Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tìm Hiểu Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Tỉnh Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.21 MB, 120 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - DU LỊCH

NGUYỄN BÍCH ĐIỂU

TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH

Cần Thơ, tháng 04/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - DU LỊCH

NGUYỄN BÍCH ĐIỂU
MSSV: 6075753

TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH

Người hướng dẫn: TS. ĐÀO NGỌC CẢNH

Cần Thơ, tháng 04/2011




LỜI CẢM ƠN
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên
Đôi dòng thơ trên đã đánh thức trái tim tôi rằng phải luôn tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ,
quý thầy cô giáo, những người có công dạy bảo mình cả đạo đức lẫn tri thức. Tôi xin gởi lời
cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe tốt đẹp nhất bằng cả tấm lòng đến cha mẹ và đến
tất cả các quý thầy cô của Bộ môn Lịch Sử - Địa Lý - Du Lịch, đặc biệt người đảm nhận
hướng dẫn luận văn của tôi là thầy Đào Ngọc Cảnh - thầy đã luôn dành thời gian quý báu để
hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin chúc tất cả thầy cô công tác tốt
trong sự nghiệp trồng người và dồi dào sức khỏe.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến Trung tâm học liệu, Thư viện thành phố Cần Thơ, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, những công ty du lịch ở Bạc Liêu, các bộ phận
khác và quý cô chú anh chị đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu
để giúp tôi thực hiện bài luận văn tốt nghiệp.
Các bạn Du Lịch K33 rất nhiệt tình, luôn sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm của họ cho tôi
khi tôi gặp khó khăn. Tôi rất lấy làm hạnh phúc từ tình bạn tốt đẹp và đáng quý đó. Xin
chúc các bạn sẽ thành công trên con đường phía trước.
Bài luận văn tốt nghiệp tôi thực hiện bằng sự nổ lực của cả bản thân, nếu có điều gì
thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô cũng như các bạn để tôi điều chỉnh tốt
hơn. Tôi rất thành thật biết ơn.
Xin trân trọng kính chào!

Cần Thơ, ngày 17 tháng 04 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Bích Điểu



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long.
- TNDLNV: Tài nguyên du lịch nhân văn.
- TNDLTN: Tài nguyên du lịch tự nhiên.
- TNDL: Tài nguyên du lịch.
- DTLSVH: Di tích lịch sử văn hóa.
- TW: Trung Ương.


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH
1. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
- Bảng 1: Dân số Bạc Liêu phân theo đơn vị hành chính năm 2010 (tr.18).
- Bảng 2: Danh sách di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (tr.20).
- Bảng 3: Khách du lịch đến Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010 (tr.44).
- Bảng 4: Khách lưu trú tại Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010 (tr.45).
- Bảng 5: Dự án du lịch của tỉnh Bạc Liêu đang kêu gọi đầu tư (tr.53).
- Bảng 6: Chỉ tiêu đón khách du lịch đến Bạc Liêu giai đoạn 2011 - 2015 (tr.54).
- Bảng 7: Dự báo thu nhập du lịch Bạc Liêu năm 2015 và 2020 (tr.57).
2. DANH MỤC HÌNH (BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ)
- Biểu đồ 1: Khách du lịch đến Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010 (tr. 44).
- Biểu đồ 2: Khách lưu trú tại Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010 (tr.45).
- Biểu đồ 3: Chỉ tiêu đón khách du lịch đến Bạc Liêu giai đoạn 2011 - 2015
(tr.55).
- Biểu đồ 4: Dự báo thu nhập du lịch Bạc Liêu năm 2015 - 2020 (tr.57).


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang


1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................1
4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ..................................................................................1
5. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................................. 2
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................5
1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch.............................................................................5
1.2. Phân loại tài nguyên du lịch ..............................................................................6
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.............................................................................6
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn............................................................................6
1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn ..............................................................................6
1.3.1. Khái quát tài nguyên du lịch nhân văn............................................................. 6
1.3.2. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn ............................................................... 7
1.3.3. Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn với sự phát triển du lịch................... 15

Chương 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU
VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH .................................... 17
2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Bạc Liêu................................................................... 17
2.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................... 17
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................... 17
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội................................................................................. 17
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở Bạc Liêu ......................................................... 19
2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa ................................................................................ 19
2.2.2. Lễ hội............................................................................................................ 26
2.2.3. Nghề và làng nghề truyền thống ở Bạc Liêu.................................................. 28
2.2.4. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học..................................................... 30
2.2.5. Văn hóa nghệ thuật truyền thống và bảo tàng ................................................ 34
2.2.6. Tài nguyên du lịch nhân văn khác ................................................................. 37

2.2.7. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bạc Liêu....................... 39
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch nhân văn............................... 41
2.3.1. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................ 41
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.................................................................................. 42
2.4. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bạc Liêu ................... 42
2.4.1. Hiện trạng du lịch Bạc Liêu........................................................................... 43
2.4.2. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bạc Liêu .................... 46

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI


NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở BẠC LIÊU ............................................ 51
3.1. Định hướng phát triển du lịch Bạc Liêu .......................................................... 51
3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng .......................................................................... 51
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch của Bạc Liêu .................................................. 52
3.2. Định hướng phát triển du lịch nhân văn tỉnh Bạc Liêu .................................. 55
3.2.1. Định hướng về tổ chức hoạt động du lịch ...................................................... 56
3.2.2. Định hướng phát triển các địa bàn trọng điểm du lịch.................................... 56
3.2.3. Định hướng thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch ...................................... 56
3.2.4. Định hướng khác........................................................................................... 58
3.3. Giải pháp phát triển du lịch nhân văn tỉnh Bạc Liêu...................................... 59
3.3.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật......................................................... 59
3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước...... 59
......................................................................................................................................
3.3.3. Đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững ........................................................... 61
3.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực................................................................................. 62
3.3.5. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch .......................................................... 63
3.3.6. Xây dựng sản phẩm du lịch và nghệ thuật văn hóa ẩm thực đặc trưng của Bạc
Liêu ........................................................................................................................... 63
3.3.7. Tăng cường phối hợp liên kết phát triển du lịch............................................. 65


KẾT LUẬN ........................................................................................................... 67
1. Kết quả đạt được.................................................................................................... 67
2. Ý kiến đề xuất........................................................................................................ 67
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................... 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 70
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 71
Phụ lục 1: Bảng khảo sát............................................................................................ 71
Phụ lục 2: Danh sách những nhà hàng khách sạn trọng điểm của Bạc Liêu 2010 ....... 76
......................................................................................................................................
Phụ lục 3: Danh sách di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ....................................... 78
Phụ lục 4: Danh sách di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh............................................... 79
Phụ lục 5: Thông tin về các di tích của tỉnh Bạc Liêu................................................. 81
Phụ lục 6: Một số con người tiêu biểu ở Bạc Liêu...................................................... 88
Phụ lục 7: Lời bản “Dạ cổ hoài lang”......................................................................... 94
Phụ lục 8: Tên gọi Bạc Liêu....................................................................................... 95
Phụ lục 9: Những thông tin cần biết khi du lịch Bạc Liêu .......................................... 96
Phụ lục 10: Tham khảo một số tour du lịch Bạc Liêu................................................. 99
Phụ lục 11: Hình ảnh ............................................................................................... 102


