MÔNG Ở TỈNH VĨNH LONG ................. 40
4.1. Thuận lợi và khó khăn ............................................................................ 40
4.1.1.Thuận lợi ........................................................................................ 40
4.1.2. Khó khăn ....................................................................................... 40
4.2. Giải pháp
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 43
6.1. Kết luận .................................................................................................... 43
6.2. Kiến nghị .................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 45
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 46

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

vii

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang

Bảng 1: Lí do chọn nuôi gà H' Mông của nông hộ tại tỉnh Vĩnh Long .......... 18

Bảng 2: Số năm kinh nghiệm của hộ nuôi gà H' Mông
ở tỉnh Vĩnh Long .............................................................................. 19
Bảng 3:Trình độ học vấn của hộ chăn nuôi gà ở tỉnh Vĩnh Long .................. 19
Bảng 4: Số lượng gà H' Mông được các hộ thả nuôi ở tỉnh Vĩnh Long ........ 20
Bảng 5: Một số chỉ tiêu về tình hình chăn nuôi gà H' Mông
của nông hộ tại tỉnh Vĩnh Long......................................................... 21
Bảng 6: Nguồn vốn sản xuất của các hộ ......................................................... 22
Bảng 7: Các kiểu chuồng nuôi được nông hộ sử dụng ................................... 23
Bảng 8: Tỉ lệ hộ nuôi tham gia các lớp tập huấn ở địa phương ...................... 23
Bảng 9: Loại thức ăn được hộ nuôi sử dụng ................................................... 24
Bảng 10: Các loại nước nông hộ sử dụng cho gà uống................................... 25
Bảng 11: Chi phí con giống, thức ăn và lao động .......................................... 26
Bảng 12: Các loại chi phí khác........................................................................ 27
Bảng 13: Tổng hợp các chi phí chăn nuôi gà H' Mông của nông hộ .............. 28
Bảng 14: Tỉ trọng các loại chi phí ................................................................... 29
Bảng 15: Giá bán và doanh thu của hộ nuôi gà H' Mông .............................. 30
Bảng 16: Kết quả từ hoạt động chăn nuôi gà H' Mông .................................. 31
Bảng 17: Các tỷ số tài chính............................................................................ 32
Bảng 18: Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi gà H' Mông
qua phân thích DEA ....................................................................... 34
Bảng 19: Mức chi phí đã bị lãng phí của mỗi yếu tố đầu vào......................... 35
Bảng 20: Hiệu quả phân phối của các hộ nuôi gà H' Mông
qua phân thích DEA ....................................................................... 37
Bảng 21: Hiệu quả chi phí của các hộ nuôi gà H' Mông
qua phân thích DEA ....................................................................... 38
Bảng 22: Số lượng tố đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí......................... 41

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

viii


SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang

Hình 1: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối...........................................

9

Hình 2: Biểu đồ cơ cấu tỉ trọng các loại loại chi phí....................................... 30

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

ix

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Nông nghiệp là thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đối với
đồng bằng sông Cửu Long . Hiện có đến 80% trong số hơn 18 triệu dân của vùng

sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Một trong những lợi thế của nông nghiệp
đồng bằng sông Cửu Long là chăn nuôi. Các loại vật nuôi chính là bò (bao gồm
bò lấy thịt và bò sữa) và gia cầm. Gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long rất phát
triển, chủ yếu là gà và vịt. Trong đó chăn nuôi gà là nghề có nhiều ưu điểm,
không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu tư ban đầu, thời gian thu hồi vốn nhanh, đồng
thời cung cấp nguồn sản phẩm phong phú và có giá trị dinh dưỡng cao. Do đó
nhu cầu của thị trường ngày càng tăng. Kết quả là nghề chăn nuôi gà không
ngừng mở rộng từ mô hình giản đơn ban đầu. Bên cạnh đó, nhờ vào thành tựu
của khoa học kỹ thuật và các nghiên cứu, đã có thêm rất nhiều giống gà được đưa
vào nuôi theo nhiều phương thức khác nhau mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người nuôi.
Gà H' Mông là một trong những giống gà mới nhất đang được thả nuôi
hiện nay. Vĩnh Long là địa phương đầu tiên của đồng bằng sông Cửu Long thực
hiện mô hình nuôi giống gà tiềm năng này. Gà H' Mông có nhiều ưu điểm nổi
trội. Tuy nhiên, hiểu quả kinh tế của nó vẫn chưa được đánh giá một cách chi tiết
nên mô hình vẫn chưa được phổ biến rộng khắp. Đây là lí do để em lựa chọn đề
tài “Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H' Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long” để
từ đó chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách có thêm thông
tin để đưa ra các giải pháp hữu hiệu góp phần phát triển kinh tế.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Phong trào chăn nuôi gà của nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã có từ
rất lâu với qui mô hộ gia đình là chính theo phương thức thả tự do trong sân,
vườn; tận dụng các thức ăn sẵn có trong thiên nhiên và sản phẩm phụ của trồng
trọt.
Tại tỉnh Vĩnh Long, chăn nuôi gà rất phổ biến bởi việc nuôi khá dễ dàng,
lại có thể góp phần nâng cao thu nhập của hộ gia đình.
GVHD: Trần Thị Thu Duyên

