Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau Từ 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.88 KB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH
VỤ THỦY SẢN CÀ MAU TỪ
2008 ĐẾN 2010

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

LÊ THỊ DIỆU HIỀN

NGUYỂN THỊ NHA TRANG
Mã số SV: 4074768
Lớp: Ngoại thương 2 khóa 33
Cần Thơ – 2011


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

LỜI CAM ĐOAN
----

----

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài


nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày 04..tháng 05..năm 2011
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ NHA TRANG

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

-i-

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

LỜI CẢM TẠ
-----

-----

Lý thuyết phải đi đôi với thực tiễn, vì vậy sau khi kết thúc phần lý thuyết ở
trường, mỗi sinh viên năm cuối phải tiếp cận với thực tế để tích lũy kinh nghiệm và
bước đầu vận dụng những gì mình đã học vào quá trình tiếp cận với thực tiễn. Qua
bốn

năm

học


tại

Trường

Đại

Học

Cần

Thơ,

em

đã

tiếp

thu được nhiều kiến thức từ sự tận tâm truyền đạt của quý Thầy Cô trong Trường
Đại Học Cần Thơ và đặc biệt là quí Thầy Cô trong Khoa Kinh Tế - QTKD, em xin
chân thành cảm ơn quí thầy cô về những gì mà thầy cô đã truyền đạt và dạy dỗ em
khi em còn ngồi trên ghế nhà trường. Em tin rằng với những kiến thức mà quí thầy
cô đã truyền đạt cho em sẽ là một hành trang tốt để em có thể vững tin bước vào
cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Diệu Hiền đã nhiệt tình hướng dẫn em
hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, tập thể công nhân viên trong công ty
Cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (Cases). Đặc biệt là chú Quẩn đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại công ty, tạo
điều kiện cho em tiếp cận thực tế để bổ sung thêm kiến thức, cung cấp số liệu để em

hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp của mình.
Xin kính chúc quí thầy cô, cùng các cô, chú, anh chị trong công ty Cases
đựơc dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt.
Cà Mau, ngày 04 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ NHA TRANG

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

- ii -

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
-----

-----

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cases, ngày 15 tháng

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

- iii -

04

năm 2011

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-----


-----

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

- iv -

tháng


năm 2011

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-----

-----

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

-v-

tháng

năm 2011

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

MỤC LỤC
-----

-----

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian ................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian ....................................................................................... 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.4 Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu ........................................... 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 4
2.1 Phương pháp luận ................................................................................................. 4
2.1.1 Khái niệm, vai trò của thị trường ................................................................... 4
2.1.2 Đặc điểm của thị trường thủy sản ................................................................... 4
2.1.3 Khái niệm, vai trò của xuất khẩu .................................................................... 5
2.1.4 Khái niệm Marketing quốc tế ......................................................................... 5
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu ...................................................... 6
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu ........................ 8
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 11
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ
THỦY SẢN CÀ MAU (CASES)..................................................................................... 13
3.1 Tổng quan về công ty .......................................................................................... 13
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 13
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ ................................................................................ 15
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của công ty ......................................... 16
3.1.4 Quy trình xuất khẩu của công ty .................................................................. 27
GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

- vi -

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

3.1.5 Hình thức xuất khẩu của công ty .................................................................. 28

3.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2008 đến 2010 ..................... 28
3.2 Thuận lợi và khó khăn của công ty .................................................................... 37
3.2.1 Thuận lợi ...................................................................................................... 37
3.2.2 Khó khăn ...................................................................................................... 38
3.3 Phương hướng hoạt động của công ty ............................................................... 39
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN CÀ MAU (CASES) ........................... 40
4.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty từ 2008 đến 2010 .......................... 40
4.1.1 Kim ngạch xuất khẩu .................................................................................... 40
4.1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản theo cơ cấu sản phẩm ..................... 41
4.1.3 Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản theo cơ cấu thị trường .................... 45
4.2 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty ..... 54
4.2.1 Các yếu tố bên trong ..................................................................................... 54
4.2.2 Các yếu tố bên ngoài .................................................................................... 64
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN CÀ MAU
(CASES) ........................................................................................................................... 74
5.1 Phân tích và xây dựng ma trận SWOT ............................................................. 74
5.2 Các giải pháp thực hiện chiến lược .................................................................... 76
5.2.1 Giải pháp thực hiện chiến lược “Phát triển thị trường” và “Thâm nhập thị
trường”............................................................................................................................... 76
5.2.2 Giải pháp thực hiện chiến lược “Phát triển sản phẩm” ................................ 77
5.2.3 Giải pháp thực hiện chiến lược “Kết hợp về phía sau” ................................ 78
5.2.4 Giải pháp thực hiện chiến lược “Kết hợp về phía trước” ............................. 79
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 82
6.1 Kết luận ................................................................................................................ 82
6.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 82
6.2.1 Về phía Nhà nước ......................................................................................... 82
6.2.2 Về phía công ty............................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 85


GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

- vii -

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

DANH MỤC BIỂU BẢNG
-----

-----

Bảng 1: Mô hình ma trận SWOT ...................................................................................... 12
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2008 đến 2010 ............................. 29
Bảng 3: Doanh thu của công ty từ 2008 đến 2010 ............................................................ 30
Bảng 4: Chi phí của công ty từ 2008 đến 2010 ................................................................. 32
Bảng 5: Lợi nhuận của công ty từ 2008 đến 2010............................................................. 35
Bảng 6: Các chỉ số tài chính của công ty từ 2008 đến 2010 ............................................. 36
Bảng 7: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty từ 2008 đến 2010 ..................... 40
Bảng 8: Sản lượng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của công ty từ 2008 đến 2010 ....... 41
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của công ty từ 2008 đến 2010
........................................................................................................................................... 42
Bảng 10: Sản lượng xuất khẩu thủy sản qua các thị trường của công ty từ 2008 đến 201046
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các thị trường của công ty từ 2008 đến
2010 ................................................................................................................................... 47
Bảng 12: Sản lượng, đơn giá của công ty từ 2008 đến 2010............................................. 54
Bảng 13: Đơn giá các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Cases từ 2008 đến 2010 ...............

........................................................................................................................................... 56
Bảng 14: Tình hình sự dụng lao động tại công ty ............................................................. 62
Bảng 15: Tình hình các máy móc, trang thiết bị của công ty Cases ................................. 63
Bảng 16: Ma trận SWOT................................................................................................... 75

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

- viii -

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
-----

-----

Hình 1: Biểu đồ thể hiện doanh thu của công ty từ 2008 đến 2010 .................................. 30
Hình 2: Biểu đồ thể hiện chi phí của công ty từ 2008 đến 2010 ....................................... 32
Hình 3: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận của công ty từ 2008 đến 2010 ................................... 35
Hình 4: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu các mặt hàng của công ty năm 2008 ....................... 42
Hình 5: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu các mặt hàng của công ty năm 2009 ....................... 43
Hình 6: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu các mặt hàng của công ty năm 2010 ....................... 43
Hình 7: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu qua các thị trường của công ty năm 2008 ............... 47
Hình 8: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu qua các thị trường của công ty năm 2009 ............... 48
Hình 9: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu qua các thị trường của công ty năm 2010 ............... 48

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền


- ix -

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

DANH MỤC SƠ ĐỒ
-----

-----

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 17
Sơ đồ 2: Quy trình xuất khẩu ............................................................................................ 27
Sơ đồ 3: Quy trình phân phối hàng hóa của Cases ............................................................ 60

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

-x-

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
-----

-----


BSMI: Bộ các vấn đề kinh tế Đài Loan
CASES: Công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
DHO: Bộ Y tế Đài Loan
EC: Các quan chức của ủy ban châu Âu
EU: Liên minh Châu Âu
HĐTC: Hoạt động tài chính
LN: Lợi nhuận
PD: Tôm lột hết vỏ và đuôi
PTO: Tôm lột chừa đuôi
PUD: Tôm lột vỏ mà không rút tim
R&D: Nghiên cứu và phát triển
SX: Sản xuất
Trđ: Triệu đồng
TT: Thị trường
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
WTO: Tổ chức Thương mại thế giới
XK: Xuất khẩu