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Quê hương thân yêu của tôi là mãnh đất Bạc Liêu mà mọi người thường gắn
cho nó câu thơ:“Bạc Liêu là xứ quê mùa, dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu”.
Mãnh đất của quê tôi là như vậy đó, “quê mùa” ở đây mang ý nghĩa giản dị, đơn sơ,
mộc mạc và con người Bạc Liêu chân chất thật thà. “Bạc Liêu” hai tiếng thân yêu và
trìu mến biết bao. Đất lành Bạc Liêu đã cưu mang tôi từ khi mới chào đời cho đến
trưởng thành như ngày hôm nay. Nơi ấy chính là nơi có những người thân yêu nhất
của tôi như: ông bà, cha mẹ…
Bạc Liêu có khá nhiều TNDLNV hấp dẫn du khách. Nói đến Bạc Liêu là nghĩ
ngay đến cụm nhà Công tử Bạc Liêu hay cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu - người sáng tác ra
bản “Dạ cổ hoài lang” vang bóng một thời và ông Mười Chức - người gắn liền với sự
kiện Đồng Nọc Nạng. Bên cạnh nơi đây có lễ hội Vía Bà, Nghinh Ông, thu hút đông
đảo khách thập phương.
Mặc dù với những tài nguyên sẵn có, hoạt động khai thác du lịch Bạc Liêu cũng
như khai thác TNDLNV Bạc Liêu chưa được phát triển đúng nghĩa, chất lượng hiệu
quả mang lại chưa cao. TNDLNV thật sự cần phải được quan tâm sâu sắc hơn để phát
huy hết hoạt động du lịch của Bạc Liêu. Vấn đề đặt ra trước mắt là phải đi vào nghiên
cứu đánh giá để khai thác TNDLNV đạt hiệu quả nhằm đem lại tiềm năng phát triển.
Những vấn đề trên đã thôi thúc tôi quyết định nghiên cứu đề tài cho bài luận
văn tốt nghiệp là: “Tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bạc Liêu”, nhằm
mục đích là để đóng góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình về du lịch cho việc phát
triển hoạt động du lịch của Bạc Liêu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu những giá trị và đặc điểm của TNDLNV tỉnh Bạc Liêu. Phân tích hiện
trạng khai thác TNDLNV Bạc Liêu nhằm mục đích đưa ra định hướng và giải pháp
phát triển du lịch ở Bạc Liêu.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là TNDLNV Bạc Liêu, bao gồm các giá trị
nhân văn, những sản phẩm do con người tạo ra có ý nghĩa trong du lịch của tỉnh Bạc
Liêu.
Địa bàn nghiên cứu của đề tài luận văn tốt nghiệp là phạm vi tỉnh Bạc Liêu, với

7 đơn vị hành chính là 1 thành phố Bạc Liêu và 6 huyện.
NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn gần đây (2006 - 2010).
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên du lịch nhân văn nói riêng được đề
cập trong nhiều cuốn sách du lịch. Trong sách “Luật du lịch” của Tổng cục du lịch
Việt Nam có nêu lên những khái niệm về du lịch và tài nguyên du lịch gồm TNDLTN
và TNDLNV. Trong những cuốn sách như: “Non nước Việt Nam” (2005) của Tổng
cục du lịch Việt Nam, “Địa lý du lịch” (1996) của Nguyễn Minh Tuệ hay “Du lịch 3
miền” (2004) của Bửu Ngôn… là những công trình nghiên cứu đã cung cấp nhiều
thông tin của các điểm du lịch ở Việt Nam, trong đó có giới thiệu về TNDLNV của
Việt Nam. Nhìn chung, chỉ giới thiệu một cách chung chung chưa chuyên sâu về
TNDLNV của từng lãnh thổ.
Đối với ĐBSCL trong giai đoạn gần đây cũng có nhiều cuốn sách nghiên cứu
về văn hóa của khu vực. Sách “Đặc điểm văn hóa Đồng Bằng Sông Cửu Long” được
viết bởi Tiến sĩ Lê Ngọc Thúy đã đề cập đến những giá trị TNDLNV của khu vực
ĐBSCL. Quyển “Đồng Bằng Sông Cửu Long - nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt
vườn” của Sơn Nam (2004) cũng phản ánh khá chi tiết về đặc điểm văn hóa, lối sống
của cộng đồng dân tộc ĐBSCL.
TNDLNV Bạc Liêu hiện nay đã bắt đầu được đề cập trong những cuốn sách
chuyên sâu hơn về du lịch Bạc Liêu như: Huỳnh Minh với “Bạc Liêu xưa và nay”
(2002) đã làm nổi bật Bạc Liêu từ xưa đến nay bởi nhiều thông tin về con người cũng

như những giá trị nhân văn của tỉnh thể hiện khá cụ thể; Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Bạc Liêu thì viết cuốn sách “Sổ tay hướng dẫn du lịch Bạc Liêu” vào (2009),
cuốn sách đã xoáy sâu về du lịch, cung cấp hình ảnh Bạc Liêu về di tích, lễ hội, ẩm
thực… Riêng cuốn sách “90 năm bản Dạ Cổ Hoài Lang” (2009) của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu thì cung cấp cho độc giả những kiến thức, sự hiểu biết
về cuộc đời, sự nghiệp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, giá trị của Bản Dạ Cổ Hoài Lang
trong giai đoạn hiện nay. Nhìn chung, các cuốn sách này giới thiệu cho mọi người về
những điểm du lịch, giá trị văn hóa nghệ thuật, con người và lịch sử của vùng đất Bạc
Liêu. Thông qua đó có thể làm chúng ta hiểu sâu sắc phần nào về TNDLNV Bạc Liêu,
góp phần vào việc cung cấp kiến thức cho khách du lịch.
Tóm lại, các tài liệu trên chỉ xem xét và dừng lại ở gốc độ văn hóa, vẫn chưa
được xem là đối tượng quan trọng trong du lịch nên dẫn đến không tập trung phân tích,
đánh giá sâu và tăng khả năng khai thác vào trong du lịch của tỉnh Bạc Liêu.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm tổng hợp
Không đơn thuần khi nghiên cứu về một tài nguyên du lịch nhân văn là chỉ
nhìn nhận và xoáy sâu vào một đối tượng, mà chúng ta phải xem xét cả mối quan hệ
tương quan giữa các loại tài nguyên. Vì vậy đòi hỏi trong một đề tài nghiên cứu, việc
nghiên cứu phải đi từ yếu tố riêng lẻ đến những yếu tố chung để thấy được mối quan
NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

hệ chặt chẽ qua lại của chúng, sẽ làm tiền đề cho việc nghiên cứu tài nguyên du lịch
nhân văn đạt hiệu quả.