1


SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
Nhưng nuôi gà H' Mông vẫn là một mô hình rất mới mẻ với nhiều nông hộ
dù hiệu quả kinh tế của mô hình này là rất đáng kể.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung là phân tích hiệu quả của mô hình chăn nuôi gà H’Mông ở
hộ gia đình của tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần
nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình chăn nuôi thực tế của các hộ nuôi gà H’ Mông ở tỉnh
Vĩnh Long
- Phân tích hiệu quả các mặt trong mô hình chăn nuôi của các hộ nuôi gà H'
Mông ở tỉnh Vĩnh Long.
- Đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn đồng thời nâng cao hiệu quả cho
người nuôi.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình chăn nuôi hiện nay của các hộ nuôi gà H' Mông như thế nào?
- Mô hình chăn nuôi gà H' Mông có đạt được hiệu quả kinh tê không?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian
Đề tài được thực hiện dựa trên kết quả điều tra tại tỉnh Vĩnh Long.
1.4.2. Thời gian
- Số liệu được sử dụng cho luận văn là các vụ nuôi trong năm 2010
- Thời gian điều tra số liệu là từ đầu tháng 9 đến hết tháng 10 năm 2010.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ chăn nuôi gà H' Mông tại tỉnh Vĩnh Long.
1.5. Lược khảo tài liệu

Quan Minh Nhựt (2008). “Phân tích hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả
chi phí của mô hình canh tác trong và ngoài đê bao tại huyện Chợ Mới và Tri
Tôn tỉnh An Giang năm 2005”. Đề tài sử dụng phương pháp DEA để đánh giá
hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí của hai mô hình canh tác lúa trong và
ngoài đê bao, kết quả cho thấy hộ sản xuất trong khu vực đê bao đạt hiệu quả cao

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

2

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
hơn hộ sản xuất ở khu vực ngoài đê bao. Ngoài ra, cũng đề xuất cách sử dụng các
yếu tố đầu vào hợp lí hơn nhưng không làm thay đổi sản lượng đầu ra.
Nguyễn Thị Hồng Điệp (2007), “Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi
gà thịt công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre” luận văn tốt nghiệp
khóa 29 khoa Kinh tê – QTKD trường đại học Cần Thơ. Đề tài sử dụng phương
pháp thống kê mô tả và hàm thu nhập được xử lý thông qua phần mềm SPSS, kết
quả nghiên cứu cho thấy hoạt động chăn nuôi gà công nghiệp lấy thịt tại huyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre thực sự mang lại hiệu quả.

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

3

SVTH: Vương Hà



Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
Chương 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1 .Một số khái niệm cơ bản
v

Nông hộ
Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư

nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống
chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập tiến hành các hoạt động
sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của thành viên
trong hộ.
v

Kinh tế nông hộ
Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiêp,…để phục vụ cuộc

sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình.
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội,
tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá
trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện
đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu,
đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ.
Kinh tế nông hộ luôn gắn liền và chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố
và điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội... của mỗi địa phương, mỗi vùng

lãnh thổ. Sự khác nhau về đất đai, khí hậu, môi trường sinh thái cũng như về dân
cư dân tộc, trình độ sản xuất và tập quán sinh sống giữa các vùng vừa tạo ra tính
đa dạng trong kinh tế nông hộ đồng thời cũng tạo ra những nét khác biệt và đặc
thù về cả qui mô, cấu trúc lẫn phương thức và trình độ phát triển.
Trong điều kiện sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường, sự phát triển kinh
tế nông hộ giữa các vùng kinh tế - sinh thái có sự tương tác và giao thoa lẫn
nhau. Song, việc tăng cường khai thác các tiềm năng, thế mạnh và điều kiện đặc
thù của mỗi vùng kinh tế nông hộ được Nhà nước khuyến khích và phát triển.
Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ
làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân gia đình
GVHD: Trần Thị Thu Duyên