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

- xi -

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế hiện nay, Việt Nam là một trong những
nước được đánh giá cao trong khu vực với tốc độ tăng trưởng qua các năm 2008 là
8,2%, 2009 là 5,3% và 2010 là 6,5%. Tuy phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế nhưng nước ta đã nỗ lực vượt
qua và nâng cao mức tăng trưởng trở lại.
Góp phần cho sự tăng trưởng nền kinh tế nước nhà thì không thể không kể
đến sự đóng góp của các mặt hàng xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu thủy sản chiếm
sản lượng đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2010 là khoảng 4,6 tỷ
USD cao hơn so với năm 2009 là 4,4 tỷ và năm 2008 là 4,27 tỷ USD. Ngành thủy
sản xuất khẩu là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta, nó không
những có thể tận dụng được các lợi thế như: vị trí địa lý gần biển, có hệ thống sông
ngòi chằng chịt, mặt hàng thủy sản phong phú, cùng với nguồn lao động dồi dào, mà
nó còn đem lại rất nhiều điều kiện thuận lợi cho nước nhà như: phát triển được lợi
thế xuất khẩu, tạo công an việc làm cho người dân lao động, tăng thu ngoại tệ, mở
rộng quan hệ thương mại quốc tế, nâng cao vị thế kinh tế và vai trò của Việt Nam
trên thị trường thế giới.
Trong thời gian gần đây, hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta vẫn phải
gặp những khó khăn như: các nước ngày càng sử dụng nhiều các biện pháp phi thuế
quan, biện pháp kỹ thuật về vệ sinh và an toàn thực phẩm, giấy phép, hạn ngạch và
giảm dần các biện pháp thuế quan bảo vệ thị trường nội địa. Tuy vậy, nhu cầu về
tiêu dùng các mặt hàng thủy sản vẫn rất lớn cả trong và ngoài nước. Vì thế, để có thể
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nâng cao lợi nhuận đi đến đạt được hiệu quả tối đa
thì các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ tình hình xuất khẩu, các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động xuất khẩu của cả nước nói chung và của chính doanh nghiệp nói
riêng.
GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

-1-


SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

Xuất phát từ thực tiễn và khả năng có thể mở rộng hoạt động phát triển hơn
của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình
hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà
Mau từ 2008 đến 2010”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch
vụ thủy sản Cà Mau từ năm 2008 đến năm 2010. Đồng thời, đề xuất một số giải
pháp nhằm giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và
dịch vụ thủy sản Cà Mau từ 2008 đến 2010.
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài
ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu
thủy sản của công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Phòng Kinh Doanh- Xuất Nhập Khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch
vụ thủy sản Cà Mau.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 27/01/2011 đến ngày 15/04/2011.
Số liệu sử dụng trong đề tài từ năm 2008 đến năm 2010.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy
sản Cà Mau từ 2008 đến 2010.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Luận văn của sinh viên Cao Phương Hồng (2008) “Phân tích tình hình xuất
khẩu thủy sản của công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta Sóc Trăng (FIMEX VN)” .

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

-2-

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

Luận văn của sinh viên Diêm Ngọc Diễm (2008) “Phân tích tình hình xuất
khẩu thủy sản và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu Xí nghiệp chế biến thực
phẩm xuất khẩu CATACO” .
Qua tham khảo các đề tài trên giúp em biết được cách phân tích, nhận định,
đánh giá tình hình thực tế của một doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các số liệu,
biểu bảng hay biểu đồ…Đồng thời, có thể đề xuất một số giải pháp giúp cho hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mỗi doanh
nghiệp lại có những điều kiện sản xuất kinh doanh, các ưu nhược điểm khác nhau
nên sẽ có những chiến lược kinh doanh khác nhau. Điều này cần sự nghiên cứu và
phân tích từ tình hình cụ thể của mỗi công ty để có được các giải pháp hiệu quả tốt
nhất.

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

-3-


SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm, vai trò của thị trường
a/ Khái niệm
Thị trường là nơi mà người mua và người bán tìm đến với nhau thông qua
trao đổi, thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết. Các doanh
nghiệp thông qua thị trường mà biết được mẫu mã, kiểu cách, số lượng, chất lượng
hàng hóa mà mình muốn sản xuất.
b/ Vai trò
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm nói chung có vai
trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất kinh doanh của ngành và
doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì
vậy, nó có tác động đến nhiều mặt hàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Qua thị trường, có thể biết được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệ
thống giá cả. Trên thị trường, giá cả hàng hóa về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về
tư liệu sản xuất, sức lao động...luôn luôn biến động nhằm đảm bảo các nguồn lực
giới hạn này được sử dụng để sản xuất đúng hàng hóa, dịch vụ mà xã hội có nhu
cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có khả năng làm thay
đổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết về nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh
doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với thay đổi của thị trường.
2.1.2 Đặc điểm của thị trường thủy sản
Do ảnh hưởng đặc điểm sản xuất của ngành thủy sản và thực trạng phát triển
của hàng hóa và lưu thông hàng hóa trong ngành thủy sản mà thị trường sản phẩm