5.2. Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật, hiện tượng sẽ có sự phân hóa theo không gian khác nhau. Trong du
lịch thì mỗi điểm du lịch lại có bề mặt lãnh thổ khác nhau. Chính yếu tố đó mang lại sự
hấp dẫn trong du lịch. Để tạo sự nổi bật của du lịch thì người làm nghiên cứu phải sử
dụng phương pháp này để xác định lãnh thổ khai thác mang tính đặc trưng, nhằm
mang lại đặc sắc riêng từng vùng lãnh thổ. Trong đề tài luận văn tập trung vào lãnh thổ
Bạc Liêu để khai thác tiềm năng du lịch nhân văn, mục đích thể hiện lên nét đặc sắc
của yếu tố nhân văn tại Bạc Liêu.
5.3. Quan điểm lịch sử
Quan điểm này thể hiện một cách nhìn bao quát cần phải có đối với người
nghiên cứu. Biết nhìn lại phía sau quá khứ để có thể đánh giá được sự khác biệt giữa
quá khứ và hiện tại để có thể so sánh, rút ra nhận xét đánh giá mặt tốt thì phát huy, mặt
chưa tốt thì phải biết khắc phục để khai thác hợp lý nhằm mang lại giá trị đích thực
cho luận văn.
5.4. Quan điểm viễn cảnh
Là phương pháp đòi hỏi một tầm nhìn xa, để đưa ra dự đoán trong tương lai về
vấn đề được nghiên cứu nhằm vạch ra cung đường đúng đắn và tránh khả năng rủi ro.
Nó vừa dễ dàng đem lại một kế hoạch khai thác ý nghĩa, vừa góp sức bảo tồn một cách
hợp lí.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin tư liệu
Để phục vụ đề tài cần thu thập tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo,
tạp chí, internet, tìm hiểu trực tiếp và sau đó tiến hành xử lý phân tích tổng hợp, đối
chiếu, hệ thống hóa để đạt hiệu quả nghiên cứu.
6.2. Phương pháp khảo sát thực tế
Là phương pháp để đảm bảo tính xác thực, ghi nhận và khẳng định lại nguồn
thông tin chính xác hơn bằng nhiều cách như: chụp hình, quan sát, cảm nhận bằng các
giác quan… để làm cơ sở dữ liệu mang tính chính xác phong phú và đồng thời phương
pháp này là tiền đề để mang lại hiệu quả cao và có quan hệ mặt thiết với những
phương pháp nghiên cứu khác.

6.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Đây là phương pháp khảo sát thực tế, sử dụng 100 phiếu câu hỏi để điều tra và
phỏng vấn trực tiếp đến khách du lịch. Để thực hiện phương pháp này đạt hiệu quả thì
phải đi qua trình tự các tiến trình: xác định mục đích của cuộc điều tra, lựa chọn địa
điểm đối tượng để điều tra, thiết kế bảng câu hỏi, xác định thời gian bắt đầu tiến hành
điều tra chính thức và xử lý kết quả điều tra.
6.4. Phương pháp bản đồ
NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

3

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

Phương tiện để thể hiện cụ thể hóa về đặc điểm sự phân bố không gian của các
vị trí như: tài nguyên du lịch, đơn vị hành chính, hệ thống tuyến đường giao thông,
nhằm thể hiện đầy đủ trực quan khi được nghiên cứu, điều tra, phân tích đề tài.

NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Tài nguyên du lịch là tiền đề phát triển du lịch. Ngày nay nó được nhiều nhà
nghiên cứu du lịch rất quan tâm. Tài nguyên du lịch nhìn chung là giống như các
loại tài nguyên nói chung nhưng bên cạnh đó nó có những yếu tố riêng biệt và quan
hệ mặt thiết trong sự phát triển của ngành du lịch.
Lãnh thổ của ngành du lịch tác động trực tiếp bởi TNDL trong việc phân
vùng du lịch. Bên cạnh, cũng chịu ảnh hưởng từ các nhân tố bên trong như kinh tế xã hội. TNDL muốn khai thác tốt thì các nhân tố như kinh tế - xã hội, khoa học kỹ
thuật, chính trị là có liên quan chặt chẽ. TNDL gồm cả tài nguyên đã được khai
thác, đang khai thác và cả tài nguyên không được khai thác.
Khái niệm “Điều kiện tự nhiên” và “Tài nguyên du lịch” thật sự khá giống
nhau nhưng cần phải phân biệt rõ ràng để tránh sự đồng nhất giữa hai khái niệm
này. Giống như điều kiện tự nhiên, vấn đề “văn hóa - lịch sử” cũng rất dễ bị đồng
nhất với TNDL.
Để phân biệt rõ hơn đối với các khái niệm trên thì cần có cách nhìn đúng
đắn hơn về TNDL. Nó được xem xét trên cơ sở là các điều kiện tự nhiên, đối tượng
văn hóa - lịch sử nhưng song thực tế bên cạnh đó đã làm thay đổi ở một góc độ
nhất định thông qua nhu cầu của xã hội.
Theo sự phân tích trên đây thì TNDL được xác định thông qua nhiều khái
niệm. TNDL theo khoản 4 (Điều 4, chương I), Luật du lịch Việt Nam năm 2005
quy định: “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa,
công trình lao động sáng tạo của con người và giá trị nhân văn khác có thể được sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch,
điểm du lịch, tuyến điểm du lịch, đô thị du lịch.”
Các nhà khoa học du lịch Trung Quốc định nghĩa: “Tất cả giới tự nhiên và
xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch,
có thể sản sinh ra hậu quả kinh tế xã hội và môi trường đều có thể gọi là TNDL”.
(Trích dẫn bởi Ngô Tất Hổ, Trần Đức Thanh và Bùi Thanh Hương, 2000).
Theo Pirojnik: “TNDL là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử và những
thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh

thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu
du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được
dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”.
(Trích dẫn bởi Trần ĐứcThanh và Nguyễn Thị Hải, 1985)
Theo Nguyễn Minh Tuệ đưa ra khái niệm: “TNDL là tổng thể tự nhiên và
văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển

NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài
nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch
vụ du lịch. Tài nguyên của từng loại hình du lịch có tính chất riêng biệt. Điển hình
như đối tượng của du lịch tham quan là những cảnh quan thiên nhiên, danh lam
thắng cảnh văn hóa - lịch sử và tự nhiên, lễ hội và đời sống của các dân tộc và làng
nghề… thì đối tượng lại là suối nước khoáng hay thời tiết khí hậu phải dễ chịu có
khả năng để đáp ứng cho việc chữa bệnh.
Nhìn chung, TNDL là những tài nguyên thuộc về tự nhiên và giá trị văn hóa
có khả năng để sử dụng cho ngành du lịch nhằm thu hút được khách du lịch trong
và ngoài nước. Nó có giá trị rất lớn về sự thỏa mãn tinh thần. Để ngày càng làm
đáp ứng thỏa mãn hơn sự hài lòng của du khách thì vấn đề bảo vệ, sửa chữa trùng
tu cần được quan tâm (Trích dẫn bởi Bùi Thị Hải Yến, 2006).
1.2. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Tài nguyên du lịch được chia làm 2 nhóm:

1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo Khoản 1 (Điều 13, chương II), Luật du lịch VN năm 2005 quy định:
“TNDLTN gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh
thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ
mục đích du lịch”.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các dạng sau:
+ Địa hình
+ Khí hậu
+ Nguồn nước
+ Sinh vật
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
TNDLNV là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo và do con người tạo ra. Tài
nguyên nhân văn có những đặc điểm khác biệt so với nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn. TNDLNV là những tài nguyên có thể đưa vào phục vụ cho du lịch để
mang lại hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường thì được gọi là TNDLNV.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các dạng sau:
+ Các di tích lịch sử
+ Lễ hội
+ Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
+ Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
+ Văn hóa ứng xử và những phong tục tập quán tốt đẹp
+ Các đối tượng văn hóa - thể thao và hoạt động nhận thức khác.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn khác
1.3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
1.3.1. Khái quát tài nguyên du lịch nhân văn
NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