4

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
mình. Mặt khác, kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự túc
hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng có vai trò quan
trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung
và nước ta nói riêng tính tự chủ trong kinh tế nông hộ được thể hiện ở những đặc
điểm sau:
- Làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp.
- Sắp xếp điều hành phân công lao động trong quá trình sản xuất.
- Quyết định phân phối sản phẩm làm ra sau khi đóng thuế cho nhà nước,
được chọn quyền sử dụng phần còn lại. Nếu có sản phẩm dư thừa, hộ nông dân
có thể đưa ra thị trường tiêu thụ đó là sản phẩm hàng hóa.
v


Chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, chăn

nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Một xu
hướng tiêu dùng có quy luật là khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về
các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng và chủng loại. Chăn
nuôi còn là ngành cung cấp nhiều sản phẩm là nguyên liệu quý cho công nghiệp
chế biến. Phát triển chăn nuôi còn có mối quan hệ khắng khít thúc đẩy phát triển
ngành trồng trọt, tạo nên một nền nông nghiệp cân đối bền vững.
Chăn nuôi là ngành sản xuất có đối tượng tác động là cơ thể sống đòi hỏi
phải có đầu tư duy trì thường xuyên. Chăn nuôi có thể phát triển theo phương
thức di động phân tán theo phương thức tự nhiên, song cũng có thể phát triển tập
trung tĩnh tại theo phương thức công nghệp, sản phẩm của ngành chăn nuôi rất đa
dạng có sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị kinh tế cao.
v

Con gà H' Mông
Gà được Trung tâm Khoa học và sản xuất vùng Tây Bắc phát hiện và nuôi

thử từ năm 1998. Cuối năm 1999, Viện Chăn nuôi Quốc gia nhận thấy đây là
giống gà đặc biệt quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nên quyết định đưa
vào diện động vật quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Đến nay, sau 4 năm
tiến hành việc duy trì và chọn giống gà H’Mông đã được đảm bảo.
Trước đây gà H’Mông được nuôi quảng canh nên tập tính còn tương đối
hoang dã. Ban ngày, gà được thả rông tự kiếm ăn, tối về chuồng hoặc đậu trên
GVHD: Trần Thị Thu Duyên

5

SVTH: Vương Hà



Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
cây để ngủ. Thức ăn là giun dế, ngô, thóc... người nuôi ít khi cho ăn thêm. Ở trại
chăn nuôi, gà nhặt cả thức ăn rơi vãi xung quanh máng (do tập tính bới kiếm ăn).
Gà thích uống nước chảy nên thường tập trung khi bơm hoặc vẩy nước. Thích
phơi nắng lúc 7-9 giờ; thích bay chạy (1 ngày tuổi đã học bay, lúc đẻ gà thường
bay đi tìm ổ). Gà gáy nhiều, hay đánh nhau; không sợ gió mưa hay sấm chớp,
tiếng động nhưng sợ nhất bị đuổi bắt, bất ngờ mở cửa chuồng, sự chuyển động
nhanh bất thường của con người...
Gà H’Mông có thể trọng trung bình, tốc độ lớn nhanh hơn gà ri, đặc biệt
trong điều kiện được chăm sóc tốt. Gà mái trưởng thành cân nặng 1,2-1,5kg, con
trống nặng 1,5-2kg. Khả năng sản xuất thịt ở con gà 10 tuần tuổi là: thịt xẻ
khoảng 75-78%, thịt đùi 34-35%, xấp xỉ các giống gà nội địa khác. Da dày giòn.
Thịt không nhũn như gà công nghiệp, săn nhưng không dai như thịt vịt hoặc
ngan. Đặc biệt lượng axit glutamic cao tới 3,87%, vượt trội hơn gà ri và gà ác
nên thịt gà có vị ngọt đậm, nhưng lượng sắt lại thấp. Về giá trị hàng hoá, gà
H’Mông thuộc nhóm gà thịt đen, xương đen, hàm lượng axit amin cao, được sử
dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, kích thích tình dục mạnh.
Lượng colesteron thấp trong khi axit linoleic cao có giá trị dược liệu đặc biệt
trong chữa trị bệnh tim mạch. Mật gà được dùng dể chữa bệnh ho cho trẻ em.
Xương gà nấu thành cao để chữa bệnh run tay, run chân.
Có thể nói gà H’Mông là một đặc sản không những thích hợp với khẩu vị
của người châu Á mà còn được các đoàn khách phương Tây rất ưa chuộng.
Nhưng trước mắt, gà H’Mông cũng như nhiều nông phẩm của nước ta, cần phải
có một thương hiệu để đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước
ngoài trong một tương lai gần.
2.1.2.Chi phí
Bao gồm chí phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí hỗn hợp, chi phí cơ hội.
v