thủy sản nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau:
− Thị trường sản phẩm thủy sản là một thị trường đa dạng và đa cấp.
− Thị trường sản phẩm thủy sản nước ta vừa mang tính phân cấp tán rộng
khắp cả nước, vừa có tính tập trung quy mô lớn.
GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

-4-

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

− Thị trường sản phẩm thủy sản phát triển không đồng đều giữa các vùng, các
khu vực trong cả nước.
− Quan hệ cung – cầu sản phẩm thủy sản trên thị trường từng bước ổn định.[4]
2.1.3 Khái niệm, vai trò của xuất khẩu
a/ Khái niệm
Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm và dịch
vụ ra thị trường nước ngoài hay thị trường khác với thị trường trong nước. Khi nói
đến xuất khẩu là đem hàng hóa của mình bán cho một nước khác.
b/ Vai trò của xuất khẩu
− Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước.
− Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sản xuất phát
triển.
− Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống nhân dân.
− Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta.
* Mục tiêu của xuất khẩu:

− Mục tiêu quan trọng chủ yếu nhất của xuất khẩu là để nhập khẩu đáp ứng
nhu cầu của nền kinh tế.
− Thu ngoại tệ và hưởng lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc gia trên
thế giới.
2.1.4 Khái niệm Marketing quốc tế
Có rất nhiều khái niệm về Marketing quốc tế. Trong đó, theo P.Cateora thì
Marketing quốc tế là tiến hành hoạt động kinh doanh hướng trực tiếp vào luồng
hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng ở các nước ngoài nhằm thu
được lợi nhuận. Tác giả nhấn mạnh các yếu tố môi trường ở các nước ngoài như:
trình độ phát triển kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội rất khác nhau. Điều
này dẫn đến các quyết định của công ty về kế hoạch hóa chiến lược Maketing như:
sản phẩm, giá, phân phối, quảng cáo sẽ khác nhau ở mỗi quốc gia.
GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

-5-

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu
a/ Doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh
nghiệp. Doanh thu bán hàng của các công ty xuất nhập khẩu là toàn bộ giá trị hàng
hóa và dịch vụ đã bán ra, đã thu tiền và chưa thu được tiền.
Doanh thu thường được xác định bằng công thức:
TR = QxP


Doanh thu bán hàng ảnh hưởng trực tiếp bởi hai nhân tố:
+ Số lượng hàng hóa được bán ra: Q
+ Đơn giá hàng hóa được bán ra: P
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa rất phức tạp. Vì vậy, để đánh
giá tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu ta thường quy doanh thu ngoại tệ về đồng
USD, doanh thu nội tệ về VNĐ.
b/ Lợi nhuận
Lợi nhuận là cái cốt lõi của mọi hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận trong kinh
tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi
phí liên quan đến đầu tư; Đó là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
hoạt động kinh doanh.
Công thức tính lợi nhuận trong kinh doanh xuất khẩu :
Lợi nhuận = Doanh thu bán hàng xuất khẩu – Giá vốn hàng xuất khẩu
– Tổng chi phí lưu thông

c/ Phân tích lợi nhuận, hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
∗ Mức lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu: Tốc độ lưu chuyển hàng hóa xuất
khẩu tăng làm tăng sức sản xuất của đồng vốn kinh doanh và từ đó làm tăng thu lợi
nhuận.
∗ Cơ cấu hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu: mỗi loại hàng hóa kinh doanh
xuất nhập khẩu có một lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh doanh. Nếu
GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