6

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

Mỗi vùng miền khác nhau thì thông thường sẽ có TNDLNV mang giá trị văn
hóa đặc sắc riêng để thu hút khách du lịch. Cộng hưởng với sự đa dạng giá trị văn hóa
đã đóng góp cho hoạt động du lịch nhân văn trở nên đa dạng hơn. Nhưng bên cạnh với
xu hướng hội nhập thì rất dễ làm phai nhạt bản sắc văn hóa của vùng miền. Vấn đề đặt
ra trước mắt là cần phải bảo tồn, lưu giữ tài nguyên nhân văn để làm cơ sở phát triển
du lịch bền vững.
TNDLNV không giống như TNDLTN bởi có sự tác động của bàn tay con
người, chính họ là người đã tạo dựng.
- TNDLNV mang tính nhận thức là chính, thích hợp với giới tri thức thích
tìm hiểu học tập nghiên cứu. Yếu tố vui chơi giải trí không cần thiết.
- Thời gian diễn ra cho quá trình tìm hiểu đối tượng trong khoảng thời gian
tương đối ngắn. Thích hợp đối với loại hình du lịch mang tính nhận thức.
- Đối tượng quan tâm tới TNDLNV hầu hết là người có thu nhập và đòi hỏi
cao.
- TNDLNV nhìn chung là tọa lạc gần đầu mối giao thông và trung tâm
thành phố, nơi đông dân cư.
- Nếu như TNDLTN mang tính chất mùa vụ thì TNDLNV không cần quan
tâm đến yếu tố đó mà nó có khả năng hoạt động lâu dài. Vào những mùa không thích
hợp cho du lịch tự nhiên thì TNDLNV chính là sự lựa chọn sáng suốt nhất của du
khách.
- Gây khó khăn trong vấn đề đáp ứng thỏa mãn những đối tượng du khách
khác nhau. Tùy theo độ tuổi, giới tính, hứng thú, nghề nghiệp, thành phần dân tộc mà
yêu cầu của họ khác biệt.
- TNDLNV ảnh hưởng đến từng giai đoạn.
+ Giai đoạn thông tin: ít được du khách biết đến, chỉ qua hình thức
truyền miệng hoặc những phương tiện thông tin đại chúng.

+ Giai đoạn tiếp xúc: là quá trình thực tế, khách du lịch được nhìn thấy
và quan sát bằng mắt của mình tại thời gian ngắn.
+ Giai đoạn nhận thức: giai đoạn này khách và TNDLNV thân thiện
hơn. Họ sẽ tìm hiểu cận kẽ về nội dung và thời gian để tiếp xúc sẽ kéo dài hơn.
+ Giai đoạn đánh giá và nhận xét: dựa vào vốn kiến thức mà khách
được biết thông qua những kinh nghiệm, họ sẽ so sánh đối tượng hiện tại với đối tượng
đã được biết trước đó. Đây là giai đoạn dành cho những du khách có tri thức sâu rộng.
1.3.2. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn
1.3.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa
- Khái niệm
Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan có chứa
đựng các giá trị điển hình lịch sử, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, kiến trúc mỹ thuật

NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

7

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

của mỗi địa phương, mỗi quốc gia do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng
tạo ra trong lịch sử để lại.
Những quốc gia trên thế giới đều có những quy định về DTLSVH. Dựa theo
quy định trong hiến chương Vơnido - Italia, 1964 là: “DTLSVH bao gồm các công
trình xây dựng riêng lẻ, những khu di tích ở đô thị hay ở nông thôn, là những bằng
chứng của một nền văn minh riêng biệt của một sự biến cố về lịch sử.
Theo Pháp Lệnh Bảo vệ và sử dụng DTLSVH và danh lam thắng cảnh được
công bố ngày 04/04/1984, DTLSVH được định nghĩa như sau: “DTLSVH là những

công trình xây dựng địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm nghệ thuật, cũng như có
giá trị văn hóa khác hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa
- xã hội”.
- Tiêu chuẩn xếp hạng DTLSVH
DTLSVH được xếp hạng mang một tính chất pháp lý và khoa học được áp
dụng cho tất cả các quốc gia. Đây là quá trình giúp cho việc khai thác và bảo vệ, trùng
tu di tích đạt hiệu quả cao, tạo sự bất khả biến xâm phạm đến các di tích.
Theo giá trị của từng DTLSVH mà được xếp hạng ở mức độ khác nhau.
DTLSVH là có ý nghĩa quan trọng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, nó
mang lại giá trị văn hóa, lịch sử và thắng cảnh đặc sắc cho quốc gia.
+ Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
Tiêu chuẩn xếp hạng:
Di tích được xếp hạng cấp quốc gia là những công trình xây dựng, địa điểm
đánh dấu những sự kiện, những chứng tích cho một nền văn minh đặc biệt, một
khoảng thời gian nổi bật và đặc biệt quan trọng của dân tộc, có ảnh hưởng sâu sắc đến
quá trình lịch sử đối với dân tộc, là chứng tích những mốc lịch sử, chiến công hiển
hách. Công trình kiến trúc nghệ thuật phải gắn liền với một giai đoạn phát triển nghệ
thuật kiến trúc của dân tộc. Đặc điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu trong giai đoạn của
phát triển các nền văn hóa, cảnh quan thiên nhiên phải hấp dẫn, đặc biệt phải mang
giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.
Cấp xét duyệt và xếp hạng:
Từng địa phương như Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW và các
đơn vị hành chánh tương đương sẽ đảm nhận việc xem xét đánh giá các di tích tại địa
phương mình sau đó lập hồ sơ đề nghị được công nhận. Sau khi nhận những hồ sơ đề
nghị công nhận DTLSVH thì sẽ thông qua Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch.
+ Di tích lịch sử văn hóa cấp địa phương
Tiêu chuẩn xếp hạng:
Những công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện, những trận đường
lịch sử của từng địa phương và cùng với tên tuổi của những nhân vật đã góp phần thúc

đẩy sự phát triển trong thời kì lịch sử.
NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

Công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có tầm giá
trị trong phạm vi địa phương. Địa phương khảo cổ có giá trị nổi bật trong phạm vi
lãnh thổ của địa phương. Bên cạnh là những cảnh quan hoặc địa điểm đẹp nổi tiếng
hoặc những địa điểm có sự giao hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến
trúc nghệ thuật có ý nghĩa trong phạm vi địa phương.
Cấp xét duyệt và xếp hạng:
Ủy Ban Nhân Dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc TW và các cơ quan quản
lý nhà nước tương đương đứng ra tổ chức lựa chọn đánh giá những diện tích thuộc địa
phương và tiến hành lập hồ sơ để yêu cầu được công nhận.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
ra quy định thực hiện công nhận DTLSVH dựa vào những đề nghị của địa phương.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch quy định: “Di tích lịch sử văn hóa, danh lam
thắng cảnh của mỗi dân tộc được chia thành: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ
thuật, danh lam thắng cảnh, các công trình đương đại”.
DTLSVH mang một giá trị nội dung lịch sử khác nhau, việc phân biệt chúng
cũng khác nhau vì muốn có chiến lược sử dụng và bảo vệ di tích hợp lí đạt hiệu quả.
- Các di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử:
Loại hình di tích lịch sử có những đặc điểm lịch sử không giống nhau giữa dân
tộc này với dân tộc khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác. Nội dung giá trị lịch sử