Chi phí cố định ( Fixed cost )
Chi phí cố định hay định phí là những mục chi phí ít thay đổi hoặc không

thay đổi theo mức độ hoạt động của đơn vị. Nếu xét trên tổng chi phí, định phí
GVHD: Trần Thị Thu Duyên

6

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
không thay đổi, ngược lại nếu quan sát chúng trên một đơn vị mức độ hoạt động,
định phí tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như vậy dù doanh nghiệp có hoạt
động hay không hoạt động thì vẫn tồn tại định phí; ngược lại khi doanh nghiệp
gia tăng mức động hoạt động thì định phí trên một mức độ hoạt động sẽ giảm
dần.
Theo định nghĩa này thì chi phí cố định trong chăn nuôi gà: chi phí công
cụ dụng cụ dùng làm chuồng trại, chi phí lãi vay, chi phí vận chuyển con giống.
v

Chi phí biến đổi ( Variable cost )
Chi phí biến đổi là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng lên, giảm theo

sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí biến đổi sẽ tăng khi mức
độ hoạt động tăng và ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ
hoạt động thì chi phí biến đổi lại không đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí biến
đổi chỉ phát sinh khi có hoạt động.
Trong hoạt động chăn nuôi gà chi phí biến đổi bao gồm chi phí con giống,

chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí điện, chi phí nước và một số chi phí
khác.
v

Chi phí hỗn hợp ( Mixed cost )
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất

biến và yếu tố khả biến.
v

Chi phí cơ hội ( Opportunity cost )
Ngoài ra đối với các nhà kinh tế, một trong những chi phí quan trọng nhất

là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là: mọi đầu vào hay yếu tố sản
xuất đều có một cách sử dụng thay thế ngay cả khi nó không được sử dụng. Khi
một đầu vào được sử dụng cho mục đích cụ thể đó, thì nó không thể sẵn sàng để
sử dụng cho bất kỳ phương án nào khác và thu nhập từ phương án thay thế này sẽ
bị mất đi. Chi phí cơ hội có thể được định nghĩa theo hai cách:
Thứ nhất: chi phí cơ hội là giá trị của sản phẩm không được sản xuất vì
một đầu vào đã được sử dụng cho một mục đích khác.
Thứ hai: chi phí cơ hội là thu nhập sẽ nhận được nếu nguồn lực đầu vào
này được sử dụng cho phương án khác và đem lại lợi nhuận cao nhất.
2.1.3 .Hiệu quả kinh tế

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

7

SVTH: Vương Hà



Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong
việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự
ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả
cao nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu
quả. Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên qua đến một vài chỉ tiêu cụ
thể.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan
trực tiếp tới nền kinh tế hàng hoá và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế
khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu
quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem
lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản
xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và
tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
2.1.4.Các chỉ tiêu tài chính
2.1.4.1. Một số chỉ tiêu kinh tế
v

Chi phí là tất cả những chi phí bỏ ra để thu được những sản phẩm từ gà.