-6-

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau


kinh doanh mặt hàng có lãi suất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ cơ cấu hàng
xuất khẩu sẽ làm tăng mức lợi nhuận ngoại thương và ngược lại.
∗ Nhân tố giá
Giá cả hàng hóa: giá hàng hóa mua vào và giá bán hàng hóa xuất nhập
khẩu đều ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh ngoại thương. Giá mua quá cao so
với kế hoạch trong khi giá bán không đổi, hoặc giá bán quá thấp so với kế hoạch và
giá mua không đổi trong một thương vụ đều làm mức lãi gộp bị giảm, ảnh hưởng
đến lợi nhuận. Vì vậy, doanh nghiệp phải nắm bắt tình hình thị trường, phân tích dự
báo để quyết định phù hợp.
Giá cả chi phí lưu thông: lợi nhuận ngoại thương thu được sau lãi gộp trừ
đi chi phí lưu thông và thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu chi phí lưu thông cao thì lợi
nhuận cũng sẽ giảm. Phấn đấu hạ thấp chi phí lưu thông có ý nghĩa thiết thực với
tăng lợi nhuận xuất khẩu.
∗ Thuế và các nhân tố khác: các doanh nghiệp xuất khẩu có thể chọn kinh
doanh các mặt hàng khuyến khích xuất nhập khẩu của nhà nước thông qua biểu
thuế. Việc giảm số tiền bị phạt, giảm hàng hóa hao hụt, hình thức thanh toán thích
hợp cũng góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu về lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh
∗ Các chỉ tiêu về lợi nhuận.
♦ Tổng mức lợi nhuận: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả kinh doanh
cuối cùng của doanh nghiệp, nói lên quy mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (LNthuần), lợi nhuận từ hoạt động tài chính
(LNTC) và lợi nhuận bất thường (LNBT). Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh là một bộ phận chủ yếu quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp.
LN xuất khẩu ( LNxk = DTBHxk – GVHB – CPLT – Thuế )
Trong đó :
- LNxk là lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu.
- CPLT chi phí lưu thông trong xuất khẩu.


GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

-7-

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

♦ Tỷ suất lợi nhuận: là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi
nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
∗ Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Mức

LN
( ROS ) =
DT

∑ LNST
DT

Sức sinh lợi của tài sản (ROA) =

(lần)

∑ LNST
∑ TS

(lần)


ROS cho biết với 100 đồng doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ số sức sinh lợi tài sản cho biết một đồng tài sản bỏ ra đầu tư sẽ thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số càng cao sự phân bố tài sản càng hợp lý.
Suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) =

∑ LNST (lần)
VCSH

Các nhà đầu tư luôn quan tâm đến tỷ số ROE của doanh nghiệp, bởi đây là
thu nhập mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định đặt vốn vào công ty.
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu
a/ Nhân tố bên trong Công ty
Sản lượng tiêu thụ và giá bán ảnh hưởng đến doanh số xuất khẩu: Sản
lượng tiêu thụ và giá bán có mối quan hệ ngược chiều nhau. Khi sản lượng tiêu thụ
tăng lên làm cho cung tăng lên dẫn đến giá cả hàng hóa sẽ bị giảm do thừa hàng hóa.
Ngược lại, do thiếu hàng hóa từ sản lượng tiêu thụ giảm nên áp lực của cầu sẽ làm
cho giá tăng lên.
Hoạt động chiêu thị mở rộng thị trường ảnh hưởng đến xuất khẩu: Chiêu
thị là hoạt động nhằm đẩy mạnh và xúc tiến bán hàng làm cho hàng tiêu thụ nhanh
hơn, khách hàng được thỏa mãn nhiều hơn. Đồng nghĩa với việc cũng cố và phát
triển doanh nghiệp, tạo uy tín trên thị trường.
Nguồn nguyên liệu ảnh hưởng đến xuất khẩu: Nguyên liệu là một trong
những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên vào