đặc biệt khác nhau, những đặc điểm, những công trình kỷ niệm và những vật kỷ niệm,
những cổ vật ghi dấu những sự kiện lịch sử, những chiến đấu, những danh nhân anh
hùng dân tộc bất kỳ nào đó trong lịch sử từ địa phương đến quốc gia cũng khác nhau
về số lượng, sự phân bố.
Theo báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn
1995 - 2010 (tr.151) của Tổng cục du lịch Việt Nam ghi như sau: “Những di tích lịch
sử là những bộ phận không thể tách rời của các di sản quốc gia, chúng gồm tất cả
những thắng cảnh, công trình kỷ niệm và kỷ vật thuộc về một thời kỳ nào đó của lịch
sử đất nước và đem lại lợi ích quốc gia về phương diện lịch sử, nghệ thuật và khảo
cổ”.
Loại hình di tích lịch sử gồm có:
+ Di tích ghi dấu về dân tộc học: là mang giá trị văn hóa lịch sử về nét văn hóa
ăn ở, sinh hoạt của các tộc người.
+ Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyết định
cho việc xây dựng, tiêu biểu, chiều hướng phát triển của đất nước, của địa phương.
(Bến Bình Than nơi diễn ra hội nghị Diên Hồng, cây đa Tân Trào - Đình Hồng Thái
của Tuyên Quang, Quảng trường Ba Đình của Hà Nội…).
+ Di tích ghi dấu chiến công xâm lược (sông Bạch Đằng, Đống Đa, Địa Đạo Củ
Chi, Điện Biên Phủ).
NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

9

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

+ Di tích ghi dấu những sự kiện: như các vật kỷ niệm, cổ vật, bảo vật gắn liền
với các anh hùng dân tộc trong lịch sử, các tượng đài kỷ niệm. Đây là những đối

tượng tham quan vì sự nghiên cứu đầy ấn tượng hứng thú của du khách (tượng đài
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở TP.Vinh, tượng nữ tướng Lê Chân).
+ Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động: là đánh dấu kết quả lao động đầy
sáng tạo vinh quang của quốc gia như công trình thủy nông Bắc Hưng Hải - khu gang
thép Thái Nguyên. Di tích ghi nhớ cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân, những vị
anh hùng dân tộc như (anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, danh nhân văn hóa Chu Văn
An). Di tích ghi dấu lại sự tàn ác dã man của bọn đế quốc và phong kiến.
+ Di tích lịch sử được người ta thông thường chia ra làm từng thời kỳ khác nhau:
thời kỳ cổ đại, cận đại, hiện đại.
Di tích văn hóa khảo cổ:
Là nơi ẩn chứa giá trị văn hóa thuộc về một giai đoạn lịch sử nào đó của xã hội
mà không được xác định thời gian cụ thể. Hầu hết các di tích khảo cổ là những di sản
văn hóa lịch sử nằm trong lòng đất hoặc có thể trên mặt đất được phát hiện và khai
quật.
Di tích văn hóa khảo cổ được gọi là di chỉ khảo cổ, nó được chia thành di chỉ
cư trú và di chỉ mộ táng, những công trình kiến thức cổ, những đô thị cổ, những tàu
thuyền bị đắm.
Di chỉ cư trú thường được tìm trong hang động, các thềm sông cổ, các bải hoặc
sườn đồi gồm hồ nước, một số đảo gần bờ. Do thiên tai của thiên nhiên như: núi lửa,
bảo, lụt… đã làm phá hủy đi những loại công trình kiến trúc nghệ thuật từng vang
bóng một thời và về sau được nhà khảo cổ học nghiên cứu khai quật như thành Tơroa
thuộc lãnh địa của Hy Lạp cổ đại.
Việt Nam cũng tìm thấy những công trình kiến trúc và các cổ vật quý giá của các
kinh thành cổ như: tòa thành Luy Lâu, di tích khảo cổ Hoàng Thành - 18 đường Lê
Diệu ở Hà Nội.
Di tích kiến trúc nghệ thuật:
Là công trình kiến trúc mang lại những giá trị vĩ đại về lối kỹ thuật xây dựng
cũng như về mỹ thuật trang trí, những kiệt tác nghệ thuật điêu khắc, bên cạnh đó diện
tích cũng mang giá trị văn hóa phi vật thể như truyền thống văn hóa, truyền thuyết,
tâm linh, tôn giáo, và nó còn chứa đựng nhiều cổ vật và bảo vật quốc gia.

Di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử và thông thường được gọi là DTLS
văn hóa nghệ thuật. Dạng di tích kiến trúc nghệ thuật này đem lại cho địa phương và
quốc gia sự hấp dẫn du khách như: nhà hát Opera, Tháp Eiffel, Lotus Temple,
Monkey Temp (Ấn Độ), Văn miếu Quốc Tử Giám, Tòa thánh Tây Ninh, Nhà cổ Việt
Nam, Chùa một cột… Nhìn chung loại di tích này gồm có chùa, đình, lăng mộ, tòa
thành cổ, bia ký, lăng mộ, nhà cổ…
Danh lam thắng cảnh:
NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

Tại mỗi quốc gia, các di tích lịch sử văn hóa không nhiều thì ít, những giá trị
văn hóa do thiên nhiên ban tặng đã mang đến những danh lam thắng cảnh hấp dẫn.
Theo Luật Di sản văn hóa của Việt Nam năm 2003: “Danh lam thắng cảnh là cảnh
quan thiên nhiên hoặc đặc điểm có sự kết hợp giữa các cảnh quan thiên nhiên với
chương trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học”.
Ở Việt Nam danh lam thắng cảnh không chỉ có cảnh đẹp mà có chùa nổi tiếng.
Hầu hết những danh lam thắng cảnh đều có chùa thờ Phật. Điển hình như Động Tam
Thanh (Lạng Sơn) có chùa Tiên, đền Ngọc Sơn (Hà Nội). Không chỉ danh lam thắng
cảnh là chỉ có vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng mà còn có yếu tố nhân văn do bàn tay
và khói óc của con người tạo nên.
Các công trình đương đại:
Là những công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ hiện đại, mang giá
trị về lối kiến trúc khoa học, mỹ thuật… Có khả năng thu hút du khách để tham quan
nghiên cứu.