Chi phí = chi phí cố định + chi phí lao động + chi phí biến đổi khác
Trong đó:
Chi phí cố định = chi phí chuồng trại + chi phí trang thiết bị + chi phí
dụng cụ chăn nuôi + chi phí cố định khác.
Chi phí biến đổi = chi phí thức ăn + chi phí thuốc thú y + chi phí điện
+ chi phí nước + các loại chi phí biến đổi khác
Chi phí lao động = (số lao động nhà + số lao động thuê) x công nhật
v


Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tức là

tổng số tiền mà các hộ chăn nuôi gà thịt nhận được khi bán gà.
Doanh thu = số lượng sản phẩm (chính, phụ) x giá bán tương ứng với loại
sản phẩm đó
v

Thu nhập là số tiền mà người chăn nuôi nhận được khi bán gà đã trừ đi

các khoản chi phí nhưng không tính công lao động nhà
Thu nhập = Tổng doanh thu - Tổng chi phí chưa tính lao động nhà

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

8

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
v

Lợi nhuận là số tiền mà người chăn nuôi nhận được khi bán gà đã trừ đi

các khoản chi phí có tính lao động nhà.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí tính công lao động nhà
2.1.4.1. Một số chỉ tiêu tài chính
v


Tỷ số giữa doanh thu và chi phí cho ta biết tổng số tiền thu được khi bỏ

ra 1 đồng chi phí đầu tư.
DT / CP = Doanh thu / Tổng chi phí
v

Tỷ số giữa lợi nhuận và chi phí cho ta biết lợi nhuận của hộ thu được khi

bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư.
LN / CP = Lợi nhuận / Tổng chi phí
v

Tỷ số giữa lợi nhuận và doanh thu cho ta biết trong 1 đồng doanh thu có

bao nhiêu đồng lợi nhuận.
LN / DT = Lợi nhuận / Doanh thu
2.1.5. Phương pháp DEA
Phương pháp DEA không đòi hỏi bất kì dạng hàm số nào, có thể được
dùng để đo lường hiệu quả kĩ thuật (TE),hiệu quả phân phối (AE), hiệu quả chi
phí (CE), hiệu quả qui mô (SE).
Cơ sở xây dựng mô hình để ước lượng TE, AE, CE:
x2/q

S
Isoquant curve/ frontier
·A
P
R ·

Isocost line


B
·
·

B’
S’

0

P’

x1/q

HÌNH 1: HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI

-

Từ số liệu thu thập được (A, B và B’) chương trình xây dựng được đường
giới hạn khả năng sản xuất SS’ căn cứ vào các đơn vị đạt hiệu quả cao
nhất.

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

9

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long

B và B’ nằm trên đường SS’ là những đơn vị sản xuất đạt hiệu quả kĩ thuật

-

cao nhất trong nhóm à B và B’ đạt hiệu quả kĩ thuật (TE)
Xét A không nằm trên SS’ nên không đạt TE

-

o Hệ số hiệu quả kĩ thuật của A là TE= OB/OA
o Hệ số hiệu quả kĩ thuật của B và B’ là TE = 1 = 100%
Với x1, x2 là chi phí chi phí các yếu tố đầu vào xây dựng đường đẳng phí

-

PP’ bao gồm những đơn vị sản xuất phân phối sử dụng các yếu tố đầu vào
hợp lí với giá cả của chúng.
Đơn vị sản xuất nào nằm trên PP’ là đạt hiệu quả phân phối AE ( sử dụng

-

nguồn lực hợp lí với các mức giá cả)
Xét B không nằm trên PP’ nên không đạt AE

-

o Hệ số hiệu quả phân phối của B là AE= OR/OB
o Hệ số hiệu quả phân phối của B’ là

AE = 1 = 100%


Xét B’ đồng thời đạt AE và TE nên đạt hiệu quả chi phí CE

-

Ta có: CE= TE x AE
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Vĩnh Long là một trong các tỉnh có phong trào chăn nuôi gà phổ biến ở
đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là địa phương đầu tiên thả nuôi giống gà H'
Mông. Vì vậy đề tài này chọn Vĩnh Long làm vùng nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
-

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ
chăn nuôi gà H' Mông tại địa bàn nghiên cứu.
Nội dung phỏng vấn:
+

Một số thông tin tổng quát về hộ, tình hình chăn nuôi (số lượng, kỹ
thuật, phương thức chăn nuôi,…) và tình hình vay vốn của các hộ chăn
nuôi.