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

-8-

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang



Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm được sản
xuất. Có đặc điểm:
+ Tham gia vào một chu kỳ sản xuất.
+ Thay đổi hình dáng bên ngoài sau quá trình sử dụng.
+ Chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm được sản xuất.
b/ Nhân tố bên ngoài công ty
Thị trường tiêu thụ
Thị trường sản phẩm thủy sản là lĩnh vực cụ thể của lưu thông hàng hóa, là
tổng hợp những điều kiện (kinh tế, kỹ thuật, tâm lý, xã hội, tự nhiên) để thực hiện
giá trị hàng hóa, phản ánh quan hệ giữa người và người trong lĩnh vực trao đổi mua
bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Thị trường sản phẩm thủy sản thường được gọi
là chợ thủy sản thông qua đó sản xuất thủy sản giáp mặt với nhu cầu, người bán và
người mua trực tiếp gặp nhau để mua bán sản phẩm cho nhau.
Nhu cầu trên thị trường vừa là mục tiêu vừa là động lực để thúc đẩy sản xuất
hàng hóa phát triển ngày càng đa dạng với chất lượng sản phẩm cao hơn. Vì thế, thị
trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản có vai trò quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu
sản xuất theo hướng hiện đại hóa ngày càng cao. Đồng thời, thông qua việc trao đổi
mua bán hàng hóa trên thị trường, làm cho các vùng sản xuất chuyên môn hóa ngày
càng phát triển liên kết với nhau để khai thác tốt lợi thế của từng vùng, sản xuất ra
nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thông qua thị trường tiêu thụ sản
phẩm mà có tác động đến việc hướng dẫn kinh doanh phát triển đúng hướng.[4]
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai loại tiền tệ với nhau, là giá cả của
một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện trong một số lượng tiền tệ nước kia. Trong thực
tiễn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh
hưởng rất mạnh đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Để giảm thiểu rủi ro do sự

tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, những nhà
quản trị nên biết có những nhân tố cơ bản sau đây ảnh hưởng đến sự biến động của
tỷ giá hối đoái:

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

-9-

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

∗ Những nhân tố khách quan.
Sự biến động của thị trường tài chính tiền tệ khu vực và trên thế giới.
Chiến tranh, cấm vận quốc tế, thiên tai....
∗ Những nhân tố chủ quan:
Sự ổn định chính trị tình hình kinh tế trong nước.
Tỷ lệ lạm phát, sức mua tiền tệ nội địa, sức sản xuất trong nước.
Chênh lệch thặng dư hoặc thiếu hụt trong cán cân thương mại.
Tăng hay giảm lãi suất của Ngân hàng Trung Ương.
Mức dự trữ ngoại tệ của quốc gia, cung cầu về ngoại tệ.
Khối lượng tiền tệ đưa vào lưu thông, phát hành công trái Nhà Nước.
Pháp luật và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhu cầu được cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm cho con người trở nên hết sức bức thiết, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng
bộ. Muốn thế nhà sản xuất phải thực thi mọi điều kiện nhằm đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm từ điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị, con người... cho đến việc áp
dụng các hệ thống quản lý chất lượng thích hợp như: HACCP, BRC....đối với các xí
nghiệp sản xuất thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng nhất thiết phải áp dụng

hệ thống chuyên dùng trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm: HACCP,
BRC...nếu không hàng hóa của họ sẽ không bán được kể cả thị trường trong nước.[5]
Các đối thủ cạnh tranh trong vùng
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành sẽ tạo nên sự cạnh tranh nhất định, càng
nhiều đối thủ thì sự cạnh tranh sẽ trở nên mạnh mẽ. Hiện nay, trong cả tỉnh Cà Mau
có khoảng 38 các công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản chưa kể đến các doanh nghiệp
trên toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chính điều này đã tạo nên sự cạnh tranh
gay gắt về việc thu mua nguồn nguyên liệu, nhất là lúc thu mua nguyên liệu trái
mùa. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước còn phải đối mặt với sự cạnh tranh
xuất khẩu từ các nước Đông Nam Á – khu vực cung ứng một lượng lớn mặt hàng
thuỷ sản đông lạnh cho thị trường thế giới.

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

- 10 -

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp tại công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh từ phòng Kế Toán, Báo cáo tài chính, Báo cáo xuất
khẩu hàng hóa từ phòng Kinh Doanh xuất nhập khẩu để phân tích hoạt động kinh
doanh của công ty. Bên cạnh đó, em còn thu thập một số thông tin trong sách, báo,
tạp chí và nguồn Internet để phục vụ công việc nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
a/ Phương pháp so sánh