Chương trình đương đại gồm có hệ thống sân vận động quốc gia, hệ thống bảo
tàng, trung tâm hội nghị, những tòa nhà... Tòa nhà quốc hội Oasinhtơn của Hoa Kỳ,
sân vận động Mỹ Đình của Việt Nam.
1.3.2.2. Lễ hội
Lễ hội được tồn tại ở mọi thời đại. Theo từng dân tộc, từng thời điểm mà sẽ có
từng lễ hội với tên gọi, nội dung, quy mô khác nhau. Đây là một hình thức sinh hoạt
văn hóa tập thể của nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi và nó làm cho cuộc
sống sinh động với muôn màu muôn vẻ.
Lễ hội là thời gian để cho mọi người tụ họp lại với nhau, cùng nhau thể hiện
lòng biết ơn sâu sắc đến tổ tiên, những con người đã có ơn với địa phương, với đất
nước.
Theo tạp chí người đưa tin UNESCO tháng 12 - 1989 viết: “Lễ hội đã tạo nên
tấm thảm muôn màu. Mọi sự ở đó đều đang quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục,
nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và khốn khổ, cô đơn và kết
đoàn, trí tuệ và bản năng”. Tóm lại, lễ hội là hình thức sinh hoạt truyền thống có liên
quan đến nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, có sức
thu hút đông người tham gia, qua đây làm tăng thêm tính đoàn kết, thương yêu của
cộng đồng với nhau.
Lễ hội có khả năng thu hút du khách rất lớn là tài nguyên nhân văn quý báo có
khả năng phục vụ cho việc phát triển du lịch, bên cạnh đó góp phần để bảo tồn bản sắc
dân tộc. Nghi thức của lễ hội bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.
- Phần lễ
Dù quy mô lễ hội lớn hay nhỏ thì đều có phần lễ, nó mang tính chất uy nghiêm,
để hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm những anh hùng dân tộc, những
danh nhân tài ba, lỗi lạc. Bên cạnh những lễ hội cũng thể hiện lòng biết ơn đến các vị
NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

11

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

thần, thánh nhân, thần linh, để cầu mong cho cuộc sống an bình, sung túc. Phần nghi lễ
được tổ chức trước phần hội, nó hầu hết giữ vai trò chủ đạo trong lễ hội, được tổ chức
long trọng cầu kỳ.
- Phần hội
Được tổ chức một số trò chơi để vui chơi giải trí, có những đêm biểu diễn văn
hóa văn nghệ, góp phần cho sự sôi động và vui nhộn trong lễ hội. Đây là hoạt động
chứa đựng sự lưu giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống, bổ sung làm đa dạng và
phát huy những yếu tố văn hóa mới. Đồng thời cần phải được giám sát chặt chẽ để
tránh sự hòa tan trong văn hóa.
Mỗi lễ hội sẽ có một quy mô tổ chức khác nhau. Tùy theo quy mô mà được xếp
là lễ hội nước (quốc lễ) hay lễ hội địa phương. Mỗi lễ hội được một làng đăng cai tổ
chức, và triển khai nhiều loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là loại hình du lịch lễ hội.
Một số lễ hội ở Việt Nam được tổ chức rất long trọng chiếm thời gian hơn phần hội
thu hút đông đảo du khách như: Hội Lim (Bắc Ninh), hội Chọi Trâu (Đồ Sơn - Hải
Phòng)…
Thời gian tổ chức lễ hội thường sau vụ mùa sản xuất, chủ yếu là mùa xuân và
mùa thu. Thời điểm này thời tiết thuận lợi cũng như tất cả cộng đồng có thời gian
nhàn rỗi nhiều hơn góp phần cho lễ hội diễn ra thành công, quy mô lớn hơn. Lễ hội
Việt Nam nhìn chung mang bản sắc của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
1.3.2.3. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công truyền thống là một bí quyết về công nghệ sản xuất ra các sản
phẩm mang giá trị thẩm mỹ, tâm tư tình cảm, ước vọng của con người. Nghề này do
những nghệ nhân dân gian sáng tạo, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
của những người cùng huyết thống hoặc ở cùng làng bản. Sản phẩm thủ công truyền
thống được bàn tay khéo léo, tinh xảo tạo nên chỉ thông qua công đoạn sản xuất thô sơ
nhưng có giá trị về mỹ thuật, triết học và cả tâm linh. Sản phẩm thủ công truyền thống

là những sản phẩm, những nơi đến thu hút được nhiều du khách đặc biệt là những
luồng khách quốc tế.
Làng nghề được quan niệm: “Làng nghề nông thôn Việt Nam là làng nghề có
trên 30% tổng số dân tham gia sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp, tổng doanh thu
trong hoạt động sản xuất này chiếm trên 50% tổng doanh thu của cả làng”. Làng nghề
thủ công truyền thống được quan niệm: “Là làng có các nghề sản xuất hàng hóa bằng
các công cụ thô sơ và sức lao động của con người đã được hình thành một thời gian
dài trong lịch sử, nghệ thuật sản xuất hàng hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác trong làng. Sản phẩm hàng hóa được sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu ở trong
làng mà còn được bán ở thị trường trong nước và quốc tế”.
Những làng nghề thủ công truyền thống thu hút khách du lịch đến tham quan,
bên cạnh việc mua sản phẩm thủ công làm quà cho người thân, du khách còn được tìm
hiểu, trực tiếp tham gia tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

12

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

Thông thường làng nghề thủ công truyền thống là nằm ở những trục đường giao
thông để thuận lợi cho việc giao lưu mua bán sản phẩm thủ công, nó cũng tọa lạc chủ
yếu ở nơi đông dân và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
1.3.2.4. Các đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học
Tùy theo từng dân tộc mà có những điều kiện sinh sống, phương thức sản xuất,
những đặc điểm văn hóa như: ẩm thực, văn hóa nghệ thuật, nghề thủ công truyền
thống, lễ hội, phong tục tập quán riêng biệt.
Việt Nam là nước đang phát triển nên có nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc

sắc được các tộc người bảo tồn và trở thành những tài nguyên có sự hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước. Với các dân tộc anh em của đất nước Việt Nam vẫn còn lưu giữ
nguyên vẹn những phong tục tập quán, hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc. Đặc biệt
là những dân tộc thiểu số có giá trị văn hóa truyền thống tạo sự hấp dẫn du khách
nhiều nhất. Ở Việt Nam có nhiều làng nghề truyền thống xuất phát từ cách sản xuất
riêng của từng dân tộc như chạm khắc, đúc đồng, gốm, sứ… và những món ăn dân tộc
cũng thật hấp dẫn đối với du khách.
Nhìn chung, hiện nay việc khai thác bảo tồn những giá trị văn hóa của các dân
tộc có ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo sự ấn tượng sâu sắc để thu hút khách du lịch
và đang được triển khai thực hiện trong nước ta.
1.3.2.5. Các đối tượng văn hóa, nghệ thuật và hoạt động nhận thức khác
Các đối tượng văn hóa đáp ứng nhu cầu du khách tham quan, nghiên cứu là
trung tâm các trường đại học lớn, thành phố triển lãm nghệ thuật, hệ thống bảo tàng,
liên hoan âm nhạc, phim ảnh, thể thao, khu lưu niệm, các cuộc thi hoa hậu… Ở những
thành phố có nhiều hoạt động văn hóa thể thao trở thành trung tâm du lịch văn hóa để
thu hút nhiều du khách đến thưởng thức giá trị văn hóa của đất nước.
Hoạt động trưng bày, triển lãm, hội chợ cũng được quan tâm. Có nhiều thành
phố lớn thành trung tâm triển lãm như: Lepxich (Cộng hòa liên bang Đức), Matcova
(Liên Bang Nga). Mục đích chủ yếu nhất của những người đến tham dự triển lãm để
trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tuyên truyền cho các sản phẩm đem trưng bày.
- Văn hóa nghệ thuật
Loại hình biểu diễn nghệ thuật như: những làn điệu dân ca, điệu múa, bản nhạc,
các loại nhạc cụ. Việc sáng tạo làn điệu dân ca, điệu múa, những bài hát này là quá
trình sáng tác từ trong quá trình lịch sử của các quốc gia. Văn hóa nghệ thuật là có giá
trị trong việc phục vụ cho nhân loại để thỏa mãn tinh thần, mang bản sắc văn hóa và
truyền thống, tâm tư tình cảm, niềm mơ ước của con người. Văn hóa nghệ thuật
truyền thống được chia làm hai loại hình: nhã nhạc và dân ca. Đối tượng phục vụ là
công chúng hay theo từng tầng lớp giai cấp mà có sự quy định về ca từ, nhã nhạc, màu
âm... khác nhau. Ngày nay được phân chia làm 2 loại: văn hóa nghệ thuật truyền
thống và văn hóa nghệ thuật hiện đại.


NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

13

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

Văn hóa nghệ thuật truyền thống được xem là hồn của dân tộc, mang bản sắc
văn hóa dân tộc sâu sắc. Đây là loại hình cần phải lưu truyền cho thế hệ mai sau để
giữ gìn những giá trị văn hóa của đất nước mình đã bồi dưỡng tạo ra trong lịch sử.
Ngày hôm nay những loại hình nghệ thuật của từng địa phương cũng được đầu
tư, bảo tồn và phát huy để góp phần đáp ứng và phục vụ cho khách du lịch. Những di
sản văn hóa nào được UNESCO công nhận là niềm tự hào của quốc gia đó. Thật sự là
một tài sản vô cùng quý giá có khả năng thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc
tế.
- Thơ ca và văn học
Những tác phẩm thơ ca, văn học là quốc hồn của mỗi quốc gia. Thơ ca và văn
học đã đi vào lòng người của từng dân tộc, nó phản ánh cái đẹp, những gắn kết hòa
quyện nhau giữa con người và thiên nhiên đất nước.
Trong du lịch, những bài thơ và những truyền thuyết đã làm sinh động hơn về
điểm đến. Bên cạnh những tác phẩm văn học còn góp phần quảng bá tôn vinh những
giá trị đặc sắc cho các thắng cảnh với những di sản văn hóa của các địa phương, của
các quốc gia. Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa là một di sản văn hóa thế giới
được UNESCO công nhận là một trong bảy kỳ quan vào tháng 7 năm 2007. Những
câu thơ đã tạo nên sự hấp dẫn khách du lịch Trung Hoa cũng như khách du lịch quốc
tế: “Bát đáo Trường Thành phi hảo hán”. Sáng tác thơ ca thường gắn liền với cuộc
sống, thiên nhiên hùng vĩ, được những người dân sáng tạo để ngợi ca vùng đất nơi

sinh sống.
- Hoạt động mang tính sự kiện
Là những vấn đề xoay quanh những sự kiện như: liên hoan phim, ảnh, ca nhạc
và thể thao. Những nơi đứng ra đăng cai tổ chức những hoạt động này là đối tượng
hấp dẫn du khách. Đây là điều kiện thích hợp để phát triển du lịch MICE.
Những sự kiện quan trọng như trên luôn được tổ chức ở những nơi có điều kiện
cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng tốt, trong những thành phố quan trọng bởi vì
nơi này có khá đầy đủ hệ thống nhà hàng, khách sạn, sân bay, bến cảng quốc tế…
1.3.2.6. Tài nguyên du lịch nhân văn khác
- Đặc sản và văn hóa ẩm thực
Như cha ông ta đã từng có câu: “có thực mới vực được đạo”. Thật vậy, ăn uống
là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Ngày xưa
nhu cầu ăn uống là sao cho đủ no thì nay với cuộc sống ngày càng được nâng cao nên
cần phải là no, ngon, và dinh dưỡng. Không gian, thời gian ăn uống và cách chế biến
ngày nay phải là nghệ thuật. Mỗi vùng miền có văn hóa riêng nên cách chế biến thức
ăn cũng như khẩu vị cũng khác nhau. Những yếu tố khác biệt này là điều kiện tốt để
phát triển du lịch vì hầu hết khi đi du lịch người ta cũng muốn thưởng thức những ẩm
thực nơi đến để cảm nhận được giá trị nghệ thuật ẩm thực. Những món ăn nổi tiếng
trên thế giới được mọi người biết đến như: Vịt quay Bắc Kinh, mì Spaghetti (Italia)…
NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

14

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

Ở Việt Nam thì có nền văn hóa ẩm thực đa dạng, đặc sắc với những món ăn hấp dẫn
làm say đắm lòng người.

- Văn hóa ứng xử và những phong tục tập quán tốt đẹp
Khách du lịch đến một nơi bất kỳ, một trong những đều mong muốn của họ ở
điểm đến là văn hóa ứng xử. Thông qua đó họ có thể trải nghiệm và nhận thức về
những giá trị về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn nhân văn, văn hóa và con người nơi
đây. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có văn hóa ứng xử, tập tục sinh sống và sản xuất khác
nhau, và yếu tố này trở thành TNDL vô cùng quý giá, có khả năng thu hút du khách.
Nếu nơi đến có người địa phương thân thiện hiếu khách, nhân viên lịch sự vui vẻ thì
chắc chắn du khách sẽ rất hài lòng và sẽ ở lại đó lâu hơn.
Bên cạnh việc ứng xử của người với người tốt đẹp, mà văn hóa ứng xử của con
người và thiên nhiên cũng được du khách quan tâm. Nếu nơi đến có môi trường thiên
nhiên hài hòa với con người, bảo vệ động vật hoang dã, không tàn phá rừng làm đa
dạng tự nhiên là môi trường du lịch thân thiện với khách du lịch.
Những nước đang phát triển, quá trình đô thị hóa còn chậm, nên còn lưu giữ
được những giá trị văn hóa truyền thống quốc gia. Với xu hướng quá trình toàn cầu
hóa đang diễn ra mạnh mẽ, sự giao thoa giữa nền văn hóa truyền thống với những văn
hóa mới lạ dễ dàng làm pha tạp, mất đi bản sắc văn hóa truyền thống. Vì vậy vấn đề
đặt ra là phải bảo vệ tôn tạo những giá trị văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán của
cộng đồng ở nơi đến.
1.3.3. Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn với sự phát triển du lịch
- Du lịch có mùa cao điểm và mùa thấp điểm. TNDLNV là giúp cho ngành du
lịch kéo dài thời gian cao điểm ra hơn và rút ngắn mùa thấp điểm. Nếu như vào mùa
mưa nhiều, lủ lụt dẫn đến khí hậu bất ổn định thì tất nhiên tài nguyên du lịch tự nhiên
không phải là điểm lựa chọn lý tưởng của họ. TNDLNV sẽ thu hút được du khách và
mang về nguồn thu nhập trong du lịch, góp phần mang lại nguồn vốn đầu tư cho cơ sở
hạ tầng vật chất kỹ thuật nhằm để phục vụ cho du khách với số lượng đông hơn, như
thế sẽ ngày càng phát triển và thu hút được nhiều du khách.
- TNDLNV góp phần nâng cao nhận thức của khách du lịch, họ sẽ cảm nhận
được giá trị văn hóa đích thực của nơi mà họ đến để tạo sự hứng thú trong du lịch và
tin chắc du khách sẽ quay lại thêm lần nữa.
- TNDLNV là giá trị văn hóa riêng của một vùng địa phương, một quốc gia nên

giúp cho du lịch có ấn tượng riêng với du khách.
- Đối tượng du lịch hầu hết là tầng lớp tri thức, TNDLNV sẽ là đề tài được quan
tâm của những nhà nghiên cứu. Họ sẽ đóng góp vào sự quảng bá du lịch (giới thiệu,
viết sách…).
- TNDLNV là những bản sắc dân tộc, tập tục được lưu giữ, bảo vệ, tôn tạo, nó
là tài nguyên quý báo của du lịch.

NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

Tóm lại, TNDLNV là tài nguyên không thể thiếu, vì mức độ đem lại sự thành
công trong việc phát triển du lịch là rất cao.

NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

16

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

Chương 2
TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU VÀ HIỆN

TRẠNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TỈNH BẠC LIÊU
2.1.1. Vị trí địa lý
Bạc Liêu là một tỉnh nằm ở vị trí gần như tận cùng của tổ quốc thuộc bán đảo
Cà Mau, một vùng đất thuộc ven biển vùng ĐBSCL ở miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có tọa
độ địa lý từ 9o00'' đến 9o38'9'' vĩ Bắc và từ 105o14'15'' đến 105 o51'54'' kinh Đông.
Bạc Liêu tiếp giáp tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang ở phía Bắc, giáp tỉnh Sóc
Trăng ở phía Đông và Đông Bắc, giáp biển Đông phía Đông và Đông Nam với chiều
dài bờ biển dài 56km, giáp tỉnh Cà Mau phía Tây và Tây Nam.
Tỉnh Bạc Liêu cách thủ đô Hà Nội 2006km, thành phố Hồ Chí Minh khoảng
280km, Cà Mau 67km, Sóc Trăng 50km, Cần Thơ 113km. Bạc Liêu là nơi đi qua của
quốc lộ 1A, mang lại thuận lợi trong quá trình làm cầu nối Bạc Liêu đến các vùng khác
dễ dàng hơn, góp phần tăng khả năng giao lưu phát triển kinh tế xã hội.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Bạc Liêu có địa hình tương đối bằng phẳng, cao trung bình từ 0,3 - 0,5,
cùng với cánh đồng lúa rộng bao la. Mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết có
hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 270C tương đối ôn hòa
dễ chịu, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, ấp thấp nhiệt đới…
Tổng diện tích đất tự nhiên là 258.534 ha (số liệu năm 2007), đứng thứ 8 ở khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đứng thứ 40 về diện tích so với các tỉnh thành của cả
nước, trong đó nhóm đất phèn chiếm là chủ yếu với khoảng 51,78% diện tích đất tự
nhiên của tỉnh. Đất rừng Bạc Liêu có 4.606 ha (số liệu năm 2007) là rừng phòng hộ, và
đem lại sự đa dạng của rừng ngập mặn, nhiễm phèn dọc bờ biển như một số cây chủ
yếu là mắm, đước, sú, vẹt.
Bạc Liêu có hệ thống kênh rạch chằng chịt như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp,
kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Tỉnh có 3 cửa biển quan trọng như: cửa
Gành Hào, cửa Nhà Mát và cửa Cái Cùng cùng với vùng biển rộng 40.000 km². Có vai
trò trong việc mang lại nguồn hải sản dồi dào cho tỉnh.
Tỉnh có tài nguyên biển với diện tích biển là 4 vạn km 2, góp phần mang lại sự

đa dạng giống loài của sinh vật biển. Bên cạnh tỉnh có sự đa dạng của loài chim như
Điên Điển, Chim Sen, Cò Lạo Ấn Độ, Cò đuôi cụt bụng đỏ, Cò sả hung, Cò hoang
dã…
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
Ngày 06 -11-1996, tỉnh Bạc Liêu được tái lập sau khi tách ra từ tỉnh Minh Hải,
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01-01-1997. Hiện nay có 7 đơn vị hành chính cấp

NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

17

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BẠC LIÊU

huyện trực thuộc trong đó gồm có Thành phố Bạc Liêu, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Phước
Long, Giá Rai, Đông Hải, Hòa Bình (mới thành lập tháng 7 năm 2005), với tổng số
đơn vị hành chính cấp xã tại thời điểm 31- 12 - 2007 là 61, trong đó có 7 phường, 7 thị
trấn và 47 xã. Dân số là 856.059 người (điều tra dân số 01/04/2009), với mật độ dân số
339 người/ km 2. Thành phố Bạc Liêu đứng thứ 12 trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu
Long và thứ 48 so với 63 tỉnh thành của cả nước về mật độ dân số.
Bảng 1: Dân số Bạc Liêu phân theo đơn vị hành chính năm 2010
Đơn vị: Người
STT
TÊN ĐƠN VỊ
TỔNG TỐNG SỐ NHÂN
CHIA RA
SỐ HỘ
KHẨU (Người)

THÀNH
NÔNG
THỊ
THÔN
Tổng số
192.600
856.059
227.764
628.295
I
TP Bạc Liêu
33.634
149.071
110.930
38.141
II
Huyện Phước Long
26.899
117.682
19.641
98.041
Huyện Hòa Bình
24.281
106.503
20.788
86.015
Huyện Vĩnh Lợi
21.358
97.779
14.173

83.606
Huyện Hồng Dân
23.938
105.102
11.398
93.704
Huyện Giá Rai
30.415
136.229
36.044
100.185
Huyện Đông Hải
32.075
143.693
14.700
128.603
(Nguồn: Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Bạc Liêu, 2010)
Qua bảng số liệu trên cho thấy dân số Bạc Liêu tương đối thấp, phân bố không
đồng đều, trong tỉnh có thành phố Bạc Liêu là số nhân khẩu cao nhất chiếm 17,41% so
với các địa bàn trong tỉnh, vì ở đây có nhiều điều kiện sống tốt, cơ hội việc làm tốt nên
người dân tập trung sinh sống đông. Huyện Vĩnh Lợi có tổng số nhân khẩu thấp nhất
chiếm chỉ 11,4%. Sở dĩ tỉnh này có số hộ ít như vậy vì đây là một tỉnh có điều kiện
sống không tốt như những huyện khác, thiên nhiên không ưu đãi nên việc tổ chức sản
xuất gây khó khăn có người dân. Dân số của tỉnh chủ yếu tập trung sống ở nông thôn
chiếm 73,4%, còn lại có 26,6% sống ở thành thị. Đặc biệt, có TP. Bạc Liêu dân số lại
sống ở thành thị cao hơn chiếm đến 74%, tập trung ở nông thôn có 26%.
Bạc Liêu là một vùng đất trẻ được khai mở vào cuối thế kỉ XVII và được phù sa
bồi đắp. Nơi đây là vùng hội tụ nhiều dòng văn hóa của nhiều dân tộc cộng cư. Theo
số liệu năm 2009, trong số các dân tộc anh em thì người Kinh chiếm số lượng cao nhất
so với các dân tộc còn lại. Người Kinh chiếm 90% dân số của tỉnh, người Khmer

chiếm 75% dân số, người Hoa chiếm 3% dân số, còn lại là một số dân tộc thiểu số
khác. Nhìn chung, các dân tộc anh em trong tỉnh cùng nhau chung tay góp sức, thương
yêu đùm bọc nhau trong những ngày đầu mở đất khai hoang cho đến thời kì chống bọn
giặc ngoại xâm đầy ác liệt và cho đến thời đại của chúng ta ngày hôm nay. Mãnh đất
Bạc Liêu đã từng gắn liền với vùng đất trù phú, được trời ban tặng cho nguồn tài
III
IV
V
VI
VII

NGUYỄN BÍCH ĐIỂU (6075753)

18

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


×