+

Các chi phí chăn nuôi bao gồm chi phí con giống, thức ăn, thuốc thú y,
lao động, chuồng trại, máy móc, thiết bị, dụng cụ,…

+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm gà thịt.
+ Một số đề xuất của nông hộ.


GVHD: Trần Thị Thu Duyên

10

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
-

Số liệu thứ cấp được thu thập từ cục thú y các của huyện, các báo cáo kinh tế
của phòng kinh tế, niên giám thông kê và một số thông tin từ sách, báo,
internet,…
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

-

Số liệu được xử lý trên các phần mềm Excel, DEA 2.1

-

Trong quá trình xử lý và phân tích có sử dụng các phương pháp:
v

Phương pháp thống kê mô tả.
Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả tình hình

chung của các hộ nuôi gà .
- Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình

bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và thông tin được thu nhập trong
điều kiện không chắc chắn.
- Bước đầu tiên để mô tả là tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu
thô và lập bảng phân phối tần số.
- Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan
sát rơi vào giới hạn của tổ đó.
- Cách tính cột tần số tích luỹ: Tần số tích lũy của tổ thứ nhất chính là tần
số của nó, tần số của tổ thứ hai bao gồm tần số của tổ thứ nhất và cả tần số của tổ
thứ hai, tần số của tổ thứ ba là tần số của tổ thứ hai và thứ ba hoặc là tần số của
chính nó và tần số của cả hai tổ thứ nhất và thứ hai:
- Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu
thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên
cứu, nhờ đó mà các nhà quản trị có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
v

Phương pháp CBA
Để thấy được hiệu quả chăn nuôi ta sử dụng phương pháp phân tích chi

phí – lợi ích hay còn gọi là phương pháp CBA. Ta tiến hành bằng cách so sánh
giữa doanh thu khi bán gà và chi phí ta bỏ ra. Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì
ta kết luận nuôi gà có hiệu quả, còn ngược lại doanh thu nhỏ hơn chi phí thì ta kết
luận nuôi không hiệu quả (lỗ).
v

Phương pháp phân tích DEA
DEA là một trong những phương pháp phân tích phi tham số. Khi các

phương pháp phân tích tham số khác đều không phù hợp với bộ số liệu thì
GVHD: Trần Thị Thu Duyên


11

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
phương pháp này sẽ giúp ích. Mô hình DEA đầu tiên được phát triển bởi
Charnes, Cooper, và Rhodes vào năm 1978.
Kết quả được in ra từ DEAP có các thông số như sau:
te: cho biết hiệu quả kĩ thuật của từng đơn vị sản xuất, tức là đơn vị sản xuất đó
có tận dụng được các yếu đầu vào một cách triệt để hay không.
te = 1, đơn vị sản xuất đạt được hiệu quả kĩ thuật.
te> 1, đơn vị sản xuất chưa đạt được hiệu kĩ thuật.
ae: cho biết hiệu quả phân phối các nguồn lực.
ce: cho biết hiệu quả sử dụng chi phí
summary of cost minimizing input quantities: cho biết lượng sử dụng để tối
thiểu hóa chi phí

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

12

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
Chương 3

THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ H' MÔNG
CỦA NÔNG HỘ Ở TỈNH VĨNH LONG

3.1. Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Vĩnh Long
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Ø

Vị trí địa lý
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long

(ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh
136 km với tọa độ địa lý từ 9o 52' 45" đến 10o 19' 50" vĩ độ Bắc và từ 104o 41'
25" đến 106o 17' 00" kinh độ Đông. Vị trí giáp giới như sau :
-

Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

-

Phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

-

Phía Đông và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh.

-

Phía Tây Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp.
Trên quan hệ đối ngoại, Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa

bàn trọng điểm phíaNam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là thành phố
Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động

mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ
đến việc quản lý, phân bố sử dụng đất đai. Đặc biệt là khả năng chi phối của
Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của thành phố Cần Thơ (Trường Đại
học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, khu Công nghiệp Trà Nóc...) và Trung tâm cây
ăn trái miền Nam (Tiền Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh
Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai.
Ø

Khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có

chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

13

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
-

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28oC, so với thời kỳ trước

năm 1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-1oC. Nhiệt độ tối
cao 36,9oC; nhiệt độ tối thấp 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân
7-8oC.
-


Bức xạ: Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ. Bức

xạ quang hợp/năm 795.600 kcal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt
2.181 - 2.676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát
triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
-

Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó năm 1998 có ẩm

độ bình quân thấp nhất 74,7%; ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9
và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 - 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3
ẩm độ trung bình 75-79%.
-

Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của Tỉnh khá lớn,

khoảng 1.400-1.500mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là 116179 mm/tháng.
-

Lượng mưa và sự phân bố mưa: Lượng mưa bình quân qua các năm từ

1995 đến 2001 có sự chênh lệch khá lớn. Tổng lượng mưa bình quân cao nhất
trong năm là 1.893,1 mm/năm (năm 2000) và thấp nhất 1.237,6 mm/năm điều
này cho thấy có sự thay đổi thất thường về thời tiết. Do đó ảnh hưởng lớn đến sự
thay đổi các đặc trưng của đất đai cũng như điều kiện phát triển sản xuất nông
nghiệp. Mặt khác, lượng mưa năm của tỉnh phân bố tập trung vào tháng 5-11 DL,
chủ yếu vào tháng 8-10 DL.
Ø

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của tỉnh là đất sét và cát. Tài nguyên đất

sét của tỉnh có trữ lượng khá lớn. Theo tính toán của công ty Địa chất và Khoáng
sản miền Nam và các nhà chuyên môn của tỉnh là hơn 80 triệu m3, tập trung
nhiều nhất ở các địa phương ven sông với khả năng tái tạo rất cao. Và theo kết
quả nghiên cứu đặc tính lý hóa sét và đánh giá của các cơ quan Bộ Công nghiệp
thì hiện trên thế giới lượng sét Keramizit duy nhất chỉ một vài huyện trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long mới có

GVHD: Trần Thị Thu Duyên

14

SVTH: Vương Hà


Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’ Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long
3.1.1.2. Điều kiện xã hội
Ø

Đơn vị hành chính và dân số
Long Hồ dinh, đơn vị hành chính đầu tiên và cũng là thủ phủ của Vĩnh

Long, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một
phần của Cần Thơ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, tỉnh Vĩnh Long cũng đã
nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và tên gọi; từ Long Hồ dinh đến Hoàng
Trấn dinh ( năm 1779 ), rồi Trấn Vĩnh Thanh ( 1780 - 1839 ), tỉnh Vĩnh Long (
1839 - 1950 ), tỉnh Vĩnh Trà (1951 - 1954 ), tỉnh Vĩnh Long ( 1954 - 1975 ), tỉnh
Cửu Long ( 1976 - 1992 ). Sau 16 năm chung sức xây dựng quê hương Cửu
Long, đến tháng 5 năm 1992, Vĩnh Long được tái lập gồm 8 huyện, thị xã với

107 xã, phường, thị trấn và 846 ấp, khóm. Hiện nay, tỉnh bao gồm 1 thành phố và
7 huyện.
Ø

Văn hóa xã hội
Trong những năm qua lĩnh vực văn hoá xã hội tỉnh đã có những chuyển

biến tích cực, mức hưởng thụ văn hoá được nâng lên. Phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá” ở Vĩnh Long tiếp tục nâng cao về chất lượng.
Thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ
đại. Sinh hoạt văn hoá trên địa bàn tỉnh khá phong phú và đa dạng. Bên cạnh các
lễ hội dân gian còn có các lễ hội của các đình chùa. Các di tích lịch sử, công trình
văn hoá được duy trì và bảo quản tốt. Mạng lưới phát thanh và truyền hình phủ
sóng ngày càng rộng khắp, đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của nhân dân.
Ngoài ra Vĩnh Long ngày càng có thêm nhiều công viên đẹp, thu hút đông đảo
người đến vui chơi, giải trí và giao lưu văn hoá.
Ø

Giáo dục
Tỉnh đã và đang phấn đấu hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học đúng

độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở. Việc huy động trẻ vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ bỏ
học giảm dần. Toàn tỉnh có 125 trường Mầm non, 244 trường Tiểu học, 93
trường THCS, 29 trường THPT. Phần lớn các trường đại học, cao đẳng và trung
học chuyên nghiệp đều nằm trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, bao gồm các
trường như Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long, Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh
Long, Đại học Dân Lập Cửu Long, Trung học Kinh tế Tài chính Vĩnh Long…
GVHD: Trần Thị Thu Duyên

15


SVTH: Vương Hà


×