Là phương pháp đơn giản phù hợp với nhiều loại đối tượng phân tích. Tuy
nhiên khi áp dụng cần phải chú ý một số nguyên tắc sau :
∗ Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu kỳ được chọn làm căn cứ so sánh được gọi là
kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể là:
Tài liệu của năm trước: đánh giá xu hướng phát triển của chỉ tiêu.
Các mục tiêu đã dự kiến hay còn gọi là kế hoạch: nhằm đánh giá tình hình
thực hiện trên kế hoạch.
∗ Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu phải phù hợp với yếu tố thời gian và không
gian như: cùng nội dung, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều
kiện kinh tế. Có hai cách so sánh là tương đối và tuyệt đối.
∗ Tuyệt đối: là mức độ biểu hiện quy mô, giá trị, khối lượng của một chỉ tiêu
kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Dựa vào chỉ tiêu này ta có thể thấy
mức độ hoàn thành kế hoạch, qui mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó, là hiệu
số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc.
∆ F = F1 − F 0

Trong đó: ∆F : trị số chênh lệch giữa hai kỳ
F1: kỳ phân tích; F0: kỳ gốc.
∗ Tương đối: là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể
hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc
để nói lên tốc độ tăng trưởng.
GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

- 11 -

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau


%∆F =

F1
*100 − 100
F0

Trong đó %∆F : là % gia tăng của các chỉ tiêu phân tích.
b/ Phương pháp phân tích và xây dựng ma trận SWOT
Phân tích ma trận SWOT là đưa ra những cơ hội và những nguy cơ của môi
trường vi mô. Đồng thời, đưa ra các điểm mạnh - điểm yếu ảnh hưởng đến vị thế
hiện tại và tương lai của các doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau;
sau đó, phân tích xác định vị thế chiến lược của doanh nghiệp.
Bảng 1: Mô hình ma trận SWOT
SWOT

Mặt mạnh (Strengths)

Mặt yếu (Weaknesses)

Cơ hội (Opportunities)

Chiến lược kết hợp SO

Chiến lược kết hợp WO

Nguy cơ (Threats)

Chiến lược kết hợp ST

Chiến lược kết hợp WT


Các bước thực hiện:
Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty.
Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty.
Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của công ty.
Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty.
Chiến lược SO: tất cả các nhà quản trị đều mong muốn ở vào vị trí mà
những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng, cơ
hội bên ngoài rất thuận lợi để phát triển và đạt hiệu quả cao.
Chiến lược WO: kết hợp những điểm yếu bên trong doanh nghiệp với
những cơ hội ở môi trường bên ngoài nhằm cải thiện những điểm yếu bằng cách tận
dụng cơ hội.
Chiến lược ST: là kết hợp những điểm mạnh bên trong với những nguy cơ
bên ngoài. Với chiến lược này, công ty sử dụng những điểm mạnh để tránh khỏi hay
giảm đi những đe dọa ảnh hưởng đến công ty.
Chiến lược WT: là kết hợp những điểm yếu bên trong với những nguy cơ
bên ngoài. Từ đó biết được công ty có những yếu kém để tránh và có được biện
pháp phòng thủ hiệu quả.

GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

- 12 -

SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau

CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ

THỦY SẢN CÀ MAU (CASES)
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần và chế biến dịch vụ thủy sản Cà Mau, tiền thân là công ty
khai thác và dịch vụ thủy sản Cà Mau, là doanh nghiệp nhà nước được thành lập
theo quyết định số 245/QĐ-UB ngày 02/05/1996 của tỉnh Minh Hải nay là tỉnh Cà
Mau. Thực hiện nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ và
thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/11/2004 của bộ tài chính hướng dẫn thực
hiện nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về việc chuyển
công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
Ngày 01/06/2006 UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định số 307/QĐ-UB chuyển
đổi công ty khai thác và dịch vụ thủy sản Cà Mau thành công ty cổ phần chế biến và
dịch vụ thủy sản Cà mau, đến ngày 10/10/2006 công ty chính thức hoạt động.
+ Tên chính thức công ty: Công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà
Mau.
+ Tên giao dịch quốc tế: Ca Mau Seafood processing And Service Joint –
Stock Corporation.
+ Tên viết tắt

: Cases

+ Logo:

+ Trụ sở chính: Số 4, Nguyễn Công Trứ, phường 8, thành phố Cà Mau, tỉnh
Cà Mau, Việt Nam.
+ Điện thọai: (0780) 3839361 - 3839362 - 3839363 - 3839364 - 3839365
+ Fax: (0780) 3830298
GVHD: Lê Thị Diệu Hiền

- 13 -


SVTH: Nguyễn Thị Nha Trang


×